Câu cầu khiến là gì, Kèm hướng dẫn sử dụng câu cầu khiến trong văn học
Câu cầu khiến là gì? Hãy cùng chúng tôi khám phá khái niệm chính xác về câu cầu khiến, đồng thời tìm hiểu cách sử dụng để nâng cao trình viết văn của mình.
Mục lục
Ngôn ngừ, câu chữ trong tiếng Việt vô cùng đa dạng, chúng ta có thể thấy trong giao tiếp hằng ngày hoặc trong các tác phẩm văn học sử dụng đến nhiều loại câu như câu trần thuật, câu cảm thán, câu nghi vấn,…và đặc biệt là sự sử dụng các câu cầu khiến. Vậy câu cầu khiến là gì? Đặc điểm, công dụng của loại câu này như thế nào? Bạn hãy cùng Trang Tài Liệu làm sáng tỏ điều đó ở bài chia sẻ dưới đây nhé, và bài chia sẻ những thông tin về câu cầu khiến dưới đây sẽ nằm trong phạm vi kiến thức của Ngữ văn lớp 8.
Câu cầu khiến là gì?
Trong Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 đã đưa ra định nghĩa về câu cầu khiến. Theo đó, câu cầu khiến là các câu sử dụng các từ ngữ cầu khiến như các từ hãy, đừng, chớ,…đi, thôi, nào… hay ngữ điệu cầu khiến, dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,…
Như vậy có thể thấy câu cầu khiến là loại câu được sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày khi ra lệnh, khuyên bảo, đề nghị ai đó làm việc cụ thể. Và thông thường câu cầu khiến sẽ ngắn gọn và có sử dụng ngữ điệu trong câu, khi muốn nhấn mạnh thì câu thường kết thúc bằng dấu chấm than.
Một số ví dụ minh họa:
- Đừng vượt đèn đỏ nếu không bạn sẽ bị cảnh sát giao thông phạt đấy → Câu cầu khiến mang nghĩa khuyên bảo đừng vượt đèn đỏ nếu không sẽ vi phạm pháp luật và bị phạt bởi cảnh sát giao thông.
- Thôi đừng lo lắng quá, con đã chuẩn bị bài rất kĩ vào hôm qua rồi mà! → Từ “thôi” là từ ngữ cầu khiến có ý nghĩa khuyên bảo và trấn an người khác.
- Nào bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang bài học mới của ngày hôm nay → Từ “nào” mang ngữ điệu ra lệnh chuyển sang bài học mới.
Đặc điểm và dấu hiệu câu cầu khiến
– Câu cầu khiến được sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày, vì đây là loại câu có thể dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị hoặc khuyên nhủ. Tùy theo mục đích mà người dùng có thể lựa chọn những từ ngữ khác nhau để đặt cho phù hợp.
Một số ví dụ minh họa:
- Lớp mình trật tự! → Đây là câu cầu khiến mang tính chất và mục đích ra lệnh.
- Nào bây giờ chúng ta đi thôi! → Đây là câu cầu khiến có mục đích đề nghị.
- Hãy nhớ uống thuốc đúng giờ nhé! → Câu cầu khiến có mục đích khuyên nhủ.
– Không phải trong trường hợp nào thì câu cầu khiến cũng được kết thúc bằng dấu chấm than, trong một số trường hợp có thể dùng dấu chấm để kết thúc câu cầu khiến nếu không mang hàm ý nhấn mạnh.
Một số ví dụ minh họa:
- Mẹ cho con xin bát cơm nữa ạ. → Câu cầu khiến có mục đích đề nghị nhưng không quá nhấn mạnh vào ý câu nói.
- Đưa giúp chị cái bút ở bàn với. → Câu cầu khiến có mục đích đề nghị, nhờ vả sự giúp đỡ.
– Câu cầu khiến thường ngắn gọn, súc tích, ít từ và sử dụng nhiều trong văn nói và đôi khi câu cầu khiến còn được tối giản chủ ngữ để nhấn mạnh ý muốn nói.
Một số ví dụ minh họa:
- Đừng uống rượu nữa!
- Im lặng!
- Mở cửa!
- Thôi làm chuyện đó đi!
– Vì vậy có thể kết luận rằng: để nhận biết một câu bất kỳ là câu cầu khiến hay không thì có thể dựa vào một số dấu hiệu như sau:
- Nếu trong câu tồn tại các từ ngữ mang ngữ điệu cầu khiến (thôi, đừng, thôi nào, hãy, đi, đừng,…) thì chắc chắn đó là một câu cầu khiến. Ví dụ: Hãy im lặng đi!, Đừng có đi vào vùng cấm!,…
- Nếu kết thúc câu bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm và ngữ điệu, ý nghĩa câu mang tính chất ra lệnh, khuyên bảo hoặc đề nghị. Ví dụ: Hãy mở sách giáo khoa ra, Đừng có dậy muộn nữa, Hãy đi làm đúng giờ,…
Dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến
Thông thường để nhận biết một câu bất kỳ là câu cầu khiến hay không có thể dựa vào một số dấu hiệu nhất định. Các dấu hiệu bao gồm:
– Nếu trong câu tồn tại các từ ngữ mang ngữ điệu cầu khiến như: thôi, hãy,đừng, chớ, đi, thôi, nào, đi thôi, thôi đừng, thôi nào… thì chắc chắn đó là 1 câu cầu khiến.
+ Hãy im lặng đi!
+ Thôi đừng ngủ nữa. Dậy đi chơi với tớ đi!
– Nếu kết thúc câu bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm và ngữ điệu, ý nghĩa câu mang tính chất ra lệnh, khuyên bảo hoặc đề nghị.
+ Đừng buồn nữa!
+ Hãy giữ gìn sức khỏe.
Nếu câu có ý nghĩa sai bảo, lời mệnh lệnh, một lời khuyên, một lời đề nghị thì đó cũng có thể là câu cảm thán.
Tác dụng câu cầu khiến trong văn học
Ngoài ra, câu cầu khiến có thể tùy ngữ điệu, vai vế, mục đích cuộc hội thoại mà có những tác dung khác nhau. Tác dụng câu cầu khiến có thể:
Câu cầu khiến có tác dụng ra lệnh: Có thể dùng câu cầu khiến để ra lệnh cho người nhỏ tuổi hơn mình, có chức vụ, địa vị thấp hơn. Lưu ý nên sử dụng đúng người, đúng việc và đúng hoàn cảnh để tránh trường hợp hiểu lầm trong giao tiếp.
Câu cầu khiến có tác dụng đưa ra các yêu cầu, đề nghị: Bạn có thể yêu cầu, đề nghị ai đó thực hiện theo ý mình, tác dụng yêu cầu có mức độ nhẹ hơn đề nghị và có thể áp dụng với bạn bè, đồng nghiệp.
Câu cầu khiến tác dụng như một lời khuyên: Nếu đó là những mối quan hệ thân thiết như anh em trong gia đình, bạn thân, chúng ta có thể dùng câu cầu khiến để khuyên bảo người khác.
Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi xoay quanh nội dung giải đáp câu cầu khiến là gì sẽ giúp ích cho bạn đọc quan tâm theo dõi.
Tác dụng câu cầu khiến
Câu cầu khiến có thể tùy ngữ điệu, vai vế, mục đích cuộc hội thoại mà có những tác dụng khác nhau, thông thường câu cầu khiến có các tác dụng:
– Câu cầu khiến có tác dụng ra lệnh: dùng trong trường hợp để ra lệnh cho người nhỏ tuổi hơn mình, có chức vụ địa vị thấp hơn.
Một số ví dụ minh họa:
- Nhiệm vụ của bạn là hoàn thành công việc này trước cuộc họp tuần sau!
- Em hãy mang bài đã làm lên bàn của tôi!
- Hãy mở cửa khi khách bước vào!
– Câu cầu khiến có tác dụng đưa ra các yêu cầu, đề nghị: bạn có thể yêu cầu, đề nghị ai đó thực hiện theo ý mình, tác dụng yêu cầu có mức độ nhẹ hơn đề nghị và có thể áp dụng với bạn bè đồng nghiệp.
Một số ví dụ minh họa:
- Cậu hãy trả vở cho tớ vào ngày mai nhé!
- Chị lấy hộ em tập hồ sơ với ạ!
- Cậu cất hộ tớ hộp bút vào cặp với nhé!
– Câu cầu khiến có tác dụng như một lời khuyên: nếu đó là những mối quan hệ thân thiết như anh em trong gia đình, bạn bè thì chúng ta có thể dùng câu cầu khiến để khuyên bảo người khác.
Một số ví dụ minh họa:
- Đừng tự trách bản thân nữa! Con đã làm hết sức rồi mà.
- Hãy nhớ ăn cơm đúng giờ nhé bạn!
- Em đọc lại công thức bài làm đi!
Hướng dẫn cách đặt câu cầu khiến đúng cách
Để đặt câu cầu khiến đúng cách, bạn có thể tuân theo các hướng dẫn sau:
- Sử dụng từ khóa “xin”, “làm ơn”, “hãy” hoặc “vui lòng” ở đầu câu để diễn đạt sự lịch sự và nhã nhặn. Ví dụ: “Xin giúp tôi làm việc này”, “Hãy đến họp vào lúc 9 giờ”, “Vui lòng gửi báo cáo trước cuối tuần.”
- Sắp xếp cấu trúc câu theo thứ tự “động từ + chủ từ + đối tượng”. Ví dụ: “Hãy gửi email cho tôi”, “Vui lòng đưa tôi hồ sơ đăng ký”, “Xin hãy chuẩn bị báo cáo này.”
- Sử dụng câu chủ động (câu trực tiếp) thay vì câu bị động (câu gián tiếp). Ví dụ: “Hãy hoàn thành bài tập này” (chủ động) thay vì “Bài tập này cần được hoàn thành” (bị động).
- Sử dụng thì hiện tại đơn (Present Simple) để diễn đạt yêu cầu chung hoặc thói quen. Ví dụ: “Hãy nắm bắt cơ hội” hoặc “Vui lòng đến gặp tôi khi bạn có thời gian.”
- Sử dụng từ ngữ lịch sự và biểu đạt yêu cầu một cách rõ ràng và sự mềm mỏng. Ví dụ: “Xin hãy cho tôi biết ý kiến của bạn”, “Làm ơn gửi lại email này cho tôi trong vòng 24 giờ.”
Nhớ rằng việc đặt câu cầu khiến không chỉ quan trọng về nội dung mà còn về cách diễn đạt và thái độ lịch sự. Hãy sử dụng ngôn từ phù hợp và biểu đạt yêu cầu của bạn một cách rõ ràng và nhã nhặn.
Một số lưu ý khi sử dụng câu cầu khiến
Vì câu cầu khiến thường có mục đích đưa ra yêu cầu đề nghị nên khi sử dụng câu cầu khiến bạn cần phải cân nhắc cẩn thận, chú ý đến các đối tượng, chủ thể trong giao tiếp, lựa chọn từ ngữ thích hợp- trách để người đọc, người nghe hiểu sai về thái độ của mình cũng như tránh việc bất lịch sự trong giao tiếp.
Một số ví dụ minh họa:
- Nếu nói “Minh, mở cửa lớp!” thì câu cầu khiến vẫn thể hiện rõ yêu cầu nhưng người nghe sẽ cảm thấy không được tôn trọng, vì họ cảm thấy minh đang bị người nói ra lệnh chứ không phải là giúp đỡ.
- Ngược lại nếu nói “Minh ơi, mở của lớp giúp tớ với!” thì câu cầu khiến vừa thể hiện được yêu cầu vừa thể hiện được thái độ lịch sự khi nhờ giúp đỡ trong giao tiếp, người nghe vừa hiểu được cũng đồng thời vui lòng giúp đỡ.
Bài tập củng cố kiến thức câu cầu khiến Ngữ văn lớp 8 (có đáp án)
– Bài tập 1: Xác định câu cầu khiến trong những đoạn trích sau:
a. Cái Tí lễ mễ bưng rổ khoai luộc ghếch vào chân cột, và dặn thằng Dần:
– Hãy còn nóng lắm đấy nhé! Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
b. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão.
(Nam Cao, Lão Hạc)
c. Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:
– Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi. […]
– Lằng nhằng mãi. Chia ra!
– Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng.
(Theo Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)
Hướng dẫn trả lời:
a. Câu cầu khiến là :”Hãy còn nóng lắm đấy nhé!”
b. Câu cầu khiến là “Nhưng nói ra làm gì nữa!” và “Lão hay yên lòng mà nhắm mắt!”
c. Câu cầu khiến là “Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.” và “Chia ra!”
– Bài tập 2: Hãy thêm vào những từ ngữ thích hợp để biến đổi câu sau đây thành câu cầu khiến: “Cậu đi về nhà lúc 4 giờ.”
Hướng dẫn trả lời:
Để thêm từ thích hợp vào câu để câu trở thành câu cầu khiến thì cần phải thêm những từ ngữ thường được dùng trong câu cầu khiến. Chẳng hạn:
- Cậu hãy đi về nhà lúc 4 giờ nhé!
- Cậu đi về nhà lúc 4 giờ đi!
- Thôi cậu đi về nhà lúc 4 giờ đi!
– Bài tập 3: Chọn đáp án đúng
Câu 1: Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết của câu cầu khiến?
A. Sử dụng từ cầu khiến
B. Sử dụng ngữ điệu cầu khiến
C. Thường kết thúc câu bằng dấu chấm than
D. Gồm cả A, B và C
Đáp án đúng: D
Câu 2: Các chức năng tiêu biểu của câu cầu khiến là gì?
A. Dùng để ra lệnh hoặc sai khiến
B. Dùng để yêu cầu hoặc đề nghị
C. Dùng để van xin hoặc khuyên bảo
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án đúng: D
Câu 3: Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến?
A. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không ? (Ngô Tất Tố)
B. Người thuê viết nay đâu ? (Vũ Đình Liên)
C. Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội ? (Nam Cao)
D. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không ? (Tô Hoài)
Đáp án đúng: C
Câu 4: Câu cầu khiến: ” Đừng hút thuốc nữa nhé! ” dùng để:
A. Khuyên bảo
B. Ra lệnh
C. Yêu cầu
D. Cả A, B, C Hiển thị đáp án
Đáp án đúng: A
Câu 5: Trong những câu sau, câu nào là câu cầu khiến:
A. Trời ơi! Sao nóng lâu thế?
B. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
C. Bỏ rác đúng nơi quy định.
D. Chao ôi! Một ngày vắng mẹ sao dài đằng đẵng.
Đáp án đúng: C
Câu cầu khiến là một loại câu được sử dụng để yêu cầu hoặc đề nghị một hành động hoặc phản ứng từ người nghe. Đây là một cách thức diễn đạt một yêu cầu một cách lịch sự và mềm mỏng. Đặt câu cầu khiến đúng cách có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các từ khóa như “xin”, “làm ơn”, “hãy” hoặc “vui lòng” để bày tỏ sự lịch sự. Cấu trúc của câu cầu khiến thường được sắp xếp theo thứ tự “động từ + chủ từ + đối tượng”. Ngoài ra, việc sử dụng từ ngữ lịch sự, biểu đạt yêu cầu một cách rõ ràng và sự mềm mỏng cũng là điều quan trọng khi đặt câu cầu khiến.