Docly

Đồng đẳng là gì, Đồng phân là gì [Trang Tài Liệu – 2023]

Đồng đẳng là hiện tượng các chất hữu cơ có cấu tạo và tính chất hóa học tương tự nhau nhưng thành phần phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm CH2. Vậy, đồng đẳng là gì, đồng phân là gì mời bạn cùng theo dõi những khái niệmTrang Tài Liệu đã tổng hợp trong nội dung dưới đây.

Đồng đẳng là gì?

Đồng đẳng là hiện tượng các chất hữu cơ có cấu tạo và tính chất hóa học tương tự nhau nhưng thành phần phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm CH2.

Dãy đồng đẳng là gì?

– Dãy đồng đẳng là một dãy các hợp chất (bao gồm cả hữu cơ và vô cơ) với cùng một công thức tổng quát, với các tính chất hóa học tương tự do sự hiện diện của cùng một nhóm chức, và thể hiện các tính chất vật lý biến đổi dần dần do kết quả của việc tăng kích thước và khối lượng phân tử (xem phân tử lượng tương đối)

– Các ankan (parafin), anken (olefin), metoxyetan (các ête bậc nhất), ankin (acetylen và đồng đẳng) tạo thành các dãy trong đó các thành viên khác nhau theo bội số của 14 đơn vị khối lượng nguyên tử

– Các hợp chất trong cùng một dãy với cùng một nhóm nhỏ các nguyên tử, không thay đổi khi đi từ hợp chất này sang hợp chất kia được gọi là nhóm chức. Phần lớn các tính chất hóa học của các hợp chất hữu cơ là do sự có mặt của nhóm chức.

Dãy đồng đẳngCông thức tổng quátVí dụNhóm chức
AnkanCnH2n+2 (n ≥ 1)CH4, n = 1
AnkenCnH2n (n ≥ 2)C2H4, n = 2C=C
AnkinCnH2n−2 (n ≥ 2)C2H2, n = 2C≡C
RượuCnH2n+1OH (n ≥ 1)CH3OH, n = 1-OH
Axít cacboxylicCnH2n+1COOH(n ≥ 1)HCOOH, n = 1-COOH

Trong đó n là số nguyên tử cacbon trong hợp chất.

Những kiến thức liên quan đến đồng đẳng

Dãy đồng đẳng gồm những tính chất nào?

  • Nhóm chức dãy đồng đẳng giống nhau.
  • Có tính chất hóa học gần giống nhau do cùng nhóm chức.
  • Các tính chất như nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi, độ tan phụ thuộc vào khối lượng và tổng số liên kết trong một hợp chất cho thấy sự thay đổi dần dần với sự tăng lên của khối lượng phân tử của các hợp chất.

Làm sao để biết được các hợp chất nào là đồng đẳng của nhau?

Mỗi hợp chất kế tiếp khác nhau bởi một liên kết CH2. Ví dụ, sự khác biệt giữa CH4 và C2H6 là -CH2 đơn vị, và sự khác biệt giữa C2H6 và C3H8 cũng là -CH2 đơn vị. Kết quả là CH4, C2H6 và C3H8 là đồng đẳng của nhau.

Tại sao dãy đồng đẳng có tính chất hóa học giống nhau?

Trong hóa học hữu cơ, dãy đồng đẳng là những nhóm phân tử chỉ khác nhau về số nhóm CH2. Vì chúng có cùng nhóm chức nên các dãy đồng đẳng có tính chất hóa học tương tự nhau.

Các hợp chất đồng đẳng khác nhau ở điểm nào?

  • Dãy đồng đẳng khác nhau về khối lượng phân tử.

Chất đồng đẳng là gì?

Chất đồng đẳng là những chất có cùng công thức hóa học, có cùng số lượng và loại nguyên tử hóa học, nhưng khác nhau về cấu trúc phân tử hoặc cấu trúc tinh thể.

Ancol no đơn chức đồng đẳng kế tiếp là gì?

Các ancol no đơn chức có đồng đẳng kế tiếp như Metanol (CH3OH) và Etanol (C2H5OH), Propanol (C3H7OH) và Butanol (C4H9OH)

Phương pháp đồng đẳng hóa, giải các bài toán este

Các dạng bài thường gặp:

+ Các dạng bài liên quan tới đồng đẳng: tách, ghép –CH2

Dãy đông đẳng hơn kém nhau một hoặc nhiều nhóm CH2, do đó ta có thể quy đổi hỗn hợp phức tạp về các chất đơn giản ( thường là chất đầu dãy) kèm theo một lượng CH2 tương ứng

Chú ý:

– CH2 là thành phần khối lượng, vì vậy có có mặt trong các phương trình liên quan tới khối lượng, phản ứng đốt cháy ( số mol O2, số mol CO2, số mol H2O),…

– Tuy nhiên, CH2 không phải là một chất (nó chỉ là nhóm metylen –CH2-), nó không được tính vào số mol hỗn hợp ( hoặc các dữ kiện khác liên quan đến tới số mol các chất)

+ Các dạng bài liên quan tới este: Tách ghép este

Ta có: Axit + ancol ⇔ Este + H2O

⇒ Este = Axit + Ancol – H2O

Do đó ta có thể quy đổi hỗn hợp este thành axit và ancol và trừ đi một lượng nước tương ứng

Tương tự: Với peptit = aminoaxit – H2O

+ Các dạng bài liên quan tới cộng tách hiđro: Tách ghép liên kết ℼ

Ankan → anken + H2

⇒ Anken = Ankan – H2

⇒ Ta có thể quy đổi hỗn hợp X bất kì thành dạng hi đro hóa hoàn toàn của X cùng một lượng H2 tương ứng

Bài tập vận dụng

Câu 1: Trong số các chất: C3H8, C3H7Cl, C3H8O, C3H9N. Chất nào liệt kê có nhiều đồng phân nhất?

A. C3H7Cl                  B. C3H8O                    C. C3H8                          D. C3H9N

Câu 2: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H4O2. Tổng số đồng phân mạch hở có thể có của X là:

A. 3                          B. 1                            C. 2                                D. 4

Câu 3: Cho các chất sau đây: CH2=CH-CH2-CH2-CH=CH2; CH2=CH-CH=CH-CH2-CH3 ; CH3-C(CH3)=CH-CH3; CH2=CH-CH2– CH=CH2 . Số chất có đồng phân hình học là bao nhiêu?

A. 2                            B. 3                                C. 1                               D. 4

Câu 4: Phân tích thành phần một ancol đơn chức X sẽ thu được kết quả là Tổng khối lượng của cacbon và hiđro gấp 3,625 lần khối lượng của oxi. Số đồng phân của X sẽ là:

A. 3                            B. 4                                C. 2                               D. 1

Câu 5: Số lượng ancol bậc hai, no, đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau mà phân tử của chúng có phần trăm theo khối lượng của cacbon bằng 68,18%?

A. 2                            B. 3                                C. 4                               D. 5

Câu 6: Chất hữu cơ X công thức phân tử C6H6 mạch hở, không phân nhánh. Biết 1 mol X khi tác dụng AgNO3/NH3 dư sẽ tạo 292g kết tủa. Số đồng phân của X là bao nhiêu:

A. 1                            B. 2                                C. 3                               D. 4

Câu 7: Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở có chung công thức phân tử C5H10O2, phản ứng được với dung dịch NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là bao nhiêu

A. 4                            B. 5                                C. 8                               D. 9

Câu 8: Chất hữu cơ X (chứa C, H, O) có phân tử khối bằng 74 đvC. Số lượng các chất có cấu tạo mạch hở ứng với công thức phân tử của X phản ứng được với NaOH là:

A. 2                            B. 4                                C. 3                               D. 5

Câu 9: Hiđrocacbon X có chứa 16,28% khối lượng H trong phân tử. Vậy số đồng phân cấu tạo X sẽ là bao nhiêu:

A. 3                            B. 4                                C. 5                               D. 6

Câu 10: Hiđrocacbon X có tỉ khối hơi so với hiđro là 28. X có khả năng làm mất màu nước brom. Số đồng phân cấu tạo của X là:

A. 3                            B. 1                                C. 2                               D. 4

Câu 11: Số lượng đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C6H10 tác dụng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa vàng là:

A. 4                            B. 2                                C. 1                               D. 3

Câu 12: Chất X có công thức phân tử C7H8. Cho X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 thu được kết tủa Y. Phân tử khối của Y lớn hơn phân tử khối của X là 214 đvC. Số đồng phân cấu tạo có thể có của X là:

A. 2                            B. 4                                C. 5                               D. 3

Câu 13: Khi cho brom tác dụng với hiđrocacbon X ta thu được sản phẩm có tỉ khối hơi so với oxi bằng 6,75. Số đồng phân của X là sẽ là:

A. 4                            B. 3                                C. 2                               D. 1

Câu 14: Hãy cho biết có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có cùng công thức phân tử C5H10?

A. 5                            B. 10                              C. 11                              D. 12

Câu 15: Chất nào sau đây có đồng phân hình học?

A. But – 2 – in                      B. But – 2 – en                     C. 1,2 – đicloetan                      D. 2 – clopropen

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về giải đáp thắc mắc liên quan đến Đồng đẳng là gì? Khách hàng quan tâm, có vướng mắc khác liên quan vui lòng phản ánh trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ được nhanh chóng, tận tình.