Phương thức biểu đạt là gì? Có mấy loại? Cách xác định phương thức biểu đạt
Phương thức biểu đạt là gì?
Khái niệm: Phương thức biểu đạt là cách thức để người viết truyền đạt thông tin, thông điệp của mình đến người khác. Qua phương thức biểu đạt, người viết có thể bày tỏ, thể hiện tình cảm, tâm tư và suy nghĩ của mình với người đọc tác phẩm.
Có mấy loại phương thức biểu đạt?
Có sáu kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng như:
– Tự sự: Trình bày diễn biến sự việc ( kể chuyện)
– Miêu tả: Tái hiện trạng thái sự việc, cảnh vật, sự vật và con người
– Biểu cảm: Bày tỏ cảm xúc của nhân vật
– Nghị luận: Đưa ra ý kiến đánh giá, bàn luận về vấn đề.
– Thuyết minh: Giới thiệu sản phẩm và phương pháp
– Hành chính – công vụ: Trình bày ý kiến, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn người với người
Cách xác định phương thức biểu đạt
Để xác định được chính xác phương thức biểu đạt trong một văn bản nào đó, bạn cần thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Đọc kỹ nội dung văn bản cần xác định
- Bước 2: Xác định thể loại chính của văn bản
- Bước 3: Đối chiếu lại với các dấu hiệu nhận biết của phương thức biểu đạt đó
- Bước 4. Kết luận phương thức biểu đạt
Trang tài liệu cập nhật kiến thức văn học lớp 6 nhanh và chính xác nhất tại:
Ôn tập kiến thức môn Ngữ Văn bậc THCS nhanh và đầy đủ tại:
Phương châm hội thoại là gì? |
Phép liên kết là gì? |
Hành động nói là gì? |
Điệp ngữ là gì? |
Câu đặc biệt là gì? |
Các thể thơ sử dụng phổ biến trong văn học Việt Nam |