Phương Pháp Giải Bài 2 Ba Điểm Thẳng Hàng Không Thẳng Hàng Toán 6
>>> Mọi người cũng quan tâm:
Phương Pháp Giải Bài 2 Ba Điểm Thẳng Hàng Không Thẳng Hàng Toán 6 CTST – Toán 6 Chân Trời Sáng Tạo là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.
§ 2: BA ĐIỂM THẲNG HÀNG. BA ĐIỂM KHÔNG THẲNG HÀNG
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Ba điểm thẳng hàng: - Ba điểm phân biệt A, B, C cùng thuộc một đường thẳng được gọi là ba điểm thẳng hàng (hình a). - Ba điểm D, E, F không cùng thuộc bất kì đường thẳng nào được gọi là ba điểm không thẳng hàng (hình b). |
|
|
|
2. Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng: - Trong ba điểm thẳng hàng, có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại. |
DẠNG 1: Nhận biết ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng.
Bài 1. Hãy xem hình bên và kể tên:
|
|
Hướng dẫn:
Vận dụng các định nghĩa của ba điểm thẳng hàng; ba điểm không thẳng hàng.
Bài 2. Cho hình vẽ sau:
|
Trong các câu sau câu nào đúng, câu nào sai? a) Điểm D nằm giữa hai điểm A và B. b) Hai điểm A, D nằm cùng phía với điểm C. c) Hai điểm B và C nằm khác phía đối với điểm D. d) Điểm D không nằm giữa hai điểm A và C.
|
Hướng dẫn:
Vận dụng nhận xét và phần chú ý về quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng.
DẠNG 2: Vẽ hình theo yêu cầu
Bài 3. Vẽ 4 điểm E, F, G, H nằm trên đường thẳng a. Lấy điểm O ∉ a.
a) Kể tên 3 điểm thẳng hàng.
b) Kể tên ba điểm không thẳng hàng.
Hướng dẫn:
Đọc kĩ yêu cầu của đề bài, vận dụng định nghĩa của ba điểm thẳng hàng để vẽ hình chính xác rồi trả lời câu hỏi.
Bài 4. Vẽ ba điểm D, E, F thẳng hàng sao cho:
a) Điểm D không nằm giữa hai điểm E và F.
b) Điểm D nằm giữa 2 điểm E và F.
Hướng dẫn:
Đọc kĩ yêu cầu của đề bài, vận dụng định nghĩa; quan hệ của ba điểm thẳng hàng để vẽ hình chính xác cho từng trường hợp.
Bài 5. Vẽ 4 điểm A, B, C, D sao cho điểm A nằm giữa điểm C và B, điểm D nằm giữa điểm A và B.
a) Điểm A còn nằm giữa hai điểm nào?
b) Tìm các điểm nằm khác phía đối với điểm A.
Hướng dẫn:
Đọc kĩ yêu cầu của đề bài, vận dụng định nghĩa; quan hệ của ba điểm thẳng hàng để vẽ hình chính xác rồi trả lời câu hỏi.
DẠNG 3: Bài toán thực tế
Bài 6. Bác Ba mới mua 10 cây xoài. Bác muốn trồng thành 5 hàng, mỗi hàng 4 cây. Em hãy giúp bác Ba nhé?
|
|
Hướng dẫn:
Có thể trồng cây theo hình ngôi sao năm cánh.
Bài 7. Em hãy lấy ví dụ một số hình ảnh của ba điểm thẳng hàng và không thẳng hàng trong thực tiễn.
Hướng dẫn:
HS liên hệ thực tiễn để lấy ví dụ một số hình ảnh của ba điểm thẳng hàng và không thẳng hàng trong thực tiễn.
C. BÀI TẬP TỰ GIẢI CÓ ĐÁP SỐ.
Bài 8. Quan sát hình và trả lời câu hỏi:
a) Kể tên những điểm nằm giữa hai điểm M và Q.
b) Kể tên những điểm không nằm giữa hai điểm N và P.
c) Kể tên những điểm nằm cùng phía đối với điểm N.
d) Kể tên những điểm nằm khác phía đối với điểm P.
Đáp án:
a) Những điểm nằm giữa hai điểm M và Q là: Điểm N và P.
b) Những điểm không nằm giữa hai điểm N và P là: Điểm M và Q.
c) Những điểm nằm cùng phía đối với điểm N là điểm P và Q.
d) Những điểm nằm khác phía đối với điểm P là: Điểm M và Q; điểm N và Q.
Bài 9. Vẽ từng hình theo cách diễn đạt bằng lời trong mỗi trường hợp sau:
a) Ba điểm A, B, C thẳng hàng và điểm C nằm giữa hai điểm A và B.
b) Ba điểm D, E, F thẳng hàng và hai điểm D,F nằm cùng phía với điểm E. Lấy điểm O sao cho ba điểm D, F, O không thẳng hàng.
c) Bốn điểm R, S, T, U cùng nằm trên một đường thẳng và hai điểm T, S nằm cùng phía với điểm U; còn hai điểm R, T nằm khác phía với điểm U.
Đáp án:
a)
|
b )
|
c)
|
Bài 10. Loan với Huy đang tranh luận với nhau. Bạn Loan bảo: “Có thể trồng được 9 cây thành 8 hàng, mỗi hàng 3 cây”. Bạn Huy cho rằng không thể làm được điều đó. Theo em, bạn nào nói đúng?
Đáp án:
B ạn Loan nói đúng. Minh họa hình bên.
D. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Chọn câu đúng:
A. Ba điểm thẳng hàng là ba điểm không cùng thuộc một đường thẳng.
B. Ba điểm không thẳng hàng là ba điểm cùng thuộc một đường thẳng.
C. Ba điểm thẳng hàng là ba điểm cùng thuộc một đường thẳng.
D. Tất cả đều sai.
Đáp án: C
Câu 2. Chọn câu đúng:
Trong ba điểm thẳng hàng, có ....... điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
A. một và chỉ một B. hai
C. một số D. .nhiều
Đáp án: A
Câu 3. Chọn câu đúng:
Câu nào sau đây là trường hợp của ba điểm thẳng hàng.
A. Hiện tượng nhật thực B. Hiện tượng nguyệt thực
C. Đèn giao thông D. .Tất cả đều đúng
Đáp án: D
Ngoài Phương Pháp Giải Bài 2 Ba Điểm Thẳng Hàng Không Thẳng Hàng Toán 6 CTST – Toán 6 Chân Trời Sáng Tạo thì các tài liệu học tập trong chương trình 6 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Phương pháp giải bài tập về ba điểm thẳng hàng và không thẳng hàng trong môn Toán lớp 6 giúp học sinh hiểu rõ và áp dụng quy tắc cơ bản để xác định tính chất của ba điểm trên một đường thẳng.
Để giải bài tập về ba điểm thẳng hàng, ta cần kiểm tra xem ba điểm có cùng thuộc tính góc hoặc không. Để làm điều này, ta có thể sử dụng công thức tính hệ số góc của đường thẳng đi qua hai điểm, và sau đó so sánh hệ số góc của các đường thẳng tương ứng. Nếu ba điểm có cùng hệ số góc, chúng sẽ thẳng hàng.
Nếu ba điểm không thẳng hàng, ta cũng có thể sử dụng phương pháp này để xác định. Nếu hệ số góc của đường thẳng đi qua hai điểm đầu tiên khác hệ số góc của đường thẳng đi qua điểm thứ ba, tức là chúng không thẳng hàng.
Ngoài ra, ta cũng có thể sử dụng phương pháp đo đạc độ dài các đoạn thẳng để xác định tính chất của ba điểm. Nếu đoạn thẳng AB + đoạn thẳng BC = đoạn thẳng AC, tức là ba điểm thẳng hàng. Ngược lại, nếu đoạn thẳng AB + đoạn thẳng BC > đoạn thẳng AC, chúng không thẳng hàng.
>>> Bài viết có liên quan