Docly

Tổng Hợp Đề Cương Ôn Tập Ngữ Văn 6 Học Kì 2 Năm 2022-2023

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Tổng Hợp Bài Tập Tiếng Anh 6 Theo Từng Bài Học Có Đáp Án Chi Tiết
Giáo Án Vật Lí 6 3 Cột Cả Năm Phương Pháp Mới 5 Hoạt Động Chi Tiết
Giáo Án Ngữ Văn 6 Tập 2 Sách Cánh Diều Năm 2022-2023 Chi Tiết
Bài Tập Tiếng Anh 6 Review 3 Unit 789 Có File Nghe Và Đáp Án Chi Tiết
Bài Tập Tiếng Anh 6 Unit 5 Natural Wonders Of Viet Nam Có File Nghe Và Đáp Án

Tổng Hợp Đề Cương Ôn Tập Ngữ Văn 6 Học Kì 2 Năm 2022-2023 – Ngữ Văn Lớp 6 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 6

GIỮA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2022-2023


A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC:

I. Phần văn bản:

1. Định nghĩa các thể loại:

Thể loại

Định nghĩa

Truyện

1. Khái niệm: Truyện là một loại tác phẩm văn học, sử dụng phương thức kể chuyện, bao gồm các yếu tố: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật,..

2. Một số yếu tố của truyện.

- Chi tiết tiêu biểu

- Nhân vật:

+ Ngoại hình

+ Ngôn ngữ

+ Hành động

+ Ý nghĩ

Thơ

1. Khái niệm: Thơ thuộc tác phẩm trữ tình, thiên về diễn tả tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.

2. Đặc điểm thể loại:

- Phân loại:

+ Thơ cách luật: có quy tắc nhất định về số câu, số chữ, gieo vần,…

+ Thơ tự do: không có quy tắc nhất định về số câu, số chữ, gieo vần.

- Yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ làm cho việc thể hiện tình cảm, cảm xúc trong thơ thêm sâu sắc, độc đáo.

- Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh, thể hiện những rung động, suy tư của người viết.


2. Hệ thống các văn bản đã học:


Bài 6

Tên

VB

Thể loại

PTBĐ

Ngôi kể

Đề tài, chủ đề

Nội dung

Điểm tựa tinh thần


Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam)

Truyện ngắn

Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Ngôi thứ ba

-Tình cảm, mối quan hệ, ứng xử giữa con người với nhau.

-Thể hiện tình yêu thương, sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

Truyện viết về hành động đẹp của hai chị em Sơn và Lan cho bé Hiên chiếc áo bông cũ- là kỉ vật của gia đình.



Tuồi thơ tôi

Trích “Sương khói quê nhà” – Nguyễn Nhật Ánh

Truyện ngắn

Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Ngôi thứ nhất

- Viết về kỉ niệm tuổi thơ / mối quan hệ bạn bè, thầy trò trong nhà trường.

- Truyện khẳng định ý nghĩa của sự cảm thông, thấu hiểu và tha thứ trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Truyện kể về trò đùa của các bạn trong lớp với Lợi đã dẫn đến cái chết của con dế lửa. Qua đó, mọi người đã thay đổi cách nhìn với Lợi.




Bài 7

Tên

VB

Thể loại

PTBĐ

Nội dung – Ý nghĩa

Gia đình thương yêu


Những cánh buồm

(Hoàng Trung Thông)

Thơ tự do

Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả

- Bài thơ đã thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con trước biển cả bao la.

- Qua đó, ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ và thể hiện tình cảm cha con sâu sắc, người cha đã dìu dắt và giúp con khám phá cuộc sống.


Mây và sóng

(Ta-go)

Thơ tự do

Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả

- Thông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ. Bài thơ Mây và sóng của Ta-go ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc.

- Bài thơ chứa đựng những triết lí giản dị về hạnh phúc trong cuộc đời.


II. Phần Tiếng Việt

Nội dung

Ý nghĩa, đặc điểm

Ví dụ

Dấu ngoặc kép

Để đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường.


Ví dụ: Chẳng đứa nào sung sướng vì “trả thù” được Lợi nữa.

Từ “trả thù” trong câu trên là cách nói thể hiện sự đùa nghịch, vô tư của trẻ thơ.

Từ nhiều nghĩa

- Là từ có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa gốc và nghĩa chuyển.

- Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện trước, làm cơ sờ để hình thành các nghĩa khác.

- Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.


Ví dụ: Mắt:

- Nghĩa gốc: là cơ quan để nhìn của người hay động vật, giúp phân biệt được màu sắc, hình dáng thường được coi là biểu tượng của cái nhìn con người.

- Nghĩa chuyển: mắt na, mắt mía, mắt xích, mắt bão,…

(chỗ lồi lõm giống như hình con mắt, mang chồi, ở một số loài cây (mắt tre, mắt mía) ; bộ phận giống hình những con mắt ở ngoài vỏ một số loại quả (mắt dứa, na mở mắt); phần trung tâm của một cơn bão (mắt bão).

Từ đa nghĩa

- Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan gì với nhau.

- Từ đồng âm đôi khi được sử dụng để tạo ra những cách nói độc đáo.

Ví dụ: Ba ơi, ba con chim đang bay trên bầu trời.

Từ “ba” đầu tiên chỉ người, có nghĩa là ba (bố), còn từ “ba” phía sau có nghĩa là chỉ số lượng của con chim đang bay.

Ví dụ: Mồm bò không phải mồm bò mà là mồm bò. (Câu đố)

III. Phần Tập làm văn: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

Kể về một người mà em yêu thương trong gia đình (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị,…)

1. Yêu cầu đối với bài văn kể người yêu thương

- Dùng ngôi thứ nhất để kể

- Kết hợp kể và miêu tả, biểu cảm

- Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lí

- Nêu ý nghĩa của người yêu thương đối với bản thân

2. Quy trình viết:

a) Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

- Xác định đề tài

- Thu thập tư liệu

b) Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

* Tìm ý: Phác thảo một số ý cho bài viết bằng cách trả lời một số câu hỏi phù hợp với yêu cầu đề bài.

* Lập dàn ý:

- Mở bài: Giới thiệu về người định kể (Tên người; quan hệ giữa người đó với em; Lí do em chọn kể về người đó)

- Thân bài:

+ Kể kết hợp với miêu tả về ngoại hình của người đó (chỉ kể những nét nổi bật)

+ Kể kết hợp với miêu tả, biểu cảm về những tính cách của người đó (Nêu đặc điểm, tính cách rồi kể việc làm, hành động, lời nói, cử chỉ thể hiện tính cách đó,…)

+ Kể kết hợp vời biểu cảm về kỉ niệm sâu sắc giữa em và người đó.

- Kết bài: Cảm nghĩ và những ước mong của em về người đó.

c) Bước 3: Dựa vào dàn ý, viết thành bài văn kể người

d) Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm dựa vào bảng kiểm:

Các phần của bài viết

Nội dung kiểm tra

Đạt

Chưa đạt

Mở bài

Dùng ngôi thứ nhất để kể



Giới thiệu về người định kể



Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc



Thân bài

Kể về ngoại hình của người



Kể về những tính cách của người đó



Kể kỉ niệm sâu sắc với người đó



Kết hợp kể và tả



Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí



Kết bài

Cảm nghĩ và những ước mong của em về người đó.




B. MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA KÌ 2

I. Đọc – hiểu (trắc nghiệm): 3,0 điểm

1. Văn bản:

1.1. Nội dung:

- Truyện ngắn: Gió lạnh đầu mùa; Tuổi thơ tôi

- Thơ: Những cánh buồm; Mây và Sóng

1.2. Yêu cầu:

- Nhận biết được đặc điểm của truyện và thơ

- Nhận biết tác giả, tác phẩm và phương thức biểu đạt của văn bản.

- Hiểu được đặc điểm của truyện ngắn và thơ: Ngôi kể, người kể chuyện, đề tài- chủ đề, nội dung – ý nghĩa bài học qua 4 văn bản đã học.

- Tìm văn bản cùng chủ điểm, cùng thể loại.

- Nhận biết và hiểu được ý nghĩa của các chi tiết quan trọng trong văn bản.

2. Tiếng việt:

2.1. Nội dung:

- Dấu ngoặc kép

- Từ đa nghĩa; Từ đồng âm

2.2. Yêu cầu:

- Nhận biết và hiểu tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu.

- Nhận biết từ đa nghĩa; từ đồng âm.

II. Vận dụng: 7,0 điểm

1. Tiếng Việt (2,0 điểm)

Đặt câu với từ đa nghĩa; từ đồng âm

2. Tập làm văn (5,0 điểm)

Viết bài văn kể về người mà em thương yêu trong gia đình.

C. LUYỆN TẬP

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (3.0 điểm). Học sinh đọc kĩ các câu sau và chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Văn bản “Gió lạnh đầu mùa” thuộc thể loại nào?

a. Truyện ngắn b. Truyện vừa c. Truyện dài d. Truyện đồng thoại

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản “Những cánh buồm” là:

a. Tự sự b. Miêu tả c. Biểu cảm d. Nghị luận

Câu 3: Chủ đề của văn bản “Gió lạnh đầu mùalà:

a. Thể hiện tình yêu thương, cảm thông, chia sẻ, giúp đõ lẫn nhau giữa con người với con người trong cuộc sống

b. Viết về thái độ của con người trước cuộc sống.

c. Đề cao giá trị của tình yêu thương, sự hi sinh cao cả của những người nghệ sĩ nghèo khổ, ý nghĩa của niềm tin trong cuộc sống.

d. Khẳng định ý nghĩa của sự cảm thông, thấu hiểu và tha thứ đối với cuộc sống của mỗi chúng ta.

Câu 4: Điểm tương đồng giữa ba văn bản “Những cánh buồm”; “Mây và sóng”; “Con là…” là:

a. Đều là thơ tự do, viết về tình cha con.

b. Cùng chủ điểm “Gia đình thương yêu”, là thơ tự do.

c. Đều dùng yếu tố miêu tả và tự sự để thể hiện tình cha con.

d. Đều là tác phẩm trữ tình, viết về tình cảm con cái đối với cha mẹ.

Câu 5: Đề tài của văn bản “Tuổi thơ tôi” là:

a. Viết về tình cảm, mối quan hệ, xử sự giữa con người với nhau.

b. Viết về kỉ niệm tuổi thơ; mối quan hệ bạn bè, thầy trò trong nhà trường.

c. Viết về thái độ của con người trước cuộc sống.

d. Viết về tình cảm mẹ dành cho con.

Câu 6: Dấu ngoặc kép trong câu: Dế lửa là thứ “cao thủ” quý hiếm, lâu lâu mới thấy “ra giang hồ” một con. Có tác dụng gì?    

a. Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

b. Đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường.

c. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

d. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn

II. Vận dụng

1. Tiếng Việt (2,0 điểm)

1.1. Từ “chạy” trong câu sau sau: “Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo cho Hiên.” Được dùng theo nghĩa gốc. Đặt một câu từ “chạy” được dùng với nghĩa chuyển.

1.2. Đặt một câu với cặp từ đồng âm sau: Bàn (danh từ) – bàn (động từ)

2. Tập làm văn (5,0 điểm).

Để bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với các đấng sinh thành, em hãy kể về một người (cha hoặc mẹ) mà em yêu quý, kính trọng nhất.


ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (3.0 điểm).

Học sinh đọc kĩ các câu sau và chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Văn bản nào không thuộc chủ điểm “Gia đình thương yêu”

a. Mây và Sóng

b. Những cánh buồm.

c. Tuổi thơ tôi.

d. Con là…

Câu 2: Văn bản “Tuổi thơ tôi” kể theo ngôi thứ mấy?

a. Ngôi thứ nhất b. Ngôi thứ hai c. Ngôi thứ ba d. Ngôi thứ tư

Câu 3: Chi tiết nào không phải là chi tiết tiêu biểu trong truyện“Gió lạnh đầu mùa”?

a. Sơn thấy động lòng thương bé Hiên chỉ có manh áo rách đang co ro vì rét.

b. Chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo bông cũ của em Duyên cho Hiên.

c. Hiên đang ngồi trước mặt mẹ Sơn, tay cầm cái áo bông cũ.

d. Mẹ Sơn cho mẹ Hiên vay tiền mua áo ấm cho Hiên.

e. Mẹ Sơn âu yếm ôm hai con vào lòng.

Câu 4: Qua văn bản Tuổi thơ tôi”, em rút ra được bài học gì về cách ứng xử trong cuộc sống?

  1. Luôn sẵn lòng giúp đỡ những người nghèo khó.

  2. Luôn yêu thương, quan tâm đến cha mẹ, ông bà.

  3. Sẵn sàng nhận lỗi và khắc phục lỗi lầm của mình.

d. Không kiêu căng, tự phụ, xem thường người khác.

Câu 5: Y nghĩa của bài thơ “Những cánh buồm” là:

a. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt.

b. Yêu thương, tôn trọng, chia sẻ, thấu hiểu, đồng cảm với mọi người, đặc biệt là anh chị em trong gia đình

c. Tình cảm tha thiết của người cha đối với con. Con vừa là nỗi buồn, niềm vui vừa là niềm hạnh phúc lớn lao. Con chính là mối liên kết bền chặt cho tình nghĩa thủy chung của cha mẹ.

d. Ca ngợi vẻ đẹp của tình cha con, tình cảm gia đình thiêng liêng, cao quý. Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ.

Câu 6: Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ đồng âm?

a. Đánh mìn, đánh đàn c. Đảng phái, đảng phí

b. Ăn diện, ăn chơi d. Ngựa lồng, lồng chim

II. Vận dụng

1. Tiếng Việt (2,0 điểm)

1.1. Từ “chảy” trong câu “Ánh nắng chảy đầy vai.” Được hiểu theo nghĩa chuyển. Đặt một câu từ “chảy” được dùng với nghĩa gốc.

1.2. Đặt một câu với cặp từ đồng âm sau: Năm (danh từ) – năm (số từ)

2. Tập làm văn (5,0 điểm)

Kể về một người mà em thương yêu trong gia đình (anh, chị, em).


HẾT

Ngoài Tổng Hợp Đề Cương Ôn Tập Ngữ Văn 6 Học Kì 2 Năm 2022-2023 – Ngữ Văn Lớp 6 thì các tài liệu học tập trong chương trình 6 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Tổng hợp đề cương ôn tập này bao gồm các chủ đề và nội dung quan trọng trong môn Ngữ Văn lớp 6. Nó bao gồm các đề cương, gợi ý và hướng dẫn về các tác phẩm văn học đã học, các thể loại văn bản và các kỹ năng văn học cần phát triển.

Trong đề cương ôn tập, bạn sẽ tìm thấy các phần như:

  1. Tổng quan về các tác phẩm văn học đã học: Giới thiệu về tác giả, nội dung, ý nghĩa và phân tích các yếu tố văn học trong các tác phẩm.
  2. Các thể loại văn bản: Văn bản miêu tả, văn bản tường thuật, văn bản lý thuyết và văn bản lời thuyết.
  3. Kỹ năng văn học: Đọc hiểu, tóm tắt, phân tích, so sánh và đánh giá các đoạn văn, đoạn hội thoại hoặc bài thơ.
  4. Ngữ nghĩa và ngữ âm: Nắm vững các khái niệm và quy tắc trong ngữ nghĩa và ngữ âm tiếng Việt.

Đề cương ôn tập cung cấp một cách tổ chức và hệ thống kiến thức, giúp bạn ôn tập một cách có hệ thống và hiệu quả. Nó cũng giúp bạn làm quen với cấu trúc và định dạng của các câu hỏi và bài tập thường gặp trong kỳ thi và kiểm tra.

>>> Bài viết có liên quan

Tổng Hợp 30 Đề Văn Kể Chuyện Lớp 6 Có Hướng Dẫn Làm Bài Chi Tiết
Ôn Thi HSG Toán 6: So Sánh Lỹ Thừa Lớp 6 Bằng Phương Pháp Trực Tiếp
Đề Cương Ôn Tập Vật Lý 6 Học Kỳ 1 Có Đáp Án & Hướng Dẫn Giải
Giáo Án & Đề Thi Học Sinh Giỏi Văn 6 Kết Nối Tri Thức Cả Năm 2023
Phương Pháp Giải Các Dạng Toán Về Xác Suất Toán 6 Sách Chân Trời Sáng Tạo
Tuyển Tập 55 Đề Thi Học Sinh Giỏi Văn 6 Năm 2022-2023 Có Đáp Án
Tài Liệu Đề Cương Ôn Tập Toán 6 Lên Lớp 7 Năm Học 2022 – 2023
Giáo Án Vật Lý 6 3 Cột HK1 Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực gồm 5 Hoạt Động
Bộ Đề Thi Học Sinh Giỏi Văn 6 Năm 2022-2023 Có Lời Giải Chi Tiết
Đề Cương Ôn Tập Vật Lý 6 Học Kì 2 Có Đáp Án & Hướng Dẫn Giải