Docly

Phương Pháp Giải Bài Tập Hình Học Lớp 6 Các Hình Học Cơ Bản

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Phương Pháp Giải Bài 3 Biểu Đồ Tranh Toán 6 Sách Chân Trời Sáng Tạo
Ngân Hàng Đề Trắc Nghiệm Sinh Học 6 Chủ Đề Thân To Ra Do Đâu
Giáo Án Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2 Bộ Sách Chân Trời Sáng Tạo (Bộ 2)
Phương Pháp Giải Toán 6 Bài 2 Biểu Diễn Dữ Liệu Trên Bảng Chân Trời Sáng Tạo
Trắc Nghiệm Sinh 6 Bài 15: Phân Biệt Mạch Gỗ Và Mạch Rây Có Đáp Án

Phương Pháp Giải Bài Tập Hình Học Lớp 6 Các Hình Học Cơ Bản – Toán 6 Chân Trời Sáng Tạo là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.

ÔN TẬP CHƯƠNG 8 (tiết 1)

Điểm. Đường thẳng. Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng hàng. Hai đường thẳng cắt nhau, song song. Tia. Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng


A. BÀI TẬP CÓ HƯỚNG DẪN.

DẠNG 1: Kể tên điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, tia.

Bài 1. Cho ba điểm A, B, C nằm trên cùng một đường thẳng xy theo thứ tự đó.

a) Hãy kể tên tất cả các đoạn thẳng được tạo thành có các đầu mút là hai trong số ba điểm đó.

b) Hãy kể tên các tia có gốc lần lượt là A, B và C.

Hướng dẫn:

- Mỗi điểm là một đầu mút, mỗi đoạn thẳng có 2 đầu mút.

- Mỗi điểm là một gốc của tia, tên tia có 2 chữ, gốc của tia được viết trước.

Bài 2. Hãy kể tên các đường thẳng, đoạn thẳng, tia có trong các hình sau đây:

Hướng dẫn: Kể lần lượt tên các đường thẳng, đoạn thẳng, tia.

DẠNG 2: Vẽ hình theo yêu cầu.

Bài 3. Vẽ hình trong các trường hợp sau:

a) Ba điểm O, P, Q thẳng hàng; ba điểm T, S, V không thẳng hàng.

b) Đoạn thẳng PQ, tia Ox.

c) Đường thẳng SV, điểm I nằm trên đường thẳng SV.

Hướng dẫn: Mỗi trường hợp vẽ một hình.

Bài 4. Hãy vẽ các đoạn thẳng có độ dài:

a) 5 cm;

b) 3,7 cm;

c) Lớn hơn 4 cm.

Hướng dẫn: Dùng thước thẳng có chia độ dài để vẽ. Chú thích độ dài đoạn thẳng trên hình vừa vẽ.

DẠNG 3: Độ dài đoạn thẳng.

Bài 5. Đo chiều cao của em và các thành viên trong gia đình. Em hãy kể tên thành viên cao bằng em, thấp hơn em, cao hơn em.


Hướng dẫn: So sánh số đo chiều cao để biết ai cao bằng em, thấp hơn em hoặc cao hơn em.


B. BÀI TẬP TỰ GIẢI CÓ ĐÁP SỐ.

Bài 1. Cho ba điểm X, Y, Z nằm trên cùng một đường thẳng ab theo thứ tự đó.

a) Hãy kể tên tất cả các đoạn thẳng được tạo thành có các đầu mút là hai trong sô ba điểm đó.

b) Hãy kể tên các tia có gốc lần lượt là X, Y và Z.

Đáp án:

a) Ta có các đoạn thẳng: XY, XZ, YZ

b) Ta có các tia: XY, XZ, YZ, YX, ZX, ZY.

Bài 2. Hãy kể tên các đường thẳng, đoạn thẳng, tia có trong các hình sau đây:

Đáp án:

- Đường thẳng m, BC.

- Đoạn thẳng DE, GF, BC, HI.

- Tia GF, BC, CB, HI.

Bài 3. Vẽ hình trong các trường hợp sau:

a) Ba điểm O, P, Q thẳng hàng; ba điểm T, S, V không thẳng hàng.

b) Đoạn thẳng PQ, tia OT.

c) Đường thẳng SV, điểm I nằm trên đường thẳng SV.

Đáp án:

a) Có thể vẽ như sau:

b) Có thể vẽ như sau:

c) Có thể vẽ như sau:

Bài 4. Hãy vẽ các đoạn thẳng có độ dài:

a) 5 cm;

b) 3,7 cm;

c) Lớn hơn 4 cm.

Đáp án:

a) AB = 5 cm

b) CD = 3,7 cm

c) EF = 6 cm

Bài 5. Cho hình vẽ sau:

a) Có bao nhiêu đoạn thẳng trong hình? Kể tên.

b) Đo độ dài các đoạn thẳng trên.

c) So sánh độ dài các đoạn thẳng AB và AC, BC và CD, AD và BD.


Đáp án:

a) Có 6 đoạn thẳng: AB, AC, AD, BC, CD, BD.

b) Học sinh tự đo.

c) AB > AC, BC < CD, AD < BD.

C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


Chọn đáp án đúng:

Câu 1. Cho đoạn thẳng AB dài 5 cm. điểm I nằm trên đoạn thẳng AB sao cho IB = 3,5 cm. Đoạn thẳng AI có độ dài là:

A. 1,5 cm. B. 2,5 cm. C. 8.5 cm. D. 7,5 cm.

Đáp án: A


Câu 2. Trong các hình vẽ dưới đây, hình nào là đoạn thẳng cắt tia:

A. (d). B. (c). C. (a). D. (b).

Đáp án: D

Câu 3. Hình ảnh dưới đây thể hiện khái niệm nào trong hình học:

A. Đoạn thẳng. B. Đường thẳng. C. Tia. D. .

Đáp án: C

Câu 4. Bổ sung vào chỗ chấm để hoàn thiện các câu sau cho đúng:

a) Nếu hai đường thẳng có … điểm chung, ta nói hai đường thẳng đó trùng nhau.

b) Đoạn thẳng MN là hình gồm hai điểm M, N và tất cả các điểm … M và N.

c) Đường thẳng là hình gồm hai tia …

d) Nếu IH + KH = IK thì điểm … nằm giữa hai điểm còn lại.

Đáp án: a) vô số b) nằm giữa c) chung gốc d) H

Câu 5. Nối mỗi hình ảnh ở cột bên trái với một tên hình hình học thích hợp ở cột bên phải:

Hình ảnh thực tiễn


Hình hình học

(1)

(A)

Điểm

(2)

(B)

Ba điểm thẳng hàng

(3)

(C)

Đoạn thẳng


(4)

(D)

Hai đoạn thẳng song song

(5)

(E)

Tia


Đáp án: 1 - E 2 - D 3 - B 4 - C 5 - A




ÔN TẬP CHƯƠNG 8 (Tiết 2)

Tiết 2: Trung điểm của đoạn thẳng. Góc. Số đo góc. Các góc đặc biệt.


A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Trung điểm của đoạn thẳng

M là trung điểm của đoạn thẳng AB


2. Các góc đặc biệt

Số đo góc

Hình ảnh góc

Loại góc

1800

Góc bẹt

Lớn hơn 900 và nhỏ hơn 1800

Góc tù

900

Góc vuông

Lớn hơn 00 và nhỏ hơn 900

Góc nhọn



B. BÀI TẬP CÓ HƯỚNG DẪN.

Bài 1. Nêu tên trung điểm của các đoạn thẳng BC, GE, AD, IK.

Hướng dẫn:

Áp dụng định nghĩa về trung điểm của đoạn thẳng.

Bài 2. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Tính độ dài hai đoạn thẳng AM và MB, biết

Hướng dẫn:

Áp dụng định nghĩa về trung điểm của đoạn thẳng.

Bài 3. Quan sát hình sau rồi điền vào bảng:

Hướng dẫn:

Hình

Tên góc

Tên đỉnh

Tên cạnh

Kí hiệ góc

a)

Góc yCz, góc zCy, góc C

C

Cy, Cz

b)





c)






Bài 4. Phân loại tên các góc trong của các hình bên dưới: Góc nhon, góc tù, góc vuông

Bài 5. Một ô tô quay đầu 900. Đây là kiểu rẽ nào?

Hướng dẫn: Ô tô rẽ phải

C. BÀI TẬP TỰ GIẢI

Bài 1. Câu nào đúng, câu nào sai?

a) O là trung điểm của đoạn thẳng AB

b) M là trung điểm của đoạn thẳng CD

c) H là trung điểm của đoạn thẳng EG

d) M là điểm ở giữa hai điểm C và D

e) H là điểm ở giữa hai điểm E và G

Bài 2: Gọi C là trung điểm của đoạn thẳng AB. Tính độ dài hai đoạn thẳng AC và CB, biết

Bài 3. Gọi tên và kí hiệu các góc có ở trong hình vẽ sau:

Bài 4. Trái đất quay một vòng mỗi ngày. Nó quay bao nhiêu độ?

Bài 5. Tài xế xoay vô lăng 900 như hình bên dưới. Đây là kiểu rẽ nào?

Bài 6: Một vũ công xoay người sang trái 2700. Khi quay xong vũ công sẽ ở hướng nào?


TRẮC NGHIỆM



Câu 1: Góc 890

A. Góc nhọn B. Góc vuông C. Góc tù D. Góc bẹt

Câu 2: Góc 2340 là:

A. Góc nhọn B. Góc vuông C. Góc tù D. Góc bẹt

Câu 3: Góc 980 là:

A. Góc nhọn B. Góc vuông C. Góc tù D. Góc bẹt

Câu 4: Sử dụng thước đo góc. Giá trị nào gần nhất với độ lớn của góc AOB?

A. 330 B. 570 C. 1230 D. 1470

Câu 6: Sử dụng thước đo góc. Độ lớn của góc COD gần với giá trị nào?

A. 410 B. 490 C. 1310 D. 1690

Câu 7. a) Bằng cách sử dụng 3 chữ cái trên hình, góc được viết là:

A. B. C. D.

b) Bằng cách sử dụng 3 chữ cái trên hình, góc được viết là:

A. B. C. D.

Câu 8: Nếu hai góc nhọn được cộng lại với nhau, điều nào sau đây không thể xảy ra đối với tổng của chúng:

A. Góc nhọn B. Góc vuông C. Góc tù D. Góc bẹt

Ngoài Phương Pháp Giải Bài Tập Hình Học Lớp 6 Các Hình Học Cơ Bản – Toán 6 Chân Trời Sáng Tạo thì các tài liệu học tập trong chương trình 6 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Hình học là một phần quan trọng trong chương trình học Toán lớp 6, giúp học sinh hiểu về các hình học cơ bản như hình vuông, hình chữ nhật, tam giác, hình tròn và hình bình hành. Việc giải các bài tập hình học yêu cầu học sinh áp dụng những kiến thức và phương pháp đúng để tìm ra câu trả lời chính xác.

Phương pháp giải bài tập hình học lớp 6 tập trung vào việc xác định thông tin đã cho về hình học, sử dụng các thuộc tính và công thức liên quan, và áp dụng các định lý hình học phù hợp để tìm ra kết quả mong muốn. Đồng thời, học sinh cũng cần hiểu rõ về định nghĩa và tính chất của từng hình học cơ bản để áp dụng vào việc giải quyết các bài toán.

Trong quá trình giải bài tập hình học, học sinh sẽ rèn luyện khả năng phân tích vấn đề, tư duy logic và khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế. Việc thực hành giải bài tập hình học không chỉ giúp học sinh nắm vững kiến thức, mà còn phát triển khả năng quan sát, phán đoán và giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.

Chương trình giải toán lớp 6 – Hình học giúp học sinh xây dựng cơ sở vững chắc về hình học cơ bản và phương pháp giải quyết bài tập. Bằng cách tiếp cận từng loại hình học một cách cụ thể và chi tiết, học sinh sẽ hiểu rõ hơn về các tính chất, công thức và định lý liên quan đến từng hình học cơ bản.

>>> Bài viết có liên quan

Giáo Án Môn Văn Lớp 6 Tập 2 Sách Chân Trời Sáng Tạo Chi Tiết
Giải Bài Toán 6 Bài 1 Thu Thập Và Phân Loại Dữ Liệu Sách Chân Trời Sáng Tạo
Trắc Nghiệm Sinh Học Bài 14 Lớp 6: Thân Dài Ra Do Đâu Có Đáp Án
Giáo Án Ngữ Văn Lớp 6 Sách Cánh Diều Năm Học 2022 – 2023 Rất Hay
Giải Toán Lớp 6 Bài 3 Hình Học Chu Vi Và Diện Tích Một Số Hình Trong Thực Tiễn
Ôn Tập Chương 3 Các Hình Học Trực Quan Trong Thực Tiễn Toán 6
Trắc Nghiệm Sinh Học Lớp 6 Bài 13: Cấu Tạo Ngoài Của Thân Có Đáp Án
Kế Hoạch & Giáo Án Ngữ Văn Lớp 6 Sách Cánh Diều Rất Hay [2023]
Trắc Nghiệm Sinh 6 Bài 12: Biến Dạng Của Rễ – Những Cây Có Rễ Móc
Kế Hoạch Giáo Dục Ngữ Văn 6 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống 2023