Giáo Án Ngữ Văn 9 Học Kỳ 2 Gồm 5 Hoạt Động Phương Pháp Mới (Bộ 2)
>>> Mọi người cũng quan tâm:
Giáo Án Ngữ Văn 9 Học Kỳ 2 Gồm 5 Hoạt Động Phương Pháp Mới-Bộ 2 – Ngữ Văn Lớp 9 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.
TUẦN 20
Ngày soạn: 03/01/2019 |
Dạy |
Ngày |
|
Tiết |
|
||
Lớp |
9 |
TIẾT 91,92. BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
I. Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
- Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản: Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.
2. Kĩ năng:
- Biết cách đọc - hiểu một văn bản dịch( không sa đà vào phân tích ngôn từ).
- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
- Rèn thêm cách viết một bài văn nghị luận.
3. Thái độ:
- Trân trọng, yêu quý sách. Có quan niệm, phương pháp đọc sách đúng đắn.
II. Trọng tâm:
1. Kiến thức:
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.
2. Kĩ năng:
- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
- Cách viết một bài văn nghị luận.
3. Thái độ:
- Trân trọng, yêu quý sách. Có quan niệm, phương pháp đọc sách đúng đắn.
4. Những năng lực cụ thể HS cần phát triển:
* Năng lực chung:
- Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy.
- Nhóm năng lực quan hệ xã hội: giao tiếp, hợp tác
- Nhóm năng lực công cụ: sử dụng ngôn ngữ
*Nhóm năng lực chuyên biệt: sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt, cảm thụ thẩm mĩ
III. Chuẩn bị
1.Thầy:
+ Ý tưởng thiết kế hoạt động: Qua đọc- hiểu, phân tích văn bản, HS nắm được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản:
+ Nội dung của hoạt động:Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách; những khó khăn, nguy hại trong việc đọc sách ngày nay; phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.
+Phương pháp tổ chức dạy học:Đọc diễn cảm, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, phân tích, giảng bình, hoạt động cặp đôi, cá nhân…
2.Trò:
Đọc trước bài, dự kiến trả lời các câu hỏi, bài tập, sản phẩm; phiếu học tập.
IV. Tổ chức dạy và học
Bước 1. Ổn định tổ chức lớp:
Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp.
Bước 2.Kiểm tra bài cũ:2’
- Kiểm tra bài soạn của HS. Giới thiệu chương trình học kì II.
Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
Chuẩn KTKN cần đạt, năng lực cần phát triển |
*HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: HS nhận thức được nhiệm vụ trọng tâm của tiết học, có hứng thú tiếp thu bài mới.
|
||
+ Giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm theo bàn: Nêu tầm quan trọng của việc đọc sách, những kinh nghiệm về việc đọc sách mà em tích lũy được từ trước đến nay. + Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
+ GV nhận xét, dẫn dắt, giới thiệu bài mới. |
+ Thực hiện nhiệm vụ: thảo luận, thống nhất trong nhóm.
+ Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp; nhận xét, phản biện. - Lắng nghe. |
- HS nhận thức được nhiệm vụ trọng tâm của tiết học.
- Học sinh có hứng thú tiếp thu bài mới. |
*HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu: Thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả. Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
|
||
* HD tìm hiểu chung:
- Đọc chú thích * và nêu hiểu biết về tác giả, tác phẩm ?
- Kiểm tra việc đọc, hiểu chú thích của học sinh. - Hướng dẫn đọc: Đọc rõ ràng mạch lạc nhưng vẫn giữ giọng tâm tình như người trò chuyện. Chú ý hình ảnh so sánh. - Đọc mẫu một đoạn, gọi học sinh đọc, nhận xét. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm: Xác định kiểu loại văn bản? Bố cục? Hệ thống luận điểm?
|
I.Tìm hiểu chung - Dựa vào chú thích trả lời.
- Tìm hiểu chú thích. - Nghe
- Đọc văn bản
|
I.Tìm hiểu chung
1.Chú thích: a.Tác giả - Chu Quang Tiềm (1897- 1986) là nhà mĩ học, lí luận văn hoá nổi tiếng của Trung Quốc. b.Tác phẩm. - Bài viết là quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ.. c.Từ khó - Sgk. 2. Đọc:
3. Kiểu loại văn bản: - Văn bản nghị luận (lập luận và giải thích 1 vấn đề xã hội) - Bàn về đọc sách 4. Hệ thống luận điểm: - Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách (Từ đầu...thế giới mới) - Khó khăn, nguy hại của việc đọc sách trong tình trạng hiện nay (tiếp....lực lượng) - Phương pháp chọn sách và cách đọc sách (còn lại) |
# HD phân tích: *HD phân tích luận điểm 1. + Giao nhiệm vụ: HĐ cá nhân: - Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào ? ? Với tầm quan trọng của sách thì đọc sách có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi con người? + Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
- GV chốt KT: Đọc sách có ý nghĩa lớn lao và lâu dài đối với mỗi con người. Dù văn hoá nghe nhìn, thực tế cuộc sống đang là những con đường học tập quan trọng khác, nhưng không bao giờ có thể thay được cho việc đọc sách)
(Hết tiết 91, chuyển tiết 92) * HD phân tích luận điểm 2: - Đọc đoạn 2 văn bản. + Phương pháp: vấn đáp, HĐ cá nhân: ? Cái hại đầu tiên trong việc đọc sách hiện nay, trong tình hình sách nhiều vô kể là gì? ? Để chứng minh cho cái hại đó, tác giả so sánh, biện thuyết như thế nào? ? Tìm chỉ ra cái hại thứ hai của việc đọc sách trong tình trạng hiện nay? ? Sự so sánh ở đây có gì khác biệt? - So sánh với việc đánh trận thất bại vì tự tiêu hao lực lượng của mình là khá mới mẻ mà vẫn quen thuộc và lí thú * HD phân tích luận điểm 3: + Giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm theo bàn. Tác giả khuyên chúng ta nên chọn sách như thế nào ? ? Em hiểu thế nào là sách chuyên môn, phổ thông? ? Theo tác giả cách đọc sách đúng đắn nên như thế nào ? ? Cái hại của việc đọc sách hời hợt được tác giả chế giễu như thế nào ? + Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
+ GV nhận xét, chốt kiến thức: -> Đọc sách còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện làm người. |
II. Phân tích + Thực hiện nhiệm vụ: làm việc cá nhân
+ Chia sẻ trước lớp; nhận xét, phản biện. - Nghe, lưu sản phẩm.
- Đọc.
+ Thảo luận, nhóm.
+ Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp; nhận xét, phản biện. - Nghe, lưu sản phẩm. |
II. Phân tích 1.Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách. + Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn - con đường tích luỹ nâng cao vốn tri thức vì: - Sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ qua từng thời đại. - Những cuốn sách giá trị là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại. - Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm suốt mấy ngàn năm. + Đọc sách là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, đi phát hiện thế giới mới.
2.Khó khăn nguy hại của việc đọc sách .
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống” chứ không kịp tiêu hoá , không biết nghiền ngẫm.
- Sách nhiều khiến người ta khó lựa chọn, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không có ích.
3.Phương pháp chọn sách và cách đọc sách. * Cách chọn sách: - Chọn cho tinh, không cốt lấy nhiều (đọc nhiều không thể coi là vinh dự (nếu nhiều mà dối), đọc ít cũng không phải là xấu hổ (nếu đọc ít mà kĩ) -Tìm đọc những cuốn thực sự có giá trị và cần thiết với bản thân. - Chọn lọc có mục đích, định hướng rõ ràng, không tuỳ hứng, nhất thời. - Sách chọn nên hướng vào hai loại: +Loại phổ thông +Loại chuyên môn * Cách đọc sách: - Đọc kĩ, đọc đi, đọc lại, đọc nhiều lần, đến thuộc lòng - Đọc với sự say mê, suy ngẫm, suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, kiên định mục đích - Đọc có kế hoạch, hệ thống, không nên đọc tràn lan. |
* HD tổng kết: ? Theo em tính hấp dẫn và thuyết phục của văn bản là do đâu ?
? Qua đó tác giả muốn thể hiện nội dung gì? |
III.Tổng kết
- Khái quát trả lời. |
III.Tổng kết
- Nội dung của lời bàn và cách trình bày của tác giả thấu tình, đạt lí: các ý kiến nhận xét đưa ra thật xác đáng, có lí lẽ. Tác giả trình bày bằng cách phân tích cụ thể, bằng giọng chuyện trò, tâm tình thân ái. - Bố cục văn bản chặt chẽ, hợp lí, các ý kiến được dẫn dắt tự nhiên. - Cách viết giàu hình ảnh, ví von cụ thể, thú vị. 2. Nội dung: - Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn-con đường tích luỹ nâng cao vốn tri thức.. - Kết hợp đọc rộng với đọc sâu, đọc sách chuyên môn với sách thường thức. - Đọc có kế hoạch, hệ thống, không nên đọc tràn lan. =>Những năng lực HS cần phát triển: giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ; sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt, cảm thụ thẩm mĩ. |
* HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP: - Thời gian: 5' - Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu cảm nhận về văn bản. - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật: Động não |
||
IV. Luyện tập : - Yêu cầu HS làm bài tập:
|
IV.Luyện tập Trình bày. |
IV. Luyện tập: ? Phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi học “Bàn về đọc sách”? |
*HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG
Kĩ thuật: động não |
||
+ Giao nhiệm vụ: ? Em học được điều gì về phương pháp đọc sách qua văn bản "Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm? + Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
+ GV nhận xét, đánh giá. |
+ Thực hiện nhiệm vụ: làm việc cá nhân, thảo luận, thống nhất trong nhóm. + Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: chia sẻ. -Lưu sản phẩm. |
Nêu điều đã học được về phương pháp đọc sách qua văn bản "Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm.
|
*HOẠT ĐỘNG 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Kĩ thuật: động não |
||
+ Giao nhiệm vụ: - Tìm đọc thêm những bài viết về phương pháp đọc sách, ghi lại những kinh nghiệm mình tích lũy được sau quá trình đọc tài liệu. + Khuyến khích HS chia sẻ trước lớp. + GV nhận xét, đánh giá. |
+ Thực hiện nhiệm vụ: làm việc cá nhân, chia sẻ với người thân, bạn bè… + Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: chia sẻ , lưu sản phẩm. |
- Đọc thêm những bài viết về phương pháp đọc sách, ghi lại những kinh nghiệm mình tích lũy được sau quá trình đọc tài liệu.
|
Bước 4. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà. (3’)
- Hoàn thiện các bài tập, nắm vững nội dung các đơn vị kiến thức đã học.
- Lập lại hệ thống luận điểm trong toàn bài.
- Ôn lại những phương pháp nghị luận đã học.
- Chuẩn bị bài “Khởi ngữ”.
Ngày soạn: 04/01/2019 |
Dạy |
Ngày |
|
Tiết |
|
||
Lớp |
9 |
TIẾT 93. KHỞI NGỮ
I.Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
- Nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện khởi ngữ ở trong câu. Đặt câu có khởi ngữ.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng khởi ngữ một cách phù hợp để đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất.
II. Trọng tâm:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của khởi ngữ. Công dụng của khởi ngữ.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện khởi ngữ ở trong câu. Đặt câu có khởi ngữ.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng khởi ngữ một cách phù hợp để đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất.
4. Những năng lực cụ thể HS cần phát triển:
* Năng lực chung:
- Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy.
- Nhóm năng lực quan hệ xã hội: giao tiếp, hợp tác
- Nhóm năng lực công cụ: sử dụng ngôn ngữ
*Nhóm năng lực chuyên biệt: sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt.
III. Chuẩn bị
1.Thầy:
+ Ý tưởng thiết kế hoạt động: Qua phân tích ví dụ, HS nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu, nhận diện khởi ngữ ở trong câu, đặt câu có khởi ngữ.
+ Nội dung của hoạt động: Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ
+Phương pháp tổ chức dạy học: hoạt động nhóm, hoạt động cặp đôi, cá nhân…
2.Trò:
Đọc trước bài, dự kiến trả lời các câu hỏi, bài tập, sản phẩm; phiếu học tập.
IV. Tổ chức dạy và học
Bước 1. Ổn định tổ chức lớp:
Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp.
Bước 2.Kiểm tra bài cũ
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
* Hỏi: Phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi học “Bàn về đọc sách”?
*Trả lời: HS nêu những bài học về cách chọn sách, phương pháp đọc sách tốt nhất mà mình rút ra được từ văn bản trên.
Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
Chuẩn KTKN cần đạt, năng lực cần phát triển |
*HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: HS nhận thức được nhiệm vụ trọng tâm của tiết học, có hứng thú tiếp thu bài mới.
|
||
Cho câu văn sau: Khoa là người thông minh nhất lớp. + Giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm theo bàn: Hãy diễn đạt câu văn trên theo các cách khác nhau sao cho làm nổi bật được đề tài cần nói đến trong câu. + Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
+ GV nhận xét, dẫn dắt, giới thiệu bài mới. |
+ Thực hiện nhiệm vụ.
+ Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp; nhận xét, phản biện. - Lắng nghe. |
- HS nhận thức được nhiệm vụ trọng tâm của tiết học. - Học sinh có hứng thú tiếp thu bài mới. |
*HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu: Nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu. Biết đặt câu có khởi ngữ.
|
||
* HD tìm hiểu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu: - Đưa ví dụ của SGK lên bảng phụ - Gọi học sinh đọc ví dụ. - Yêu cầu HS xác định chủ ngữ trong các ví dụ vừa học. ? Phân biệt các từ ngữ in đậm trong mỗi câu với chủ ngữ? ? Vai trò của các từ in đậm trong mỗi câu văn?
? Thế nào là khởi ngữ? Đặc điểm của khởi ngữ? - GV chốt kiến thức. |
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ: - Đọc ví dụ, chú ý các từ in đậm trong câu. - Xác định chủ ngữ.
- Rút ra nội dung ghi nhớ. - Nghe, ghi chép. |
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
1. Xét ngữ liệu: * Ví dụ: Sgk/7 - Chủ ngữ: + VD(a): anh + VD(b): tôi + VD(c): chúng ta - Các từ in đậm: “anh”, “giàu”, “các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ” đứng trước chủ ngữ. => Các từ in đậm không có quan hệ C-V với vị ngữ. - Báo trước nội dung thông tin trong câu (hoặc thông báo về những đề tài được nói đến trong câu) - Có thể thêm quan hệ từ: còn, về, đối với.... 2.Bài học: Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. -Trước khởi ngữ, thươìng có thêm các quan hệ từ về, đối với. =>Những năng lực HS cần phát triển: giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ; sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt. |
* HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP - Thời gian: 18’ - Mục tiêu: Nhận diện được khởi ngữ ở trong câu. Biết đặt câu có khởi ngữ. - Phương pháp: Thảo luận nhóm, chơi trò chơi. - Kĩ thuật: Các mảnh ghép.
|
||
* HD luyện tập: - GV chia lớp thành 2 nhóm lớn, mỗi nhóm làm một bài tập.( HS trong nhóm thảo luận theo bàn) - Gọi đại diện trình bày. - Cho các nhóm nhận xét chéo. - GV nhận xét, bổ sung.
- GV chia lớp thành 2 đội chơi, cho HS thi tiếp sức: Đặt câu có sử dụng khởi ngữ ( 4’) |
II.Luyện tập:
+ N1: BT 1 + N2: BT2 - Đại diện trình bày. -Nhận xét chéo. - Nghe, ghi chép.
- Tham gia trò chơi. Đặt câu. |
II.Luyện tập: Bài tập 1. Xác định khởi ngữ: a. Điều này b. Đối với chúng mình c.Một mình d.Làm khí tượng e. Đối với cháu Bài tập 2 Viết lại các câu sau bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ. a.Anh ấy làm bài cẩn thận lắm =>Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm. b.Tôi hiểu rồi nhưng chưa giải được =>Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì tôi chưa giải được. Bài tập3 ( Bài tập bổ sung) Đặt câu có khởi ngữ. =>Những năng lực HS cần phát triển: giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ; sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt... |
*HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG
Kĩ thuật: động não, 321 |
||
+ Giao nhiệm vụ: ? Đặt một đoạn hội thoại ngắn có sử dụng khởi ngữa. Chỉ rõ khởi ngữ đã dùng. + Yêu cầu HS báo cáo kết quả. + GV nhận xét, đánh giá. |
+ Thực hiện nhiệm vụ. + Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: chia sẻ. -Lưu sản phẩm. + GV nhận xét, đánh giá. |
|
*HOẠT ĐỘNG 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Phương pháp tích cực: Hoạt động cá nhân, nhóm, hoạt động với cộng đồng. Kĩ thuật: động não |
||
+ Giao nhiệm vụ: - Tìm câu có thành phần khởi ngữ trong một văn bản đã học. + Khuyến khích HS chia sẻ trước lớp. + GV nhận xét, đánh giá. |
+ Thực hiện nhiệm vụ: làm việc cá nhân, chia sẻ với người thân, bạn bè… + B/c kết quả thực hiện nhiệm vụ: chia sẻ, lưu sp |
- Tìm câu có thành phần khởi ngữ trong một văn bản đã học.
|
Bước 4. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà. (2’)
- Hoàn thiện các bài tập, nắm vững nội dung các đơn vị kiến thức đã học.
- Chuẩn bị bài: “Phép phân tích và tổng hợp” ( Đọc trước bài, dự kiến trả lời các câu hỏi)
Ngày soạn: 04/01/2019 |
Dạy |
Ngày |
|
Tiết |
|
||
Lớp |
9 |
TIẾT 94. PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
I.Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
- Nắm được đặc điểm của phép lập luận phân tích và tổng hợp. Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Thấy được tác dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện được phép phân tích lập luận và tổng hợp.
- Vận dụng hai phép lập luận này khi tạo lập và đọc - hiểu văn bản nghị luận.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp vào giao tiếp một cách có hiệu quả.
II. Trọng tâm:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của phép lập luận phân tích và tổng hợp. Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Tác dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận.
2. Kĩ năng:.
- Nhận diện và vận dụng hai phép lập luận này khi tạo lập và đọc - hiểu văn bản nghị luận.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp vào giao tiếp một cách có hiệu quả.
4. Những năng lực cụ thể HS cần phát triển:
* Năng lực chung:
- Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy.
- Nhóm năng lực quan hệ xã hội: giao tiếp, hợp tác
- Nhóm năng lực công cụ: sử dụng ngôn ngữ
*Nhóm năng lực chuyên biệt: sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt, cảm thụ thẩm mĩ
III. Chuẩn bị
1.Thầy:
+ Ý tưởng thiết kế hoạt động: Qua phân tích VD, HS nắm được đặc điểm của phép lập luận phân tích và tổng hợp.Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp. Tác dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận.
+ Nội dung của hoạt động: Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp, luyện tập.
+Phương pháp tổ chức dạy học: hoạt động nhóm, hoạt động cặp đôi, cá nhân…
2.Trò:
Đọc trước bài, dự kiến trả lời các câu hỏi, bài tập, sản phẩm; phiếu học tập.
IV. Tổ chức dạy và học
Bước 1. Ổn định tổ chức lớp:
Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp.
Bước 2.Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
Chuẩn KTKN cần đạt, năng lực cần phát triển |
*HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: HS nhận thức được nhiệm vụ trọng tâm của tiết học, có hứng thú tiếp thu bài mới.
|
||
+ Giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm theo bàn: Bằng vốn hiểu biết của em hãy trình bày cách hiểu về phép phân tích và tổng hợp trong nói , viết. + Yêu cầu HS báo cáo kết quả. ( HS có thể chưa trả lời đugs hoặc chưa đầy đủ) + GV nhận xét, dẫn dắt, giới thiệu bài mới. |
+ Thực hiện nhiệm vụ.
+ Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp; nhận xét, phản biện. - Lắng nghe. |
- HS nhận thức được nhiệm vụ trọng tâm của tiết học. - Học sinh có hứng thú tiếp thu bài mới. |
HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Thời gian:15’ - Mục tiêu: Nắm được đặc điểm của phép lập luận phân tích và tổng hợp. Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp. Tác dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận. - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Động não, 321, XYZ... |
||
* HD tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp: - Cho HS đọc văn bản “Trang phục” trong SGK ? * HD tìm hiểu phép phân tích: + Giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm theo bàn: ? Bài văn đã trình bày về vấn đề gì ? ? Tác giả đã làm sáng vấn đề đó bằng những luận điểm nào? Ở mỗi luận điểm ấy tác giả lại làm sáng rõ bằng những dẫn chứng nào? + Yêu cầu HS báo cáo kết quả, nhận xét chéo.
- GV nhận xét, chốt kiến thức. ? Vậy việc lập luận như trên là phép phân tích qua đó em hiểu như thế nào là phép phân tích ? - Tích hợp với các tiết giảng văn trước. * HD tìm hiểu phép tổng hợp: + Hoạt động cá nhân, phương pháp vấn đáp. ? Câu “Ăn mặc...xã hội.” có phải là câu tổng hợp các ý đã phân tích ở trên không ? Nó có thâu tóm được các ý trong từng dẫn chứng cụ thể nêu trên không ? ? Từ tổng hợp các quy tắc ăn mặc trên bài viết đã mở rộng sang vấn đề ăn mặc đẹp như thế nào? ? Qua việc đọc văn bản trên em thấy phần tổng hợp thường có vị trí ở phần nào của văn bản ? ? Qua đó em hiểu như thế nào là phép tổng hợp? Vai trò của nó? - Tích hợp với giảng văn.
- Cho HS chốt lại nội dung phần ghi nhớ/10. |
I.Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp. - Đọc văn bản sgk
+ Thực hiện nhiệm vụ: làm việc cá nhân rồi thảo luận, thống nhất trong nhóm.
+ Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp; nhận xét, phản biện. - Nghe, lưu sản phẩm.
- Suy nghĩ trả lời.
- Rút ra kết luận.
- Trả lời cá nhân
- Khái quát trả lời.
- Khái quát trả lời.
|
I.Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp.
* Tìm hiểu văn bản: "Trang phục"
1. Phép phân tích - Vấn đề: Văn hóa trong trang phục, vấn đề các qui tắc ngầm của văn hóa buộc mọi người phải tuân theo. - Tác giả đã làm sáng tỏ vấn đề bằng 3 luận điểm: (1)Ăn mặc phải chỉnh tề: “Có lẽ không ai… mọi người.” (2) Ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh riêng, chung: + Cô gái một mình trong hang sâu… + Anh thanh niên đi tát nước… + Đi đám cưới không ai… + Đi đám ma không ai… (3)Ăn mặc phải phù hợp với đạo đức: + Giản dị hòa mình vào cộng đồng. + Người có văn hóa, biết ứng xử. - Có hai quy tắc “ăn cho mình mặc cho người” và “ y phục xứng kì đức”. => Là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của 1 vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật hiện tượng.
2.Phép tổng hợp.
- Câu “Ăn mặc...xã hội.” là ý tổng hợp cho các ý đã phân tích ở trên. - Nó đã thâu tóm được các ý trong từng dẫn chứng nêu trên.
- Mở rộng sang vấn đề ăn mặc đẹp: có phù hợp thì mới đẹp, sự phù hợp với môi trường với hiểu biết, phù hợp với đạo đức. - Thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài ở phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản. => Phép lập luận rút ra cái chung từ nhiều điều đã phân tích. 3.Vai trò của phép lập luận phân tích và tổng hợp - Giúp ta hiểu nội dung văn bản trên. - Phép phân tích giúp cho vấn đề được cụ thể chi tiết, rõ ràng - Phép tổng hợp giúp khái quát, thâu tóm toàn bộ vấn đề đã trình bày - Phép phân tích, tổng hợp để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó. -> Đây là 2 vấn đề đối lập nhưng không thể tách rời. Phân tích rồi phải tổng hợp mới có ý nghĩa và ngược lại phải dựa trên cơ sở của phân tích mới có tổng hợp. * Ghi nhớ SGK/10 =>Những năng lực HS cần phát triển: giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ; sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt... |
* HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP: - Thời gian: 18’ - Mục tiêu: Nhận diện được phép phân tích lập luận và tổng hợp.Vận dụng hai phép lập luận này tạo lập và đọc - hiểu văn bản nghị luận - Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp... - Kĩ thuật: động não, 321, XYZ... |
||
* HD luyện tập: -Gọi HS đọc BT1, xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn).
-Gọi HS đọc BT2, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT3, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT4, xác định yêu cầu. Thực hiện. |
II.Luyện tập: -HS đọc, chia nhóm thảo luận. + Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp; nhận xét, phản biện. - Nghe, lưu sản phẩm.
- Suy nghĩ cá nhân trả lời. - Nhận xét, phản biện. - Nghe, lưu sản phẩm.
- Suy nghĩ cá nhân trả lời. - Nhận xét, phản biện. - Nghe, lưu sản phẩm.
- Suy nghĩ cá nhân trả lời.
|
II.Luyện tập: Bài tập1(10) *Phân tích bằng tính chất bắc cầu mối quan hệ qua lại giữa ba yếu tố: sách-nhân loại - học vấn. *Phân tích đối chiếu: nếu không đọc, nếu xoá bỏ nhấn mạnh tầm quan trọng của đọc sách với việc nâng cao học vấn. Bài tập 2(10) Lí do phải chọn sách mà đọc: -Sách nhiều, chất lượng khác nhau chọn sách tốt mà đọc mới có ích. -Sức người có hạn, không chọn sách mà đọc thì lãng phí sức mình. -Sách có loại chuyên môn, có loại thường thức, chúng liên quan nhau, nhà chuyên môn cũng đọc sách thường thức. Bài tập3(10) Tầm quan trọng của việc đọc sách. -Không đọc thì không có điểm xuất phát cao. -Đọc là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức. Không chọn lọc sách thì đời người ngắn ngủi không đọc xuể, đọc không có hiệu quả. -Đọc ít mà kỹ quan trọng hơn đọc nhiều mà qua loa, không ích lợi gì. Bài tập4(10) Phương pháp phân tích rất cần thiết trong lập luận, vì có qua sự phân tích lợi - hại, đúng - sai, thì các kết luận rút ra mới có sức thuyết phục. =>Những năng lực HS cần phát triển: giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ; sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt, cảm thụ thẩm mĩ. |
*HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG
Kĩ thuật: động não |
||
+ Giao nhiệm vụ: - Hãy chỉ rõ phép phân tích, tổng hợp trong một văn bản nghị luận bất kì? + Yêu cầu HS báo cáo kết quả. + GV nhận xét, đánh giá. |
+ Thực hiện nhiệm vụ.
+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: chia sẻ. -Lưu sản phẩm. |
- Chỉ ra phép phân tích, tổng hợp trong một văn bản nghị luận bất kì.
|
*HOẠT ĐỘNG 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Kĩ thuật: động não |
||
+ Giao nhiệm vụ: - Đọc thêm các văn bản nghị luận, tìm hiểu vai trò của phép phân tích, tổng hợp trong văn bản. + Khuyến khích HS chia sẻ trước lớp. + GV nhận xét, đánh giá. |
+ Thực hiện nhiệm vụ: làm việc cá nhân, chia sẻ với người thân, bạn bè… + Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: chia sẻ , lưu sản phẩm. |
- Đọc thêm các văn bản nghị luận, tìm hiểu vai trò của phép phân tích, tổng hợp trong văn bản.
|
Bước 4. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà. (2’)
- Hoàn thiện các bài tập, nắm vững nội dung các đơn vị kiến thức đã học.
- Biết thực hiện phép phân tích và tổng hợp trong những văn cảnh cụ thể.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập phép lập luận phân tích và tổng hợp.
(Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi/ Sgk).
Ngày soạn: 04/01/2019 |
Dạy |
Ngày |
|
Tiết |
|
||
Lớp |
9 |
TIẾT 95. LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
I.Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
- Nắm được mục đích, đặc điểm, tác dụng của phép phân tích và tổng hợp.
- Nhận diện được rõ hơn văn bản có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng phép phân tích và tổng hợp thuần thục hơn khi đọc - hiểu và tạo lập văn bản nghị luận. Có kĩ năng phân tích, tổng hợp trong lập luận.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp vào giao tiếp một cách có hiệu quả.
II. Trọng tâm:
1. Kiến thức:
- Mục đích, đặc điểm, tác dụng của phép phân tích và tổng hợp.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện được rõ hơn văn bản có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Sử dụng phép phân tích và tổng hợp thuần thục hơn khi đọc - hiểu và tạo lập văn bản nghị luận
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp vào giao tiếp một cách có hiệu quả.
4. Những năng lực cụ thể HS cần phát triển:
* Năng lực chung:
- Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy.
- Nhóm năng lực quan hệ xã hội: giao tiếp, hợp tác
- Nhóm năng lực công cụ: sử dụng ngôn ngữ
*Nhóm năng lực chuyên biệt: sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt.
III. Chuẩn bị
1.Thầy:
+ Ý tưởng thiết kế hoạt động: Qua phân tích ngữ liệu HS nắm được: mục đích, đặc điểm, tác dụng của việc phép phân tích và tổng hợp. Nhận diện được rõ hơn văn bản có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp
+ Nội dung của hoạt động:Nhận diện phép lập luận; thực hành phân tích một vấn đề.
+Phương pháp tổ chức dạy học: hoạt động nhóm, hoạt động cặp đôi, cá nhân, quy nạp ...
2.Trò:
Đọc trước bài, dự kiến trả lời các câu hỏi, bài tập, sản phẩm; phiếu học tập.
IV. Tổ chức dạy và học
Bước 1. Ổn định tổ chức lớp:
Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp.
Bước 2.Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra khi luyện tập.
Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
Chuẩn KTKN cần đạt, năng lực cần phát triển |
*HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: HS nhận thức được nhiệm vụ trọng tâm của tiết học, có hứng thú tiếp thu bài mới.
Kĩ thuật: động não, tia chớp |
||
+ Giao nhiệm vụ: Suy nghĩ độc lập, trả lời: ? Nững điều em thu nhận được về phép phân tích, tổng hợp trong tiết họ trước? + Yêu cầu HS báo cáo kết quả. + GV nhận xét, dẫn dắt, giới thiệu bài mới: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu thế nào là phép phân tích, tổng hợp? Mối quan hệ giữa chúng? Trong tiết luyện tập này chúng ta sẽ thực hiện các bài tập theo hai phương diện kĩ năng: kĩ năng nhận dạng văn bản phân tích và tổng hợp, kĩ năng viết văn bản phân tích, tổng hợp. |
+ Thực hiện nhiệm vụ.
+ Chia sẻ trước lớp; nhận xét, phản biện. - Lắng nghe. |
- HS nhận thức được nhiệm vụ trọng tâm của tiết học.
- Học sinh có hứng thú tiếp thu bài mới. |
* HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC |
||
- Thời gian:10’ - Mục tiêu: Mục đích, đặc điểm, tác dụng của việc phép phân tích và tổng hợp. Nhận diện được rõ hơn văn bản có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp. - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm... - Kĩ thuật: động não, khăn trải bàn... |
||
* HD HS nhận diện phép lập luận : -GV: Yêu cầu học sinh đọc nội dung phần hai đoạn văn a, b, ở bài tập 1 (SGK – 11). -Yêu cầu HS thảo luận: ? Theo em trong đoạn văn (a) tác giả sử dụng phép phân tích hay tổng hợp? Vì sao? ? Khi phân tích tác giả còn sử dụng phép lập luận nào khác? - Phép chứng minh + Cái thú vị ở các giai điệu xanh trong bài thơ. + Hay ở những cử động trong bài thơ. + Hay ở các vần thơ. + Hay vì cả bài thơ không chữ nào non ép, đặc biệt ở câu 3, 4. Thu điếu là bài thơ hay cả nội dung và hình thức nghệ thuật. GV: Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn (b). -Yêu cầu HS thảo luận: ? Trình tự lập luận của đoạn văn này là gì? Hãy chỉ rõ phép lập luận trong đoạn văn?
GV: Khi kết luận tác giả khẳng định nguyên nhân của sự thành đạt và nêu lại khái niệm "thành đạt" cho người đọc nắm rõ. |
I. Nhận diện phép lập luận. - Đọc.
- Thảo luận theo bàn trả lời.
- Suy nghĩ trả lời.
- Đọc. - Thảo luận theo bàn trả lời.
- Nghe.
|
I. Nhận diện phép lập luận.
Bài tập 1(11)
a. Bài văn bình về bài Thu điếu do Xuân Diệu viết với phép lập luận phân tích. (lối diễn dịch.) + Mở đầu đoạn là ý khái quát : “Thơ hay… hay cả bài” + Tiếp theo là sự phân tích tinh tế làm sáng tỏ cái hay, cái đẹp của bài Thu điếu - Các điệu xanh… - Những cử động… - Các vần thơ…
b. Sử dụng phép lập luận phân tích: - Sau khi đặt vấn đề "Mấu chốt của thành đạt là ở đâu?", tác giả đã đi vào phân tích các nguyên nhân của sự thành đạt. - Các nguyên nhân gồm: + Nguyên nhân khách quan: . Do gặp thời. . Do hoàn cảnh bức bách. . Do có điều kiện được học tập. . Do tài năng trời cho. Có tác động, ảnh hưởng đến sự thành đạt của con người nhưng không phải là mấu chốt của sự thành đạt. + Nguyên nhân chủ quan: ở ý thức rèn luyện tinh thần phấn đấu của mỗi con người là nguyên nhân quyết định tới sự thành đạt. =>Những năng lực HS cần phát triển: giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ; sáng tạo. |
* HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP - Thời gian:23’ - Mục tiêu: Sử dụng phép phân tích và tổng hợp thuần thục hơn khi đọc - hiểu và tạo lập văn bản nghị luận. - Phương pháp: Thảo luận nhóm, thực hành phân tích, luyện viết... - Kĩ thuật: Động não, các mảnh ghép... |
||
* HD thực hành phân tích một vấn đề.
-GV: Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài tập 2,3. - Chia lớp thành 2 nhóm lớn. Nhóm 1: BT2; Nhóm 2: BT3 - Yêu cầu HS thảo luận theo bàn, viết bài - Cho đại diện HS trình bày. - Cho HS nhận xét chéo. - GV nhận xét, bổ sung. * Gợi ý: ? Tình huống nêu ra trong bài tập 2 là gì? ? Nhiệm vụ của chúng ta là gì? ? Biết triển khai những ý nào? - Học sinh thảo luận trả lời theo yêu cầu SGK hỏi.
GV: Cho học sinh dựa vào nội dung bài tập 1, phần luyện tập ở tiết trước để làm bài tập 3 này. - Cho HS làm việc cá nhân.
|
II. Thực hành phân tích một vấn đề. - Nêu yêu cầu bài tập 2,3. - Thảo luận theo bàn, viết bài
+ Nhóm 1 trình bày BT 2. - Nhận xét chéo. - Nghe, ghi chép.
+ Nhóm 2 trình bày. - Nhận xét chéo. - Nghe, ghi chép.
- HS làm việc cá nhân. |
II. Thực hành phân tích một vấn đề.
Bài tập 2(12) a. Bản chất của lối học đối phó : - Không xác định đúng mục đích của việc học. - Không chủ động trong học tập mà chủ yếu để đối phó với yêu cầu của thầy cô, của những lần kiểm tra, thi cử. - Là học vẹt, học tủ, không có thực chất. b. Tác hại của lối học đối phó : - Đối với bản thân : Kiến thức chắp vá, vụn vặt, hoàn toàn không có gốc rễ, không còn hào hứng trong học tập. - Đối với xã hội : Dù có bằng cấp nhưng đầu óc rỗng tuếch, không đáp ứng được yêu cầu của xã hội, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Bài tập 3(12) Lý do khiến mọi người phải đọc sách : - Sách đúc kết tri thức của nhân loại đã tích lũy từ xưa đến nay. - Đọc sách là chọn được một xuất phát điểm cao nhất. Nếu không sẽ là kẻ lạc hậu, thụt lùi. - Đọc sách là thừa hưởng trí tuệ nhân loại, giúp con đường học vấn của bản thân được tiến xa. Bài tập 4(12) Viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài "Bàn về đọc sách" – Chu Quang Tiềm. Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn vì sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại. Nhưng sách hôm nay rất nhiều và xấu, tốt lẫn lộn nên cần phải lựa chọn sách để đọc. Có hai loại sách cần đọc là sách phổ thông và sách chuyên môn. Không quan trọng việc đọc nhiều mà nên đọc cho kĩ, cho sâu. Biết cách chọn sách và đọc sách sẽ giúp việc học vấn được tiến xa. =>Những năng lực HS cần phát triển: giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ; sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt. |
*HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG
Kĩ thuật: động não |
||
+ Giao nhiệm vụ:
Chọn một vấn đề, thử lập luận theo cách đi từ phân tích đến tổng hợp hoặc “Tổng -Phân – Hợp” ? + Yêu cầu HS báo cáo kết quả. + GV nhận xét, đánh giá. |
+ Thực hiện nhiệm vụ.
+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: chia sẻ. -Lưu sản phẩm. |
HS chọn được một vấn đề và lập luận theo cách đi từ phân tích đến tổng hợp hoặc “Tổng -Phân – Hợp” ?
|
*HOẠT ĐỘNG 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Kĩ thuật: động não |
||
+ Giao nhiệm vụ: - Xem lại một văn bản nghị luận em đã viết. Trên cơ sở đó, xác định phép lập luận phân tích hoặc tổng hợp trong từng đoạn văn của bài. + Khuyến khích HS chia sẻ trước lớp. + GV nhận xét, đánh giá. |
+ Thực hiện nhiệm vụ: làm việc cá nhân, chia sẻ với người thân, bạn bè… + Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: chia sẻ , lưu sản phẩm. |
- Xem lại một văn bản nghị luận đã viết. Xác định phép lập luận phân tích hoặc tổng hợp trong từng đoạn văn của bài.
|
Bước 4. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà. (2’)
- Hoàn thiện các bài tập, nắm vững nội dung các đơn vị kiến thức đã học.
- Ôn lại lí thuyết, hoàn thiện các bài tập.
- Chuẩn bị văn bản “Tiếng nói của văn nghệ.
( Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi. Xác định rõ hệ thống luận điểm, luận cứ trong văn bản)
TUẦN 21
Ngày soạn: 05/01/2019 |
Dạy |
Ngày |
|
Tiết |
|
||
Lớp |
9 |
TIẾT 96, 97. TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
I.Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
- Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người.
- Thấy được nét đặc sắc trong nghệ thuật lập luận của nhà văn Nguyễn Đình Thi trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản nghị luận.
- Rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận.
- Thể hiện những suy nghĩ, tình cảm về một tác phẩm văn nghệ.
3. Thái độ:
- Trân trọng, yêu thích các tác phẩm văn nghệ.
II. Trọng tâm:
1. Kiến thức:
- Nội dung và sức mạnh của văn nghệ trong cuộc sống của con người.
- Nghệ thuật lập luận của nhà văn Nguyễn Đình Thi trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận.
- Thể hiện những suy nghĩ, tình cảm về một tác phẩm văn nghệ.
3. Thái độ:
- Trân trọng, yêu thích các tác phẩm văn nghệ.
4. Những năng lực cụ thể HS cần phát triển:
* Năng lực chung:
- Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy.
- Nhóm năng lực quan hệ xã hội: giao tiếp, hợp tác
- Nhóm năng lực công cụ: sử dụng ngôn ngữ
*Nhóm năng lực chuyên biệt: sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt, cảm thụ thẩm mĩ
III. Chuẩn bị
1.Thầy:
+ Ý tưởng thiết kế hoạt động: Qua đọc - hiểu, phân tích văn bản, HS hiểu được nội dung và sức mạnh của văn nghệ trong cuộc sống của con người. Thấy được nghệ thuật lập luận của nhà văn Nguyễn Đình Thi trong văn bản.
+ Nội dung của hoạt động: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm. Phân tích.
+Phương pháp tổ chức dạy học: vấn đáp, hoạt động nhóm, hoạt động cặp đôi, cá nhân…
2.Trò:
- Đọc trước bài, dự kiến trả lời các câu hỏi, bài tập, sản phẩm; phiếu học tập.
IV. Tổ chức dạy và học
Bước 1. Ổn định tổ chức lớp:
Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp.
Bước 2.Kiểm tra bài cũ: 5’
* Hỏi:
Tác giả Chu Quang Tiềm muốn gửi tới người đọc điều gì qua văn bản “Bàn về đọc sách” ?
* Trả lời:
HS nêu những điều mà tác giả bàn về:
+ Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách
+ Khó khăn, nguy hại của việc đọc sách trong tình trạng hiện nay
+ Phương pháp chọn sách và cách đọc sách
Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
Chuẩn KTKN cần đạt, năng lực cần phát triển |
|
*HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: HS nhận thức được nhiệm vụ trọng tâm của tiết học, có hứng thú tiếp thu bài mới.
|
|||
+ Giao nhiệm vụ: HĐ cá nhân: Hãy nhớ lại những cảm xúc của em mỗi khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ? + Yêu cầu HS báo cáo kết quả. + GV nhận xét, dẫn dắt, giới thiệu bài mới: Trong xã hội hiện đại, giữa cuộc sống bộn bề vẫn không thể thiếu những tác phẩm văn nghệ. Vì sao có thể nói như vậy? Văn nghệ có tác dụng như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay. |
+ Thực hiện nhiệm vụ.
+ Chia sẻ trước lớp; nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. |
- HS nhận thức được nhiệm vụ trọng tâm của tiết học.
- Học sinh có hứng thú tiếp thu bài mới. |
|
*HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu: Hiểu nội dung và sức mạnh của văn nghệ trong cuộc sống của con người. Thấy được nghệ thuật lập luận của nhà văn Nguyễn Đình Thi trong văn bản.
|
|||
* HD tìm hiểu chung: + Giao nhiệm vụ ? Em hiểu gì về tác giả, tác phẩm? - Yeu cầu HS giải thích các từ khó.
- Yêu cầu HS đề xuất cách đọc. - GV hướng dẫn, đọc mẫu. - Gọi học sinh đọc Học sinh nhận xét? + Yêu cầu HS thaor luận nhóm theo bàn: ? Văn bản thuộc kiểu văn bản gì? Được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? ? Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì? ? Văn bản được chia làm mấy luận điểm? Đó là những luận điểm nào? ? Em có nhận xét gì về hệ thống luận điểm này? - Luận điểm đầy đủ, lô-gíc, chặt chẽ… + Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
+ GV nhận xét, chốt kiến thức |
I. Tìm hiểu chung
- Dựa vào chú thích trả lời.
- Giải thích từ khó.
- Đề xuất cách đọc.
- Nghe. - Đọc - Phát hiện trả lời.
+ Thực hiện nhiệm vụ: làm việc cá nhân rồi thảo luận, thống nhất trong nhóm.
+ Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp; nhận xét, phản biện. -Nghe, lưu sản phẩm. |
I. Tìm hiểu chung 1.Chú thích a.Tác giả: Sgk + Nguyễn Đình Thi (1924-2003), quê: Hà Nội. +Ông từng làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lí luận, phê bình.. b.Tác phẩm: - Tiểu luận “Tiếng nói văn nghệ”, được tác giả viết năm 1948, in trong “Mấy vấn đề văn học”- xuất bản 1956. c. Từ khó: Sgk 2. Đọc
3. Kiểu loại văn bản: -Nghị luận về một vấn đề văn nghệ (lập luận giải thích và chứng minh) *Vấn đề nghị luận: Vai trò và ý nghĩa của văn nghệ đối với đời sống con người. 4. Bố cục: - Chia làm 3 luận điểm chính: + Luận điểm 1: Từ đầu cách sống của tâm hồn: Nội dung của văn nghệ. + Luận điểm 2: Tiếp theo tiếng nói của tình cảm: Nghệ thuật với đời sống tình cảm của con người. + Luận điểm 3: Còn lại: Sức mạnh là kỳ diệu, khả năng cám hoá văn nghệ. |
|
* HD phân tích
-GV: Lưu ý học sinh: Văn nghệ gần giống với văn học nghệ thuật và văn hoá nghệ thuật. + Giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm (2 bàn): - Nhóm 1, 2,3: Luận điểm 1. - Nhóm 4,5,6: Luận điểm 2. ? Nội dung phản ánh của văn nghệ thể hiện như thế nào? ? Để minh chứng cho nhận định trên tác giả đưa ra phân tích những dẫn chứng nào? Tác dụng? ? Vì sao tác giả viết lời gửi của nghệ sĩ cho nhân loại cho đời sâu phức tạp hơn phong phú và sâu sắc hơn nhiều bài học luân lí triết lí ở đời ...? ? Nội dung của văn nghệ khác nội dung của các môn khoa học khác như dân tộc học, xã hội học, lịch sử... ở điểm nào? + Yêu cầu HS báo cáo kết quả. + GV nhận xét, chốt kiến thức. - GV khẳng định: Nó khám phá miêu tả đúc kết bộ mặt tự nhiên xã hội các quy luật khách quan. Còn văn nghệ tập trung khám phá thể hiện chiều sâu tính cách số phận con người Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể sinh động là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và t/c có tính chất cá nhân của người nghệ sĩ.
(Hết tiết 96, chuyển tiết 97) GV cho HS đọc phần thứ 2 trong SGK. - Nhóm 4,5,6 .? Nhận xét về phép lập luận của đoạn văn này ? ( Phép phân tích tổng hợp ) ? Theo em, cuộc sống con người có thể thiếu tiếng nói của văn nghệ được không? Vì sao? ? Dựa vào văn bản và cho biết, văn nghệ có ý nghĩa như thế nào với đời sống tình cảm của con người? ? Điều đó được khẳng định như thế nào? ? Theo tác giả chỗ đứng của văn nghệ là ở đâu? ? Em hiểu gì về câu nói của Tôn-xtôi: "Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm" ? ? Em có thể nhận xét như thế nào về những lý lẽ, dẫn chứng mà tác giả đưa ra để lập luận? + Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
+ GV nhận xét, chốt kiến thức. *HD tìm hiểu luận điểm 3: Phương pháp gợi tìm, vấn đáp, trao đổi cặp đôi: - Học sinh đọc thầm lại phần 3 của văn bản. ? Văn nghệ là hiện thực khách quan được phản ánh qua lăng kính chủ quan của người nghệ sỹ. Văn nghệ đến với con người bằng cách nào? ? Vậy theo em, văn nghệ có sức cảm hoá như thế nào với con người? - Học sinh trao đổi cặp đôi ý kiến: "Văn nghệ là một thứ tuyên truyền – không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả". - Gọi đại diện trình bày. - Cho HS nhận xét chéo. - GV nhận xét, chốt kiến thức: Tác phẩm văn nghệ chân chính bao giờ cũng được soi sáng bởi một tư tưởng tiến bộ, hướng người đọc, người nghe vào một lẽ sống, cách nghĩ đúng đắn nhân đạo mà vẫn có tác dụng tuyên truyền cho một quan điểm, một giai cấp, một dân tộc nào đó. GV: Qua tình cảm, văn nghệ lay động toàn bộ con tim khối óc chúng ta, "Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi… sống được nhiều hơn nghệ thuật giải phóng được cho con người… đời sống tâm hồn xã hội". - Ví dụ: Bài thơ thần "Nam quốc sơn hà", văn bản "Hịch tướng sĩ", câu chuyện "Bó đũa", bài hát chủ đề "Biết ơn cha mẹ, thầy cô, yêu quê hương đất nước"… |
II. Phân tích
- Nghe.
+ Nhận nhiệm vụ hình thành nhóm.
+ Thực hiện nhiệm vụ: làm việc cá nhân rồi thảo luận, thống nhất trong nhóm.
+ Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp; nhận xét, phản biện. - Nghe, lưu sản phẩm.
+ Thực hiện nhiệm vụ.
+ Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp; nhận xét, phản biện. - Nghe, lưu sản phẩm.
- Suy nghĩ trả lời
- Suy nghĩ trả lời
- Trao đổi trả lời.
+ Đại diện các cặp chia sẻ trước lớp; nhận xét, phản biện.
- Nghe, lưu sản phẩm.
|
II. Phân tích
1. Nội dung của văn nghệ
- Phản ánh hiện thực cuộc sống một cách cụ thể, sinh động thông qua cái nhìn của người nghệ sĩ .
- Nội dung tiếng nói của văn nghệ còn là rung cảm nhận thức của từng người tiếp nhận. Nó được mở rộng và phát huy qua từng thế hệ người đọc, người xem. -> Là hiện thực mang tính cụ thể sinh động là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và t/c có tính chất cá nhân của người nghệ sĩ.
2. Vai trò, ý nghĩa của văn nghệ đối với đời sống con người.
- Văn nghệ giúp cho chúng ta được sống phong phú hơn, “làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”; là sợi dây kết nối con người với cuộc sống đời thường; mang lại niềm vui, ước mơ và những rung cảm thật đẹp cho tâm hồn.
Dẫn chứng đưa ra tiêu biểu, cụ thể, sinh động, lập luận chặt chẽ đầy sức thuyết phục, phân tích một cách cụ thể theo sự cần thiết của văn nghệ đối với đời sống con người.
3.Sức mạnh kì diệu của văn nghệ.
- Văn nghệ tuyên truyền bằng con đường đặc biệt: Con đường tình cảm. -> Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Nó có sức mạnh kỳ diệu, sức mạnh cảm hoá to lớn, lay động cảm xúc, tâm hồn và làm thay đổi nhận thức của con người…, hướng con người đến giá trị chân-thiện -mĩ ở đời.
=>Những năng lực HS cần phát triển: giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ; sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt, cảm thụ thẩm mĩ. |
|
* HD tổng kết:
HĐ cá nhân: .- Yêu cầu HS thảo luận theo bàn rút ra nội dung ghi nhớ. ? Nêu lại nét đặc sắc nghệ thuật làm nên thành công của văn bản này? ? Em hiểu gì về tiếng nói của văn nghệ qua văn bản này?
|
III.Tổng kết
- Khái quát lại những nét chính về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản. |
III.Tổng kết 1. Nghệ thuật - Bố cục: Chặt chẽ, hợp lý, dẫn chứng tự nhiên. - Luận điểm sắp xếp theo một hệ thống hợp lý. - Cách viết: Giàu hình ảnh, nhiều dẫn chứng tiêu biểu, đa dạng, có sức thuyết phục cao. - Lời văn: Chân thực, say sưa, nhiệt tình và chân thành. 2. Nội dung: - Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kỳ diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc, thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. * Ghi nhớ/sgk =>Những năng lực HS cần phát triển: giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ; sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt, cảm thụ thẩm mĩ. |
|
* HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP: - Thời gian:10' - Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu cảm nhận về văn bản. - Phương pháp: Thuyết trình, bình. - Kĩ thuật: Động não. |
|||
*HD luyện tập: - Yêu cầu HS làm bài tập - Gọi HS trình bày. - GV nhận xét, cho điểm. |
IV.Luyện tập - HS làmviệc cá nhân. - Trình bày BT. - Nghe, cảm thụ. |
IV. Luyện tập: Nêu một tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích, phân tích ý nghĩa, tác dụng của tác phẩm ấy đối với bản thân? |
|
*HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG
Kĩ thuật: động não |
+ Giao nhiệm vụ: - Lập lại hệ thống luận điểm của văn bản? - Nhận diện và phân tích các phép lập luận trong văn bản. + Yêu cầu HS báo cáo kết quả. + GV nhận xét, đánh giá. |
+ Thực hiện nhiệm vụ. + Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: chia sẻ. -Lưu sản phẩm. |
- Lập lại được hệ thống luận điểm của văn bản. - Nhận diện và phân tích các phép lập luận trong văn bản.
|
*HOẠT ĐỘNG 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Kĩ thuật: động não |
||
+ Giao nhiệm vụ: Trình bày những tác động, ảnh hưởng của một tác phẩm văn học đối với bản thân? + Khuyến khích HS chia sẻ trước lớp. + GV nhận xét, đánh giá. |
+ Thực hiện nhiệm vụ: làm việc cá nhân, chia sẻ với người thân, bạn bè… + Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: chia sẻ , lưu sản phẩm. |
- Trình bày được những tác động, ảnh hưởng của một tác phẩm văn học đối với bản thân.
|
Bước 4. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà. (2’)
- Đọc lại, nắm nội dung, hệ thống luận điểm của văn bản “Tiếng nói của văn nghệ”.
- Chuẩn bị bài “Các hành phần biệt lập trong câu” (Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi)
Ngày soạn: 06/01/2019 |
Dạy |
Ngày |
|
Tiết |
|
||
Lớp |
9 |
TIẾT 98. CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
I.Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
- Nắm được đặc điểm và công dụng của các thành phần biệt lập tình thái, cảm thán trong câu.
- Biết đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết thành phần tình thái và cảm thán trong câu.
- Đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng thành phần biệt lập một cách hợp lí trong nói viết để đạt hiệu quả cao nhất.
II. Trọng tâm:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của thành phần tình thái và cảm thán.
- Công dụng của các thành phần trên.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết thành phần tình thái và cảm thán trong câu.
- Đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng thành phần biệt lập một cách hợp lí trong nói viết để đạt hiệu quả ca nhất.
4. Những năng lực cụ thể HS cần phát triển:
* Năng lực chung:
- Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy.
- Nhóm năng lực quan hệ xã hội: giao tiếp, hợp tác
- Nhóm năng lực công cụ: sử dụng ngôn ngữ
*Nhóm năng lực chuyên biệt: sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt.
III. Chuẩn bị
1.Thầy:
+ Ý tưởng thiết kế hoạt động: Qua phân tích ngữ liệu, HS nắm được đặc điểm và công dụng của các thành phần biệt lập tình thái, cảm thán trong câu.
+ Nội dung của hoạt động: thành phần biệt lập tình thái; thành phần biệt lập cảm thán trong câu.
+Phương pháp tổ chức dạy học: hoạt động nhóm, hoạt động cặp đôi, cá nhân…
2.Trò:
Đọc trước bài, dự kiến trả lời các câu hỏi, bài tập, sản phẩm; phiếu học tập.
IV. Tổ chức dạy và học
Bước 1. Ổn định tổ chức lớp:
Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp.
Bước 2.Kiểm tra bài cũ: 5’
- Trình bày công dụng và đặc điểm của khởi ngữ trong câu
Đặt câu có khởi ngữ?
Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
Chuẩn KTKN cần đạt, năng lực cần phát triển |
||||||||||||||||||
*HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: HS nhận thức được nhiệm vụ trọng tâm của tiết học, có hứng thú tiếp thu bài mới.
|
||||||||||||||||||||
+ Giao nhiệm vụ: GV cho một tình huống: Trời sắp có mưa. - Yêu cầu HS dùng các cách diễn đặt khác nhau để nhận định sự việc. Nhận xét về sắc thái ý nghĩa của từng cách diễn đạt - HS trao đổi cặp đôi. + Yêu cầu HS báo cáo kết quả. + GV nhận xét, dẫn dắt, giới thiệu bài mới. |
+ Thực hiện nhiệm vụ.
+ Đại diện các cặp chia sẻ trước lớp; nhận xét, phản biện. - Lắng nghe. |
- HS nhận thức được nhiệm vụ trọng tâm của tiết học. - Học sinh có hứng thú tiếp thu bài mới. |
||||||||||||||||||
* HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: - Thời gian:15’ - Mục tiêu: Nắm được đặc điểm và công dụng của các thành phần biệt lập tình thái, cảm thán trong câu. - Phương pháp: HĐ nhóm, dạy học theo mẫu... - Kĩ thuật: Động não, 321, XYZ... |
||||||||||||||||||||
* HD tìm hiểu thành phần tình thái - GVđưa bảng phụ có VD / I + Giao nhiệm vụ: - Yêu cầu HS đọc các câu sau và thảo luận theo bàn (1') trả lời câu hỏi. ? Những từ ngữ: (chắc,có lẽ) là nhận định của người nói đối với sự việc hay là bản thân chúng diễn đạt sự việc? ? Các từ đó thể hiện thái độ gì? ? Nếu không có những từ ngữ đó thì sự việc của câu có khác không? ? Thế nào là thành phần tình thái? Tìm những từ những có ý nghĩa tương tự ? + Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
+ GV nhận xét, chốt kiến thức. - GV chốt kiến thức: Thành phần tình thái là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. * HD tìm hiểu thành phần cảm thán - HĐ cá nhận, phương pháp vấn đáp. - GV đưa bảng phụ có VD, yêu cầu HS đọc, nêu yêu cầu. ? Các từ ngữ (ồ, trời ơi) nó dùng để chỉ đồ vật hay sự việc gì không? ? Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu: ồ,trời ơi ? - Những phần câu phía sau giải thích cho người nghe biết tại sao nói người cảm thán. ? Các từ ngữ này có dùng để gọi ai không? - Không dùng gọi ai cả, để giúp người nói dùng để giải bày nỗi lòng của mình. ? Từ việc phân tích ví dụ trên, cho biết thế nào là thành phần cảm thán ? ? Vị trí của nó trong câu ? - GV chốt kiến thức: Thành phần cảm thán là thành phần được dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm, tâm lý của người nói ( vui, buồn, mừng, giận… ); có sử dụng những từ ngữ như “chao ôi, a, ơi, trời ơi …”. Thành phần cảm thán có thể tách ra thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt. ? Phần tình thái, phần cảm thán, có mối quan hệ gì đối với sự việc được nói đến trong câu? ? Thế nào là phần biệt lập? - GV cho HS nhắc lại các định nghĩa về phần tình thái phần cảm thán. => Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập. ? Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa hai phần này trong câu? -Giống phần( biệt lập) - Khác ( định nghĩa) |
I.Thành phần tình thái - Đọc VD + Thực hiện nhiệm vụ: làm việc cá nhân rồi thảo luận, thống nhất trong nhóm.
+ Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp; nhận xét, phản biện. - Nghe, lưu sản phẩm.
II. Thành phần cảm thán
- Đọc VD.
- Suy nghĩ trả lời. - Phát hiện trả lời.
- Suy nghĩ trả lời.
- Rút ra khái niệm thành phần cảm thán.
- Nghe, ghi chép.
- Suy nghĩ trả lời.
- Khái quát trả lời.
- Suy nghĩ trả lời.
|
I. Thành phần tình thái 1. Xét ngữ liệu: *Ví dụ: Sgk/18
* Nhận xét: a. Chắc -> Thể hiện thái độ tin cậy cao b. có lẽ -> Thái độ tin cậy chưa cao . -Chúng không tham gia vào việc diễn đạt sự việc.
2. Bài học: Sgk/18 Thành phần tình thái là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. II. Thành phần cảm thán 1. Xét ngữ liệu: *Ví dụ: Sgk/18 a.- Ồ, sao mà độ ấy vui thế. (Kim Lân) b) – Trời ơi, chỉ còn có năm phút ! (Nguyễn Thành Long) *Nhận xét: => Những từ được gạch chân bộc lộ thái độ, tình cảm, tâm lý của người nói
2. Bài học: Thành phần cảm thán là thành phần được dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm, tâm lý của người nói (vui, buồn, mừng, giận…); có sử dụng những từ ngữ như “chao ôi, a, ơi, trời ơi …”. Thành phần cảm thán có thể tách ra thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt.
=>Những năng lực HS cần phát triển: giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ; sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt. |
||||||||||||||||||
* HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP: - Thời gian:22’ - Mục tiêu: Nhận biết thành phần tình thái và cảm thán trong câu. Đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán. - Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm... - Kĩ thuật: Động não, XYZ, 321. |
||||||||||||||||||||
* HD luyện tập: -Gọi HS đọc BT1, xác định yêu cầu. Làm bài tập.
-Gọi HS đọc BT2, xác định yêu cầu. Thực hiện. * Yêu cầu HS sắp xếp nhanh. - Nhóm nào sắp xếp nhanh hơn, chính xác hơn sẽ được tuyên dương trước lớp . -Gọi HS đọc BT3, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT4, xác định yêu cầu, về nhà thực hiện.
|
II.Luyện tập: - Tìm các thành phần tình thái, cảm thán.
- Xác định yêu cầu của bài tập.
-Suy nghĩ, trình bày.
- Thảo luận nhanh theo bàn trả lời.
- Làm ở nhà. |
II. Luyện tập: Bài tập 1. Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong các câu sau đây :
Bài tập 2: Sắp xếp theo mức độ tăng dần. dường như - hình như -> có vẻ như -> có lẽ -> chắc là -> chắc ->chắc chắn.
Bài tập 3. Xác định mức độ cao nhất, mức độ thấp nhất của trách nhiệm mà người nói phải chịu trong ba cách diễn đạt sau. Lý giải tại sao Nguyễn Quang Sáng chọn từ chắc. a. Xác định : - Mức độ cao nhất của trách nhiệm : chắc chắn - Mức độ thấp nhất của trách nhiệm : hình như. b. Lý giải khi tác giả dùng từ “chắc”: Nếu xét theo lẽ thường của tình cha con thiêng liêng thì sự việc ắt là sẽ phải xảy ra như vậy. Nhưng tác giả vẫn không phải là ngươi trong cuộc nên cũng không thể chắc chắn sự việc sẽ diễn ra như vậy. Do đó, tác giả dùng từ chắc, thể hiện mức độ vừa phải mà thôi. Bài tập 4 Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim ảnh, tượng…), trong đoạn văn đó có câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán. =>Những năng lực HS cần phát triển: giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp tiếng Việt. |
||||||||||||||||||
*HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG
Kĩ thuật: động não |
||||||||||||||||||||
+ Giao nhiệm vụ: -Tự thực hiện một cuộc hội thoại với bạn bè, người thân, trong đó có sử dụng câu có thành phần cảm thán, thành phần tình thái. + Yêu cầu HS báo cáo kết quả. + GV nhận xét, đánh giá. |
+ Thực hiện nhiệm vụ.
+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: chia sẻ. -Lưu sản phẩm. |
-Thực hiện được một cuộc hội thoại với bạn bè, người thân, trong đó có sử dụng câu có thành phần cảm thán, thành phần tình thái.
=>Những năng lực HS cần phát triển: giải quyết vấn đề,sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt. |
||||||||||||||||||
*HOẠT ĐỘNG 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Kĩ thuật: động não |
||||||||||||||||||||
+ Giao nhiệm vụ: Tự tìm trong các văn bản đã học những câu văn có chứa thành phần biệt lập cảm thán và tình thái. + Khuyến khích HS chia sẻ trước lớp. + GV nhận xét, đánh giá. |
+ Thực hiện nhiệm vụ: làm việc cá nhân, chia sẻ với người thân, bạn bè…
+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: chia sẻ , lưu sản phẩm. |
Tự tìm trong các văn bản đã học những câu văn có chứa thành phần biệt lập cảm thán và tình thái.
=>Những năng lực HS cần phát triển: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp tiếng Việt.
|
Bước 4. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà. (3’)
- Hoàn thiện các bài tập, nắm vững nội dung các đơn vị kiến thức đã học.
- Viết một đoạn văn có câu chứa thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
- Hoàn thành bài tập 4/19.
- Chuẩn bị bài “ Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống” (Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi/ Sgk)
Ngày soạn: 06/01/2019 |
Dạy |
Ngày |
|
Tiết |
|
||
Lớp |
9 |
TIẾT 99. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I.Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
- Nắm được đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Hiểu và biết cách làm một bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
2. Kĩ năng:
- Làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
3. Thái độ:
- Có quan điểm tích cực trước các sự việc, hiện tượng trong đời sống.
II. Trọng tâm:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
2. Kĩ năng:
- Làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
3. Thái độ:
- Có quan điểm tích cực trước các sự việc, hiện tượng trong đời sống.
4. Những năng lực cụ thể HS cần phát triển:
* Năng lực chung:
- Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy.
- Nhóm năng lực quan hệ xã hội: giao tiếp, hợp tác
- Nhóm năng lực công cụ: sử dụng ngôn ngữ
*Nhóm năng lực chuyên biệt: sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt, tạo lập văn bản.
III. Chuẩn bị
1.Thầy:
+ Ý tưởng thiết kế hoạt động: Qua phân tích VD, HS nắm được đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
+ Nội dung của hoạt động:Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; xác định được hienj tượng đáng viết bài nghị luận.
+Phương pháp tổ chức dạy học: hoạt động nhóm, hoạt động cặp đôi, cá nhân…
2.Trò:
- Đọc trước bài, dự kiến trả lời các câu hỏi, bài tập, sản phẩm; phiếu học tập.
IV. Tổ chức dạy và học
Bước 1. Ổn định tổ chức lớp:
Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp.
Bước 2.Kiểm tra bài cũ: 5’
- Thế nào là văn nghị luận? Phân biệt lập luận phân tích và lập luận tổng hợp?
Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
Chuẩn KTKN cần đạt, năng lực cần phát triển |
*HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG
-Mục tiêu: HS nhận thức được nhiệm vụ trọng tâm của tiết học, có hứng thú tiếp thu bài mới.
|
||
+ Giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm theo bàn: Hãy nêu một số hiện tượng đáng quan tâm xung quanh cuộc sống chúng ta? Để thuyết phục mọi người nghe theo quan điểm riêng của mình , chúng ta cần làm gì? + Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
+ GV nhận xét, giới thiệu bài. |
+ Thực hiện nhiệm vụ.
+ Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp; nhận xét, phản biện. - Lắng nghe. |
|
*HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu: Nắm được đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
|
||
* HD tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: - Gọi học sinh đọc văn bản “Bệnh lề mề”. + Giao nhiệm vụ: - Cho HS thảo luận theo bàn các câu hỏi /sgk: ? Văn bản bàn luận về hiện tượng gì trong đời sống ? ? Nêu rõ biểu hiện của hiện tượng đó? ? Nguyên nhân hiện tượng là do đâu? ? Những tác hại của bệnh lề mề được tác giả phân tích như thế nào? ? Bài viết đã đánh giá hiện tượng đó ra sao? ? Tại sao phải kiên quyết chữa bệnh lề mề?(Thái độ, ý kiến của người viết) - Cuộc sống văn minh hiện đại đòi hỏi mọi người phải tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với nhau. Làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hoá. ? Bố cục bài viết có mạch lạc, chặt chẽ không ? Vì sao? ? Qua tìm hiểu em hiểu thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ? Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này? + Yêu cầu HS báo cáo kết quả. + GV nhận xét, chốt kiến thức: -Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết. -Về hình thức, bài viết phải có bố cục mạch lạc; có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực. Phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động. |
I.Tìm hiểu bài nghị luận về ...
- Đọc VB.
- Thảo luận theo bàn (5’)
+ Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp; nhận xét, phản biện. - Lắng nghe.
|
I.Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống 1. Xét ngữ liệu: * Ví dụ: Văn bản: “Bệnh lề mề”
* Nhận xét: - Bàn về một sự việc, hiện tượng trong đời sống: hiện tượng “giờ cao su”. +Biểu hiện: - Sai hẹn, đi chậm. - Coi thường giờ giấc.... + Nguyên nhân: - Coi thường việc chung. - Thiếu tự trọng. -Thiếu tôn trọng người khác. + Phân tích mặt sai, mặt có hại của vấn đề: - Làm phiền mọi người. - Nảy sinh cách đối phó. - Tạo ra một thói quen kém văn hoá. - Đưa ra ý kiến: Phê phán, kêu gọi mọi người phải kiên quyết chữa bệnh lề mề.
- Bố cục mạch lạc, luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực…
2. Bài học: *Ghi nhớ: SGK - ...Là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ. =>Những năng lực HS cần phát triển: giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ; sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt. |
* HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP: - Thời gian: 18’ - Mục tiêu: Nhận diện được sự việc, hiện tượng đời sống được bàn luận đến trong một văn bản cụ thể. Phân tích cách trình bày lập luận trong văn bản. Tập làm dàn ý cho một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống. - Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp. - Kĩ thuật: Khăn trải bàn, động não. |
||
* HD luyện tập: + Giao nhiệm vụ .- Cho HS đọc, nêu yêu cầu BT. - Cho HS thảo luận nhóm 4 người.(2’) ? Hãy nêu các sự việc, hiện tượng tốt, đáng biểu dương của các bạn, trong nhà trường, ngoài xã hội ? - Gọi đại diện trình bày, nhận xét chéo. - GV nhận xét, bổ sung. ? Sự việc hiện tượng nào đáng để viết một bài nghị luận xã hội và sự việc hiện tượng nào thì không cần viết? - Gọi HS đọc bài tập 2. ? Cuộc điều tra trong bài có phải là hiện tượng đáng viết một bài nghị luận không ? Vì sao? |
II. Luyện tập - Đọc, xác định yêu cầu. - Thảo luận nhóm (2’)
- Đại diện trình bày -> nhận xét chéo. - Nghe, ghi chép.
- Đọc. - Suy nghĩ trả lời.
|
II. Luyện tập Bài tập 1(21) a.Giúp đỡ bạn học tốt b.Góp ý phê bình khi bạn có khuyết điểm c.Bảo vệ cây xanh trong khuôn viên nhà trường d.Giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ.... - Trường hợp a, c, d có thể viết thành bài nghị luận xã hội
Bài tập 2( 21) - Đáng viết bài nghị luận vì: + Liên quan đến vấn đề sức khoẻ của cá nhân người hút, cộng đồng... + Liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường.... + Gây tốn kém cho người hút.... =>Những năng lực HS cần phát triển: giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ; sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt. *Rút |
*HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG
Kĩ thuật: động não |
||
+ Giao nhiệm vụ: Theo em trong học đường của chúng ta hiện nay sự việc nào đáng viết thành bài nghị luận? + Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
+ GV nhận xét, đánh giá. |
+ Thực hiện nhiệm vụ.
+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: chia sẻ. -Lưu sản phẩm. |
VD: Hiện tượng say mê trò chơi điện tử, đốt pháo, vứt rác bừa bãi, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ,…
|
*HOẠT ĐỘNG 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Kĩ thuật: động não |
||
+ Giao nhiệm vụ: - Tự tìm hiểu, viết bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. + Khuyến khích HS chia sẻ trước lớp. + GV nhận xét, đánh giá. |
+ Thực hiện nhiệm vụ: làm việc cá nhân, chia sẻ với người thân, bạn bè… + Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: chia sẻ , lưu sản phẩm. |
Tìm hiểu và viết được bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
|
Bước 4. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà. (2’)
- Hoàn thiện các bài tập, nắm vững nội dung các đơn vị kiến thức đã học.
- Dựa vào dàn ý, viết đoạn văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Chuẩn bị bài “Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
(Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi/ Sgk)
Ngày soạn: 06/01/2019 |
Dạy |
Ngày |
|
Tiết |
|
||
Lớp |
9 |
TIẾT 100. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC,HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
(CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG)
I.Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
- Biết xác định đối tượng của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
- Nắm được bố cục của kiểu bài nghị luận này.
- Nắm được yêu cầu cụ thể khi làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
2. Kĩ năng:
- Quan sát các hiện tượng của đời sống, hiện tượng đời sống.
- Rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
3. Thái độ:
- Có ý thức tuân thủ các bước tiến hành khi làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
II. Trọng tâm:
1. Kiến thức:
- Đối tượng, bố cục của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Yêu cầu cụ thể khi làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
2. Kĩ năng:
- Quan sát các hiện tượng của đời sống, hiện tượng đời sống.
- Rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
3. Thái độ:
- Có ý thức tuân thủ các bước tiến hành khi làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
4. Những năng lực cụ thể HS cần phát triển:
* Năng lực chung:
- Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy.
- Nhóm năng lực quan hệ xã hội: giao tiếp, hợp tác
- Nhóm năng lực công cụ: sử dụng ngôn ngữ
*Nhóm năng lực chuyên biệt: sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt, tạo lập văn bản.
1.Thầy:
+ Ý tưởng thiết kế hoạt động: Qua phân tích ngữ liệu, HS xác định được đối tượng của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Yêu cầu cụ thể khi làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
+ Nội dung của hoạt động:Tìm hiểu đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
+Phương pháp tổ chức dạy học: hoạt động nhóm, hoạt động cặp đôi, cá nhân…
2.Trò:
Đọc trước bài, dự kiến trả lời các câu hỏi, bài tập, sản phẩm; phiếu học tập.
IV. Tổ chức dạy và học
Bước 1. Ổn định tổ chức lớp:
Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp.
Bước 2.Kiểm tra bài cũ: 5’
* Hỏi: Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội?Nêu những yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận về sự việc, hiện tượng?
* Trả lời:
-Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
-Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.
-Về hình thức, bài viết phải có bố cục mạch lạc; có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực. Phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động.
Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
Chuẩn KTKN cần đạt, năng lực cần phát triển |
*HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: HS nhận thức được nhiệm vụ trọng tâm của tiết học, có hứng thú tiếp thu bài mới.
Kĩ thuật: động não. |
||
+ Giao nhiệm vụ: ? Hãy kể tên các sự việc hiện tượng đời sống đáng khen, đáng chê mà em đã gặp? Hướng giải quyết vấn đề? + Yêu cầu HS báo cáo kết quả. + GV nhận xét, dẫn dắt, giới thiệu bài mới. |
+ Thực hiện nhiệm vụ.
+ Chia sẻ trước lớp; nhận xét, phản biện. - Lắng nghe. |
- HS nhận thức được nhiệm vụ trọng tâm của tiết học.
- Học sinh có hứng thú tiếp thu bài mới. |
HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu: Xác định được đối tượng của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Yêu cầu cụ thể khi làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Kĩ thuật: động não, tia chớp, XYZ,321… |
||
* HD tìm hiểu đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: - Yêu cầu HS đọc đề /22. + Giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm theo bàn: Quan sát kĩ đề 1, đề 4. ? Ở đề 1, đề bài yêu cầu bàn luận về hiện tượng gì? ?Nội dung nghị luận gồm mấy ý? Ý nào? ? Tư liệu chủ yếu dùng để viết bài nghị luận là gì? ? Ở đề 4 em thấy Nguyễn Hiền sinh ra trong hoàn cảnh ntn? +Ông có điểm gì đặc biệt? +Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thành công của ông? ? Các đề bài có gì giống và khác nhau? + Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
+ GV nhận xét, chốt kiến thức.
? Mỗi HS hãy nghĩ ra một đề bài tương tự các đề trên?
* HD tìm hiểu cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống + Phương pháp: vấn đáp, hđ cá nhân. - Yêu cầu HS đọc đề bài SGK. - Suy nghĩ trả lời các câu hỏi/skg/23 ? Đề bài thuộc thể loại gì? ? Đề nêu sự việc, hiện tượng gì? ? Đề yêu cầu làm gì? ?Những việc làm của Nghĩa nói lên điều gì? ?Vì sao Thành đoàn phát động phong trào học tập bạn Nghĩa? ? Nếu mọi người làm theo bạn Nghĩa thì có tác dụng như thế nào ? ? Sắp xếp ý theo bố cục của bài nghị luận? - Bước tiếp theo của quy trình làm một bài TLV? - Viết đoạn văn nêu một ý của phần thân bài? ? Công đoạn cuối cùng của quy trình làm một bài TLV? *Qua tìm hiểu hãy rút ra kết luận về cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ? |
I.Tìm hiểu đề bài nghị luận về ...
+ Thực hiện nhiệm vụ: làm việc cá nhân rồi thảo luận, thống nhất trong nhóm.
+ Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp; nhận xét, phản biện. - Nghe, lưu sản phẩm.
- Tự bộc lộ.
II.Cách làm bài nghị luận về một ...
- Đọc đề. - Xác định yêu cầu của đề.
- Trả lời các câu hỏi để tìm ý cho đề văn.
- Lập dàn ý.
- Xác định bước tiếp theo của việc lập dàn ý. - Nêu công đoạn cuối .
- Khái quát, rút ra nội dung ghi nhớ. |
I.Tìm hiểu đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
1. Ví dụ: - Đọc các đề văn: sgk/22 - So sánh sự giống và khác nhau giữa các đề1- 4: *Giống: Hai đề bài đều có sự việc, hiện tượng tốt cần ca ngợi -tấm gương vượt khó. - Yêu cầu nêu nhận xét, suy nghĩ về sự việc, hiện tượng đó.
*Khác: - Đề 1 yêu cầu phải phát hiện sự việc hiện tượng để bàn luận. - Đề 4 cung cấp sự việc hiện tượng để người viết bàn luận...
II.Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống Đề bài: SGK
1.Tìm hiểu đề, tìm ý:
a.Tìm hiểu đề: - Đề thuộc loại nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống -Nêu hiện tượng người tốt, việc tốt (tấm gương Phạm Văn Nghĩa) -Yêu cầu: nêu suy nghĩ về hiện tượng ấy b.Tìm ý: - Có ý thức sống có ích thì mỗi người hãy bắt đầu cuộc sống của mình từ những việc làm bình thường có hiệu quả - Vì: Nghĩa là tấm gương tốt với những việc làm giản dị(....) - Có hiếu với cha mẹ, có ý thức học tập....=> đơi sống sẽ vô cùng tốt đẹp. 2.Lập dàn ý: a.Mở bài: - Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa - Nêu tóm tắt ý nghĩa của tấm gương b.Thân bài: - Phân tích ý nghĩa những việc làm... - Đánh giá việc làm... - Nêu ý nghĩa của việc phát động phong trào thi đua. c.Kết bài: - Ý nghĩa giáo dục của tấm gương - Rút ra bài học cho bản thân 3.Viết bài: 4. Đọc lại bài viết và sửa chữa. =>Những năng lực HS cần phát triển: giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ; sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt, tạo lập văn bản.
|
* HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP: - Thời gian: 22’ - Mục tiêu: Lập được dàn bài hoàn chỉnh cho một đề văn nghị luận về một hiện tượngđời sống. - Phương pháp: Thực hành lập dàn ý, thuyết trình. - Kĩ thuật: Động não... |
||
* HD luyện tập: - Yêu cầu HS làm việc cá nhân, lập dàn ý cho đề 4 (về Nguyễn Hiền). - Gọi 2-3 em trình bày. - Cho HS nhận xét chéo. - GV nhận xét, uốn nắn. |
III.Luyện tập: - Lập dàn ý.
- Trình bày. - Nhận xét chéo. - Nghe, rút kinh nghiệm. |
III.Luyện tập: Lập dàn ý cho đề 4/mục I (về Nguyễn Hiền). * Gợi ý: 1.Mở bài: Giới thiệu chung về Nguyễn Hiền. 2.Thân bài: -Hoàn cảnh của Nguyễn Hiền. -Tinh thần ham học. -Ý thức tự trọng. -Kết quả, sự thành đạt của ông. 3.Kết bài: Học tập tấm gương của Nguyễn Hiền. =>Những năng lực HS cần phát triển: giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ; sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt, tạo lập văn bản. |
*HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG
Kĩ thuật: động não |
||
+ Giao nhiệm vụ: Lập dàn ý chi tiết cho một trong 4 đề /sgk. + Yêu cầu HS báo cáo kết quả. + GV nhận xét, đánh giá. |
+ Thực hiện nhiệm vụ.
+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: chia sẻ. -Lưu sản phẩm. |
Lập được dàn ý chi tiết cho một trong 4 đề /sgk.
=>Những năng lực HS cần phát triển: giải quyết vấn đề, tư duy, sử dụng ngôn ngữ; sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt, tạo lập văn bản. |
*HOẠT ĐỘNG 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Kĩ thuật: động não |
||
+ Giao nhiệm vụ: - Tìm hiểu một sự việc, hiện tượng đời sống ở địa phương và trình bày ngắn gọn ý kiến của bản thân về sự việc, hiện tượng ấy. + Khuyến khích HS chia sẻ trước lớp. + GV nhận xét, đánh giá. |
+ Thực hiện nhiệm vụ: làm việc cá nhân, chia sẻ với người thân, bạn bè…
+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: chia sẻ, lưu sản phẩm. |
- Tìm hiểu một sự việc, hiện tượng đời sống ở địa phương và trình bày ngắn gọn ý kiến của bản thân về sự việc, hiện tượng ấy.
=>Những năng lực HS cần phát triển: giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tạo lập văn bản. |
Bước 4. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà. (3’)
- Hoàn thiện các bài tập, nắm vững nội dung các đơn vị kiến thức đã học.
- Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương phần Tập làm văn(quan sát, xem xét tình hình ở địa phương về một số hiện tượng cần viết bài nghị luận)
TUẦN 22
Ngày soạn: 12/01/2019 |
Dạy |
Ngày |
|
Tiết |
|
||
Lớp |
9 |
TIẾT 101. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần Tập làm văn)
I.Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
- Củng cố lại những kiến thức cơ bản về kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng của đời sống.
- Biết tìm hiểu và có những ý kiến về sự việc, hiện tượng của đời sống ở địa phương.
- Biết cách vận dụng kiến thức về kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng của đời sống.
2. Kĩ năng:
- Thu thập thông tin về những vấn đề nổi bật, đáng quan tâm của địa phương.
- Suy nghĩ, đánh giá về một hiện tượng, một sự việc thực tế ở địa phương.
- Làm một bài văn trình bày một vấn đề mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ, kiến nghị riêng của mình
3.Thái độ:
- Có ý thức quan tâm đến tình hình chung của đời sống cộng đồng. Dám nêu quan điểm tích cực của mình về các vấn đề đó, góp phần xây dựng đời sống tốt đẹp hơn.
II. Trọng tâm:
1. Kiến thức:
- Cách vận dụng kiến thức về kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng của đời sống.
- Những sự việc, hiện tượng có ý nghĩa ở địa phương.
2. Kĩ năng:
- Thu thập thông tin về những vấn đề nổi bật, đáng quan tâm của địa phương.
- Suy nghĩ, đánh giá về một hiện tượng, một sự việc thực tế ở địa phương.
3.Thái độ:
- Có ý thức quan tâm đến tình hình chung của đời sống cộng đồng. Dám nêu quan điểm tích cực của mình về các vấn đề đó, góp phần xây dựng đời sống tốt đẹp hơn.
4. Những năng lực cụ thể HS cần phát triển:
* Năng lực chung:
- Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy.
- Nhóm năng lực quan hệ xã hội: giao tiếp, hợp tác
- Nhóm năng lực công cụ: sử dụng ngôn ngữ
*Nhóm năng lực chuyên biệt: sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt, tạo lập văn bản.
III. Chuẩn bị
1.Thầy:
+ Ý tưởng thiết kế hoạt động: Qua thảo luận, HS nắm được những sự việc, hiện tượng có ý nghĩa ở địa phương. Hiểu được bản chất của nó.
+ Nội dung của hoạt động: Tìm hiểu và viết bài về những vấn đề thường xảy ra ở địa phương em.
+Phương pháp tổ chức dạy học: hoạt động nhóm, hoạt động cặp đôi, cá nhân…
2.Trò:
Đọc trước bài, dự kiến trả lời các câu hỏi, bài tập, sản phẩm; phiếu học tập.
IV. Tổ chức dạy và học
Bước 1. Ổn định tổ chức lớp:
Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp.
Bước 2.Kiểm tra bài cũ: 5’
- Cách làm một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ?
Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
Chuẩn KTKN cần đạt, năng lực cần phát triển |
*HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: HS nhận thức được nhiệm vụ trọng tâm của tiết học, có hứng thú tiếp thu bài mới.
|
||
+ Giao nhiệm vụ: - Yêu cầu các nhóm chọn một sự việc, hiện tượng đáng quan tâm ở địa phương em, thảo luận nhóm ( 6 HS) xây dựng một tiểu phẩm ngắn, giải quyết tình huống trên. + Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
+ GV nhận xét, dẫn dắt, giới thiệu bài mới. |
+ Thực hiện nhiệm vụ.
+ Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp; nhận xét, phản biện. - Lắng nghe. |
- HS nhận thức được nhiệm vụ trọng tâm của tiết học. - Học sinh có hứng thú tiếp thu bài mới. |
* HOẠT ĐỘNG2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: |
||
- Thời gian: 13’ - Mục tiêu: Nắm bắt được những sự việc, hiện tượng có ý nghĩa ở địa phương. Hiểu được bản chất của nó. - Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp. - Kĩ thuật: Động não, dùng phiếu học tập... |
||
* HD tìm hiểu những vấn đề thường xảy ra ở địa phương: + Giao nhiệm vụ: Cho HS thảo luận nhóm theo bàn(1’): ? Hãy kể tên những vấn đề xã hội mà em biết ? + Gọi đại diện các nhóm trình bày.
+ GV tổng hợp, định hướng một số vấn đề nóng bỏng. * HD định hướng vấn đề:
- HS hoạt động cá nhân; phương pháp vấn đáp, gợi mở. - Hãy chọn vấn đề để triển khai ? ? Đặt luận điểm cho vấn đề môi trường ? ? Triển khai bằng hệ thống luận cứ như thế nào?
? Đặt luận điểm cho vấn đề về quyền trẻ em ? ? Tìm hệ thống luận cứ?
? Trong gia đình em được quan tâm như thế nào ?
- Hãy kể tên một vấn đề mà địa phương em đang quan tâm? - Những công việc được giúp đỡ ?
? Sự việc hiện tượng thế nào bị coi là tệ nạn?
|
I. Những vấn đề thường ...
+ Thực hiện nhiệm vụ: làm việc cá nhân rồi thảo luận, thống nhất trong nhóm. + Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp; nhận xét, phản biện. + Nghe, lưu sản phẩm. II. Định hướng vấn đề - Lựa chọn vấn đề cần nghị luận. - Suy nghĩ trả lời.
- Suy nghĩ trả lời.
- Suy nghĩ trả lời.
- Suy nghĩ trả lời. |
I. Những vấn đề thường xảy ra ở địa phương em.
- Môi trường. - Quyền trẻ em - Tệ nạn cờ bạc. - Vấn đề dân số kế hoạch hoá gia đình...
II. Định hướng vấn đề.
1.Vấn đề môi trường. * Môi trường với sự sống của con người. - Vai trò của môi trường với con người? - Thực trạng của môi trường ở địa phương em? - Hậu quả của việc phá rừng với các thiên tai lũ lụt, hạn hán. -Chặt phá cây xanh với việc ô nhiễm môi trường, không khí đô thị. Rác thải khó tiêu huỷ… - Lời cảnh báo, quan điểm của mình về vấn đề trên? - Giải pháp thực hiện? 2. Quyền trẻ em. * Trẻ em sinh ra phải được hưởng đầy đủ những quyền con người. - Những quyền trẻ em: Chăm sóc, nuôi dạy, học hành… - Sự quan tâm của chính quyền địa phương xây dựng khu vui chơi … Sự quan tâm của nhà trường. - Xây dựng khung cảnh sư phạm, tổ chức dạy học, hoạt động tham quan. Sự quan tâm của gia đình. Tấm gương tốt. Nạn bạo hành gia đình. 3. Vấn đề xã hội. - Sự quan tâm, giúp đỡ đối với các gia đình chính sách (thương binh, liệt sĩ…) - Những tấm gương sáng về lòng nhân ái, đức hi sinh của người lớn và trẻ em. - Những vấn đề có liên quan đến tham nhũng, tệ nạn xã hội.(cờ bạc, ma tuý…) =>Những năng lực HS cần phát triển: giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ; sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt. |
* HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP: - Thời gian: 17’ - Mục tiêu: Biết cách vận dụng kiến thức về kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng của đời sống vào việc nghị luận một vấn đề cụ thể. - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình. - Kĩ thuật: Động não |
||
* HD luyện tập - Yêu cầu HS triển khai một trong những vấn đề trên.
? Trình bày miệng dàn ý về một vấn đề đã tìm hiểu ? - Cho HS tập viết đoạn văn nghị luận -> Trình bày. |
III. Luyện tập - Suy nghĩ, làm bài -> Trình bày.
-Trình bày miệng.
- Viết đoạn văn, trình bày. |
III. Luyện tập Triển khai một trong những vấn đề trên. * VD: Vấn đề về môi trường. Luận điểm: Môi trường với sự sống của con người. - Hệ thống luận cứ: + Luận cứ 1: Vai trò của môi trường với con người. + Luận cứ 2: Hiện trạng môi trường đang bị ô nhiễm huỷ hoại. Phá rừng -> lũ lụt… Chặt phá cây xanh làm ô nhiễm môi trường đô thị. Rác thải khó tiêu huỷ ở nông thôn. Ô nhiễm môi trường biển do đánh bắt cá hải sản bừa bãi. + Luận cứ 3: Lời cảnh báo, quan điểm của người viết. + Luận điểm 4: Lời kêu gọi bảo vệ môi trường. =>Những năng lực HS cần phát triển: giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp. |
*HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG
Kĩ thuật: động não |
||
+ Giao nhiệm vụ: ? Vấn đề nào có tính thời sự nhất ở địa phương em hiện nay? Nêu quan điểm của em về vấn đề đó? + Yêu cầu HS báo cáo kết quả. + GV nhận xét, đánh giá. |
+ Thực hiện nhiệm vụ.
+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: chia sẻ. -Lưu sản phẩm. |
=>Những năng lực HS cần phát triển: giải quyết vấn đề, tư duy, sử dụng ngôn ngữ. |
*HOẠT ĐỘNG 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Kĩ thuật: động não |
||
+ Giao nhiệm vụ: - Tiếp tục tìm hiểu và viết bài về các sự việc hiện tượng có tính cấp thiết ở địa phương em? + Khuyến khích HS chia sẻ trước lớp. + GV nhận xét, đánh giá. |
+ Thực hiện nhiệm vụ: làm việc cá nhân, chia sẻ với người thân, bạn bè… + Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: chia sẻ , lưu sản phẩm. |
=>Những năng lực HS cần phát triển: giải quyết vấn đề, tư duy, sáng tạo.
|
Bước 4. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà. (3’)
- Hoàn thiện các bài tập, nắm vững nội dung các đơn vị kiến thức đã học.
- Dựa vào dàn bài, hoàn thành bài viết nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống với dẫn chứng cụ thể, thuyết phục, có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, không quá 1500 chữ.
- Chuẩn bị bài: Các thành phần biệt lập (Tiếp)
Yêu cầu: Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi/ sgk.
Ngày soạn: 12/01/2019 |
Dạy |
Ngày |
|
Tiết |
|
||
Lớp |
9 |
TIẾT 102. CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP (tiếp)
I.Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
- Nắm được đặc điểm và công dụng của các thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú trong câu.
- Biết đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết thành phần gọi - đáp và thành phần phụ chú trong câu.
- Biết đặt câu có sử dụng thành phần gọi - đáp, thành phần phụ chú.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng các thành phần biệt lập một các hợp lí trong nói, viết để đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất.
II. Trọng tâm:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của thành phần gọi - đáp và thành phần phụ chú.
- Công dụng của thành phần gọi - đáp và thành phần phụ chú.
2. Kĩ năng:
- Đặt câu có sử dụng thành phần gọi - đáp, thành phần phụ chú.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng các thành phần biệt lập một các hợp lí trong nói, viết để đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất.
4. Những năng lực cụ thể HS cần phát triển:
* Năng lực chung:
- Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy.
- Nhóm năng lực quan hệ xã hội: giao tiếp, hợp tác
- Nhóm năng lực công cụ: sử dụng ngôn ngữ
*Nhóm năng lực chuyên biệt: sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt, tạo lập văn bản.
III. Chuẩn bị
1.Thầy:
+ Ý tưởng thiết kế hoạt động: Qua phân tích ví dụ, HS nắm được đặc điểm và công dụng của các thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú trong câu. Biết đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
+ Nội dung của hoạt động:thành phần gọi - đáp, thành phần phụ chú.
+Phương pháp tổ chức dạy học: hoạt động nhóm, hoạt động cặp đôi, cá nhân…
2.Trò:
Đọc trước bài, dự kiến trả lời các câu hỏi, bài tập, sản phẩm; phiếu học tập.
IV. Tổ chức dạy và học
Bước 1. Ổn định tổ chức lớp:
Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp.
Bước 2.Kiểm tra bài cũ: 5’
? Thế nào là thành phàn biệt lập? Tành phần biệt lập tình thái, cảm thán? Đặt câu minh họa.
Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
Chuẩn KTKN cần đạt, năng lực cần phát triển |
*HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: HS nhận thức được nhiệm vụ trọng tâm của tiết học, có hứng thú tiếp thu bài mới.
|
||||
- Cho tình huống: Bạn A rủ bạn B đi học. + Giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thực hiện một cuộc hội thoại với tình huống trên. Có thành phần nao không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không? + Yêu cầu HS nhận xét chéo, phản biện.
+ GV nhận xét, dẫn dắt, giới thiệu bài mới: Phần gọi - đáp và thành phần phụ chú là hai thành phần phụ trong câu. Nó có tác dụng đáng kể nhưng đôi khi lại ít được chú ý một cách thỏa đáng. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn tác dụng của hai thành phần này. |
- Thực hiện cuộc giao tiếp.
- Chia sẻ trước lớp; nhận xét, phản biện. - Lắng nghe.
- Lắng nghe, suy nghĩ. |
-
- Học sinh có hứng thú tiếp thu bài mới, xác định được trọng tâm của bài. |
||
* HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: |
||||
- Thời gian:16’ - Mục tiêu: Nắm được đặc điểm và công dụng của thành phần gọi - đáp và thành phần phụ chú. - Phương pháp: Phân tích ngữ liệu, vấn đáp. - Kĩ thuật: động não... |
||||
* HD tìm hiểu thành phần gọi-đáp: - Đưa ví dụ lên bảng phụ + Giao nhiệm vụ: - Gọi học sinh đọc ví dụ và nhận xét. ? Trong số các từ in đậm ở ví dụ, từ nào dùng để gọi, từ nào dùng để đáp? ? Những từ ngữ dùng để gọi đáp có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay khộng ? Tại sao? ? Trong các từ ngữ gọi đáp trên, từ ngữ nào được dùng để tạo lập cuộc thoại? Từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại? - Rút ra kết luận gì về thành phần gọi-đáp? + Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
+ GV nhận xét, chốt kiến thức. *HD tìm hiểu thành phần phụ chú: - Đưa ví dụ lên bảng phụ + Giao nhiệm vụ: -Yêu cầu HS đọc VD. - Trao đổi cặp đôi: ? Ở các ví dụ nếu lược bỏ từ in đậm thì nghĩa sự việc của mỗi câu có thay đổi không ? Vì sao? - Ở VD (a) thành phần biệt lập chú thích cho cụm từ nào? +Ở VD (b)? ? Qua tìm hiểu em rút ra kết luận gì về thành phần phụ chú? + Yêu cầu HS báo cáo kết quả. + GV nhận xét, chốt kiến thức. |
I.Thành phần gọi-đáp + Thực hiện nhiệm vụ: làm việc cá nhân.
+ Chia sẻ trước lớp; nhận xét, phản biện. - Nghe, lưu sản phẩm. II.Thành phần phụ chú - Quan sát, đọc. + Thực hiện nhiệm vụ: làm việc cá nhân rồi thảo luận, thống nhất trong cặp đôi.
+ Đại diện các cặp đôi chia sẻ trước lớp; nhận xét, phản biện. - Nghe, lưu sản phẩm. |
I.Thành phần gọi-đáp
1.Xét ngữ liệu: * Ví dụ: Sgk/31
- Từ “này”dùng để gọi: tạo quan hệ giao tiếp (cuộc thoại) - Từ ngữ “thưa ông” dùng để đáp: duy trì quan hệ giao tiếp(cuộc thoại) - Không tham gia vào vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. vì chúng là thành phần biệt lập.
2.Bài học: Thành phần gọi đáp được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
II.Thành phần phụ chú
1. Xét ngữ liệu: * Ví dụ - Sgk/31
a/- chú thích cho cụm từ “đứa con gái” b/- chú thích điều suy nghĩ riêng của nhân vật” 2.Bài học: - Thành phần phụ chú dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. - Thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. - Có thể đặt sau dấu hai chấm. |
||
* HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: - Thời gian:17’ - Mục tiêu: Nhận biết thành phần gọi - đáp và thành phần phụ chú trong câu. Đặt câu có sử dụng thành phần gọi - đáp,thành phần phụ chú. - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Động não, các mảnh ghép, 321 |
||||
* HD luyện tập: + Giao nhiệm vụ: -Gọi HS đọc các BT, xác định yêu cầu. HĐ nhóm (2 bàn). Mỗi nhóm làm 1 bài tập. ? Quan hệ giữa người nói và người nghe? + Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
+ GV nhận xét, chốt kiến thức. |
III. Luyện tập
+ Thực hiện nhiệm vụ: làm việc cá nhân rồi thảo luận, thống nhất trong nhóm.
+ Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp. + Chia sẻ trước lớp; nhận xét, phản biện. - Nghe, lưu sản phẩm.
|
III. Luyện tập Bài tập 1 ? Tìm thành phần gọi-đáp trong đoạn trích. Chỉ rõ từ để gọi, từ để đáp? Từ "này": dùng để gọi Từ "vâng": dùng để đáp
(gần gũi) Bài tập 2 ? Tìm thành phần gọi đáp trong câu ca dao? Cho biết lời gọi- đáp đó hướng đến ai? - Thành phần gọi đáp: “bầu ơi”. Đối tượng hướng tới của sự gọi: là tất cả mọi người trong cộng đồng người Việt. Bài tập 3 ? Tìm thành phần phụ chú và cho biết chúng bổ sung điều gì? a/ TP phụ chú: kể cả anh -> Giải thích cho cụm từ “mọi người”. b/ TP phụ chú “các thầy, cô …. người mẹ” -> giải thích cho cụm từ “những người nắm giữ chìa…này” c/ TP phụ chú “những người chủ…tới” giải thích cho cụm từ “lớp trẻ”. d/ TP phụ chú “có ai ngờ” thể hiện sự ngạc nhiên; “thương thương quá đi thôi” thể hiện tình cảm trìu mến. |
||
*HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG
Kĩ thuật: động não |
||||
+ Giao nhiệm vụ: - HS làm bài tập : Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, trong đó có câu chứa thành phần phụ chú. + Yêu cầu HS báo cáo kết quả. + GV nhận xét, đánh giá. |
+ Thực hiện nhiệm vụ.
+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: chia sẻ. -Lưu sản phẩm. |
- HS làm bài tập : Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, trong đó có câu chứa thành phần phụ chú.
|
||
*HOẠT ĐỘNG 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Kĩ thuật: động não |
||||
+ Giao nhiệm vụ: - Đọc lại một số văn bản đã học, ghi lại một số câu văn có thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú. + Khuyến khích HS chia sẻ trước lớp. + GV nhận xét, đánh giá. |
+ Thực hiện nhiệm vụ: làm việc cá nhân, chia sẻ với người thân, bạn bè… + Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: chia sẻ , lưu sản phẩm. |
- Đọc lại một số văn bản đã học, ghi lại một số câu văn có thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú.
|
Bước 4. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà. (3’)
- Hoàn thiện các bài tập, nắm vững nội dung các đơn vị kiến thức đã học.
- Viết đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú.
- Ôn tập văn nghị luận, chuẩn bị cho bài viết số 5.
Ngày soạn: 12/01/2019 |
Dạy |
Ngày |
|
Tiết |
|
||
Lớp |
9 |
TIẾT 103. LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
I.Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
- Nâng cao nhận thức và kĩ nắng sử dụng một số phép liên kết câu và liên kết đoạn văn.
- Hiểu được liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn, một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
- Sử dụng một số phép liên kết câu, liên kết đoạn trong việc tạo lập văn bản.
3.Thái độ:
- Có ý thức sử dụng các phép liên kết câu cho hợp lí khi tạo dựng văn bản.
II. Trọng tâm:
1. Kiến thức:
- Liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn.
- Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
- Sử dụng một số phép liên kết câu, liên kết đoạn trong việc tạo lập văn bản.
3.Thái độ:
- Có ý thức sử dụng các phép liên kết câu cho hợp lí khi tạo dựng văn bản.
4. Những năng lực cụ thể HS cần phát triển:
* Năng lực chung:
- Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy.
- Nhóm năng lực quan hệ xã hội: giao tiếp, hợp tác
- Nhóm năng lực công cụ: sử dụng ngôn ngữ
*Nhóm năng lực chuyên biệt: sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt.
III. Chuẩn bị
1.Thầy:
+ Ý tưởng thiết kế hoạt động: Qua phân tích ví dụ, HS nắm được liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn, một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản. Sử dụng một số phép liên kết câu, liên kết đoạn trong việc tạo lập văn bản.
+ Nội dung của hoạt động:Khái niệm liên kết câu; luyện tập .
+Phương pháp tổ chức dạy học: hoạt động nhóm, hoạt động cặp đôi, cá nhân…
2.Trò:
Đọc trước bài, dự kiến trả lời các câu hỏi, bài tập, sản phẩm; phiếu học tập.
IV. Tổ chức dạy và học
Bước 1. Ổn định tổ chức lớp:
Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp.
Bước 2.Kiểm tra bài cũ: 5’
Chấm khoảng 3 - 5 HS viết đoạn bài tập 5 trang 33
Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
Chuẩn KTKN cần đạt, năng lực cần phát triển |
*HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: HS nhận thức được nhiệm vụ trọng tâm của tiết học, có hứng thú tiếp thu bài mới.
|
||
+ Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS xem lại đoanvăn dã viết ở bài tập 3/55. Hãy cho biết các câu trog đoạn văn được liên kết với nhau bằng cách nào? + HS thảo luận theo bàn: + Yêu cầu HS báo cáo kết quả. + GV nhận xét, dẫn dắt, giới thiệu bài mới. |
+ Thực hiện nhiệm vụ.
+ Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp; nhận xét, phản biện. - Lắng nghe. |
- HS nhận thức được nhiệm vụ trọng tâm của tiết học. - Học sinh có hứng thú tiếp thu bài mới. |
*HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
|
||
* HD tìm hiểu khái niệm liên kết câu:
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn trong sgk. Và - Thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi . (đưa đoạn văn lên bảng phụ) + Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
+ GV nhận xét, chốt kiến thức
|
I.Khái niệm liên kết câu
- Quan sát. - Đọc. - Thảo luận. + Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp; nhận xét, phản biện. - Nghe, lưu sản phẩm. |
I. Khái niệm liên kết câu 1. Xét ngữ liệu * Ví dụ: Sgk
|
Câu hỏi: ? Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì? Chủ đề ấy có liên quan như thế nào với chủ đề chung của văn bản? |
- HS phát hiện trả lời.
|
a. Liên kết nội dung: - Bàn về cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ. Cách phản ánh thực tại (thông qua những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân người nghệ sĩ) là một bộ phận làm nên “tiếng nói văn nghệ” nghĩa là giữa chủ đề của đoạn văn và chủ đề của văn bản có quan hệ: bộ phận, toàn thể. |
? Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn là gì? |
HS suy nghĩ trả lời. |
*Nội dung chính của các câu: - Câu 1: Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại. - Câu 2: Khi phản ánh thực tại, người nghệ sĩ muốn nói lên một điều gì đó mới mẻ. - Câu 3: Cái mới mẻ ấy là thái độ, tình cảm và lời nhắn gửi của người nghệ sĩ. |
Những nội dung câu ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn? Nêu nhận xét trình tự sắp xếp các câu trong đoạn ? |
HS suy nghĩ trả lời:
|
|
*Sự gắn kết lô-gic giữa đoạn văn với văn bản, sự gắn kết lô gic giữa các câu với đoạn văn gọi là liên kết nội dung. ?Vậy thế nào là liên kết nội dung? * GV chốt: Các đoạn câu văn phải hướng tới chủ đề chung của văn bản. - Các câu văn phải phục vụ chủ đề của câu. - Các câu đoạn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. |
- Khái quát trả lời.
- Nghe, ghi chép.
|
|
HS tiếp tục thảo luận theo bàn câu hỏi 3 ? Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào? + Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
+ GV nhận xét, chốt kiến thức
|
- Thảo luận.
+ Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp; nhận xét, phản biện. - Nghe, lưu sản phẩm.
|
b. Liên kết hình thức |
* Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu được thể hiện: - Lặp từ vựng: tác phẩm-tác phẩm - Dùng từ ngữ cùng trường liên tưởng: tác phẩm, nghệ sĩ (tác giả, nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ...) -Phép thế: dùng từ “anh” thay thế từ “nghệ sĩ”, dùng cụm từ “cái đã có rồi” thay thế cho cụm từ “những vật liệu mượn ở thực tại”. - Phép nối: dùng quan hệ từ “nhưng”. |
||
? Như vậy về hình thức, các đoạn văn trong một văn bản, các câu trong một đoạn thường liên kết với nhau bằng những biện pháp nào? ? Qua đó em hiểu thế nào là liên kết về liên kết câu và liên kết đoạn? * GV chốt KT.
|
- Suy nghĩ trả lời.
- Khái quát trả lời, rút ra nội dung phần ghi nhớ. - Nghe, ghi ý chính.
|
2. Bài học: * Ghi nhớ: Sgk/43
- Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. - Về nội dung: đảm bảo liên kết chủ đề và lo-gic. - Về hình thức: các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính: phép lặp, phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng, phép thế, phép nối. |
*HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP - Thời gian: 18’ - Mục tiêu: Nhận biết và sử dụng được một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản. - Phương pháp: Thảo luận nhóm - Kĩ thuật:Động não, khăn trải bàn... |
||
* HD luyện tập:
- Gọi HS đọc, xác định yêu cầu của đề. - Cho HS thảo luận nhóm các câu hỏi trong sgk: ? Chủ đề của đoạn văn? ? Nội dung các câu trong đoạn văn ? - Gọi đại diện trình bày.
- Cho HS nhận xét chéo. - GV nhận xét. |
II. Luyện tập
- Đọc, nêu yêu cầu. - Các nhóm thảo luận . - Đại diện trình bày. - Nhận xét chéo. - Nghe, ghi chép.
|
II. Luyện tập Bài tập: Sgk/43 - Chủ đề: khẳng định vị trí của con người VN và quan trọng hơn là những hạn chế cần khắc phục. Đó là sự thiếu hụt về kiến thức, khả năng thực hành sáng tạo yếu do cách học thiếu thông minh gây ra. - Nội dung các câu trong đoạn văn đều hướng vào chủ đề đó của đoạn: + Câu 1: Cái mạnh của con người VN: thông minh – nhạy bén với cái mới + Câu 2: Bản chất trời phú ấy (cái mạnh ấy), thông minh và sáng tạo là yêu cầu hàng đầu. + Câu 3: Bên cạnh cái mạnh còn tồn tại cái yếu. + Câu 4: Thiếu hụt về kiến thức cơ bản + Câu 5: Biện pháp khắc phục lỗ hổng ấy mới thích ứng nền kinh tế mới. |
? Phân tích sự liên kết về hình thức giữa các câu trong đoạn văn ? |
- HS suy nghĩ trả lời. |
- Các câu được liên kết bằng các phép liên kết + Bản chất trời phú ấy (chỉ sự thông minh, nhạy bén với cái mới) liên kết câu (2) - (1). + Từ “nhưng” nối câu (3) với câu (2) + Từ “ấy” nối câu (4) - (3) + Từ “lỗ hổng” được lặp lại ở câu (4) và câu (5) + Từ “thông minh” ở câu (5) được lặp lại ở câu (1) |
*HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG
Kĩ thuật: động não |
||
+ Giao nhiệm vụ: Phân tích cách liên kết câu trong đoạn văn 1 của văn bản “Bàn về đọc sách” ? + Yêu cầu HS báo cáo kết quả. + GV nhận xét, đánh giá. |
+ Thực hiện nhiệm vụ.
+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: chia sẻ. -Lưu sản phẩm. |
Phân tích đượccách liên kết câu trong đoạn văn 1 của văn bản “Bàn về đọc sách” ?
|
*HOẠT ĐỘNG 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Kĩ thuật: động não |
||
+ Giao nhiệm vụ: - Tìm các ví dụ về liên kết câu và liên kết đoạn. + Khuyến khích HS chia sẻ trước lớp. + GV nhận xét, đánh giá. |
+ Thực hiện nhiệm vụ: làm việc cá nhân, chia sẻ với người thân, bạn bè… + Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: chia sẻ , lưu sản phẩm. |
Lấy được các ví dụ về liên kết câu và liên kết đoạn. |
Bước 4. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà. (3’)
- Nhớ được các biểu hiện của liên kết câu và liên kết đoạn văn.
- Hoàn thiện các bài tập, nắm vững nội dung các đơn vị kiến thức đã học.
- Chuẩn bị bài: Mùa xuân nho nhỏ( đọc trước bài, tìm hiểu tác giả, tác phẩm. Trả lời câu hỏi /Sgk)
Ngày nộp đề:
|
Dạy |
Ngày |
|
Tiết |
|
||
Lớp |
9 |
TIẾT 104,105. VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
I.Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
- Viết bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội: hiện tượng vứt rác bừa bãi nơi công cộng và tác hại của hiện tượng đó
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn, tạo lập văn bản nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội.
3. Thái độ, phẩm chất:
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống.
- Có thái độ học bài, làm bài nghiêm túc.
II. Trọng tâm:
1. Kiến thức:
- Viết bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội: hiện tượng vứt rác bừa bãi nơi công cộng và tác hại của hiện tượng đó
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn, tạo lập văn bản nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội.
3. Thái độ, phẩm chất:
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống.
- Có thái độ học bài, làm bài nghiêm túc.
4. Năng lực cần hình thành cho HS:
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sáng tạo
Năng lực chuyên biệt: tư duy, tạo lập văn bản...
III. Chuẩn bị
- GV: Ra đề kiểm tra nộp BGH, lấy đề.
- HS : nghiên cứu kiến thức các bài đã học và giấy kiểm tra.
IV. Tổ chức dạy và học :
Bước 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp.
Bước 2. KT sự chuẩn bị của HS.
Bước 3. Bài mới :
* Hoạt động 1: GV nêu yêu cầu giờ kiểm tra:
- Nội dung: đảm bảo đúng yêu cầu đề ra.
- Hình thức: làm bài đúng thời gian quy định.
- Thái độ: nghiêm túc, có ý thức tự giác, chủ động làm bài kiểm tra.
* Hoạt động 2: GV phát đề kiểm tra cho HS.
* Hoạt động 3: HS làm bài kiểm tra.
* Hoạt động 4: GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
Bước 3. Hướng dẫn tự học:
- Xem lại kiến thức có liên quan tới bài kiểm tra.
- Trao đổi với bạn về bài làm của mình.
- Chuẩn bị bài: “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí"
TUẦN 23
Ngày soạn: 19/01/2019 |
Dạy |
Ngày |
|
Tiết |
|
||
Lớp |
9 |
TIẾT 106,107. CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI
I.Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
- Nắm được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.
- Tính cấp thiết của vấn đề được đề cập đến trong văn bản.
- Nắm được hệ thống luận cứ và phương pháp lập luận trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.
- Trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về một vấn đề xã hội. Học tập cách trình bày một vấn đề có ý nghĩa thời sự.
- Rèn luyện thêm cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
3. Thái độ:
- Có ý thức rèn luyện, tu dưỡng bản thân: phát huy điểm mạnh, loại bỏ điểm yếu tạo hành trang vững vàng cho tương lai.
II. Trọng tâm:
1. Kiến thức:
- Tính cấp thiết của vấn đề được đề cập đến trong văn bản.
- Hệ thống luận cứ và phương pháp lập luận trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.
- Trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về một vấn đề xã hội.
- Rèn luyện thêm cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
3. Thái độ:
- Có ý thức rèn luyện, tu dưỡng bản thân: phát huy điểm mạnh, loại bỏ điểm yếu tạo hành trang vững vàng cho tương lai.
4. Những năng lực cụ thể HS cần phát triển:
* Năng lực chung:
- Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy.
- Nhóm năng lực quan hệ xã hội: giao tiếp, hợp tác
- Nhóm năng lực công cụ: sử dụng ngôn ngữ
*Nhóm năng lực chuyên biệt: sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt, cảm thụ thẩm mĩ
III. Chuẩn bị
1.Thầy:
+ Ý tưởng thiết kế hoạt động: Qua đọc- hiểu, phân tích văn bản, HS nắm được nét chính về ; thấy được vẻ đẹp của
+ Nội dung của hoạt động:
+Phương pháp tổ chức dạy học: hoạt động nhóm, hoạt động cặp đôi, cá nhân…
2.Trò:
Đọc trước bài, dự kiến trả lời các câu hỏi, bài tập, sản phẩm; phiếu học tập.
IV. Tổ chức dạy và học
Bước 1. Ổn định tổ chức lớp:
Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp.
Bước 2.Kiểm tra bài cũ
- Theo tác giả Nguyễn Đình Thi, ta có thể nói thế nào về sức mạnh kì diệu của văn nghệ ? Con đường văn nghệ đến với người đọc, người nghe, người tiếp nhận có những nét riêng nào?
Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
Chuẩn KTKN cần đạt, năng lực cần phát triển |
*HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: HS nhận thức được nhiệm vụ trọng tâm của tiết học, có hứng thú tiếp thu bài mới.
|
||
+ Giao nhiệm vụ: Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta phải làm gì đẻ huẩn bị hành trang cho bản thân? + Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
+ GV nhận xét, dẫn dắt, giới thiệu bài mới: Lâu nay, khi nói tới phẩm chất của con người Việt Nam, chúng ta thường nói tới những phẩm chất tốt đẹp. Hiện nay, dân tộc ta đang đứng trước những yêu cầu và nhiệm vụ to lớn để vượt nghèo nàn, lạc hậu vươn lên. Vậy để chuẩn bị hành trang cho thế kỷ mới chúng ta cần phải làm gì? Tác giả Vũ Khoan đã cho chúng ta biết điều đó qua văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”? |
+ Thực hiện nhiệm vụ.
+ Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp; nhận xét, phản biện. - Lắng nghe. |
- HS nhận thức được nhiệm vụ trọng tâm của tiết học. - Học sinh có hứng thú tiếp thu bài mới. |
*HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu: Hiểu được tính cấp thiết của vấn đề được đề cập đến trong văn bản. Nắm được hệ thống luận cứ và phương pháp lập luận trong văn bản. Rèn luyện thêm cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
|
||
* HD tìm hiểu chung
- Trình bày về tác giả, tác phẩm?
- Kiểm tra việc đọc chú thích của học sinh - Hướng dẫn cách đọc: giọng rõ ràng, mạch lạc, tình cảm và phấn chấn. - Đọc mẫu, gọi học sinh đọc, nhận xét. - Xác định kiểu loại văn bản ? - Bố cục văn bản ? Xác định luận điểm?
|
I.Tìm hiểu chung
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Giải thích từ khó. - Nghe.
- Đọc, nhận xét chéo. - Nhận diện trả lời. - Nêu bố cục.
|
I. Tìm hiểu chung
1.Chú thích: a.Tác giả: -Vũ Khoan, nhà hoạt động chính trị, nhiều năm là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Thương mại, nguyên là Phó Thủ tướng Chính Phủ. b. Tác phẩm: -Viết năm 2001, thời điểm đầu thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới. c.Từ khó: Sgk 2. Đọc
3.Kiểu loại văn bản: Nghị luận về một vấn đề xã hội (nghị luận giải thích) 4. Bố cục: 3 phần: +Nêu vấn đề (đoạn 1) +Giải quyết vấn đề +Kết thúc vấn đề (đoạn cuối) |
* HD phân tích:
- Đọc đoạn mở đầu. ? ? Nhận xét cách nêu vấn đề của tác giả ? -Vấn đề được nêu một cách trực tiếp, rõ ràng, ngắn gọn. ? Đặt vấn đề trong thời điểm hiện tại có ý nghĩa như thế nào ?
(Hết tiết 106, chuyển tiết 107) - Yêu cầu HS đọc phần 2 văn bản. - Giao việc: Yêu cầu HS thảo luận nhóm ,trình bày. (Mỗi nhóm một luận cứ) + Định hướng: ? Luận cứ đầu tiên được triển khai là gì? Được làm sáng tỏ bằng những luận chứng như thế nào ?
? Ngoài luận cứ trên còn luận cứ nào nữa khi nhìn rộng ra cả nước, cả thời đại, cả thế giới? ? Nêu rõ 3 nhiệm vụ phải giải quyết đồng thời của đất nước ta? ? Tác giả đã nêu cái mạnh, cái yếu của người Việt Nam như thế nào? Chủ ý của người viết? ? Tác giả nêu lại mục đích và sự cần thiết của khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định là gì? Vì sao?
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
? Tác giả kết thúc vấn đề như thế nào? |
II. Phân tích
- Đọc thầm. - Nhận xét.
- Suy nghĩ trả lời.
- Đọc thầm.
- Nhận nhiệm vụ, khám phá, bàn luận đi đến thống nhất. - Chia sẻ trước lớp, phản biện tích cực.
- Nghe, lưu sản phẩm.
- Phát hiện trả lời.
|
II. Phân tích 1. Nêu vấn đề:
- Rèn luyện chuẩn bị để bước vào thế kỉ mới - thời điểm thiêng liêng. 2.Giải quyết vấn đề: a.Sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất: +Từ cổ chí kim, con người bao giờ cũng là động lực phát triển của lịch sử +Trong thời kì kinh tế tri thức thì vai trò của con người ngày càng nổi trội. b.Thế giới khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao thoa hội nhập giữa các nền kinh tế ngày càng sâu rộng - Nước ta phải giải quyết 3 nhiệm vụ: + Thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. + Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. + Tiếp cận ngay nền kinh tế tri thức. c. Cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam: + Thông minh nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành. + Cần cù sáng tạo nhưng thiếu tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen cường độ khẩn trương. + Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc nhưng thường đố kị. + Bản tính thích ứng nhanh nhưng lại nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ kì thị kinh doanh, quen bao cấp, thói sùng ngoại hoặc thói khôn vặt, ít giữ chữ tín. =>người biết tôn trong sự thực, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan toàn diện... 3.Kết thúc vấn đề: - Nêu yêu cầu đối với hành trang của con người Việt Nam khi bước vào thế kỉ mới. |
* HD tổng kết - Qua văn bản trên em thấy tác giả muốn trình bày quan điểm gì? ? Những yếu tố nào làm nên sức thuyết phục của văn bản? |
III. Tổng kết - Khái quát trả lời. |
III. Tổng kết *Ghi nhớ: Sgk/30 Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, thế hệ trẻ Việt Nam cần nhìn rõ điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt nam, rèn cho mình những đức tính và thói quen tốt. - Để đưa đất nước đi lên, chúng ta cần phát huy những diểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, hình thành những thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ. |
* Hoạt động 3. Luyện tập: - Thời gian: 12’ - Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học về văn bản. - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Động não, dùng phiếu học tập. |
||
* HD luyện tập: - Yêu cầu HS đọc đề BT 1. xác định yêu cầu của đề. - Cho HS thảo luận theo bàn, trình bày. - Cho HS nhận xét chéo. - GV nhận xét.
|
IV.Luyện tập: - Đọc, nêu yêu cầu của đề. - Thảo luận nhóm, trình bày. -Nhận xét chéo. - Nghe. - HS suy nghĩ, trình bày. |
IV. Luyện tập: Bài tập1/31 Hãy nêu những dẫn chứng trong thực tế xã hội và nhà trường để làm rõ một số điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam
|
*HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG
Kĩ thuật: động não |
||
+ Giao nhiệm vụ: ? Em nhận thấy bản thân em có những điểm mạnh, điểm yếu nào trong những điều tác giả đã nêu và cả những điều tác giả chưa nói tới? Nêu phương hướng khắc phục những điểm yếu đó? + Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
+ GV nhận xét, đánh giá. |
+ Thực hiện nhiệm vụ.
+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: chia sẻ. -Lưu sản phẩm. |
Nêu rõ bản thân có những điểm mạnh, điểm yếu nào trong những điều tác giả đã nêu và cả những điều tác giả chưa nói tới. Nêu được phương hướng khắc phục những điểm yếu đó. |
*HOẠT ĐỘNG 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Kĩ thuật: động não |
||
+ Giao nhiệm vụ: Tiếp tục tìm những dẫn chứng trong thực tế để chứng tỏ rằng những điều tác giả nêu ra trong bài viết là đúng đắn. + Khuyến khích HS chia sẻ trước lớp. + GV nhận xét, đánh giá. |
+ Thực hiện nhiệm vụ: làm việc cá nhân, chia sẻ với người thân, bạn bè… + Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: chia sẻ , lưu sản phẩm. |
Tìm được những dẫn chứng trong thực tế để chứng tỏ rằng những điều tác giả nêu ra trong bài viết là đúng đắn.
|
Bước 4. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà. (3’)
- Hoàn thiện các bài tập, nắm vững nội dung các đơn vị kiến thức đã học.
- Nắm ý nghĩa văn bản. Lập lại hệ thống luận điểm của văn bản.
- Chuẩn bị cho bài: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí ( Đọc trước bài, trả lời các cau hỏi)
Ngày soạn: 20/01/2019 |
Dạy |
Ngày |
|
Tiết |
|
||
Lớp |
9 |
TIẾT 108. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
I.Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
- Nắm được đặc điểm, yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Hiểu và biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu biết làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
3. Thái độ:
- Có ý thức bày tỏ quan điểm tích cực của mình trước một tư tưởng đạo lí trong đời sống XH.
II. Trọng tâm:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm, yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
2. Kĩ năng:
- Làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
3. Thái độ:
- Có ý thức bày tỏ quan điểm tích cực của mình trước một tư tưởng đạo lí trong đời sống XH.
4. Những năng lực cụ thể HS cần phát triển:
* Năng lực chung:
- Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy.
- Nhóm năng lực quan hệ xã hội: giao tiếp, hợp tác
- Nhóm năng lực công cụ: sử dụng ngôn ngữ
*Nhóm năng lực chuyên biệt: sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt…
III. Chuẩn bị
1.Thầy:
+ Ý tưởng thiết kế hoạt động: Qua phân tích ví dụ, HS nắm được đặc điểm, yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí; hiểu và biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
+ Nội dung của hoạt động:Tìm hiểu bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí; luyện tập.
+Phương pháp tổ chức dạy học: hoạt động nhóm, hoạt động cặp đôi, cá nhân…
2.Trò:
Đọc trước bài, dự kiến trả lời các câu hỏi, bài tập, sản phẩm; phiếu học tập.
IV. Tổ chức dạy và học
Bước 1. Ổn định tổ chức lớp:
Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp.
Bước 2.Kiểm tra bài cũ: 5’
* Hỏi:
? Nêu cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
* Trả lời: Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng, đời sống, phải tìm hiểu kĩ đề bài, phân tích sự việc, hiện tượng, đó để tìm ý, lập dàn bài, viết bài và sửa chữa sau khi viết. Bài viết có bố cục 3 phần:
+ Mở bài: Giới thiệu chung sự việc, hiện tượng có vấn đề.
+ Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá nhận định.
+ Kết bài: Kết luận, khẳng định, phủ định lời khuyên.
Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
Chuẩn KTKN cần đạt, năng lực cần phát triển |
|||
*HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: HS nhận thức được nhiệm vụ trọng tâm của tiết học, có hứng thú tiếp thu bài mới.
|
|||||
+ Giao nhiệm vụ: Để thuyết phục mọi người nghe theo các tư tưởng, đạo lí như: cần có lòng biết ơn, phải có tinh thần tương thân tương ái, hút tuốc lá có hại cho sức khỏe… thì ta phải làm gì? - HS thảo luận nhóm theo bàn: + Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
+ GV nhận xét, dẫn dắt, giới thiệu bài mới. |
+ Thực hiện nhiệm vụ.
+ Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp; nhận xét, phản biện. - Lắng nghe. |
- HS nhận thức được nhiệm vụ trọng tâm của tiết học. - Học sinh có hứng thú tiếp thu bài mới. |
|||
*HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu: Nắm được đặc điểm, yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
|
|||||
* HD tìm hiểu bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: - GV gọi HS đọc bài: Tri thức là sức mạnh? ? Văn bản bàn về vấn đề gì? |
I. Tìm hiểu bài văn nghị luận ... - Đọc. - Khái quát trả lời. |
I. Tìm hiểu bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. 1.Xét ngữ liệu: Ví dụ: Văn bản: Tri thức là sức mạnh. * VB bàn về giá trị của tri thức khoa học và người trí thức trong sự phát triển của xã hội. |
|||
? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra nội dung của mỗi phần và mối quan hệ giữa chúng với nhau? - Phần mở bài (đoạn 1): Nêu vấn đề cần bàn luận. - Phần thân bài (2 đoạn tiếp theo): Nêu hai ví dụ chứng minh tri thức là sức mạnh. + Một đoạn nêu tri thức có thể cứu một cái máy khỏi số phận một đống phế liệu. + Một đoạn nêu tri thức là sức mạnh của cách mạng. Bác Hồ đã thu hút nhiều nhà trí thức lớn theo Người tham gia đóng góp cho cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ thành công. - Phần kết bài:(còn lại): Phê phán một số biểu hiện không biết quý trọng tri thức, sử dụng không đúng chỗ. |
- Xác định bố cục VB.
|
* VB chia làm 3 phần: Mối quan hệ giữa các phần là chặt chẽ, cụ thể: - Phần mở bài: Nêu vấn đề - Phần thân bài: Lập luận chứng minh vấn đề - Phần kết bài: Mở rộng vấn đề để bàn luận. |
|||
? Chỉ ra các câu mang luận điểm chính trong bài?
? Các luận điểm ấy diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết chưa?
|
- Xác định luận điểm chính.
- Nêu nhận xét.
|
* Các câu mang luận điểm trong bài: - 2 câu đầu tiên của đoạn mở bài - Câu đầu tiên của đoạn thứ 2: Tri thức đúng là là sức mạnh. - 2 câu kết của đoạn 2. Câu mở đoạn 3 - Câu mở đoạn 4 và câu kết đoạn 4 - Các luận điểm trên đã diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết. Nói cách khác, người viết muốn tô đậm, nhấn mạnh hai ý: - Tri thức là sức mạnh - Vai trò to lớn của người tri thức trên mọi lĩnh vực của đời sống. |
|||
? Văn bản sử dụng phép lập luận nào là chính? Cách lập luận có thuyết phục hay không ?
|
- Xác định phép lập luận.
|
- VB đã sử dụng phép lập luận chứng minh là chủ yếu. |
|||
+ Cho HS thảo luận nhóm, trình bày. ? Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí khác với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống như thế nào? - Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xuất phát từ thực tế đời sống (các sự việc, hiện tượng) để khái quát thành một vấn đề tư tưởng, đạo lí. - Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí: Bắt đầu từ một tư tưởng, đạo lí, sau đó dùng lập luận giải thích, chứng minh, phân tích... để làm sáng tỏ các tư tưởng, đạo lí quan trọng đối với đời sống con người, để thuyết phục người đọc nhận thức đúng vấn đề tư tưởng, đạo lí đó. |
- Thảo luận, chia sẻ.
|
|
|||
? Vậy em hiểu thế nào là nghị luận về một tư tưởng đạo lí? Yêu cầu chung đối với kiểu bài này? * GV chốt KT: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người. + Yêu cầu về nội dung của kiểu bài này là phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích... để chỉ ra chỗ đúng, hay chỗ sai của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết. + Về hình thức, bài viết phải có bố cục 3 phần, có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lời văn chính xác, sinh động. |
- Khái quát trả lời.
- Nghe, ghi ý chính. |
2.Bài học: (Ghi nhớ sgk/36) Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.
=>Những năng lực HS cần phát triển: giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ; giao tiếp tiếng Việt.
|
|||
*HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP
|
|||||
* HD luyện tập: - Gọi HS đọc văn bản . - Cho HS thảo luận cặp đôi các câu hỏi /sgk. ? Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào? ? Văn bản nghị luận về vấn đề gì ? Chỉ ra các luận điểm chính của văn bản ấy? + Yêu cầu HS báo cáo kết quả. + GV nhận xét, chốt kiến thức |
II. Luyện tập
- Đọc - Thảo luận cặp đôi, báo cáo, phản biện tích cực.
|
II. Luyện tập *Văn bản: “Thời gian là vàng” - Thuộc loại nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. - Văn bản bàn luận về giá trị của thời gian. Các luận điểm chính của văn bản là: + Thời gian là sự sống. + Thời gian là thắng lợi. + Thời gian là tiền. + Thời gian là tri thức. |
|||
? Phép lập luận chủ yếu trong văn bản là gì? Cách lập luận ấy có vai sức thuyết phục không ? |
|
- Phép lập luận chủ yếu của văn bản là phân tích và chứng minh. Cách lập luận ấy có sức thuyết phục vì giản dị, dễ hiểu. =>Những năng lực HS cần phát triển: giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp tiếng Việt. |
|||
*HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG
Kĩ thuật: động não |
|||||
+ Giao nhiệm vụ: - Dựa vào dàn ý trên, viết một đoạn văn nghị luận bàn về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. + Yêu cầu HS báo cáo kết quả. + GV nhận xét, đánh giá. |
+ Thực hiện nhiệm vụ.
+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: chia sẻ. -Lưu sản phẩm. |
- Dựa vào dàn ý trên, viết một đoạn văn nghị luận bàn về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
=>Những năng lực HS cần phát triển: giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ; sáng tạo. |
|||
*HOẠT ĐỘNG 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Kĩ thuật: động não |
|||||
+ Giao nhiệm vụ: Tìm hiểu Tìm đọc các bài nghị luận về một tư tưởn đạo lí, xác định luận điểm, luận cứ. + Khuyến khích HS chia sẻ trước lớp. + GV nhận xét, đánh giá. |
+ Thực hiện nhiệm vụ: làm việc cá nhân, chia sẻ với người thân, bạn bè… + Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, lưu sản phẩm. |
Tìm đọc các bài nghị luận về một tư tưởn đạo lí, xác định luận điểm, luận cứ.
=>Những năng lực HS cần phát triển: giải quyết vấn đề, tư duy, sử dụng ngôn ngữ; sáng tạo. |
Bước 4. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà. (3’)
- Học lí thuyết.
- Hoàn thiện các bài tập, nắm vững nội dung các đơn vị kiến thức đã học.
- Chuẩn bị bài: Liên kết câu và liên kết đoạn văn(đọc trước bài, trả lời câu hỏi)
Ngày soạn: 20/01/2019 |
Dạy |
Ngày |
|
Tiết |
|
||
Lớp |
9 |
TIẾT 109,110. MÙA XUÂN NHO NHỎ
I.Mức độ cần đạt
1. Kiến thức
- Cảm nhận được vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước.
- Cảm nhận được những xúc cảm mùa xuân thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ dâng hiến cho cuộc đời của tác giả.
2. Kĩ năng
- Biết đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
- Biết trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản.
3. Thái độ
- Xây dựng cho HS thái độ học tập và rèn luyện sống có ích cho gia đình, xã hội.
II. Trọng tâm
1. Kiến thức
- Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước.
- Lẽ sống cao đẹp của tác giả-sống là cống hiến hết mình cho quê hương, đất nước.
2. Kĩ năng
- Đọc-hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
- Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản.
3. Thái độ
- Xây dựng cho HS thái độ học tập và rèn luyện sống có ích cho gia đình, xã hội.
4. Những năng lực cụ thể HS cần phát triển:
* Năng lực chung:
- Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy.
- Nhóm năng lực quan hệ xã hội: giao tiếp, hợp tác.
- Nhóm năng lực công cụ: sử dụng ngôn ngữ.
*Nhóm năng lực chuyên biệt: sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt, cảm thụ thẩm mĩ
III. Chuẩn bị
1.Thầy:
+ Ý tưởng thiết kế hoạt động: Qua đọc- hiểu, phân tích văn bản, HS nắm được nét chính về tác giả, xuất xứ văn bản, hiểu những từ khó; cảm nhận được vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước; những xúc cảm mùa xuân thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ dâng hiến cho cuộc đời của tác giả.
+ Nội dung của hoạt động:Tìm hiểu chung, phân tích văn bản.
+Phương pháp tổ chức dạy học: hoạt động nhóm, hoạt động cặp đôi, cá nhân…
2.Trò:
- Đọc trước bài, dự kiến trả lời các câu hỏi, bài tập, sản phẩm; phiếu học tập.
IV. Tổ chức dạy và học
Bước 1. Ổn định tổ chức lớp:
Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp.
Bước 2.Kiểm tra bài cũ 5’ (HS đứng tại chỗ trả lời.)
- Văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của Vũ Khoan đã gợi cho em suy nghĩ gì về việc chuẩn bị hành trang cho bản thân?
Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
Chuẩn KTKN cần đạt, năng lực cần phát triển |
|
*HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: HS nhận thức được nhiệm vụ trọng tâm của tiết học, có hứng thú tiếp thu bài mới.
|
|||
+ Giao nhiệm vụ: HS HĐ cá nhân. Hãy bày tỏ mục đích, lí tưởng sống của riêng em? + Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
+ GV nhận xét, dẫn dắt, giới thiệu bài mới. |
+ Thực hiện nhiệm vụ.
+ Chia sẻ trước lớp; nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. |
- HS nhận thức được nhiệm vụ trọng tâm của tiết học.
- Học sinh có hứng thú tiếp thu bài mới. |
|
*HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
|
|||
* HD I.Tìm hiểu chung: ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Thanh Hải ?
? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ? - Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đất nước ta mới thống nhất lại đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách gay gắt. - Yêu cầu HS giải thích từ khó. ? Trước khi đọc bài thơ, hãy nhận xét về thể thơ, nhịp điệu, giọng điệu của bài thơ? Từ đó nói rõ cách đọc bài thơ? GV gọi 2 học sinh đọc.
? Xác định thể thơ? ? Nêu phương thức biểu đạt của bài thơ? ? Cảm nhận ban đầu của em về bài thơ này? - Vui, yêu đời. Đã được hát lên bằng âm nhạc của nhạc sĩ Trần Hoàn (Nếu có điều kiện cho hs nghe bài hát) ? Hãy chỉ ra bố cục của bài thơ này? Nêu nội dung chủ đạo của mỗi đoạn? - Bố cục 4 phần:
|
I.Tìm hiểu chung - Phát hiện trả lời.
- Phát hiện trả lời.
- Giải nghĩa từ.
- Suy nghĩ trả lời.
- Đọc.
- Phát hiện trả lời.
- Tự bộc lộ.
- Xác định bố cục.
|
I.Tìm hiểu chung 1. Chú thích: a. Tác giả: Sgk - Thanh Hải (1930 – 1980) tên thật là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế. - Ông hoạt động văn nghệ từ cuối năm kháng chiến chống Pháp. - Thơ: chân chất và bình dị, đôn hậu và chân thành” b. Tác phẩm - Hoàn cảnh: 11.1980
c. Từ khó: Sgk.
2. Đọc
3. Thể thơ - Ngũ ngôn 4.Phương thức biểu đạt Biểu cảm. Kết hợp: miêu tả (khổ1) và lập luận (khổ 3)
5. Bố cục: 4 phần + Khổ 1: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời. + Khổ 2, 3: Cảm xúc về mùa xuân đất nước. + Khổ 4, 5: Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước; + Khổ cuối: Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế. |
|
* HD phân tích:
- Gọi HS đọc khổ thơ đầu của bài thơ. Nhắc lại nội dung chính? ? Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên được phác họa qua những hình ảnh nào? + Dòng sông xanh. + Bông hoa tím biếc. + Tiếng chim chiền chiện hót vang. ? Các hình ảnh đó có gì nổi bật? - Màu sắc hài hòa dịu nhẹ, tươi tắn màu sắc đặc trưng của xứ Huế. ? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở câu thơ này? Tác dụng? ? Một khung cảnh như thế nào gợi lên từ những hình ảnh và âm thanh đó? |
II. Phân tích
- Phát hiện trả lời.
- Cảm nhận trả lời.
- Phát hiện, phân tích.
- Nêu cảm nhận.
|
II. Phân tích 1. Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời (khổ 1)
- Bằng vài nét chấm phá, nghệ thuật đảo ngữ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác tác giả phác hoạ một bức tranh mùa xuân vô cùng tươi đẹp, đầy sức sống. |
|
? Trước cảnh đất trời vào xuân, nhà thơ có cảm xúc như thế nào? Em hiểu "Từng giọt long lanh rơi" nghĩa là như thế nào? - Giọt sương. Giọt nắng. Giọt mùa xuân. Giọt hạnh phúc.Giọt âm thanh.-> Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác thể hiện cảm xúc say xưa, ngây ngất, xốn xang, rạo rực trước cảnh đất trời vào xuân, sự trân trọng vẻ đẹp của thi nhân. - Gọi HS đọc hai khổ tiếp theo của bài thơ.Nhắc lại nội dung chính? ? Xúc cảm về mùa xuân trong 2 khổ thơ này được diễn tả qua những hình ảnh nào ? + Mùa xuân – người cầm súng + Lộc giắt đầu quanh lưng + Mùa xuân – người ra đồng + Lộc trải dài nương mạ - Lộc non chồi biếc: hình ảnh tượng trưng, kết cấu đối xứng. + Cho HS thảo luận cặp đôi: ? Tại sao tác giả nhắc đến "người cầm súng" và "người ra đồng"? Ý nghĩa của những hình ảnh thơ này? ? Nghệ thuật nổi bật của hai khổ thơ? ? Từ đó, cảnh tượng mùa xuân hiện lên như thế nào? - Mùa xuân sôi động và hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp. |
- Suy nghĩ trả lời.
- Đọc.
- Suy nghĩ trả lời.
- Thảo luận cặp đôi (1') trả lời.
- Phát hiên, phân tích nghệ thuật. - Nêu cảm nhận.
|
- Thể hiện cảm xúc say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp của đất trời vào xuân.
2. Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của đất nước
- Hình ảnh "người cầm súng" và "người ra đồng" biểu tượng cho hai nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước.
|
|
? Ở đây, tác giả đã suy tư những gì về đất nước? - Đất nước gian lao + Đất nước bốn ngàn năm + Vất vả và gian lao. - Đất nước tươi sáng. + Đất nước như vì sao. + Cứ đi lên phía trước. |
- Suy nghĩ trả lời. |
|
|
? Nêu cảm nhận của em về lời thơ: “Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước”? - Hình ảnh nhân hóa, so sánh: sự trường tồn vĩnh cửu của thiên nhiên được so sánh với tầm vóc của dân tộc Việt Nam, gợi liên tưởng đến vẻ đẹp, ánh sáng và hi vọng. Đó cũng là sức sống không ngừng của đất nước vào xuân. ? Như vậy trong khổ thơ này, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Giá trị biểu đạt?
|
- Suy nghĩ trả lời.
- Phát hiện, phân tích nghệ thuật. |
- Với nghệ thuật điệp ngữ, so sánh, nhân hoá tác giả cho thấy khí thế khẩn trương, hối hả, xôn xao cũng như sức sống bền bỉ của mùa xuân đất nước. |
|
- Gọi HS đọc diễn cảm khổ 4,5. ? Nghệ thuật nào đã được sử dụng và có tác dụng gì? - Điệp từ “ta” và điệp ngữ “ta làm” được đặt ở đầu 3 câu thơ liên tiếp. Tác dụng: tô đậm tâm niệm tự nguyện dâng hiến của tác giả với đất nước, với nhân dân. |
- Đọc.
- Suy nghĩ trả lời. |
3. Tâm niệm của nhà thơ
|
|
? Điều tâm niệm của nhà thơ là gì? Tâm niệm ấy được thể hiện qua những hình ảnh nào và nét đặc sắc của những hình ảnh ấy là gì ? - Nhà thơ tâm niệm: + Ta làm con chim hót + ... một nhành hoa + ... một nốt trầm xao xuyến Hình ảnh tự nhiên, đẹp, giản dị, khiêm nhường. |
- Suy nghĩ trả lời. |
|
|
? Điều đó thể hiện mong ước gì? - Mong ước tự góp mình vào vẻ đẹp và sức sống mùa xuân, ý nguyện được chung sống, được sẻ chia buồn vui với mọi người. -GV liên hệ: Tố Hữu cũng có những suy ngẫm tương tự cũng trong thời gian này: |
- Tự bộc lộ.
- Nghe, cảm thụ. |
|
|
Nếu là con chim chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình? ? Ý nguyện dâng hiến của nhà thơ có gì khác so với thông thường? - Tâm niệm chân thành tha thiết của nhà thơ: dâng hiến những gì tốt đẹp nhất của cuộc đời mình dù là nhỏ bé cho cuộc sống. Cống hiến một cách thầm lặng, suốt cuộc đời. ? Từ tình cảm trào dâng suy tư đó của tác giả, em cảm nhận thêm được một quan niệm cống hiến như thế nào? *Tích hợp liên môn: ? Âm nhạc đã diễn tả nguyện ước này như thế nào? ? Kết thúc bài thơ là câu hát “Câu Nam ai, nam bình..” Khi tác giả muốn hát “câu nam ai nam bình” của xứ Huế thì em hiểu ý nguyện của tác giả như thế nào? - Nam Ai nam Bình là những điệu ca Huế nổi tiếng. Đó là ý nguyện của người tha thiết với vẻ đẹp của tâm hồn quê hương đất nước mình. |
- Suy nghĩ trả lời.
- Suy nghĩ trả lời.
- Hát đoạn nhạc tương ứng trong bài hát của Trần Hoàn. - Tự bộc lộ. |
- Điệp từ, điệp ngữ: "ta", "ta làm", ẩn dụ "mùa xuân nho nhỏ", "một cành hoa", con chim hót, "nốt trầm" nhấn mạnh, thể hiện sự tự nguyện cống hiến một cách thầm lặng, suốt cuộc đời những gì tốt đẹp nhất của cuộc đời mình dù là nhỏ bé cho đất nước, cho cách mạng. - Đó là cách sống giản dị, tốt đẹp, cao cả.
4. Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế. - Thể hiện niềm tin yêu của tác giả vào vào cuộc ssống, vào đất nước.
|
|
* HD tổng kết: + Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo bàn: ? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
|
III. Tổng kết - Thảo luận theo bàn, khái quát trả lời. |
III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Thể thơ 5 chữ gần với các điệu dân ca, đặc biệt là dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết. - Kết hợp hài hoà giữa những hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị với những hình ảnh ẩn dụ, vừa có ý nghĩa thực vừa có ý nghĩa tượng trưng, khái quát. - Cấu tứ bài thơ chặt chẽ, giọng điệu biến đổi phù hợp tâm trạng, cảm xúc: say xưa, ngây ngất, trang nghiêm và thiết tha của nhà thơ |
|
? Qua đó tác giả muốn thể hiện nội dung gì?
|
- Khái quát trả lời. |
2. Nội dung: - Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước, khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.lời =>Những năng lực HS cần phát triển: giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ; sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt, cảm thụ thẩm mĩ. |
|
*HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu cảm nhận về văn bản. Biết trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ. - Phương pháp: Vấn đáp, bình. - Kĩ thuật: Động não |
|||
* HD luyện tập: - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi. |
IV. Luyện tập - HS tự bộc lộ. |
IV. Luyện tập ? Em hiểu gì về nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” ? ? Hình ảnh thơ nào để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong em? Vì sao? |
|
*HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG
Kĩ thuật: động não |
|||
+ Giao nhiệm vụ: - Yêu cầu HS đọc diễn cảm bài thơ mà mình thích. Viết một đoạn lời bình một khổ hoặc một câu thơ.
+ Yêu cầu HS báo cáo kết quả. + GV nhận xét, đánh giá. |
+ Thực hiện nhiệm vụ.
+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: chia sẻ. -Lưu sản phẩm. |
- HS đọc diễn cảm bài thơ. Viết một đoạn bình một khổ hoặc một câu thơ. =>Những năng lực HS cần phát triển: giải quyết vấn đề, tư duy, , sử dụng ngôn ngữ; sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt, cảm thụ thẩm mĩ.
|
|
*HOẠT ĐỘNG 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Kĩ thuật: động não |
|||
+ Giao nhiệm vụ: - Sưu tầm những bài thơ có cùng đề tài. So sánh nét đặc sắc của từng bài thơ. + Khuyến khích HS chia sẻ trước lớp. + GV nhận xét, đánh giá. |
+ Thực hiện nhiệm vụ: làm việc cá nhân, chia sẻ với người thân, bạn bè… + Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: chia sẻ , lưu sản phẩm. |
- Sưu tầm những bài thơ có cùng đề tài. So sánh nét đặc sắc của từng bài thơ.
=>Những năng lực HS cần phát triển: giải quyết vấn đề, tư duy, sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt, cảm thụ thẩm mĩ.
|
Bước 4. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà. (3’)
- Hoàn thiện các bài tập, nắm vững nội dung các đơn vị kiến thức đã học.
- Chuẩn bị bài: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông- ten ( Đọc kĩ văn văn bản, trả lời câu hỏi/ Sgk)
TUẦN 24
Ngày soạn: 26/01/2019 |
Dạy |
Ngày |
|
Tiết |
|
||
Lớp |
9 |
TIẾT 111,112. CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN
CỦA LA PHÔNG - TEN
(H. Ten)
I.Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
- Qua việc so sánh hình tượng con cừu và con sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông - Ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, hiểu được đặc trưng của những sáng tác nghệ thuật.
- Thấy được cách lập luận của tác giả trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản dịch về nghị luận văn chương.
- Nhận ra và phân tích được các yếu tố của lập luận (luận điểm, luận cứ, luận chứng) trong văn bản.
3. Thái độ:
- Yêu thích, khám phá nét độc đáo của các tác phẩm nghệ thuật, trân trọng giá trị của lao động nghệ thuật.
II. Trọng tâm:
1. Kiến thức:
- Đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả.
- Cách lập luận của tác giả trong văn bản
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản dịch về nghị luận văn chương.
- Nhận ra và phân tích được các yếu tố của lập luận (luận điểm, luận cứ, luận chứng) trong văn bản.
3. Thái độ:
- Yêu thích, khám phá nét độc đáo của các tác phẩm nghệ thuật, trân trọng giá trị của lao động nghệ thuật.
4. Những năng lực cụ thể HS cần phát triển:
* Năng lực chung:
- Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân: tự học, giải quyết vấn đề.
- Nhóm năng lực quan hệ xã hội: giao tiếp, hợp tác
- Nhóm năng lực công cụ: sử dụng ngôn ngữ
*Nhóm năng lực chuyên biệt: sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt, tư duy hình tượng
III. Chuẩn bị
1.Thầy:
+ Ý tưởng thiết kế hoạt động: Qua đọc- hiểu, phân tích văn bản, HS hiểu được đặc trưng của những sáng tác nghệ thuật; thấy được cách lập luận của tác giả trong văn bản.
+ Nội dung của hoạt động:Tìm hiểu tác giả, xuất xứ văn bản, phân tích.
+Phương pháp tổ chức dạy học: hoạt động nhóm, hoạt động cặp đôi, cá nhân…
2.Trò:
Đọc trước bài, dự kiến trả lời các câu hỏi, bài tập, sản phẩm; phiếu học tập.
IV. Tổ chức dạy và học
Bước 1. Ổn định tổ chức lớp:
Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp.
Bước 2.Kiểm tra bài cũ:
- Kết hợp kiểm tra trong phần khởi động
Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
Chuẩn KTKN cần đạt, năng lực cần phát triển |
HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: HS nhận thức được nhiệm vụ trọng tâm của tiết học, có hứng thú tiếp thu bài mới.
Kĩ thuật: động não, tia chớp |
||
+ Giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm theo bàn: Văn bản “Tiếng nói của văn nghệ”, Nguyễn Đình Thi đã giúp em hiểu được điều gì về cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ? + Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
+ GV nhận xét, dẫn dắt, giới thiệu bài mới. |
+ Thực hiện nhiệm vụ.
+ Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp; nhận xét, phản biện. - Lắng nghe. |
- HS nhận thức được nhiệm vụ trọng tâm của tiết học. - Học sinh có hứng thú tiếp thu bài mới. |
HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
-Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc, nắm được những nét cơ bản về tác giả, xuất xứ văn bản. Qua tìm hiểu văn bản hiểu được đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả. Nhận ra và phân tích được các yếu tố của lập luận (luận điểm, luận cứ, luận chứng) trong văn bản.
- Kĩ thuật: động não, tia chớp, XYZ,321… |
||
* HD tìm hiểu chung
- GV giới thiệu ngắn gọn về La Phông-ten (1621 – 1695)?
? Xuất xứ văn bản?
- Yêu cầu HS đề xuất cách đọc. - HD đọc: Đọc diễn cảm, phân biệt 3 giọng đọc: thơ La Phông-ten, lời dẫn đoạn nghiên cứu của Buy-phông, lời luận chứng của tác giả. - GV đọc mẫu. - Yêu cầu HS đọc và giải thích từ khó. - Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten là nhan đề văn bản do người biên soạn sgk đặt. ? Theo em, vì sao có thể đặt cho văn bản cái tên ấy? - Tên ấy nêu được nội dung chính của văn bản: bình luận về chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông - ten. ? Nếu cần một nhan đề khác cho văn bản này thì em sẽ có những tên nào? ? Xác định kiểu loại văn bản? ? Vì sao văn bản này gọi là văn bản nghị luận văn học ? - Đối tượng nghị luận là tác phẩm văn học (ở đây là lời bàn về đặc điểm sáng tạo nghệ thuật của La Phông- ten qua hình tượng chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của ông) ? Hãy xác định bố cục của văn bản này |
I.Tìm hiểu chung
- Dựa vào sgk trả lời.
- Dựa vào sgk trả lời.
- Đề xuất cách đọc. - Nghe.
- Đọc. - Giải thích từ khó.
- Suy nghĩ trả lời.
- Suy nghĩ trả lời.
- Xác định kiểu loại VB. - HS suy nghĩ trả lời
- Xác định bố cục.
|
I.Tìm hiểu chung 1. Chú thích a. Tác giả: - H.Ten là một triết gia người Pháp thế kỉ XIX, tác giả công trình nghiên cứu văn học nổi tiếng: La Phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông. b. Tác phẩm: Xuất xứ văn bản: “Chó sói và cừu non...” được trích từ công trình trên. c. Từ khó: Sgk. 2. Đọc: - Nhan đề.
- Kiểu loại VB: nghị luận văn học
- Bố cục: 3 phần: + Phần thứ nhất: Từ đầu đến “tốt bụng như thế”: Hình tượng cừu dưới ngòi bút của La Phông Ten và Buy -phông. + Còn lại: Hình tượng chó sói dưới ngòi bút của La Phông Ten và Buy phông. |
* HD phân tích
+ Đọc đoạn 1. ? Dưới con mắt của nhà khoa học Buy phông, cừu là con vật như thế nào ? - HS tái hiện qua những chi tiết trong văn bản, GV tổng kết lại. |
II. Phân tích - Đọc. - Phát hiện trả lời. |
II. Phân tích 1.Hình tượng cừu dưới ngòi bút của La Phông - ten và Buy -phông
|
|
? Từ đó, Buy-phông nêu bật đặc điểm nào của cừu ? ? Nhận xét của Buy-phông về cừu có đáng tin cậy không? Vì sao? - Đáng tin, vì Buy-phông đã dựa trên những hoạt động bản năng của cừu do trực tiếp quan sát được để nhận xét. |
- Khái quát trả lời. - Suy nghĩ trả lời.
|
- Dưới mắt nhà khoa học Buy Phông: Cừu là con vật đần độn, sợ hãi, thụ động, không biết trốn tránh hiểm nguy.
|
|
- HS đọc bài thơ của La Phông ten, sau đó thảo luận câu hỏi 3 sgk. ? Để xây dựng hình ảnh con cừu trong thơ ngụ ngôn, La Phông ten đã làm như thế nào? + Yêu cầu HS báo cáo kết quả. + GV nhận xét, chốt kiến thức. |
- Đọc.
+ Thảo luận, thống nhất trong nhóm. + Đại diện chia sẻ trước lớp; nhận xét, phản biện. - Nghe, lưu sản phẩm. |
- Trong con mắt của nhà thơ La Phông-ten: |
|
? Nhận xét về cách lựa chọn đối tượng của La Phông ten và cách khắc họa tính cách ? + Khắc họa tính cách qua: thái độ, ngôn từ, đặc điểm vốn có của loài cừu: hiền lành, nhút nhát, không hại ai. ? Tìm chi tiết minh hoạ ? |
- Nhận xét
- Phát hiện trả lời. |
|
|
? Qua cuộc đối thoại với chó sói, em cảm nhận được gì về cừu non? Trong cái nhìn của La Phông ten, cừu có phải là con vật đần độn và sợ hãi không? Vì sao? - Ý thức là kẻ yếu nên hết sức nhún nhường tới mức nhút nhát. - Nhờ đâu mà La Phông ten viết được như vậy? - Nhờ trí tưởng tượng phóng khoáng và tình yêu thương loài vật. La phông ten đã động lòng thương cảm với bao nỗi buồn rầu và tốt bụng như thế... (Hết tiết 111, chuyển tiết 112) |
Suy nghĩ trả lời. |
Ngoài những đặc tính trên, cừu còn là con vật dịu dàng, tội nghiệp, đáng thương, tốt bụng, giàu tình cảm. Cừu có sợ sệt nhưng không đần độn.
|
|
+ Đọc hiểu đoạn 2 - Tóm tắt những ghi chép của Buy-phông về chó sói ? ở đây Buy phông đã nhìn thấy những đặc điểm nào của chó sói? ? Tình cảm của ông đối với con vật này ra sao? |
- Đọc - Phát hiện, trả lời.
-Suy nghĩ trả lời. |
2. Hình tượng chó sói dưới ngòi bút của La Phông - ten và Buy -phông a. Dưới ngòi bút nhà khoa học: -“Thù ghét mọi sự kết bè kết bạn...tính hư hỏng”. Đó là những biểu hiện bản năng về thói quen và mọi sự xấu xí. |
|
? Nhận xét của Buy Phông về chó sói có đúng không? Vì sao? Đúng, vì dựa trên sự quan sát những biểu hiện bản năng xấu của loài vật này. |
- Suy nghĩ trả lời. |
- Chó sói đơn giản là tên bạo chúa khát máu, đáng ghét... sống gây hại, chết vô dụng, bẩn thỉu, hôi hám, hư hỏng... |
|
? Trong thơ La Phông ten, chó sói hiện ra như thế nào?
? Để xây dựng hình tượng chó sói, nhà thơ đã làm như thế nào ? ? La Phông ten dựa trên cơ sở nào để khắc hoạ tính cách của sói? - Dựa trên đặc tính săn mồi của sói: ăn tươi nuốt sống những con vật bé nhỏ yếu hơn mình (giống nhận xét của Buy Phông). - Chó sói được nhân hóa dưới ngòi bút phóng khoáng của tác giả. - Sói đáng ghét bởi nó gian giảo, hống hách, bắt nạt kẻ yếu, là một bạo chúa. |
- Phát hiện, trả lời.
- Suy nghĩ trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
|
b. Dưới ngòi bút La Phông ten: - Tính cách phức tạp: độc ác mà khổ sở, trộm cướp bất hạnh, vụng về, gã vô lại thường xuyên đói meo, bị ăn đòn, bị truy đuổi, đáng ghét và đáng thương. Tàn bạo và đáng thương. |
|
? Tình cảm của La Phông ten đối với chúng ra sao? ? Em nghĩ gì về cách cảm nhận này ? |
- Nhận xét. |
- Tình cảm của tác giả: vừa ghê sợ, vừa thương cảm. |
|
? Trong hai cách nhìn nhận trên về loài vật, em thích cách nhìn nhận nào hơn? Vì sao? |
HS tự bộc lộ |
|
|
? Tác giả đã bình luận về 2 cách nhìn ấy như sau: “Nếu nhà bác học... nên hóa rồ” ? Em hiểu “đầu óc phóng khoáng” hơn của nhà thơ như thế nào? -“Đầu óc phóng khoáng”: suy nghĩ tưởng tượng không bị gò bó, khuôn phép theo định kiến. ? Nhà thơ đã thấy và hiểu về con sói khác với nhà bác học ở những điểm nào? - Nhà thơ đã thấy và hiểu con sói là một kẻ độc ác khổ sở, trộm cướp ngờ nghệch hóa rồ vì luôn bị đói khát. |
-HS suy nghĩ trả lời.
|
3. Sự sáng tạo của nhà nghệ sĩ
|
|
? Từ đó em hiểu như thế nào về nhận định của tác giả: “nhưng một tính cách thì phức tạp? - Tính cách phức tạp là tính cách không đơn giản một chiều, có nhiều biểu hiện khác nhau trong một tính cách. |
- Suy nghĩ trả lời.
|
|
|
+ Giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm: ? Em hiểu như thế nào về lời bình luận sau đây của tác giả: Buy phông dựng một vở kịch về sự độc ác. La Phông ten dựng hài kịch về sự ngu ngốc. + Yêu cầu HS báo cáo kết quả. + GV nhận xét, chốt kiến thức: ( Nhà nghệ thuật thường cảm nhận và xây dựng những tính cách như thế trong tác phẩm. Điều này làm thành tính chân thực của sự phản ánh bằng nghệ thuật.) |
-Thảo luận theo bàn. + Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: chia sẻ. -Lưu sản phẩm. |
|
|
? Theo em, Buy Phông đã tả hai con vật bằng phương pháp nào nhằm mục đích gì? |
- Suy nghĩ trả lời.
|
|
|
? Còn La phông ten, nhà nghệ sĩ, ông cũng tả hai con vật ấy bằng phương pháp nào, nhằm mục đích gì khác ? |
- Suy nghĩ trả lời.
|
|
|
? Như vậy ở đây tác giả muốn nhấn mạnh điều gì về cách nhìn nhận cùng một đối tượng của một nhà khoa học và một nhà nghệ sĩ? * GV chốt: * Tóm lại: - Cùng viết về một đối tượng là chó sói và cừu, cách viết của nhà khoa học là nêu lên những đặc tính cơ bản một cách chính xác dựa trên quan sát, nghiên cứu, phân tích để khái quát những đặc tính cơ bản của từng loài vật, làm cho người đọc thấy rõ đặc trưng cơ bản của hai loài vật. - Nhà nghệ sĩ dựa trên một số đặc tính cơ bản của loài vật, đồng thời nhân hóa loài vật như con người. Người nghệ sĩ tả với sự quan sát tinh tế, nhạy cảm trái tim, trí tưởng tượng phong phú. Mục đích là để xây dựng hình tượng nghệ thuật (cừu con đáng thương, chó sói độc ác, đáng ghét. Từ đó nêu bật đặc trưng sáng tác nghệ thuật. |
HS suy nghĩ trả lời.
- Nghe, ghi ý chính. |
- Nhà nghệ sĩ dựa trên một số đặc tính cơ bản của loài vật, đồng thời nhân hóa loài vật như con người. Người nghệ sĩ tả với sự quan sát tinh tế, nhạy cảm trái tim, trí tưởng tượng phong phú. Mục đích là để xây dựng hình tượng nghệ thuật . - Từ đó nêu bật đặc trưng sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn, cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn. |
|
* HD tổng kết: ? Từ cách viết của La Phông ten, tác giả so sánh sự khác biệt giữa hai cách viết của Buy- phông và La Phông-ten nhằm mục đích gì ? ? Cách luận chứng của Ten trong văn bản là gì và như thế nào? Tác dụng? ? Mạch lập luận trong văn bản như thế nào? Tác dụng. |
III.Tổng kết - Thảo luận nhóm trả lời. |
III. Tổng kết: 1.Nghệ thuật nghị luận của H.Ten: - Phân tích, so sánh, đối chiếu hai cách nhìn khác nhau về cùng một đối tượng, chứng minh Tác dụng: luận điểm được nổi bật, sáng tỏ, sống động, thuyết phục. - Mạch nghị luận được triển khai theo trình tự: từng con vật hiện ra dưới ngòi bút của La phông ten của Buy phông, rồi của La Phông ten. |
|
? Nhờ đó em hiểu gì về văn bản “chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten”? ? Qua phân tích bài văn này, em hiểu thêm đặc trưng nào của sáng tạo nghệ thuật. - Nhà nghệ thuật có cái nhìn về nhân vật phóng khoáng hơn nhà khoa học. - Trong khi phản ánh nhân vật, nhà nghệ thuật thường bộc lộ thái độ qua cảm xúc. -Nhân vật trong tác phẩm văn học thường là những tính cách phức tạp. - Do đó, nghệ thuật có thể phán ánh đời sống một cách chân thực và xúc động. |
- HS trả lời.
|
2. Nội dung: - Qua so sánh cách viết của nhà khoa học với một nhà thơ tác giả nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn, cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.
=>Những năng lực HS cần phát triển: giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ; sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt, cảm thụ thẩm mĩ. |
|
*HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP
|
|||
* HD luyện tập: - Đọc bài đọc thêm/41 - Tập đưa ra những nhận xét, đánh giá về một tác phẩm văn chương.
|
IV.Luyện tập - Suy nghĩ trả lời.
|
IV.Luyện tập - Đọc bài đọc thêm/41 - Tập đưa ra những nhận xét, đánh giá về một tác phẩm văn chương. =>Những năng lực HS cần phát triển: giải quyết vấn đề, tư duy. |
|
*HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG
Kĩ thuật: động não |
|||
+ Giao nhiệm vụ: Làm BT: Qua văn bản em hiểu gì về lao động nghệ thuật của những nhà văn, nhà thơ như La Phông ten ? - Quan sát và xúc cảm để có thể cảm nhận và miêu tả đối tượng như những tính cách phức tạp, nhằm đưa tới người đọc những hình tượng chân thực và xúc động. + Yêu cầu HS báo cáo kết quả. + GV nhận xét, đánh giá.
|
+ Thực hiện nhiệm vụ.
+ Báo cáo kết quả. -Lưu sản phẩm. |
* Định hướng: - Quan sát và xúc cảm để có thể cảm nhận và miêu tả đối tượng như những tính cách phức tạp, nhằm đưa tới người đọc những hình tượng chân thực và xúc động. =>Những năng lực HS cần phát triển: giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp; sáng tạo. |
|
*HOẠT ĐỘNG 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Kĩ thuật: động não |
|||
+ Giao nhiệm vụ: Tìm đọc các bài nghị luận văn chương, học cách làm văn nghị luận. + Khuyến khích HS chia sẻ trước lớp. + GV nhận xét, đánh giá. |
+ Thực hiện nhiệm vụ:
+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: chia sẻ , lưu sản phẩm. |
Tìm đọc các bài nghị luận văn chương, học cách làm văn nghị luận.
=>Những năng lực HS cần phát triển: giải quyết vấn đề, tư duy, cảm thụ thẩm mĩ. |
Bước 4. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà. (3’)
- Hoàn thiện các bài tập, nắm vững nội dung các đơn vị kiến thức đã học.
- Ôn lại những đặc trưng cơ bản của một bài nghị luận văn chương.
- Chuẩn bị bài: Liên kết câu và liên kết đoạn văn (luyện tập).
Đọc trước bài, làm các bài tập/ Sgk.
Ngày soạn: 27/01/2019 |
Dạy |
Ngày |
|
Tiết |
|
||
Lớp |
9 |
TIẾT 113. LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
(Luyện tập)
I.Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
- Củng cố hiểu biết về liên kết câu và liên kết đoạn văn.
- Nhận ra và sửa được một số lỗi về liên kết.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được phép liên kết câu, liên kết đoạn trong văn bản.
- Nhận ra và sửa được một số lỗi về liên kết.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng các phép liên kết một cách phù hợp khi viết đoạn văn, tạo lập văn bản.
II. Trọng tâm:
1. Kiến thức:
- Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
- Một số lỗi liên kết có thể gặp trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Nhận ra và sửa được một số lỗi về liên kết.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng các phép liên kết một cách phù hợp khi viết đoạn văn, tạo lập văn bản.
4. Những năng lực cụ thể HS cần phát triển:
* Năng lực chung:
- Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy.
- Nhóm năng lực quan hệ xã hội: giao tiếp, hợp tác
- Nhóm năng lực công cụ: sử dụng ngôn ngữ
*Nhóm năng lực chuyên biệt: sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt, cảm thụ thẩm mĩ
III. Chuẩn bị
1.Thầy:
+ Ý tưởng thiết kế hoạt động: Qua làm bài tập, HS được củng cố hiểu biết về liên kết câu và liên kết đoạn văn.
- Nhận ra và sửa được một số lỗi về liên kết.
+ Nội dung của hoạt động:
+Phương pháp tổ chức dạy học: hoạt động nhóm, hoạt động cặp đôi, cá nhân…
2.Trò:
Đọc trước bài, dự kiến trả lời các câu hỏi, bài tập, sản phẩm; phiếu học tập.
IV. Tổ chức dạy và học
Bước 1. Ổn định tổ chức lớp:
Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp.
Bước 2.Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài tập của HS. KT lý thuyết trong khi luyện tập.
Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới:
Thầy |
Trò |
Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt |
*HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: HS nhận thức được nhiệm vụ trọng tâm của tiết học, có hứng thú tiếp thu bài mới.
|
||
+ Giao nhiệm vụ: HS HĐ cá nhân: Hãy tự giới thiệu về bản thân trong khoảng 6 – 8 câu. Hãy chỉ ra các phép liên kết câu trong đoạn văn bản em vừa trình bày. + Yêu cầu HS báo cáo kết quả. + GV nhận xét, dẫn dắt, giới thiệu bài mới. |
+ Thực hiện nhiệm vụ.
+ Chia sẻ trước lớp; nhận xét, phản biện. - Lắng nghe. |
- HS nhận thức được nhiệm vụ trọng tâm của tiết học. - Học sinh có hứng thú tiếp thu bài mới. |
*HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Thời gian:5’ - Mục tiêu: Nắm chắc một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản. Nhận biết một số lỗi liên kết có thể gặp trong văn bản. - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Động não |
||
*HD ôn lý thuyết: ? Em hiểu như thế nàolà liên kết câu? |
I. Lý thuyết - Nhắc lại những kiến thức cơ bản về liên kết câu, liên kết đoạn. |
I. Lý thuyết - Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. - Về nội dung: đảm bảo liên kết chủ đề và lo-gic. - Về hình thức: các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính: phép lặp,phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng, phép thế, phép nối. |
*HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP - Thời gian: 30’ - Mục tiêu: Nhận biết được phép liên kết câu, liên kết đoạn trong văn bản. Nhận ra và sửa được một số lỗi về liên kết. - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thực hành sửa lỗi. - Kĩ thuật: Động não |
||
* HD luyện tập:
- GV đưa bảng phụ có bài tập 1. ? Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn trong các đoạn văn?
- GV chữa, nhận xét
|
II. Luyện tập
- Quan sát.
- 3 HS lên bảng làm bài tập. - Các HS còn lại theo dõi, làm vào vở. - Nghe, ghi bài.
|
II. Luyện tập Bài tập 1(50) Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn trong các đoạn văn: Câu a: Liên kết câu: phép lặp (lặp từ “trường học”) Liên kết đoạn : từ “như thế” ở đoạn sau chỉ vấn đề được nêu ở đoạn trước (trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến). Câu b: Liên kết câu: phép lặp (“văn nghệ” lặp ở các câu 1,2). Liên kết đoạn: từ "sự sống "ở câu 2 đoạn trước được lặp lại ở câu 1 đoạn sau. Từ “văn nghệ” ở đoạn trước cũng được lặp lại ở đoạn sau. Câu c: Liên kết câu: phép lặp: từ “thời gian” được lặp lại ở cả 3 câu Câu d: Liên kết câu – dùng từ trái nghĩa: yếu đuối (1) – mạnh (2), hiền lành (1) - ác (2). |
- HS đọc bài tập 3,4 sgk và nêu yêu cầu của các bài tập. - Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS thảo luận nhóm ( 2'): + Nhóm 1: Phần (a) bài 3. + Nhóm 2: Phần (b) bài 3. + Nhóm 3: Phần (a) bài 4. + Nhóm 4: Phần (b) bài 4. ? Chỉ ra các lỗi về liên kết trong đoạn trích? ? Nêu cách sửa lỗi theo yêu cầu của từng bài?
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày. - Cho các nhóm nhận xét chéo. - GV nhận xét, cho điểm.
|
- Đọc.
- Thành lập nhóm. - Thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm nhận xét chéo. - Nghe, ghi chép. |
Bài tập 3 (51) Đoạn a: Các câu không phục vụ chủ đề chung của đoạn văn - liên kết chủ đề. - Sửa: “ Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 của anh ở phía trước bãi bồi bên một dòng sông. Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc, hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ, mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.” Đoạn b: Lỗi về liên kết nội dung: trật tự các sự việc nêu trong câu không hợp lí. Câu 2: Kể lại thời gian chăm sóc trước khi chồng mất của người vợ. Để sửa câu 2, có thể viết thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào trước câu 2. Ví dụ: suốt hai năm anh ốm nặng... Bài tập 4( 51) Tìm sửa lỗi liên kết hình thức: Đoạn a: dùng từ (nó, chúng) ở câu 2, câu 3 không thống nhất |
Chữa: mọi biện pháp chống lại chúng...tìm cách bắt chúng (câu 3). Đoạn b: Từ “văn phòng” và từ “hội trường” không cùng nghĩa với nhau trong trường hợp này. Cách chữa: thay từ “hội trường” ở câu 2 bằng từ “văn phòng”. =>Những năng lực HS cần phát triển: giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ; sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt. |
||
*HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG
Kĩ thuật: động não |
||
+ Giao nhiệm vụ: Viết đoạn văn, chỉ ra được liên kết về nội dung và hình thức của đoạn văn ấy. + Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
+ GV nhận xét, đánh giá. |
+ Thực hiện nhiệm vụ.
+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: chia sẻ. -Lưu sản phẩm. |
- Viết đoạn văn, chỉ ra được liên kết về nội dung và hình thức của đoạn văn ấy. =>Những năng lực HS cần phát triển: giải quyết vấn đề , sử dụng ngôn ngữ; sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt.
|
*HOẠT ĐỘNG 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Kĩ thuật: động não |
||
+ Giao nhiệm vụ: - Lấy một bài văn của mình phân tích cách liên kết câu, sửa lỗi liên kết (nếu có). + Khuyến khích HS chia sẻ trước lớp. + GV nhận xét, đánh giá. |
+ Thực hiện nhiệm vụ: làm việc cá nhân, chia sẻ với người thân, bạn bè… + Báo cáo kết quả, lưu sản phẩm. |
- Lấy một bài văn của mình phân tích cách liên kết câu, sửa lỗi liên kết (nếu có). =>Những năng lực HS cần phát triển: tự học, hợp tác, sáng tạo |
Bước 4. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà. (3’)
- Hoàn thiện các bài tập, nắm vững nội dung các đơn vị kiến thức đã học.
- Viết đoạn văn, chỉ ra được liên kết về nội dung và hình thức của đoạn văn ấy.
- Chuẩn bị bài: “Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí.”
(Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi)
Ngày soạn: 27/01/2019 |
Dạy |
Ngày |
|
Tiết |
|
||
Lớp |
9 |
TIẾT 114. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ
TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
I.Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
- Hiểu và biết cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức đã học để làm được bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.
3. Thái độ:
- Có thái độ, quan điểm tích cực trước các vấn đề thuộc tư tưởng, đạo lí XH
II. Trọng tâm:
1. Kiến thức:
- Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức đã học để làm được bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.
3. Thái độ:
- Có thái độ, quan điểm tích cực trước các vấn đề thuộc tư tưởng, đạo lí XH
4. Những năng lực cụ thể HS cần phát triển:
* Năng lực chung:
- Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy.
- Nhóm năng lực quan hệ xã hội: giao tiếp, hợp tác
- Nhóm năng lực công cụ: sử dụng ngôn ngữ
*Nhóm năng lực chuyên biệt: sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt…
III. Chuẩn bị
1.Thầy:
+ Ý tưởng thiết kế hoạt động: Qua tìm hiểu ngữ liệu, HS biết cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Vận dụng kiến thức đã học để làm được bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.
+ Nội dung của hoạt động:Tìm hiểu các dạng đề nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí; cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
+Phương pháp tổ chức dạy học: hoạt động nhóm, hoạt động cặp đôi, cá nhân…
2.Trò:
Đọc trước bài, dự kiến trả lời các câu hỏi, bài tập, sản phẩm; phiếu học tập.
IV. Tổ chức dạy và học
Bước 1. Ổn định tổ chức lớp:
Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp.
Bước 2.Kiểm tra15’
Đề bài:
Câu 1. (2 điểm)
Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
Câu 2 (8 điểm).
Viết đoạn văn ngăn giới thiệu về nhà thơ Thanh Hải, trong đó có sử dụng phép lặp, phép thế để liên kết câu. Xác định rõ các phép liên kết đã dùng.
Đáp án -Biểu điểm:
Câu 1.(2 điểm)
HS nêu được: “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải được sáng tác vào tháng 11 năm 1980 - không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời.
Câu 2 ( 8 điểm)
Viết đúng hình thức đoạn văn, không mắc lỗi về chính tả, câu: 1 điểm.
Có phép lặp, phép thế, xác định đúng: 2 điểm.
Giới thiệu đủ thông tin về Thanh Hải: 5 điểm.
Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
Chuẩn KTKN cần đạt, năng lực cần phát triển |
||
*HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: HS nhận thức được nhiệm vụ trọng tâm của tiết học, có hứng thú tiếp thu bài mới.
|
||||
+ Giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm theo bàn: Hãy kể tên một số vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo lí. Nêu hướng giải quyết vấn đề của em? + Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
+ GV nhận xét, dẫn dắt, giới thiệu bài mới. |
+ Thực hiện nhiệm vụ.
+ Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp; nhận xét, phản biện. - Lắng nghe. |
- HS nhận thức được nhiệm vụ trọng tâm của tiết học. - Học sinh có hứng thú tiếp thu bài mới. |
||
*HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu: cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Vận dụng kiến thức đã học để làm được bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.
|
||||
* HD tìm hiểu các dạng đề nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí (10’) ? Gọi HS đọc 10 đề trong sgk và trả lời câu hỏi: - Cho HS thảo luận cặp đôi (1') trả lời: ? Các đề bài trên có điểm gì giống nhau và khác nhau? - Gọi đại diện các nhóm trình bày. - Cho HS nhận xét chéo. - GV nhận xét. - GV chốt kiến thức: * Dạng đề có kèm theo mệnh lệnh là: + Đề 1:Suy nghĩ từ truyền ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” + Đề 3: Bàn về tranh giành và nhường nhịn + Đề 10: Suy nghĩ từ câu ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn...” * Dạng đề không kèm theo mệnh lệnh: các đề còn lại. Chỉ nêu lên một tư tưởng đạo lí là đã ngầm ý đòi hỏi người viết bài nghị luận lấy tư tưởng đạo lí ấy làm nhan đề để viết bài. ? Yêu cầu học sinh ghi nhanh ra giấy một số đề bài tương tự, gọi 1 em lên bảng. Ví dụ: a.Có kèm theo mệnh lệnh. - Bàn về chữ hiếu. - Suy nghĩ về câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. |
I. Tìm hiểu các dạng đề …
- Đọc.
- Thảo luận theo bàn.
- Đại diện các nhóm trả lời. - Nhận xét chéo. - Nghe, ghi nhớ.
- Ghi ra phiếu học tập, trình bày. |
I. Tìm hiểu các dạng đề nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
1. Xét ngữ liệu: Các đề
2. Nhận xét * Giống nhau: các đề đều yêu cầu nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. * Khác nhau: - Dạng đề có kèm theo mệnh lệnh. - Dạng đề không kèm theo mệnh lệnh: các đề còn lại
3. Tự ra một số đề
|
||
b. Không kèm theo mệnh lệnh. - Ăn vóc học hay. - Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. - Lòng nhân ái. - Lá lành đùm lá rách. |
|
|
||
* HD tìm hiểu cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí(15’) - Yêu cầu HS xét VD/52. ? Để làm được một bài văn hoàn chỉnh, thông thường ta phải tiến hành các bước nào? - Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc và sửa chữa. ? Tìm hiểu đề cho đề bài trên? ? Cho biết ý nghĩa của từ “suy nghĩ” trong phần nêu yêu cầu của đề” - “Suy nghĩ ” thực chất là cách cảm, hiểu và bài học về đạo lí rút ra từ câu tục ngữ một cách có sức thuyết phục. ? Cần có vốn tri thức ở đâu để làm rõ nội dung nghị luận trên? + Vốn sống trực tiếp: tuổi đời, nghề nghiệp, hoàn cảnh, kinh nghiệm... + Vốn sống gián tiếp: hiểu biết về tục ngữ Việt Nam, về phong tục, tập quán, văn hóa dân tộc. |
II.Cách làm bài nghị luận về một vấn đề ... - Xét ví dụ.
- Nhớ lại kiến thức cũ trả lời.
- Xác yêu cầu của đề. - Trả lời.
- Suy nghĩ trả lời. |
II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
1. Xét ngữ liệu: Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí “uống nước nhớ nguồn”
* Bước 1: Tìm hiểu đề - Thể loại: nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. - Nội dung: nêu suy nghĩ về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.
- Tri thức cần có: Vốn sống trực tiếp, gián tiếp.
|
||
? Để tìm ý cho bài văn ta cần làm như thế nào? - Đặt ra các câu hỏi và trả lời. ?Giải thích câu tục ngữ: nghĩa đen và nghĩa bóng? (Quan trọng nhất là nghĩa bóng)
? Câu tục ngữ thể hiện đạo lí gì của người Việt Nam? |
- Suy nghĩ trả lời.
- Suy nghĩ trả lời.
- Suy nghĩ trả lời. |
* Bước 2:Tìm ý a. Giải thích nghĩa đen: (ngắn gọn) - Nước là sự vật tự nhiên, thể lỏng, mềm, mát, cơ động, linh hoạt trong mọi địa hình... có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống. - Nguồn: là nơi bắt đầu của mọi dòng chảy b. Giải thích nghĩa bóng - Nước: là mọi thành quả mà con người được hưởng thụ, từ các giá trị của đời sống vật chất (như cơm ăn, áo mặc, nhà ở, điện thắp sáng, non sông gấm vóc, thống nhất hòa bình...) cho đến các giá trị tinh thần văn hóa (văn hóa, phong tục, tín ngưỡng, nghệ thuật...) – “Nguồn” là những người làm ra thành quả, là lịch sử, truyền thống sáng tạo, bảo vệ thành quả. - “Nguồn” là tổ tiên, xã hội, dân tộc, gia đình... c. Đạo lí “uống nước nhớ nguồn” là đạo lí của người hưởng thụ thành quả đối với “nguồn” của thành quả. - “Nhớ nguồn” là lương tâm, trách nhiệm đối với nguồn - Nhớ nguồn là sự biết ơn, giữ gìn và tiếp nối sáng tạo. - “Nhớ nguồn” là không vong ân bội nghĩa - “Nhớ nguồn” là học “nguồn” để sáng tạo những thành quả mới. - Đạo lí này là tinh thần gìn giữ các giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc. - Đạo lí này là một nguyên tắc làm người của người Việt Nam. |
||
- Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm, thống nhất, lập dàn ý cho đề văn trên, trình bày. - Cho HS nhận xét bài của bạn. - GV nhận xét. |