Docly

Soạn Bài Lịch Sử Lớp 6 Sách Kết Nối Tri Thức Cả Năm Phương Pháp Mới

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Giáo Án Giáo Dục Công Dân 6 Kết Nối Tri Thức Trọn Bộ Năm Học 2022-2023
Tài Liệu Đề Cương Ôn Tập Học Kì 2 Toán 6 Năm Học 2022-2023 Theo Từng Chủ Đề
Giáo Án Toán 6 Sách Chân Trời Sáng Tạo Học Kì 2 Phương Pháp Mới (Bộ 1)
Giáo Án Giáo Dục Công Dân 6 Sách Kết Nối Tri Thức Học Kỳ 2 (Bộ 3)
Bài Tập Trắc Nghiệm Lớp 6 Tiếng Anh Global Success Bài 1 My New School Có Lời Giải

Soạn Bài Lịch Sử Lớp 6 Sách Kết Nối Tri Thức Cả Năm Phương Pháp Mới – Lịch Sử 6 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.

CHƯƠNG I. VÌ SAO PHẢI HỌC LỊCH SỬ

Bài 1

LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG

(… tiết)







I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)

1. Về kiến thức:

- Khái niệm lịch sử.

- Vai trò của môn Lịch sử trong cuộc sống.

2. Về năng lực:

- Nêu được khái niệm lịch sử và môn lịch sử.

- Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.

- Lí giải được vì sao cần học lịch sử.

3. Về phẩm chất:

- Tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.

- Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học.

b) Nội dung:

GV: Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ.

HS quan sát hình ảnh, làm việc nhóm để trả lời câu hỏi của GV

c) Sản phẩm:
- HS chỉ ra được sự thay đổi về thời gian của máy tính và tiền VN và sự thay đổi đó gọi là lịch sử.

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chiếu hình ảnh về sự thay đổi của CNTT máy tính, của đồng tiền VN và đặt câu hỏi:

? Em hãy chỉ ra sự thay đổi theo thời gian của máy tính điện tử, của đồng tiền VN. ? Theo em sự thay đổi theo thời gian như vậy được hiểu là gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi.

HS: Quan sát, phân tích hình ảnh và ghi kết quả thảo luận ra phiếu học tập.

B3: Báo cáo thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).

HS:

- Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm

- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.

HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI


1. Lịch sử là gì?

a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được khái niêm lịch sử và bộ môn lịch sử.

b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Từ hoạt động tìm hiểu vừa rồi em hãy cho biết:

? Lịch sử là gì?

? Từ cách hiểu về lịch sử, theo em môn lịch sử là môn học tìm hiểu về những gì?

? Em hãy lấy 1 ví dụ minh hoạ về lịch sử mà em biết.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS trả lời

HS:

- Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi.

- Suy nghĩ cá nhân để lấy ví dụ minh hoạ.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời.

HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.

- Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ, là một khoa học nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ.



- Môn lịch sử là môn học tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người từ khi con người xuất hiện trên trái đất cho đến ngày nay.



2. Vì sao phải học lịch sử

a) Mục tiêu: Giúp HS giải thích được vì sao cần phải học lịch sử?

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức.

- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm và giao nhiệm vụ:

? Em sinh ra trong một dòng họ, em có muốn biết về gia phả (cội nguồn) của dòng họ mình không? Em làm thế nào để biết điều đó ?

? Từ đó em hãy cho biết học lịch sử để làm gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm.

GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.

- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chuyển dẫn sang phần luyện tập.

- Học lịch sử giúp chúng ta tìm hiểu quá khứ, tìm hiểu về cội nguồn của chính bản thân, gia đình, dòng họ… và mở rộng hơn là của cả dân tộc, nhân loại.

- Học lịch sử để đúc kết những bài học kinh nghiêm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống trong tương lai.

HĐ 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao

c) Sản phẩm:

Bài tập 1: Đáp án đúng của bài tập.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS

Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

(Hồ Chí Minh)



Bài tập 1: Bác Hồ từng nói :




Em hiểu hai câu thơ trên như thế nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập

- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.

HĐ 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Bài làm của HS (HS chỉ ra được lịch sử của trường học, của ngôi làng, của di tích đền thờ… nơi mình sinh sống).

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)

Bài tập: Em hãy lấy một vài ví dụ về lịch sử ở nơi em sinh sống.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.

- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.

- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.

******************************





Bài 2

DỰA VÀO ĐÂU ĐỂ BIẾT VÀ PHỤC DỰNG LẠI LỊCH SỬ

(… tiết)







I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)

1. Về kiến thức:

- Các nguồn sử liệu cơ bản (hiện vật, kênh chữ, truyền miệng, bản gốc…).

- Ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu.

2. Về năng lực:

- Phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản.

- Trình bày được ý nghĩa và giá trị các nguồn sử liệu ở trên.

3. Về phẩm chất:

- Trân trọng và gìn giữ các nguồn sử liệu cơ bản.

- Trung thực trong khi nghiên cứu lịch sử dựa trên các nguồn sử liệu.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HĐ 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.

- Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học.

b) Nội dung:

GV:

- Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ.

- Quan sát những hình ảnh sau và trả lời câu hỏi.

HS quan sát, trả lời câu hỏi của GV

c) Sản phẩm: Sản phẩm nhóm của HS
- HS nêu được nội dung của mỗi bức tranh.

- Mỗi bức tranh nói lên nguồn tư liệu lịch sử nào.

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ

- Quan sát các hình ảnh sau và cho biết các nguồn tư liệu lịch sử này?

Hiện vật

Kênh chữ

Kể chuyện

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi.

HS: Quan sát hình ảnh, phân tích hình ảnh và ghi kết quả thảo luận ra phiếu học tập.

B3: Báo cáo thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).

HS:

- Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm

- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.

HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Nêu được các nguồn tư liệu lịch sử.

- Lấy ví dụ về các nguồn tư liệu lịch sử.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT mảnh ghép cho HS thảo luận và KT đặt câu hỏi để hỏi.

- Hs làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trình bày sản phẩm.

c) Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm nhóm của HS

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

* Vòng chuyên sâu (7 phút)

- Chia lớp ra làm 4 nhóm:

- Yêu cầu các em ở mỗi nhóm đánh số 1,2,3,4…

- Phát phiếu học tập & giao nhiệm vụ:

Nhóm 1: Tìm hiểu về tư liệu hiện vật.

Nhóm 2: Tìm hiểu về tư liệu chữ viết.

Nhóm 3: Tìm hiểu về tư liệu truyền miệng.

Nhóm 4: Tìm hiểu về tư liệu gốc.

* Vòng mảnh ghép (8 phút)

- Tạo nhóm mới (các em số 1 tạo thành nhóm I mới, số 2 tạo thành nhóm II mới, số 3 tạo thành nhóm III… mới & giao nhiệm vụ mới:

1. Chia sẻ kết quả thảo luận ở vòng chuyên sâu?

2. Nêu vai trò của các nguồn tư liệu trong việc tìm hiểu lịch sử?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

* Vòng chuyên sâu

HS:

- Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân.

- Thảo luận nhóm 5 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm).

GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần).

* Vòng mảnh ghép (7 phút)

HS:

- 3 phút đầu: Từng thành viên ở nhóm trình bày lại nội dung đã tìm hiểu ở vòng mảnh ghép.

- 5 phút tiếp: thảo luận, trao đổi để hoàn thành những nhiệm vụ còn lại.

GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS:

- Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm.

- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang phần Luyện tập.

1. Tư liệu hiện vật

- Là những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ lại.

VD:

Ngói úp ở Hoàng Thành


Trống đồng


2. Tư liệu chữ viết

- Là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, chữ được khắc trên bia đá…

VD:

- Các cuốn sách viết về lịch sử.

- Bia khắc chữ:

3. Tư liệu truyền miệng

- Là những câu chuyện dân gian: truyền thuyết, thần thoại, cổ tích… được kể từ đời này sang đời khác.

VD: Truyền thuyết Hồ gươm

- Truyền thuyết Thánh Gióng

4. Tư liệu gốc

- Là những tư liệu cung cấp thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kì lịch sử đó. Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.

HĐ 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS

Bài tập 1: Theo em tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết, tư liệu truyền miệng và tư liệu gốc có ý nghĩa và giá trị gì?

Bài tập 2: Kể tên một số truyền thuyết về một nhân vật hay sự kiện lịch sử mà em biết?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập

- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.

HĐ 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Bài làm của HS (HS chỉ ra được lịch sử của trường học, của ngôi làng, của di tích đền thờ… nơi mình sinh sống).

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)

Bài tập: Ở nhà em hoặc nơi em sinh sống có những hiện vật nào có thể giúp tìm hiểu lịch sử?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.

- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.

- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.

******************************



Bài 3

THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ

(… tiết)










I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)

1. Về kiến thức: Một số khái niệm về thời gian trong việc học lịch sử (thế kỉ, thập kỉ, thiên niên kỉ, trước công nguyên, sau công nguyên, công nguyên…).

2. Về năng lực:

- Biết cách tính thời gian trong lịch sử.

- Hiểu được vì sao phải tính thời gian trong lịch sử.

3. Về phẩm chất:

- Trung thực trong tìm hiểu, học tập lịch sử.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.

- Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học.

b) Nội dung:

GV trình chiếu hình ảnh, đặt câu hỏi.

HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm:
- HS gọi tên được hình ảnh đó là các loại đồng hồ (nếu chỉ được tên cụ thể thì càng tốt) dùng để tính thời gian.

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chiếu hình ảnh về hình đồng hồ và hỏi HS:








? Em hãy nêu tên của vật dụng trong những bức tranh? Những vật dụng này dùng để làm gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi.

HS: Quan sát hình ảnh và trả lời.

B3: Báo cáo thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS lên trả lời câu hỏi.

- Các em còn lại theo dõi bạn trả lời và nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV và theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.

HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI


1. Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử?

a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử?

b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Tại sao phải xác định thời gian trong lịch sử?

? Người xưa đã xác định thời gian bằng những cách nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS trả lời

HS:

- Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi.

- Suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi của GV.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời.

HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.

- Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ theo trình tự thời gian. Muốn hiểu và dựng lại lịch sử, cần sắp xếp tất cả sự kiện theo đúng trình tự của nó.



- Người xưa đã tạo ra nhiều cách đo thời gian khác nhau.



2. Các cách tính thời gian trong lịch sử

a) Mục tiêu: Giúp HS giải thích được vì sao cần phải học lịch sử?

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức.

- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm và giao nhiệm vụ:

? Hãy cho biết cách tính thời gian trong lịch sử ?

? Từ đó em hãy lấy một ví dụ để tính thời gian trong lịch sử?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm.

GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.

- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chuyển dẫn sang phần luyện tập.

- Người xưa đã nghĩ ra cách làm lịch:

+ Âm lịch: được tính theo chu kì chuyển động của mặt trăng quay quanh trái đất.

+ Dương lịch: được tính theo chu kì chuyển động của trái đất quay quanh mặt trời (còn gọi là công lịch).

Chúa Giê Su ra đời

TCN 1 SCN

(+) CN ( - )

{thập kỉ: 10 năm; thế kỉ (100 năm), thiên niên kỉ (1000 năm)}.

- Ở Việt Nam, Công lịch được dùng trong các cơ quan nhà nước, tuy nhiên âm lịch vẫn được dùng cho văn hoá và tâm linh, bởi vậy trên tờ lịch đều ghi rõ 2 ÂL và DL.

HĐ 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao

c) Sản phẩm:

Bài tập 1: Đáp án đúng của bài tập.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS

Bài tập 1: Muốn biết năm 2000 TCN cách ta bao nhiêu năm thì em tính như thế nào?

2021 + 2000 = 4021 năm

Bài tập 2: Muốn biết năm 1230 SCN cách 2021 bao nhiêu năm thì ta tính thế nào?

2021 – 1230 = 791 năm

Muốn biết năm TCN cách hiện tại thì làm phép cộng, muốn biết SCN cách hiện tại ta làm phép trừ.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập

- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.

HĐ 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Bài làm của HS (HS chỉ ra được lịch sử của trường học, của ngôi làng, của di tích đền thờ… nơi mình sinh sống).

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)

Bài tập: Em hãy tìm hiểu năm xây dựng của công trình trình kiến trúc ở nơi em đang sinh sống hoặc một di chỉ lịch sử mà em biết và tính niên đại của nó?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.

- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.

- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.

******************************

CHƯƠNG II. XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ

BÀI 4: NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Mô tả được quá trình tiến hoá từ Vượn người thành người trên Trái Đất. Sự xuất hiện của con người trên Trái Đất – điểm bắt đầu của lịch sử loài người.

- Xác định được dấu tích Sự hiện diện của Người tối cổ ở Đông Nam Á và Việt Nam.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

- Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

Năng lực riêng:

- Tìm hiểu lịch sử qua việc khai thác tư liệu, hình ảnh, lược đồ,...liên quan đến bài học.

- Nhận thức lịch sử qua việc phân tích vai trò của lao động đối với xã hội nguyên thủy.

3. Phẩm chất

- Giáo dục phẩm chất chăm chỉ trong học tập, lao động.

- Giáo dục phẩm chất tôn trọng lao động và tinh thần sáng tạo, có trách nhiệm.

- Giáo dục phẩm chất yêu đất nước biết gốc tích tổ tiên, quê hương để từ đó bồi đắp thêm lòng yêu nước.

- Giáo dục phẩm chất trách nhiệm biết giữ gìn và bảo tồn các di sản văn hóa

Chăm chỉ tìm hiểu và thu thập các thông tin, hình ảnh trong bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Thiết kế bài giảng ̣(video, tranh ảnh về sự hình thành và phát triển của Loài người)

- Máy tính, thiết bị trình chiếu Tivi, tranh ảnh

- Lược đồ dấu tích của quá trình chuyển biến từ Vượn thành người ở ĐNA

- Một số hình ảnh công cụ đồ đá, răng hoá thạch

- Phiếu học tập

- Bản đồ Đông Nam Á.

2. Đối với học sinh

Đọc và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, đọc và tìm hiểu các tài liệu liên quan.

+ Sự xuất hiện của con người trên Trái Đất: thời gian, địa điểm, động lực.

+ Sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Dự kiến kế hoạch dạy học:

* Tiết 1: phần khởi động và mục I Quá trình tiến hoá từ vượn thành người

* Tiết 2 mục II Dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á, mục luyện tập và vận dụng

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG.

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là hiểu được nguồn gốc của Loài người và phát triển tạo tâm thế đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung hoạt động: GV cho HS xem video về nguồn gốc loài người và xác định được quá trình tiến hóa từ vượn thành người diễn ra như thế nào (chọn 1 trong 3 video sau)

https://youtu.be/oT2vFokuc4A

https://youtu.be/YDKGXp8WZXs?t=144 Người nguyên thủy tâp 1

https://youtu.be/P2D0aeEn2-M?t=71 Tóm tắt quá trình tiến hoá của loài người

c. Sản phẩm: Học sinh trình bày được nguồn gốc loài người là từ vượn người trải qua quá trình lao động kiếm sống đã chuyển hóa thành người

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Cho HS xem video và yêu HS trả lời câu hỏi: Con người có nguồn gốc từ đâu? Quá trình tiến hóa diễn ra như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS xem và suy nghĩ trả lời câu hỏi

Bước 3: HS báo cáo những gì mình đã nghe và hiểu

Bước 4: GV Nhận xét, đánh giá, kết luận/chốt: Con người có nguồn gốc từ một loài Vượn nhưng quá trình tiến hóa diễn ra như thế nào? Và những nơi nào là cái nôi của loài người chúng chuyển vào tìm hiểu bài 3

HOẠT ĐỒNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. QUÁ TRÌNH TIẾN HOÁ TỪ VƯỢN NGƯỜI THÀNH NGƯỜI

a. Mục tiêu: Nêu được quá trình tiến hóa từ vượn thành người trải qua 3 giai đoạn; nêu được đặc điểm tiến hóa về cấu tạo cơ thể của vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn và xác định được những minh chứng chứng minh nguồn gốc của loài người

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát tranh ảnh, tìm hiểu thông tin trong SGK, thu thập thông tin, thảo luận nhóm để biết được nguồn gốc của loài người

c. Sản phẩm: Học sinh trình bày được Loài người có nguồn gốc từ một loài vượn cổ trải qua 3 giai đoạn, hoàn thành được phiếu học tập

d. Tổ chức thực hiện:

PHIẾU HỌC TẬP



Hoạt động thầy - trò

Sản phẩm cần đạt

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

GV lần lượt tổ chức cho HS thực hiện các nhiệm vụ:

  1. Quan sát vào hình 2 (tr17) thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau: Quá trình tiến hóa từ vượn thành người trải qua mấy giai đoạn? đó là những giai đoạn nào? Cho biết niên đại tương ứng của các giai đoạn đó?

  2. Quan sát hình sau

t Em rút ra đặc điểm nào cho sự tiến hóa của người tối cổ so với vượn người (Đã đi thẳng bằng 2 chân, từ bỏ đời sống leo trèo, đã biết làm công cụ, não lớn hơn)

  1. Việc phát hiện các bộ xương hóa thạch (H3.2;H3.3) có ý nghĩa như thế nào trong việc giải thích nguồn gốc và quá trình tiến hóa của loài người?

  2. Hoàn thành phiếu học tập (theo mẫu)

Bước 2. HS Nhận nhiệm vụ và triển khai hoạt động

Bước 3. HS báo cáo

GV điều khiển các nhóm cử đại diện trình bày các nhiệm vụ được giao, các nhóm bạn nhận xét bổ sung theo kỉ thuật 3-2-1 (nêu 3 ưu điểm 2 tồn tại và 1 góp ý)

GV cần cung cấp cho các em thêm tên và thời gian tồn tại của người Neanderthal (400 000 TCN – 40 TCN) và người lùn Floresiensis (200 000 TCN – 50 0000 TCN) trong bức hình. Căn cứ trên thời gian tồn tại được khoa học chứng minh dựa trên hoá thạch, cho HS tự rút ra kết luận: Khi Người tinh khôn xuất hiện và tồn tại cùng với nhiều “anh em” của họ và trong quá trình tiến hoá, Người tinh khôn là loài duy nhất tồn tại và phát triển

Bước 4: GV Nhận xét, trình bày và chốt ý (kết luận) HS Lắng nghe và ghi chép

- Quá trình chuyển biến từ vượn thành người trải qua 3 giai đoạn chính: vượn cổ=> người tối cổ=> người tinh khôn


- Người tối cổ ở nhiều nơi trên thế giới và thời gian tồn tại khác nhau.

- Người tinh khôn xuất hiện và tồn tại cùng với nhiều “anh em” của họ và trong quá trình tiến hoá, Người tinh khôn là loài duy nhất tồn tại và phát triển.



- Các nhà khoa học tìm thấy các bộ xương người hóa thạch và xác định được niên đại chứng tỏ con người đã xuất hiện trên trái đất cách đây hàng triệu năm, đập tan những quan điểm duy tâm về nguồn gốc loài người (do một đấng thần linh nào đó sáng tạo ra)


II. NHỮNG DẤU TÍCH CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN TỪ VƯỢN THÀNH NGƯỜI Ở ĐÔNG NAM Á VÀ VIỆT NAM


a. Mục tiêu: - HS xác định được dấu tích của người tối cổ trên bản đồ Đông Nam Á và Việt Nam; Hiểu được quá trình chuyển biến từ vượn ở ĐNA diễn ra liên tục

b. Nội dung: GV tổ chức học sinh hoạt động nhóm tìm hiểu thông tin trong SGK và quan sát vào lược đồ dấu tích người tối cổ ở Đông Nam Á đề xác định vị trí trên bản đồ và nhận xét

c. Sản phẩm: Hs chỉ được vị trí các di tích hóa thạch và vị trí di chỉ đồ đá trên bản đồ

d. Tổ chức thực hiện:


Hoạt động thầy - trò

Sản phẩm cần đạt

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm thảo luận trong vòng 3 phút

Nhóm 1,2:. Quan sát lược đồ H3 xác định những dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy để chứng minh: “ ĐNA là một trong những chiếc nôi của loài người”

Nhóm 3,4: Dựa vào thông tin và hình 3, 4, 5 trong SGK, việc phát hiện ra công cụ đả và răng hoá thạch của Người tối cổ ở Việt Nam chứng tỏ điều gì?

Bước 2. HS Nhận nhiệm vụ và triển khai hoạt động

GV quan sát và hộ trợ các nhóm nếu cần

Bước 3. HS báo cáo

- GV gọi đại diện. nhóm 1,2 lên chỉ trên lược đồ các địa điểm tìm thấy di cốt Vượn người, Người tối cổ và Người tinh khôn. Để chứng minh ĐNA là một trong những chiếc nôi của loài người. Các bạn còn lại quan sát và nhân xét góp ý bổ sung

- Gọi đại diện nhóm 3 trình bày ý 2 và nhóm 4 nhận xét bổ sung góp ý

- GV yêu cầu HS Gạch chân các địa điểm và mốc thời gian để rút ra quá trình chuyển biến đó diễn ra liên tục kéo dài đến khoảng 4 vạn năm cách ngày nay thì thành người hiện đại

Bước 4: GV Nhận xét, trình bày và chốt ý (kết luận) HS Lắng nghe và ghi chép

  • Ở Đông Nam Á: Mian ma; Thái Lan, Việt Nam. Inđonexia

  • Philippin, Malayxia

  • Đông Nam Á là một trong những chiếc nôi của loài người


  • Ở Việt Nam: Núi Đọ, An Khê, Xuân Lộc, Thẩm Khuyên, Thẩm Ha -> Là một trong những chiêc nôi của loài người

  • quá trình chuyển biến từ Vượn người thành người ở Đông Nam Á và Việt Nam diễn ra liên tục.


HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP.

a. Mục tiêu: - Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về nguồn gốc loài người

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c. Sản phẩm:

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

Bài tập 1: Bằng chứng nào chứng tỏ Đông Nam Á là nơi có con người xuất hiện rất sớm

Bài tập 2: Lập Bảng thống kê các di tích của người Tối cổ ở Đông Nam Á theo nội dung (tên quốc gia, địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ)

Bài tập 3: Dựa vào nội dung của bài học em hãy vẽ sơ đồ theo mẫu vào vở và hoàn thành sơ đồ tiến hóa từ vượn thành người.

Bước 2. HS nhận nhiệm vụ và triển khai hoạt động GV quan sát và hỗ trợ các nhóm nếu cần

Bước 3. HS báo cáo GV điều khiển các nhóm cử đại diện trình bày, nhận xét

Bước 4: GV nhận xét, trình bày và chốt ý (kết luận) HS Lắng nghe và ghi chép

Gợi ý sản phẩm

1. Bằng chứng: Dựa vào bằng chứng khoa học được tìm thấy ở Đông Nam Á: hoá thạch ở Java, công cụ lao động của Người tối cổ, răng Người tối cổ tìm thấy khắp mội nơi trên khu vực ĐNA

2. Quan sát lược đồ hình 3 em hãy lập bảng thống kê các di tích của người Tối cổ ở Đông Nam Á

3.

Tên quốc gia
ngày nay

Tên địa điểm tìm thấy dấu tích

Myanmar

Pondaung

Thái Lan

Tham Lod

Việt Nam

Núi Đọ, An Khê, Xuân Lộc,Thẩm Khuyên, Thẩm Hai

Indonesia

Trinin, Liang Bua

Philippines

Ta Bon

Malaysia

Nia

3. Sơ đồ theo mẫu vào vở và hoàn thành sơ đồ tiến hóa từ vượn thành người.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG.

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

b) Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS nghiên cứu hoàn thành bài tập ở nhà

c) Sản phẩm học tập: bức thư giới thiệu về nguồn gốc loài người

d) Cách thức tiến hành hoạt động

- GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi sgk

Phần lớn người châu Phi có làn da đen, người châu Á có làn da vàng còn người châu
Âu có làn da trắng, liệu họ có chung một nguồn gốc hay không?

- HS tư duy:

Châu Phi là nơi xuất hiện sớm nhất - di cư qua các châu lục - môi trường sống khác nhau- cơ thể biến đổi thích nghi với môi trường

GV giúp HS rút ra kết luận: Môi trường ảnh hưởng quan trọng, là yếu tố quyết định quá trình tiến hoá. Ngày nay con người vẫn tiếp tục tiến hoá để thích nghi với môi trường.

BÀI TẬP VỀ NHÀ

- Viết một lá thư kể cho người thân về hiểu biết của mình về nguồn gốc con người

Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.

- Các loại câu hỏi vấn đáp.

- Phiếu học tập.

 



BÀI 5. XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ

(…tiết)


I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • Mô tả được sơ lược các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thuỷ.

  • Trình bày được những nét chính vê' đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội của xã hội nguyên thuỷ.

  • Nhận biết được vai trò của lao động đối với quá trình phát triển của người nguyên thuỷ cũng như xã hội loài người.

  • Nêu được đôi nét vê' đời sống của người nguyên thuỷ trên đất nước Việt Nam.

2. Năng lực

- Đọc và chỉ ra được thông tin quan trọng trên lược đồ.

- Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

- Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.

3. Phẩm chất

Tiếp tục bồi dưỡng các phẩm chất chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Phiếu học tập.

- Bản đồ treo tường các di chỉ thời đại đồ đá và đổng ở Việt Nam.

- Một số tranh ảnh vẽ công cụ, đồ trang sức, ... của người nguyên thuỷ.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

- Video về một số nội dung trong bài học (nếu có).

2. Chuẩn bị của học sinh

Tranh ảnh, dụng cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HĐ1. Mở đầu – xác định vấn đề

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.

- Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học.

b) Nội dung:

GV chiếu cho HS xem đoạn video về hội thi Thổi cơm.

c. Sản phẩm

Câu trả lời của nhóm Hs

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Xem đoạn video và trả lời câu hỏi sau

? Nội dung được nói đến trong video? Ý nghĩa của nội dung ấy?

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Định hướng giúp học sinh vừa xem đoạn phim vửa lựa chọn thông tin phù hợp để trả lời câu hỏi

Hs: Tập trung xem phim, trả lời câu hỏi GV đã giao.

B3: Báo cáo thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).

HS:

- Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm

- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định.

- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.

HĐ2. Hình thành kiến thức mới

HOẠT ĐỘNG 1: Các giai đoạn tiến triển của xã hội nguyên thuỷ.

a. Mục tiêu: Giúp HS mô tả sơ lược các giai đoạn tiến triển của xã hội nguyên thuỷ.

b. Nội dung:

HS đọc và khai thác thông tin trong Bảng hệ thống các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thuỷ trên thế giới, đọc tài liệu (kênh chữ SGK) để tìm ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của GV.

GV: Hướng dẫn học sinh khai thác thông tin trong Bảng hệ thống các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thuỷ trên thế giới, đọc tài liệu (kênh chữ SGK) để trả lời câu hỏi và lĩnh hội kiến thức mới.

c. Sản phẩm:

*Dự kiến sản phẩm của học sinh

Em biết gì về thời gian tồn tại của xã hội nguyên thuỷ và các giai đoạn phát triển của thời kỳ này?

- Xã hội nguyên thuỷ kéo dài hàng triệu năm…

- Xã hội nguyên thuỷ đã trải qua những giai đoạn: Từ bầy người nguyên thuỷ chuyển sang công xã thị tộc.

NV2. Đặc điểm khác nhau ở mỗi giai đoạn bầy người nguyên thuỷ và công xã thị tộc là gì? Nguyên nhân nào khiến công xã thị tộc khác biệt hơn hẳn so với giai đoạn bầy người nguyên thuỷ?

- Bầy người nguyên thuỷ:

+ Là tổ chức xã hội sơ khai đầu tiên của loài người, có người đứng đầu, có sự phân công lao động giữa nam và nữ,...

+ Biết chế tạo công cụ lao động bằng đá, được ghè đẽo thô sơ.

+ Đời sống dựa vào săn bắt, hái lượm, biết tạo ra lửa.

- Công xã thị tộc:

+ Gắn liền với sự xuất hiện của Người tinh khôn (khoảng 15 vạn năm trước).

+ Công cụ lao động đã được mài cho sắc bén và đẹp hơn; chế tạo cung tên, làm đố gốm, dệt vải, đặc biệt đã biết đến trồng trọt và chăn nuôi.

+ Biết chế tạo, sử dụng đổ trang sức, sáng tạo nghệ thuật (vẽ tranh trên vách hang đá,...).

=> Lao động giúp con người phát triển trí thông minh, đôi bàn tay con người cũng dần trở lên khéo léo, cơ thể cũng dần biến đổi để thích ứng với các tư thế lao động giúp con người người từng bước tự cải biển mình và làm cho cuộc sống phong phú hơn.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Nhiệm vụ 1:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Dựa vào Bảng hệ thống các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thuỷ trên thế giới và kiến thức đã tìm hiểu được, em hãy cho biết thời gian tồn tại của xã hội nguyên thuỷ và các giai đoạn phát triển của thời kỳ này?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS đọc SGK, thu thập thông tin.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu đại diện học sinh trình bày – tương tác với các bạn khác.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.

Nhiệm vụ 2:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Quan sát hình 2 và Bảng hệ thống các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thuỷ trên thế giới cùng ngữ liệu SGK, hãy cho biết điểm khác nhau ở mỗi giai đoạn bầy người nguyên thuỷ và công xã thị tộc là gì? Nguyên nhân nào khiến công xã thị tộc khác biệt hơn hẳn so với giai đoạn bầy người nguyên thuỷ?

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK, thu thập thông tin

Trình bày ý kiến cá nhân vào phiếu học tập dưới sự hướng dẫn của Gv

B3: Báo cáo thảo luận

Hs báo cáo sản phẩm của nhóm bằng việc dán phiếu học tập của nhóm lên bảng. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm – tương tác với nhóm bạn
B4: Kết luận, nhận định

Nhóm Hs đánh giá nhóm bạn

GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp theo


- Xã hội nguyên thuỷ kéo dài hàng triệu năm…

- Người nguyên thuỷ đã tổ chức xã hội của mình từ bầy người nguyên thuỷ chuyển sang công xã thị tộc.

- Bầy người nguyên thuỷ:

+ Là tổ chức xã hội sơ khai đầu tiên của loài người, có người đứng đầu, có sự phân công lao động giữa nam và nữ,...

+ Biết chế tạo công cụ lao động bằng đá, được ghè đẽo thô sơ.

+ Đời sống dựa vào săn bắt, hái lượm, biết tạo ra lửa. Sống trong hang động.

- Công xã thị tộc:

+ Gắn liền với sự xuất hiện của Người tinh khôn (khoảng 15 vạn năm trước).

+ Công cụ lao động đã được mài cho sắc bén và đẹp hơn; chế tạo cung tên, làm đố gốm, dệt vải, đặc biệt đã biết đến trồng trọt và chăn nuôi.

+ Biết chế tạo, sử dụng đổ trang sức, sáng tạo nghệ thuật (vẽ tranh trên vách hang đá,...).

Đã có tục chôn người chết và đời sống tâm linh.

+ Tổ chức xã hội: Công xã thị tộc gồm 2, 3 thế hệ, có cùng dòng máu, làm chung và hưởng chung. Nhiều thị tộc họ hàng, sống cạnh nhau tạo thành bộ lạc.

=> Lao động giúp con người phát triển trí thông minh, đôi bàn tay con người cũng dần trở nên khéo léo, cơ thể cũng dần biến đổi để thích ứng với các tư thế lao động giúp con người người từng bước tự cải biển mình và làm cho cuộc sống phong phú hơn

HOẠT ĐỘNG 2: Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thuỷ trên đất nước Việt Nam.

a. Mục tiêu: HS hiểu được đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thuỷ trên đất nước Việt Nam

b. Nội dung:

HS quan sát hình 3,4,5,6 SGK đọc tài liệu (kênh chữ SGK) để tìm ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của GV.

GV: Hướng dẫn học sinh quan sát hình 3,4,5,6 SGK, đọc tài liệu (kênh chữ SGK) để trả lời câu hỏi và lĩnh hội kiến thức mới.

Hình 4. Lược đồ di chỉ thời đồ đá và đồ đồng ở Việt Nam

c. Sản phẩm:

*Dự kiến sản phẩm của học sinh

NV1: Em nhận thấy kĩ thuật chế tác công cụ Bắc Sơn có điểm gì tiến bộ hơn so với Núi Đọ?

Kĩ thuật chế tác công cụ ở Bắc Sơn tiến bộ hơn so với Núi Đọ bởi họ đã biết cải tiến công cụ. Từ chỗ chỉ biết ghè đẽo, họ đã biết mài đá, tạo ra nhiều loại công cụ khác nhau nhọn, sắc hơn, dễ cầm nắm, thuận tiện cho lao động và mang lại năng suất cao hơn.

NV2: Khai thác kênh hình và thông tin ở mục 2, hãy cho biết những nét chính về đời sống vật chất, tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam.

- Về đời sống vật chất:

+ Sống chủ yếu trong các hang động, mái đá hoặc các túp lều lợp bằng cỏ khô hay lá cây.

+ Nguồn thức ăn bao gồm cả những sản phẩm săn bắn, hái lượm và tự trồng trọt, chăn nuôi.

- Về đời sống tinh thần:

+ Trong các di chỉ, người ta đã tìm thấy nhiều viên đất nung có dùi lỗ và xâu thành chuỗi, nhiều vỏ ốc biển được mài thủng, có thể xâu dây làm đồ trang sức, những bộ đàn đá, vòng tay,... Hoa văn trên đồ gốm cũng dần mang tính chất nghệ thuật, trang trí.

+ Trong nhiều hang động, người ta đã phát hiện các mộ táng, có chôn theo công cụ và đồ trang sức.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Nhiệm vụ 1:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Dựa vào hình 3 SGK và hình trên máy chiếu công cụ chế tác ở Núi Đọ và kiến thức đã tìm hiểu được, em hãy cho biết:

? Xã hội nguyên thuỷ đã trải qua những giai đoạn nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS đọc SGK, thu thập thông tin.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu đại diện học sinh trình bày – tương tác với các bạn khác.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.

Nhiệm vụ 2:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Khai thác kênh hình, đặc biệt là Lược đồ các di chỉ thời đổ đá và đồ đồng ở Việt Nam các di chỉ thuộc thời đại đồ đá mới và thông tin ở mục 2, hãy cho biết những nét chính về đời sống vật chất, tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam.

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK, thu thập thông tin

Trình bày ý kiến cá nhân vào phiếu học tập dưới sự hướng dẫn của Gv

B3: Báo cáo thảo luận

Hs báo cáo sản phẩm của nhóm bằng việc dán phiếu học tập của nhóm lên bảng. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm – tương tác với nhóm bạn
B4: Kết luận, nhận định

Nhóm Hs đánh giá nhóm bạn

GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức và chuyển sang phần Luyện tập.











- Về đời sống vật chất:

+ Sống chủ yếu trong các hang động, mái đá hoặc các túp lều lợp bằng cỏ khô hay lá cây.

+ Nguồn thức ăn bao gồm cả những sản phẩm săn bắn, hái lượm và tự trồng trọt, chăn nuôi.

- Về đời sống tinh thần:

+ Trong các di chỉ, người ta đã tìm thấy nhiều viên đất nung có dùi lỗ và xâu thành chuỗi, nhiều vỏ ốc biển được mài thủng, có thể xâu dây làm đồ trang sức, những bộ đàn đá, vòng tay,... Hoa văn trên đồ gốm cũng dần mang tính chất nghệ thuật, trang trí.

+ Trong nhiều hang động, người ta đã phát hiện các mộ táng, có chôn theo công cụ và đồ trang sức.








HĐ3. Luyện tập

a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c. Sản phẩm: hoàn thành bài tập;

Bài tập 1: Đáp án của bài tập.

Vai trò của lao động trong việc làm thay đổi con người và cuộc sống của người nguyên thủy:

- Lao động giúp tạo ra thức ăn, của cải cho con người

- Trong quá trình lao động, tìm kiếm thức ăn, đôi bàn tay của người nguyên thủy dần trở nên khéo léo, cơ thể cũng dần biến đổi để trở thành Người hiện đại.

- Nhờ có lao động, con người đã từng bước tự cải biến, hoàn thiện mình và làm cho đời sống ngày càng phong phú hơn.

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS.

Bài tập 1: Theo em, lao động có vai trò như thế nào trong việc làm thay đổi con người và cuộc sống của nguời nguyên thuỷ?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập

- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS

HĐ 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Bài làm của HS (Sự phân bố các di chỉ cho thấy con người đã sống rải rác khắp mọi miền trên đất nước Việt Nam hiện nay, từ miền đồi núi đến đồng bằng, ven biển và cả hải đảo).

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)

Bài tập: Tìm trên lược đồ hình 4 (tr.22) kết hợp với tra cứu thông tin từ sách, báo và internet, hãy cho biết các di tích thời đồ đá được phân bố ở những tỉnh nào của nước ta ngày nay và sự phân bố đó nói lên điều gì.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập

- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập, viết bài.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn các em cách trả lời sau khi hoàn thành bài tập.

- HS làm bài tập ra giấy và thuyết trình trước lớp.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không hoàn thành bài hoặc không tham gia thảo luận (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.

……………………………………………………


Bài 6

SỰ CHUYỂN BIẾN VÀ PHÂN HÓA CỦA XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)

1. Về kiến thức:

- Quá trình phát hiện kim loại và vai trò của kim loại đối với sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp.

- Sự tan rã của xã hội nguyên thủy.

- Sự hình thành xã hội có giai cấp.

- Sự phân hóa không triệt để của xã hội nguyên thủy ở phương Đông.

- Xã hội nguyên thủy ở Việt Nam (qua các nền văn hóa khảo cổ Phùng Nguyên – Đồng Đậu – Gò Mun)

2. Về năng lực:

- Trình bày được quá trình phát hiện kim loại và vai trò của kim loại đối với sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp.

- Giải thích được vì sao sự tan rã của xã hội nguyên thủy.

- Mô tả và giải thích được sự hình thành xã hội có giai cấp.

- Sự phân hóa không triệt để của xã hội nguyên thủy ở phương Đông.

- Nêu được một số nét cơ bản của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam (qua các nền văn hóa khảo cổ Phùng Nguyên – Đồng Đậu – Gò Mun)

3. Về phẩm chất:

- Từ việc thấy được sự cải tiến không ngừng của con người trong quá trình chế tác công cụ lao động, HS luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả học tập tốt nhất.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Giáo viên

  • Một số tranh ảnh về cách con người sử dụng kim loại trong cuộc sống.

  • Lược đồ treo tường Di chỉ thời đồ đá và đồ đồng ở Việt Nam (H4,tr22)

  • Một số hình ảnh công cụ bằng đồng, sắt của người nguyên thủy trên thế giới và Việt Nam, mẩu chuyện người băng Ốt – di.

  1. Học sinh

  • Học sinh tìm hiểu về các đồ dùng kim loại được sử dụng trong cuộc sống.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Dự kiến

Tiết 1 mục 1. Sự phát hiện ra kim loại và bước tiến của xã hội nguyên thủy

Tiết 2 mục 2. Sự tan rã của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam.

HĐ 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a) Mục tiêu: Giúp HS kết nối bài mới, xác định nội dung của bài học.

b) Nội dung: HS theo dõi video Cuộc sống sẽ như thế nào nếu không có kim loại theo link sau:

https://www.youtube.com/watch?v=PORwh0k3V7o

sau đó viết tiếp câu.

c) Sản phẩm: HS nêu được những giả thuyết nếu không có kim loại.

Gợi ý

Nếu không có kim loại thì con người quay về thời kì đồ đá.

Nếu không có kim loại thì không có nhà để ở.

Nếu không có kim loại thì không có xe để đi.

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

HS trả lời câu hỏi:

Trong vòng 1 phút em hãy viết tiếp câu nói sau: “Nếu không có kim loại thì…”

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS viết tiếp.

B3: Thực hiện nhiệm vụ

Gv mời ngẫu nhiên 1 – 3 HS chia sẻ.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Như vậy nếu không có kim loại xuất hiện thì con người vẫn ở thời kì đồ đá. Khi kim loại xuất hiện đời sống con người có nhiều thay đổi từ gia đình tới xã hội. Trong bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về sự xuất hiện của kim loại và tác động của nó đối với sự chuyển biến và phân hóa từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp.

HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

2. 1. Sự phát hiện ra kim loại và bước tiến của xã hội nguyên thủy

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Trình bày được quá trình phát hiện kim loại và vai trò của kim loại đối với sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp.

- Giải thích được vì sao sự tan rã của xã hội nguyên thủy.

- Mô tả và giải thích được sự hình thành xã hội có giai cấp.

- Sự phân hóa không triệt để của xã hội nguyên thủy ở phương Đông.

b) Nội dung:

-HS quan sát H1, H2 kết hợp đọc toàn bộ thông tin mục 1 SGK, thảo luận cặp đôi để hoàn thiện phiếu học tập trong 8 phút.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- HS Làm việc cá nhân 3 phút, ghi kết quả ra giấy note.

- Thảo luận cặp đôi 5 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập .

PHIẾU HỌC TẬP














B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên giấy note trong thời gian 3 phút

HS chia sẻ cặp đôi trong thời gian 5 phút, kết quả trên phiếu học tập.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS:

- Đại diện 1 cặp đôi lên bày sản phẩm.

- Các cặp khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả, hướng dẫn HS ghi chép.















GV mở rộng thêm về câu chuyện người băng Ốt – di hoặc gợi mở để học sinh nhận thấy sự không ngừng sáng tạo của con người trong quá trình lao động và sản xuất.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang nội dung Sự tan rã của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam.

2. 2. Sự tan rã của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Nêu được một số nét cơ bản của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam (qua các nền văn hóa khảo cổ Phùng Nguyên – Đồng Đậu – Gò Mun)

b) Nội dung:

-HS quan sát H4 tr22, H3,4 bài 6 kết hợp đọc toàn bộ thông tin SGK, thảo luận cặp đôi để hoàn thiện phiếu học tập trong 8 phút.

- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

HS HS quan sát H4 tr22, H3,4 bài 6 kết hợp đọc toàn bộ thông tin SGK để trả lời các câu hỏi sau:

1.Thời đại đồ đồng ở Việt Nam bắt đầu từ khi nào? ở đâu?




2.Sự xuất hiện công cụ bằng kim loại đã có những tác động như thế nào đối với đời sống kinh tế, xã hội?

(gợi ý trên các lĩnh vực: địạ bàn cư trú, nơi tập trung dân cư, sự phát triển của nghề nông, phân hóa xã hội)

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- Theo dõi thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV mời 3 – 5 HS trả lời nhanh từng câu hỏi (kĩ thuật tia chớp)

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.





a. Sự xuất hiện kim loại

-Thời gian xuất hiện: khoảng 4000 năm trước.

- Địa điểm: Địa bàn trên khắp cả nước.

b.Sự phân hóa và tan rã của xã hội nguyên thủy

-Địa bàn cư trú mở rộng

-Nghề nông phát triển.

-Tập trung dân cư ở ven các con sông lớn.

-Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.

Là cơ sở cho sự xuất hiện các quốc gia sơ kì đầu tiên ở Việt Nam.

HĐ 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao.

c) Sản phẩm:

Câu 1: Sự xuất hiện của kim loại đã có tác động to lớn đến đời sống con người

Nhờ có sự xuất hiện bằng kim loại các công cụ như cày, cuốc, rìu,… con người có thể khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt. Nông nghiệp dùng cày và chăn nuôi súc vật phát triển. Nghề luyện kim chế tạo đồ đồng yêu cầu kĩ thuật cao cùng với nghề dệt vải, làm đồ gốm, đồ mộc, dần trở thành ngành sản xuất riêng.

Quá trình chuyên môn hóa trong sản xuất thúc đẩy năng suất lao động, tạo ra sản phẩm ngày càng nhiều cho xã hội. Con người không chỉ đủ ăn mà còn có của cải dư thừa.

Trong thị tộc người đàn ông dần đảm nhiệm những công việc nặng nhọc nên có vai trò lớn trong xã hội và trở thành chủ của các gia đình. Con cái lấy theo họ cha, hình thành gia đình phụ hệ.

Cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều của cải dư thừa, xã hội dần có sự phân hóa giàu nghèo. Xã hội nguyên thủy tan rã,dần hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước.

Câu 2:

Nền văn hóa

Niên đại

Công cụ tìm thấy

Phùng Nguyên

2000 TCN

Mẫu gỉ đồng, mẫu đồng thau nhỏ, mảnh vòng hay đoạn dây chỉ.

Đồng Đậu

1500 TCN

Hiện vật bằng đồng khá phổ biến gồm: đục, dùi, cán dao, mũi tên, lưỡi câu,…

Gò Mun

1000 TCN

Hiện vật bằng đồng chiếm hơn một nửa hiện vật tìm được, bao gồm: vũ khí (mũi tên, dao, giáo,…),lưỡi câu, dùi, rìu (đặc biệt là rìu lưỡi xéo), đục,…

Tiền Sa Huỳnh

1500 TCN

Hiện vật bằng đồng như: đục, lao, mũi tên, lưỡi câu,…

Đồng Nai

1000 TCN

Hiện vật bằng đồng giống như: rìu, giáo, lao có ngạnh, mũi tên, lưỡi câu,…

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS

Bài tập 1: Sự xuất hiện của kim loại đã có tác động như thế nào đến đời sống con người?

Bài tập 2: Lập bảng theo mẫu sau và điền những thông tin phù hợp.

Nền văn hóa

Niên đại

Công cụ tìm thấy

















B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập

- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.

HĐ 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS

b) Nội dung: HS tìm hiểu thêm và cho biết nguyên liệu đồng hiện nay còn được dùng để chế tạo những công cụ, vật dụng gì. Tại sao các loại công cụ và vũ khí bằng đồng ngày càng ít được sử dụng trong đời sống?

c) Sản phẩm: Bài làm của HS

Nguyên liệu đồng hiện nay còn được sử dụng vào những việc:

+ Đồng là vật liệu dễ dát mỏng, dễ uốn, có khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, vì vậy nó được sử dụng một cách rộng rãi trong sản xuất các sản phẩm: Dây điện, Que hàn đồng, Tay nắm và các đồ vật khác trong xây dựng nhà cửa, Đúc tượng: Ví dụ tượng Nữ thần Tự do, Cuộn từ của nam châm điện, Động cơ, đặc biệt là các động cơ điện, trong đồ nhà bếp, chẳng hạn như chảo.

+ Đồ đồng là những sản phẩm làm từ nguyên liệu bằng đồng ví dụ như tượng đồng, tranh đồng, trống đồng... Từ lâu đồ đồng đã được dùng như là những dụng cụ, đồ vật trang trí trong nhà không thể thiếu của người Việt Nam chúng ta.

+ Trong tín ngưỡng, văn hóa dân gian: dùng đồng để làm đồ thờ cúng trong ban thờ gia tiên như: hoành phi câu đối bằng đồng, bộ đồ thờ cúng bằng đồng, đỉnh đồng, lư đồng, hạc đồng...

+ Đồ đồng mỹ nghệ là những sản phẩm mỹ nghệ làm từ đồng ví dụ như: tượng đồng, tranh đồng, trống đồng... 

+ Đồ đồng phong thủy là những vật phẩm, linh vật, tượng... làm từ đồng. 

- Công cụ và vũ khí bằng đồng ngày càng ít được sử dụng trong đời sống vì: 

+ Công cụ, vũ khí bằng đồng thường có khối lượng lớn, tốn nhiều sức 

+ Không mang lại hiệu quả cao (tốc độ, sức tàn phá...) như các loại vũ khí hiện đại (súng, pháo, mìn...)

+ Khó bảo quản, thời gian sử dụng ngắn

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)

Bài tập: tìm hiểu thêm và cho biết nguyên liệu đồng hiện nay còn được dùng để chế tạo những công cụ, vật dụng gì. Tại sao các loại công cụ và vũ khí bằng đồng ngày càng ít được sử dụng trong đời sống?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.

- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.

- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.

******************************

CHƯƠNG 3. XÃ HỘI CỔ ĐẠI

Bài 7. AI CẬP VÀ LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI

(…tiết)


I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được tác động của điều kiện tự nhiên (các dòng sông, đất đai màu mỡ) đối với sự hình thành nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà.

- Trình bày được quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và người Lưỡng Hà.

- Kể được tên và nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hoá ở Ai Cập, Lưỡng Hà.

2. Năng lực

- Đọc và chỉ ra được thông tin quan trọng trên lược đồ.

- Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

- Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.

3. Phẩm chất

Trân trọng những di sản của nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà để lại cho nhân loại.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Phiếu học tập.

- Lược đồ Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại.

- Video về một số nội dung trong bài học (nếu có).

2. Chuẩn bị của học sinh

Tranh ảnh, dụng cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HĐ1. Mở đầu – xác định vấn đề

a. Mục tiêu:

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.

- Xác định được vấn đề của bài học.

b. Nội dung: Quan sát bảng thông tin dưới đây

Hình ảnh

Từ ngữ

Kết quả


a/

1/ Vườn treo Ba-bi-lon


b/

2/ Chữ viết của người Ai Cập


c/

3/ Kim tự Tháp


d/

4/ Chữ viết của người Lưỡng Hà




c. Sản phẩm

Câu trả lời của nhóm Hs

a+2; b+4; c+1; d+3

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Quan sát và nối hình ảnh ở cột A với từ ngữ ở cột B sao cho phù hợp

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS có 1 phút quan sát kĩ 4 bức tranh, ghép tranh với cụm từ phù hợp và ghi nhanh kết quả vào bảng nhóm (Giấy 4)

B3: Báo cáo thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).

HS:

- Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm

- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định.

- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.

HĐ2. Hình thành kiến thức mới

HOẠT ĐỘNG 1: Tặng phẩm của những dòng sông

a. Mục tiêu: Nêu được tác động của điều kiện tự nhiên (các dòng sông, đất đai màu mỡ) đối với sự hình thành nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà.

b. Nội dung:

Hs: Quan sát tranh ảnh (hình 4), lược đồ (hình 3), đọc tài liệu (kênh chữ SGK) để tìm ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của GV.

GV: Hướng dẫn học sinh khai thác tranh ảnh (hình 4), lược đồ (hình 3), đọc tài liệu (kênh chữ SGK) để trả lời câu hỏi và lĩnh hội kiến thức mới.

c. Sản phẩm:

*Dự kiến sản phẩm của học sinh

NV1.Điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên của Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại.

K

W

L

Liệt kê những điều đã biết về điều kiện tự nhiên của Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại


Ai Cập

Lưỡng Hà

Vị trí

Nằm ở Đông Bắc châu Phi

Nằm ở khu vực Tây Nam Á

Đất đai

Đất phù sa màu mỡ

Đất phù sa màu mỡ

Sông ngòi

Sông Nin

Sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát




NV2

1. Sản xuất nông nghiệp của người Ai Cập

-Mô tả tranh:

+Phía trên: Người đàn ông đang cày ruộng nhờ sức kéo của trâu bò, người đàn bà đi phía sau đang gieo hạt.

+Phía dưới: cây chà là, ô-liu xanh tốt

-Kết luận: Nông nghiệp phát triển sớm, biết sử dụng sức kéo của trâu bò.

2.Tác động của ĐKTN đối với sự hình thành văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà

Tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà

+ Kinh tế nông nghiệp phát triển sớm nền văn minh hình thành cả khi chưa có đồ sắt.

+Liên kết công xã, tạo điều kiện cho nhà nước ra đời.

+Có nhiều phát minh quan trọng phục vụ sản xuất.

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến





Nhiệm vụ 1

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Dựa vào Hình 3. Lược đồ Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại và kiến thức đã tìm hiểu được, em hãy hoàn thiện cột “K” và cột “W” để thể hiện những điều đã biết và muốn biết về điều kiện tự nhiên của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại.

K

W

L

Liệt kê những điều đã biết về điều kiện tự nhiên của Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại


Ai Cập

Lưỡng Hà

Vị trí



Đất đai



Sông ngòi






B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK, thu thập thông tin

Ghi những điều đã biết vào cột “K” và những điều muốn biết vào cột “W”
B3: Báo cáo thảo luận

Hs báo cáo sản phẩm của nhóm bằng việc dán phiếu học tập của nhóm lên bảng. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm – tương tác với nhóm bạn
B4: Kết luận, nhận định

Nhóm Hs đánh giá nhóm bạn

GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.

Nhiệm vụ 2

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

1. Quan sát và mô tả hình 4.Người Ai Cập cổ đại canh tác nông nghiệp rút ra kết luận và sản xuất nông nghiệp của người Ai Cập

2.Nhận xét về tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK, thu thập thông tin

Đề xuất ý kiến cá nhân, hoàn thành nhiệm vụ được giao

B3: Báo cáo thảo luận

Hs báo cáo sản phẩm của nhóm bằng việc dán phiếu học tập của nhóm lên bảng. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm – tương tác với nhóm bạn
B4: Kết luận, nhận định

Nhóm Hs đánh giá nhóm bạn

GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.

-Ai Cập và Lưỡng Hà nằm ở lưu vực các con sông lớn (sông Nin, Ơ-phơ-rát, Ti-gơ-rơ)






































- Tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà

+ Kinh tế nông nghiệp phát triển sớm nền văn minh hình thành cả khi chưa có đồ sắt.

+Liên kết công xã, tạo điều kiện cho nhà nước ra đời.

+Có nhiều phát minh quan trọng phục vụ sản xuất.

HOẠT ĐỘNG 2: Hành trình lập quốc của người Ai Cập và Lưỡng Hà

a. Mục tiêu: Trình bày được quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và người Lưỡng Hà.

b. Nội dung:

Hs: Quan sát trục thời gian hình thành nhà nước Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại, đọc tài liệu (kênh chữ SGK) để tìm ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của GV.

GV: Hướng dẫn học sinh khai thác trục thời gian hình thành nhà nước Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại, đọc tài liệu (kênh chữ SGK) để trả lời câu hỏi và lĩnh hội kiến thức mới.


c. Sản phẩm:

*Dự kiến sản phẩm của học sinh

Niên biểu lịch sử các vương quốc ở Ai Cập cổ đại

Thời gian

Vương quốc

TK XXXII TCN - TK XVII TCN

Tảo vương quốc

TK XVII TCN - TK XI TCN

Cổ vương quốc

TK XI TCN - TK XVIII TCN

Trung vương quốc

TK XVI TCN - TK XI TCN

Tân vương quốc

TK XI TCN - Giữa TK I TCN

Hậu kì vương quốc

Giữa TK I TCN

Bị La Mã xâm lược

Niên biểu lịch sử các giai đoạn ở Lưỡng Hà cổ đại

Thời gian

Triều đại

3000 TCN

Nhà nước thành bang của người Xu-men hình thành

1792 TCN

Bắt đầu thời kì trị vì của vua Ha –mu-ra-bi

539 TCN

Ba Tư xâm lược

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Dựa vào trục thời gian hình thành nhà nước Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại và thông tin trong SGK hãy hoàn thiện niên biểu lịch sử theo mẫu sau

Thời gian

Vương quốc







B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thực hiện nhiệm vụ thông qua sự định hướng và giúp đỡ của GV

Nhóm 1, 2: Ai Cập cổ đại

Nhóm 2, 4: Lưỡng Hà cổ đại
B3: Báo cáo thảo luận

Hs báo cáo sản phẩm của nhóm bằng việc dán phiếu học tập của nhóm lên bảng. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm – tương tác với nhóm bạn
B4: Kết luận, nhận định

Nhóm Hs đánh giá nhóm bạn

GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.


Thời gian

Vương quốc

TK XXXII TCN - TK XVII TCN

Tảo vương quốc

TK XVII TCN - TK XI TCN

Cổ vương quốc

TK XI TCN - TK XVIII TCN

Trung vương quốc

TK XVI TCN - TK XI TCN

Tân vương quốc

TK XI TCN - Giữa TK I TCN

Hậu kì vương quốc

Giữa TK I TCN

Bị La Mã xâm lược

Niên biểu lịch sử các vương quốc ở Ai Cập cổ đại


Thời gian

Triều đại

3000 TCN

Nhà nước thành bang của người Xu-men hình thành

1792 TCN

Bắt đầu thời kì trị vì của vua Ha –mu-ra-bi

539 TCN

Ba Tư xâm lược

Niên biểu lịch sử các giai đoạn ở Lưỡng Hà cổ đại

HOẠT ĐỘNG 3: Những Thành tựu văn hóa chủ yếu

a. Mục tiêu: Kể được tên và nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hoá ở Ai Cập, Lưỡng Hà.

b. Nội dung:

Hs: Quan sát tranh ảnh về thành tựu văn hóa Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại, đọc tài liệu (kênh chữ SGK) để tìm ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của GV.

GV: Hướng dẫn học sinh khai thác tranh ảnh về thành tựu văn hóa Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại, đọc tài liệu (kênh chữ SGK) để trả lời câu hỏi và lĩnh hội kiến thức mới.

c. Sản phẩm:

Lĩnh vực

Ai Cập cổ đại

Lưỡng Hà cổ đại

Thành tựu VH

Ảnh minh họa

Thành tựu VH

Ảnh minh họa

Chữ viết

Chữ tượng hình

Chữ hình nêm

Toán học

Hệ đếm thập phân, chữ số từ 1 đến 9

Hệ đếm 60

Kiến trúc – Điêu khắc

Kim Tự Tháp

Vườn treo Ba-bi-lon

Thiên văn học

Lịch




Y học

Thuật ướp xác




d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Dựa tranh ảnh thành tựu văn hóa Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại và thông tin trong SGK hãy hoàn thiện bảng thống kê theo mẫu

Nhóm 1,3:

Lĩnh vực

Ai Cập cổ đại

Thành tựu VH

Ảnh minh họa










Nhóm 2,4

Lĩnh vực

Lưỡng Hà cổ đại

Thành tựu VH

Ảnh minh họa










B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thực hiện nhiệm vụ thông qua sự định hướng và giúp đỡ của GV
B3: Báo cáo thảo luận

Hs báo cáo sản phẩm của nhóm bằng việc dán phiếu học tập của nhóm lên bảng. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm – tương tác với nhóm bạn
B4: Kết luận, nhận định

Nhóm Hs đánh giá nhóm bạn

GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.

Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại đạt nhiều thành tựu quan trọng, nổi bật có giá trị, đóng góp đối với nền văn minh nhân loại như: chữ viết, toán học, thiên văn học, y học, kiến trúc – điêu khắc,…

HĐ3. Luyện tập

a. Mục tiêu: Hiểu biết về nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

b. Nội dung

-Dựa vào kiến thức vừa tiếp thu được để hoàn thành bài tập trắc nghiệm

-Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau

Câu 1. Ai Cập cổ đại được hình thành trên lưu vực con sông nào?

A. Sông Ấn. B. Sông Hằng. C. Sông Nin. D. Sông Nhị.

Câu 2. Người đứng đầu nhà nước ở Lưỡng Hà cổ đại là ai?

A. Pha-ra-ông. B. Thiên tử. C. En-xi. D. Địa chủ.

Câu 3. Tại sao nhà nước Ai Cập cổ đại sớm hình thành và phát triển ở lưu vực sông Nin?

A. Đây là địa bàn cư trù của người nguyên thủy.

B. Cư dân ở đây sớm phát minh ra công cụ bằng kim loại.

C. Do có điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động cuôn bán.

D. Do có điều kiện thuận lợi để con người sinh sống và sản xuất.

Câu 4. Việc nhà nước Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại hình thành ở lưu vực các con sông gây ra khó khăn gì cho cư dân ở đây?
A. Sự chia cắt về mặt lãnh thổ. B. Tình trạng hạn hán kéo dài.

C. Sự tranh chấp lãnh thổ xả ra. D. Tình trạng lũ lụt xả ra vào mùa mưa.

Câu 5. Thành tựu nào sau đây của người Ai Cập cổ đại còn sử dụng đến ngày nay?

A. Chữ tượng hình. B. Hệ đếm thập phân.

C. Hệ đếm 60. D. Thuật ướp xác.

c. Sản phẩm

*Dự kiến sản phẩm

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

C

C

D

D

B

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Dựa vào kiến thức vừa học hãy hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau đây (Chọn câu trả lời đúng nhất)

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Hs giơ tay nhanh nhất để trả lời câu hỏi

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

Câu trả lời của HS

Bước 4: Kết luận, nhận định

HS nhận xét bài làm của bạn

GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh, chuẩn xác kiến thức (nếu cần)

HĐ4. Vận dụng

a. Mục tiêu: Vận dụng bài toán theo cách viết của người Ai Cập cổ đại, liên hệ thực tế về sự ảnh hưởng của những phát minh của người Ai Cập- Lưỡng Hà đến ngày nay.

b. Nội dung:

-Tìm tòi, mở rộng kiến thức về sự ảnh hưởng của văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại đến ngày nay.

-Trả lời câu hỏi bài tập 2 và 3 trong SGK/33

c. Sản phẩm:

Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Dựa vào kiến thức vừa học hãy hoàn thành 2 bài tập (bài 2 và 3) trong SGK/33

Nhóm 1, 3: bài tập 2/SGK-33

Nhóm 2, 4: bài tập 3/SGK-33

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thực hiện nhiệm vụ thông qua sự định hướng và giúp đỡ của GV
Bước 3. Báo cáo, thảo luận

Hs báo cáo sản phẩm của nhóm bằng việc dán phiếu học tập của nhóm lên bảng. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm – tương tác với nhóm bạn
Bước 4: Kết luận, nhận định

HS nhận xét bài làm của nhóm bạn

GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh, chuẩn xác kiến thức (nếu cần)

GV hướng dẫn Hs chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo




Bài 8. ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI

(… tiết)


I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giới thiệu được điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn, sông Hằng.

- Trình bày được những điểm chính về chế độ xã hội của Ấn Độ.

- Nhận biết được những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Ấn Độ.

2. Năng lực

- Đọc và chỉ ra được thông tin quan trọng trên lược đồ.

- Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

- Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.

3. Phẩm chất

Trân trọng những di sản của nền văn minh Ấn Độ để lại cho nhân loại.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Phiếu học tập.

- Lược đồ Ấn Độ cổ đại, lược đồ Ấn Độ ngày nay.

- Video về một số nội dung trong bài học (nếu có).

2. Chuẩn bị của học sinh

Tranh ảnh, dụng cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HĐ1. Mở đầu

a. Mục tiêu:

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.

- Xác định được vấn đề của bài học.

b. Nội dung: Xem phim về lễ hội KUMBH MÊLA (Lễ hội sông Hằng)

? Lễ hội trên của nước nào? Được tổ chức ở đâu

? Theo em vì sao Lễ hội tôn giáo này thu hút đông đảo người dân tham gia

Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài mới

c. Sản phẩm:

Câu trả lời của HS

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

Theo dõi đoạn phim và trả lời các câu hỏi sau

1. Lễ hội trên của nước nào?

2. Được tổ chức ở đâu?

3. Theo em vì sao Lễ hội tôn giáo này thu hút đông đảo người dân tham gia

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích nội dung đoạn phim và trả lời câu hỏi.

HS: Quan sát, phân tích nội dung và ghi kết quả thảo luận ra phiếu học tập.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).

HS:

- Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm

- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4. Kết luận, nhận định

- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.

HĐ2. Hình thành kiến thức mới

HOẠT ĐỘNG 1: Điều kiện tự nhiên

a. Mục tiêu: Giới thiệu được điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn, sông Hằng.

b. Nội dung:

HS: Quan sát lược đồ (hình 2), đọc tài liệu (kênh chữ SGK) để tìm ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của GV.

GV: Hướng dẫn học sinh khai thác lược đồ (hình 2), đọc tài liệu (kênh chữ SGK) để trả lời câu hỏi và lĩnh hội kiến thức mới.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh dưới sự định hướng của GV

Yếu tố

Đặc điểm

Vị trí địa lí

Là bán đảo Nam Á, nằm trên trục đường biển từ tây sang Đông.

Địa hình

-Phía Bắc bao bọc bởi một vòng cung khổng lồ - dãy Hi-ma-lay-a.

-Ở giữa: Đồng bằng Ấn – Hằng rộng lớn.

-Phía Nam: Cao nguyên Đê-can nhiều núi đá hiểm trở.

Khí hậu

-Đại bộ phận có khí hậu nhiệt đới gió mùa.

-Khí hậu phân hóa theo độ cao, ảnh hưởng bởi địa hình.

Sông ngòi

Có nhiều sông lớn: Sông Ấn, sông Hằng,…

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

Quan sát hình 2. Lược đồ Ấn Độ cổ đại và đọc nội dung trong SGK, em hãy:

1. Xác định trên lược đồ vị trí địa lí của Ấn Độ cổ đại?

2.Hoàn thành bảng thống kê điều kiện tự nhiên của Ấn Độ theo mẫu

Yếu tố

Đặc điểm

Vị trí địa lí


Địa hình


Khí hậu


Sông ngòi


Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS trả lời (nhóm – KT phòng tranh)

HS:

- Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi.

- Suy nghĩ cá nhân để lấy ví dụ minh hoạ.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.

- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4. Kết luận, nhận định

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chuyển dẫn sang nội dung tiếp theo.

-Vị trí địa lí: Là bán đảo Nam Á, nằm trên trục đường biển từ tây sang Đông.

- Địa hình:

+ Phía Bắc bao bọc bởi một vòng cung khổng lồ - dãy Hi-ma-lay-a.

+ Ở giữa: Đồng bằng Ấn – Hằng rộng lớn.

+ Phía Nam: Cao nguyên Đê-can nhiều núi đá hiểm trở.

-Khí hậu:

+ Đại bộ phận có khí hậu nhiệt đới gió mùa.

+ Khí hậu phân hóa theo độ cao, ảnh hưởng bởi địa hình.

-Sông ngòi: Có nhiều sông lớn như sông Ấn, sông Hằng,…bồi đắp phù sa màu mỡ.


HOẠT ĐỘNG 2: Chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại

a. Mục tiêu: Trình bày được những điểm chính về chế độ xã hội của Ấn Độ.

b. Nội dung:

HS: Quan sát tranh ảnh (hình 3), đọc tài liệu (kênh chữ SGK) để tìm ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của GV.

GV: Hướng dẫn học sinh khai thác tranh ảnh (hình 3), đọc tài liệu (kênh chữ SGK) để trả lời câu hỏi và lĩnh hội kiến thức mới.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh dưới sự định hướng của GV

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

Quan sát hình 3.Sơ đồ chế độ đẳng cấp Vac-na và ngữ liệu trong SGK em hãy nêu những điểm chính của chế độ xã hội ở Ấn độ cổ đại.

1. Chế độ đẳng cấp Vac-na là gì?

2. Người A-ri-a đã tạo ra chế độ đẳng cấp như thế nào?

3. Em có nhận xét như thế nào về sự phân chia xã hội theo chế độ đẳng cấp Vac-na?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS trả lời

HS:

- Quan sát sơ đồ hình 3, ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi.

- Suy nghĩ cá nhân để lấy ví dụ minh hoạ.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời.

HS trả lời câu hỏi của GV.

Bước 4. Kết luận, nhận định

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chuyển dẫn sang phần tiếp theo




-Khoảng năm 2500 TCN, người Đra-vi-a cư trú ở miền nam Ấn Độ - chủ nhân của nền văn minh cổ xưa nhất Ấn Độ.



-Giữa thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a xâm nhập, mở ra thời kì xã hội có giai cấp và nhà nước. Chế độ đẳng cấp Vac-na gồm 4 đẳng cấp.


HOẠT ĐỘNG 3: Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

a. Mục tiêu: Nhận biết được những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Ấn Độ.

b. Nội dung:

HS: Quan sát tranh ảnh (hình 5, 6, 7, 8, 9), đọc tài liệu (kênh chữ SGK) để tìm ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của GV.

GV: Hướng dẫn học sinh khai thác tranh ảnh (hình 5, 6, 7, 8, 9), đọc tài liệu (kênh chữ SGK) để trả lời câu hỏi và lĩnh hội kiến thức mới.

c. Sản phẩm:

Câu trả lời đúng của học sinh

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

Quan sát hình ảnh và ngữ liệu trong SGK em hãy hoàn thành nhiệm vụ sau:

1. Kể tên các thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại?

2. Em ấn tượng với di sản nào của nền văn minh Ấn Độ nhất? Vì sao?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS trả lời (nhóm- KT khăn phủ bàn)

HS:

- Quan sát tranh ảnh (5, 6, 7, 8, 9), ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi.

- Suy nghĩ cá nhân để lấy ví dụ minh hoạ.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời.

HS trả lời câu hỏi của GV.

Bước 4. Kết luận, nhận định

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chuyển dẫn sang hoạt động luyện tập


-Chữ viết: chữ Phạn.

-Văn học: sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na.

-Tôn giáo ra đời nhiều tôn giáo lớn như đạo Bà La Môn, đạo Phật.

-Kiến trúc: tiêu biểu là cột đá A-sô-ca và đại bảo tháp San-chi.

-Lịch pháp: làm ra lịch.

-Toán học: hệ số có 10 chữ số, đặc biệt là giá trị của số 0

HĐ3. Luyện tập

a. Mục tiêu: Hiểu biết về nền văn minh Ấn Độ cổ đại.

b. Nội dung:

Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập

-Dựa vào kiến thức vừa tiếp thu được để hoàn thành bài tập trắc nghiệm

-Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau

Câu 1. Hai con sông gắn liền với sự hình thành nền văn minh Ấn Độ cổ đại?

A. Sông Ấn – Hằng. B. Sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát.

C. Sông Trường Giang – Hoàng Hà. D. Sông Ơ-phơ-rát và Trường Giang.

Câu 2. Ở Ấn Độ, những thành thị đầu tiên xuất hiện vào khoảng thời gian nào?

A. 1000 năm TCN. B. 1500 năm TCN.

C. 2000 năm TCN. D. 2500 năm TCN.

Câu 3. Văn hóa Ấn Độ được truyền bá và có ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu rộng nhất ở

A. Việt Nam. B. Trung Quốc.

C. các nước Ả Rập. D. các nước Đông Nam Á.

Câu 4. Chữ viết riêng của người Ấn Độ cổ đại là

A. chữ tượng hình. B. chữ hình nêm.

C. chữ Phạn. D. chữ Hin-đu.

Câu 5. Nối những ý ở cột A với những ý ở cột B sao cho phù hợp?

Cột A

Cột B

Kết quả

A. Bra-man

1. Vương công – vũ sĩ.

A+…

B. Ksa-tri-a

2. Người bình dân.

B+…

C. Su-đra

3. Người có địa vị thấp kém.

C+…

D. Vai-si-a

4. Tăng lữ - quý tộc.

D+…

c. Sản phẩm

*Dự kiến sản phẩm

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

A

D

D

C

A+4

B+1

C+3

D+2

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Dựa vào kiến thức vừa học hãy hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau đây (Chọn câu trả lời đúng nhất)

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Hs giơ tay nhanh nhất để trả lời câu hỏi

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

Câu trả lời của HS

Bước 4: Kết luận, nhận định

HS nhận xét bài làm của bạn

GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh, chuẩn xác kiến thức (nếu cần)

HĐ4. Vận dụng

a. Mục tiêu: Tìm tòi, mở rộng sự hiểu biết về ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ cổ đại đến Việt Nam

b. Nội dung:

-Vận dụng kiến thức đã học mở rộng sự hiểu biết về nền văn minh Ấn Độ cổ đại.

-Liên hệ thực tế Việt Nam

c. Sản phẩm: Sản phẩm học tập của học sinh

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

Câu hỏi: Dựa vào kiến thức thực tế và bài học, em hãy tìm và kể tên những di tích lịch sử - văn hóa của Việt Nam chịu ảnh hưởng từ nền văn minh Ấn Độ cổ đại?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thực hiện nhiệm vụ thông qua sự định hướng và giúp đỡ của GV
Bước 3. Báo cáo, thảo luận

Hs báo cáo sản phẩm của nhóm bằng việc dán phiếu học tập của nhóm lên bảng. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm – tương tác với nhóm bạn
Bước 4: Kết luận, nhận định

HS nhận xét bài làm của nhóm bạn

GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh, chuẩn xác kiến thức (nếu cần)

GV hướng dẫn Hs chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo





CHƯƠNG 3. XÃ HỘI CỔ ĐẠI

BÀI 8. ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI

(… tiết)







I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)

1. Về năng lực:

- Giới thiệu được điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn, sông Hằng.

- Trình bày được những đặc điểm chính của chế độ xã hội của Ấn Độ thời cổ đại.

- Nhận biết được những thành tựu văn hoá của Ân Độ thời cổ đại.

2. Về phẩm chất:

- Trân trọng những di sản của nền văn minh Ấn Độ để lại cho nhân loại.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Phiếu học tập.

- Lược đổ Ấn Độ cổ đại phóng to, lược đồ Ấn Độ ngày nay.

- Video về một số nội dung trong bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung:

GV: Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ.

HS quan sát hình ảnh, làm việc nhóm để trả lời câu hỏi của GV

c) Sản phẩm:

- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV có thể sử dụng hình 1 trong SGK để khởi động vào bài mới. Cho HS quan sát hình và trả lời câu hỏi: Em có biết vì sao lễ hội tôn giáo này thu hút đông đảo người dân Ấn Độ tham gia?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi.

HS: Quan sát, phân tích hình ảnh và ghi kết quả thảo luận ra phiếu học tập.

B3: Báo cáo thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).

HS:

- Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm

- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.

HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Điều kiện tự nhiên


a) Mục tiêu: HS không chỉ nêu được những đặc điểm của điều kiện tự nhiên mà còn phân tích được tác động của những điều kiện đó tới sự hình thành của nền văn minh Ấn Độ cổ đại..

b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.

d) Tổ chức thực hiện


HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến


B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Từ hoạt động tìm hiểu vừa rồi em hãy:

? Quan sát lược đồ hình 2 trong SGK, mô tả vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại?

? Tác động của những điều kiện đó tới sự hình thành của nền văn minh Ấn Độ cổ đại?

? Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại có điểm gì giống và khác so với Ai Cập và Lưỡng Hà?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS trả lời

HS:

- Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi.

- Suy nghĩ cá nhân để lấy ví dụ minh hoạ.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời.

HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.

-Vị trí địa lí: Là bán đảo Nam Á, nằm trên trục đường biển từ tây sang Đông.

- Địa hình:

+ Phía Bắc bao bọc bởi một vòng cung khổng lồ - dãy Hi-ma-lay-a.

+ Ở giữa: Đồng bằng Ấn – Hằng rộng lớn.

+ Phía Nam: Cao nguyên Đê-can nhiều núi đá hiểm trở.

-Khí hậu:

+ Đại bộ phận có khí hậu nhiệt đới gió mùa.

+ Khí hậu phân hóa theo độ cao, ảnh hưởng bởi địa hình.

-Sông ngòi: Có nhiều sông lớn như sông Ấn, sông Hằng,…bồi đắp phù sa màu mỡ.


2. Chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại


  1. Mục tiêu:

- HS vận dụng ở mức độ đơn giản để hiểu rõ về sự phân chia xã hội theo theo đẳng cấp dựa trên sự khác biệt về tộc người và màu da;

- Đưa ra được đánh giá đó là chế độ xã hội bất bình đẳng, thể hiện sự phân biệt.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức.

- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS.

d) Tổ chức thực hiện


HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến


B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm và giao nhiệm vụ:

? Nêu những điểm chính của chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại?

? Chế độ đẳng cấp Vác-na là gì?

? Người A-ri-a đã tạo ra chế độ đẳng cấp này như thế nào?

? Em có nhận xét gì về sự phân chia xã hội theo chế độ đẳng cấp Vác-na?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm.

GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.

- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chuyển dẫn sang phần luyện tập.

-Người Đra-vi-đa: được biết đến là chủ nhân của nền văn minh ven bờ sông Ấn - nền văn minh cổ xưa nhất ở Ân Độ. Ngày nay, họ là những tộc người thiểu số cư trú ở miền Nam bán đảo Ấn Độ.


-Sự xâm nhập của người A-ri-a vào miền Bắc Ấn, mở ra thời kì chuyển biến sang xã hội có giai cấp và nhà nước. Người A-ri-a đã tạo ra chế độ đẳng cấp Vác-na, chia xã hội ẤnĐộ thành bốn đẳng cấp dựa trên sự khác biệt vế tộc người và màu da, mỗi đẳng cấp có bổn phận, nghĩa vụ khác nhau.


3. Những thành tựu văn hoá tiêu biểu

  1. Mục tiêu: HS kể được các thành tựu văn hoá tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại.

b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV

c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm và giao nhiệm vụ:

? Em hãy kể tên các thảnh tựu văn hoá tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại?

? Em ấn tượng nhất với di sản nào của nến văn minh Ấn Độ cổ đại? Vì sao?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm.

GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.

- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chuyển dẫn sang phần luyện tập.

-Chữ viết: chữ Phạn.

-Văn học: sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na.

-Tôn giáo ra đời nhiều tôn giáo lớn như đạo Bà La Môn, đạo Phật.

-Kiến trúc: tiêu biểu là cột đá A-sô-ca và đại bảo tháp San-chi.

-Lịch pháp: làm ra lịch.

-Toán học: hệ số có 10 chữ số, đặc biệt là giá trị của số 0

HĐ 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao

c) Sản phẩm:

Bài tập 1: Đáp án đúng của bài tập.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS

Bài tập 1: Sự phân hóa trong xã hội cổ đại Ấn Độ được biểu hiện như thế nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập

- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.

HĐ 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Bài làm của HS .

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)

Bài tập: Thành tựu văn hóa nào của người Ấn Độ cổ đại vẫn được sử dụng hoặc bảo tồn đến ngày nay.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.

- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.

- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.

******************************


Ngày soạn:

Ngày giảng:


BÀI 9

TRUNG QUỐC TỪ THỜI CỔ ĐẠI ĐẾN THẾ KỈ VII

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Giới thiệu được những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Trung Quốc thời cổ đại.

- Mô tả được sơ lược quá trình thống nhất lãnh thổ và sự xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc dưới thời Tần Thủy Hoàng.

- Xây dựng được trục thời gian từ thời Hán, Nam Bắc triều đến nhà Tùy.

- Nêu được những thành tựu chủ yếu của nền văn minh Trung Quốc thời cổ đại.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tự học và tự chủ, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực riêng:

Đọc và chỉ được ra thông tin quan trọng trên lược đồ.

Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.

Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.

3. Về bồi dưỡng phẩm chất

Có thái độ khách quan trong nhìn nhận các nhân vật và sự kiện lịch sử.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

Giáo án, phiếu học tập dành cho HS.

Lược đồ Trung Quốc thời nhà Tần, Lược đồ Trung Quốc thời hiện nay.

Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

SGK.

Tranh ảnh, liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV chiếu hình 1 (sgk tr.39) và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có biết người Trung Quốc tạo ra vật này để làm gì không? Về sau nó được kế thừa và ứng dụng trong lĩnh vực nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi theo ý kiến cá nhân.

- Sau khi HS trả lời, GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài mới.

Vậy Trung Quốc còn có những thành tựu gì khác? Trung Quốc được hình thành như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc

a. Mục tiêu: Thông qua các hoạt động, HS biết được vị trí của sông Hoàng Hà và sông Trường Giang, từ đó hiểu được vai trò của hai con sông này đối với cư dân Trung Quốc thời cổ đại.

b. Nội dung: Đọc thông tin SGK, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận và trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm làm việc của HS.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

KIẾN THƯC CƠ BẢN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu một HS đứng dậy đọc to, rõ ràng nội dung thông tin mục 1. Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc trong sgk.

- GV yêu cầu HS quan sát lược đồ hình 2 (tr.40) và trả lời câu hỏi: Theo em, diện tích lãnh thổ Trung Quốc thời cổ đại có điểm gì khác so với Trung Quốc ngày nay?

- Sau khi HS trả lời, GV tiếp tục đặt câu hỏi: Theo em, sông Hoàng Hà và Trường Giang đã tác động tích cực và tiêu cực như thế nào đến cuộc sống của cư dân Trung Quốc thời cổ đại?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS suy nghĩ, trả lời

- khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Điều kiện tự nhiên

- Thời cổ đại, Trung Quốc nhỏ hơn ngày nay.

- Nông nghiệp phát triển do có các đồng bằng rộng lớn của sông Hoàng Hà và Trường Giang bồi đắp.

- Thượng nguồn là các vùng đất cao nhiều đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi phát triển.



Hoạt động 2: Nhà Tần thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc

a. Mục tiêu: HS nắm được những biện pháp thống nhất của nhà Tần và sự phân hóa giai cấp trong xã hội dưới thời nhà Tần.

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

KIẾN THƯC CƠ BẢN

GV yêu cầu một HS đứng dậy đọc to, rõ ràng nội dung thông tin mục 2 trong sgk.

Hoạt động nhóm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu hs thảo luận nhóm hoàn thiện phiếu bài tập (theo kĩ thuật 5W1H)

Phiếu học tập

Tiếu quốc nào đã thống nhất TQ:……..

Nhân vật nào đã thống nhất TQ:……

TQ thống nhất vào năm nào :…………

Tần Thủy Hoàng đã thi hành những chính sách nào sau thống nhất TQ:…..

Tại sao Tần Thủy Hoàng lại thống nhất được TQ:………………………….

Đánh giá vai trò của nhà Tần với lịch sử TQ:…………………………………

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ nếu HS cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS đứng dậy báo cáo kết quả làm việc của nhóm.

- GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

Gv mở rộng

- Tần có tiềm lực đất nước mạnh từ sau cải cách Thương Ưởng thời Tần Hiếu Công (359 – 338 TCN), thực hiện chính sách ngoại giao “bẻ đũa từng chiếc” – tức là lợi dụng các tiểu quốc này mâu thuẫn lẫn nhau để thôn tính dần từng tiểu quốc của Tần Doanh Chính

- Hoàng đế sau khi thống nhất đất nước, nhấn mạnh thống nhất lãnh thổ đặt nền móng cho ông hoàn thành thống nhất toàn diện Trung Quốc

+ thống nhất quân sự – chấm dứt chiến tranh, thống nhất và mở rộng lãnh thổ

+ thống nhất chính trị - xác lập nhà nước quân chủ chuyên chế (phong kiến)

+ thống nhất tiền tệ– tiện cho lưu thông và trao đổi hàng hoá

+ thống nhất chữ viết– tạo điều kiện cho tiếp xúc giữa các vùng miền và giao lưu văn hoá.

Hoạt động cá nhân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu hs trả lời câu hỏi:

? Xã hội Trung Quốc cổ đại ban đầu gồm các giai cấp nào ?

+ Đến thời Tần thống nhất Trung Quốc, xã hội Trung Quốc đã xuất hiện giai cấp mới nào ?

+ Các giai cấp mới đó được hình thành từ các giai cấp nào của xã hội cổ đại ?

+ Quan hệ giữa các giai cấp mới dựa trên cơ sở nào ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ nếu HS cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS báo cáo kết quả

- HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

2. Nhà Tần thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc

- Năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng đã thống nhất lãnh thổ, tự xưng hoàng đế, lập ra triều đại phong kiến đầu tiên ở Trung Quốc.

- Nhà Tần tiến hành thống nhất mọi mặt nhằm đặt nền tảng cho sự phát triển lâu dài của Trung Quốc về sau.

- Năm 206 TCN, nhà Tần bị lật đổ, nhà Hán được thành lập.

- Xã hội phong kiến Trung Quốc gồm hai giai cấp: địa chủ và nông dân lĩnh canh; địa chủ bóc lột nông dân lĩnh canh bằng địa tô.



Hoạt động 3: Trung Quốc từ thời Hán đến thời nhà Tùy (206 TCN - thế kỷ VII)

a. Mục tiêu: Biết được sự thay đổi các triều đại ở Trung Quốc từ thời Hán đến thời Tùy (206 TCN-thế kỷ VII).

b. Nội dung: Đọc thông tin SGK, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

KIẾN THƯC CƠ BẢN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu một HS đứng dậy đọc to, rõ ràng nội dung thông tin mục 3 trong sgk.

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi thảo luận và điền vào phiếu học tập:

Phiếu học tập

Triều đại

Thời gian

Nhà Hán

206 TCN-220

Thời Tam Quốc



280-420

thời Nam-Bắc triều



581-619

1. Thời kì này gắn liền với mấy triều đại ? Là những triều đại nào?

2. Triều đại nào tồn tại lâu nhất? Triều đại nào tồn tại ngắn nhất?

3. Triều đại nào tái thống nhất đất nước và đặt cơ sở để TQ bước vào tời kỳ đỉnh cao của chế độ phong kiến?

4. Các triều đại Trung Quốc đã thực hiện chính sách gì để mở rộng lãnh thổ?

5.Thời kỳ này nước ta bị triều nào đô hộ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS đứng dậy báo cáo kết quả làm việc của nhóm.

- GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

3. Trung Quốc từ thời Hán đến thời nhà Tùy (206 TCN - thế kỷ VII)

Triều đại

Thời gian

Nhà Hán

206 TCN-220

Thời Tam Quốc

220-280

Nhà Tấn

280-420

thời Nam-Bắc triều

420-581

Nhà Tùy

581-619



Hoạt động4: Một số thành tựu nổi bật của văn minh Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

a. Mục tiêu: HS nêu được những thành tựu chủ yếu của nền văn minh Trung Quốc thời cổ đại.

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

KIẾN THƯC CƠ BẢN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu một HS đứng dậy đọc to, rõ ràng nội dung thông tin mục 4 trong sgk.

- GV yêu cầu hs thảo luận hoàn thiện phiếu học tập sau:

Phiếu học tập

Lĩnh vực

Thành tựu

Chữ viết


Văn học


Tư tưởng


Sử học


Lịch pháp


KH-KT


Y học


Kiến trúc


? Giới thiệu một thành tựu văn minh Trung Quốc cổ đại mà em thích nhất Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ nếu HS cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.

- GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

4. Một số thành tựu nổi bật của văn minh Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

Lĩnh vực

Thành tựu

Chữ viết

Chữ tượng hình (chữ giáp cốt)

Văn học

Kinh Thi của Khổng Tử và Sở Từ của Khuất Nguyên.

Tư tưởng

Nho giáo, Đạo giáo

Sử học

Sử kí của Tư Mã Thiên, Hán thư của Ban Cố.

Lịch pháp

phát minh ra âm lịchnông lịch.

Khoa học-kĩ thuật

Trương Hoành phát minh ra địa động nghi; có 4 phát minh quan trọng (giấy, thuốc nổ, la bàn, kĩ thuật in).

Y học

Hoàng đế nội kinh của Hoa Đà

Kiến trúc

Có nhiều công trình kiến trúc đồ sộ (Vạn lí trường thành...)


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập.

b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Ai nhanh tay hơn" với các câu hỏi trắc nghiệm

1. Hai con sông lớn nhất ở Trung Quốc là :

A. sông Nin B. sông Ấn và sông Hằng

C. sông Hoàng Hà và Trường Giang D. sông Tigơrơ và Ơphơrát

2. Các đồng bằng lớn ở Trung Quốc do các con sông bồi đắp lên là:

A. Đồng bằng sông Hồng C. Đồng bằng sông Hằng

B. Đồng bằng sông Nin D. Đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam

3. Thượng nguồn các sông lớn thuận lợi cho nghề gì?

A. Thủy sản B. Chăn nuôi C. Nông nghiệp D. Thương nghiệp

4. Trước thời Tần, Trung Quốc trải qua các triều đại nào?

A. thời Tống B. thời Đường C. thời Hạ, Thương, Chu D. thời Hán

5. Ai là người đã thống nhất lãnh thổ và vào thời điểm nào?

A. Tần Thủy Hoàng, năm 221 TCN B. Tần Thủy Hoàng, năm 221

C. Lưu Bang, năm 206 D. Lưu Bang, năm 208

- Hs chơi trò chơi

- GV nhận xét, đánh giá.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS về nhà:

? Tìm hiểu các ảnh hưởng của văn minh Trung Quốc đối với Việt Nam.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành, trình bày với giáo viên vào tiết học sau.

- GV nhận xét, đánh giá giờ dạy và dặn dò HS chuẩn bị bài học cho giờ học tiếp theo.



BÀI 10. HY LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Sau bài học này, giúp HS:

  1. Về kiến thức

  • Giới thiệu và phân tích được những tác động của điều kiện tự nhiên (hải cảng, biển đảo) đối với sự hình thành, phát triển của nền văn minh Hy Lạp, La Mã.

  • Trình bày được tổ chức nhà nước thành bang, nhà nước đế chế ở Hy Lạp và La Mã.

  • Nêu được một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã.

  1. Về năng lực

  • Đọc và chỉ ra được thông tin quan trọng trên lược đồ.

  • Khai thác và sử dụng được một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.

  • Tìm Idem, sưu tầm được tư liệu đê’ phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.

  1. Về phẩm chất

Trân trọng những si sản của nền văn minh Hi Lạp và La Mã để lại cho nhân loại.

II. CHUẨN BỊ

  1. Giáo viên

  • Giáo án soạn theo định hướng phát triển năng lực, Phiếu học tập dành cho HS.

  • Lược đó Hy Lạp thời cổ đại, Lược đổ Hy Lạp hiện nay, Lược đồ đế quốc La Mã thế kỉ II (phóng to).

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

  1. Học sinh

  • SGK.

  • Tranh, ảnh và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

A: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

GV chiếu hình ảnh vỏ sò đề hỏi HS: Em có biết đây là vật gì không và nó thường được con người sử dụng để làm gì? Từ đó dẫn dắt đến chế độ bỏ phiếu bằng vỏ sò, một trong những biểu hiện của nến dân chủ A-ten, được đánh giá là đỉnh cao nhất của nền dân chủ cổ đại phương Tây. Nền dân chủ đó được xây dựng trên những nến tảng nào? Văn minh phương Tây đã sản sinh ra những thành tựu gì cho nhân loại? Đó là những nội dung sẽ được đề cập đến trong bài học: “Hy Lạp và La Mã cổ đại”.

B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

a. Mục tiêu: HS năm được điều kiện tự nhiên, sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên

b. Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát lược đồ và khai thác thông tin trong SGK để nêu ra những điểm nổi bật về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

GV yêu cầu HS quan sát, chỉ ra trên lược đố giới hạn lãnh thổ của Hy Lạp cổ đại và so sánh với lãnh thổ Hy Lạp hiện nay.

Hình 1: Lược đồ các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.

Hình 2: Lược đồ Hy Lạp cổ đại

HS biết được lãnh thổ Hy Lạp cổ đại lớn hơn ngày nay rất nhiều.

GV yêu cầu HS quan sát lược đồ và khai thác thông tin trong SGK để nêu ra những điểm nổi bật về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của Hy Lạp thời cổ đại và thảo luận để phần tích tác động của những điều kiện đó đến sự phát triển kinh tế và hình thành nến văn minh Hy Lạp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

GV cho HS đọc thông tin đoạn tư liệu trong SGK (tr. 46), cho HS trả lời câu hỏi: Đoạn tư liệu trên cho em biết điều gì vê hoạt động kinh tế của Hy Lạp cổ đại?

+ GV định hướng cho HS tìm ra những từ/cụm từ trong đoạn tư liệu thể hiện hoạt động kinh tế

+ Từ đó, cho thấy hoạt động kinh tế ở Hy Lạp rất phát triển, đặc biệt là ở cảng Pi-rê.

+ Kết hợp cho HS quan sát và đọc chú thích của hình 3 để thấy được sự phát triển của cảng Pi-rê cho đến ngày nay. GV có thể trình chiếu cho HS thấy được sự phát triền của cảng biển này. GV mở rộng giải thích thêm vì sao cảng Pi-rê lại là trung tâm xuất - nhập khẩu và buôn bán nô lệ sầm uất của thế giới cổ đại

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV đặt câu hỏi cho HS thảo luận cặp đôi: Theo em, với điều kiện tự nhiên như vậy, cư dân Hy Lạp cổ đại có ưu thế phát triển các ngành kinh tế nào?

HS hiểu và phân tích được từng điều kiện tự nhiên sẽ có ưu thế để phát triển một ngành kinh tế riêng (đất đai không màu mỡ thì chỉ phù hợp trồng cây lâu năm; đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh thì thuận lợi cho việc xây dựng các hải cảng, phát triển buôn bán bằng đường biển,...). Do vậy, nển tảng kinh tế ở đây là thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV cho HS quan sát hình 4. Lược đồ đế

quốc La Mã thế kỉ II

Hình 3: Lược đồ La Mã cổ đại

Kết hợp đọc thông tin trong SGK, thảo luận để trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết vị trí địa lí và điểu kiện tự nhiên nổi bật của La Mã cổ đại?

GV hướng dẫn HS trình bày theo hệ thống sơ đồ tư duy.

GV có thể mở rộng thêm để rèn luyện kĩ năng phần tích, so sánh cho HS: Điều kiện tự nhiên của La Mã cổ đại có điểm gì giống và khác so với Hy Lạp cổ đại?

HS nêu được điều kiện tự nhiên của La Mã cổ đại. Từ đó rút ra điểm giống nhau, điểm khác nhau .

I - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

  1. Hy Lạp cổ đại

- Vị trí địa lý: Phạm vi lãnh thổ Hy Lạp cổ đại rộng lớn hơn ngày nay, gổm vùng nam bán đảo Ban-căng, các đảo trên biển Ê-giê và các dải đất ven bờ Tiểu Á, nằm ở khu vực Nam Âu.

- Điều kiện tự nhiên

+ Địa hình: chủ yếu là đổi núi, đất đai khô cằn, thuận lợi cho trổng nho, ô liu.

- Khoáng sản: nhiều như:như đồng, sắt, vàng, bạc, đá cẩm thạch nên các nghề như luyện kim, làm đồ gốm, chế tác đá,...

- Khí hậu: ấm áp, thuận lợi cho các hoạt động kinh tế và sinh hoạt văn hoá của người dân.

Thuyền buôn Hy Lạp, hình vẽ trên đĩa gốm, thế kỉ VITCN.

- Sông ngòi: Có đường bờ biển dài, có hàng nghìn hòn đảo nhỏ thuận tiện cho giao thương, buôn bán.











b)La Mã cổ đại

- Vị trí địa lý: được hình thành trên bán đảo I-ta-li-a (ở Nam Âu) sau được mở rộng ra trên phần lãnh thổ của cả ba châu lục Âu, Á, Phi.

- Điều kiện tự nhiên

+ Đường bờ biển phía nam có nhiều vịnh, hải cảng.

+ Đất đai được mở rộng, có nhiều đồng bằng và đống cỏ rộng lớn nên trồng trọt và chăn nuôi có điều kiện phát triển.

+ Khoáng sản: Có nhiều như: đồng, chì, sắt... nên nghề luyện kim phát triển.


















- Sự giống và khác nhau về điều kiện tự nhiên của La Mã cổ đại so với Hy Lạp cổ đại:

+ Giống nhau: xung quanh đều được biển bao bọc; bờ biển có nhiều vịnh, cảng nên thuận lợi để phát triển thương mại đường biển; lòng đất có nhiều khoáng sản nên thuận lợi phát triển luyện kim.

+ Khác nhau:

  • La Mã cổ đại có nhiều đồng bằng rộng lớn nên trồng trọt và chăn nuôi có điều kiện phát triển, còn Hy Lạp bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ hẹp, không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp trồng cây lương thực.

  • Với vị trí ở trung tâm Địa Trung Hải, La Mã không chỉ có thuận lợi trong tiến hành buôn bán với các vùng xung quanh Địa Trung Hải mà còn dễ dàng chinh phục những vùng lãnh thổ mới và quản lí hiệu quả cả đế chế rộng lớn.


HOẠT ĐỘNG 2. NHÀ NƯỚC THÀNH BANG VÀ NỀN DÂN CHỦ CỔ ĐẠI Ở HI LẠP.

a. Mục tiêu: HS năm được nhà nước thành bang và nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp

b. Nội dung: GV sử dụng tư liệu hình ảnh, kênh chữ SGK, vấn đáp hướng dẫn HS

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

GV cung cấp thêm khái niệm “nhà nước thành bang” là những nhà nước nhỏ, có một thành thị là trung tâm, xung quanh là vùng đất trồng trọt.

GV chiếu lại cho HS xem lại Lược đồ La Mã thế kỉ II: Chỉ rõ sự thành lập nhà nước nhà nước đầu tiên của người La Mã với lãnh thổ bao trùm nhiều phần đất của ba châu lục: Châu Á, Châu Âu, Châu Phi.

+ GV có thể dẫn dắt: Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ VI TCN, ở Hy Lạp đã hình thành hàng trăm nhà nước thành bang (hay thị quốc). Đó là những thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát và quan trọng nhất là bến cảng.

GV: Vì sao ở Hy Lạp lại hình thành nhiều nhà nước thành bang?

HS phải phân tích được tác động của điều kiện tự nhiên đến sự phát triển kinh tế, xã hội.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nêu yêu cầu cho HS: Trình bày những nét chính vê tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp

+ GV hướng dẫn HS quan sát hình 5 và trình bày sơ đồ tổ chức Nhà nước thành bang A-ten theo ý hiểu của mình.

GV chốt lại kiến thức

+ GV có thể mở rộng kiến thức cho HS (mô tả vế đền đài, thành quách và lấy A-ten làm ví dụ minh hoạ).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

Từ đó, GV cho HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: GV: Hãy trình bày những nét chính về tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp. Những ưu điểm của tổ chức thành bang là gì?

Để HS trả lời được câu hỏi trên, GV gợi ý cho HS trả lời những câu hỏi:

Nền dân chủ A-ten được biểu hiện thế nào? Tại sao nói A-ten là điển hình mẫu mực của nền dân chủ trong thế giới cổ đại?

Hình 5: Tượng Pê-ri-clet (495 – 429 TCN)

Chấp hành quan trong thời đại hoàng kim của A-ten.

HS hiểu và vận dụng được kiến thức trong cả bài học để trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV có thể mở rộng để rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận xét cho HS bằng cách đặt câu hỏi: Theo em, hạn chế của nền dân chủ ở A-ten cổ đại là gì? HS thảo luận và đại diện nhóm trả lời.

HS hiểu và vận dụng được kiến thức trong cả bài học để trả lời được hạn chế là nền dân chủ này chỉ dành cho một bộ phận dân cư và dựa trên cơ sở là sự bóc lột nô lệ - lực lượng đông đảo trong xã hội.

II. NHÀ NƯỚC THÀNH BANG VÀ NỀN DÂN CHỦ CỔ ĐẠI Ở HI LẠP.

- Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ VI TCN, ở Hy Lạp đã hình thành hàng trăm nhà nước thành bang (hay thị quốc). Đó là những thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát và quan trọng nhất là bến cảng.

- Thành bang quan trọng nhất là A-ten

Hình 4: Sơ đồ tổ chức Nhà nước thành bang A-ten.













Bầu ra

ĐẠI HỘI NHÂN DÂN

Tòa án 6000 thẩm phán

Hội đồng 500 người

Hội đồng 10 tư lệnh


HOẠT ĐỘNG 3. NHÀ NƯỚC ĐẾ CHẾ LA MÃ CỔ ĐẠI

a. Mục tiêu: HS nắm được quá trình phát triển và suy tàn của đế chế La Mã; tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã

b. Nội dung: Những mốc chính trong quá trình phát triển và suy tàn của đế chế La Mã; tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

GV cho HS đọc thông tin trong SGK và quan sát Sơ đồ tổ chức Nhà nước đế chế ở La Mã

GV: Dựa vào thông tin trong mục và sơ đồ trên, hãy trình bày tổ chức nhà nước đế chế ở la Mã ?

Hình 7: Sơ đồ tổ chức Nhà nước đế chế ở La Mã.

HS trình bày được tổ chức nhà nước theo cách hiểu của mình, nhưng đảm bảo được nội dung chính: Quyển lực tập trung vào trong tay hoàng đế. Viện Nguyên lão vẫn được duy trì, nhưng chỉ mang tính hình thức. Cơ quan Đại hội nhân dân không còn quyến biểu quyết những vấn đề hệ trọng của đẩt nước như trước đây nữa.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

GV có thể mở rộng cho HS hiểu như thế nào về nhà nước đế chế hoặc gợi ý trước khái niệm rồi mới đặt câu hỏi cho HS: Nhà nước thành bang Hy Lạp và nhà nước đế chế La Mã có điểm gì khác nhau?

phần này, GV có thể cho HS phân tích sự khác nhau của hai tổ chức nhà nước thông qua Sơ đồ tổ chức Nhà nước thành bang AtenSơ đồ tổ chức Nhà nước đế chế ở La Mã.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

GV có thể hỏi nâng cao, mở rộng: Tại sao Nhà nước La Mã lại phát triển thành một Nhà nước đế chế, trong khi các nhà nước thành bang ở Hy Lạp lại không có xu hướng như vậy ?

HS có thể không trả lời được câu hỏi này.

GV định hướng và có thể chốt kiến thức: Để cai quản được lãnh thổ rộng lớn bao trùm nhiều phần của cả ba châu lục (Âu, Á, Phi) vào thời kì đế quốc La Mã thì cần một bộ máy nhà nước trong đó quyến lực tập trung vào trong tay một người, đó là hoàng đế. Trong khi đó, các thành bang ở Hy Lạp lại chủ yếu phát triển kinh tế công thương nghiệp, buôn bán bằng đường biển ở các hải cảng sầm uất, nên không có xu hướng mở rộng lãnh thổ và hình thành nhà nước đế chế như ở La Mã.

4.Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

3. NHÀ NƯỚC ĐẾ CHẾ LA MÃ CỔ ĐẠI

- Từ một thành bang nhỏ bé ở miền trung bán đảo l-ta-ly, La Mã đã dẩn mở rộng lãnh thổ và trở thành một đế chế rộng lớn.

- Từ năm 27 TCN, dưới thời của Ôc-ta-vi-út (Octavius), La Mã chuyển sang hình thức nhà nước đế chế.

Hình 6: Tượng Ốc-ta-vi-út


HOẠT ĐỘNG 4. MỘT SỐ THÀNH TỰU VĂN HÓA TIÊU BIỂU CỦA HI LẠP, LA MÃ

a. Mục tiêu: HS nêu được một số di sản tiêu biểu của văn minh Hy Lạp, La Mã và tự tin trình bày được trước lớp.

b. Nội dung: Cho HS khai thác hình và nội dung thông tin trong SGK và thực hiện yêu cầu

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:


HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

  • Cho HS khai thác hình và nội dung thông tin trong SGK và thực hiện yêu cầu: Kể một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã cổ đại.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Có thể cho một số HS trình bày trước lớp. Sau đó, GV nên giới thiệu và phân tích kĩ một số thành tựu để HS hiểu rõ giá trị lớn lao mà nền văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại để lại cho nhân loại, GV hướng dẫn HS trình theo dạng sơ đồ tư duy.

+ Về chữ viết: Trên cơ sở học tập chữ viết của người phương Đông, người Hy Lạp và La Mã đã sáng tạo ra chữ cái La-tinh, trở thành chữ viết của nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay.

Hình 8: Bảng chữ cái chữ cổ Hy Lạp và La-tinh

Hình 9: Bảng chữ số La Mã

+ Về khoa học: Người Hy Lạp đã khái quát thành những định lí, định đề đặt nền móng cho sự ra đời của các khoa học sau này.

GV cũng có thề mở rộng, kể thêm về một sổ nhà bác học như Pi-ta-go, Ta-lét, Ác-si-mét, Hê-rô-đốt,...

Hình 10: Đấu trường Cô-li-dê (La Mã)

+ Về lịch: Ở đây, GV chỉ cần định hướng cho HS hiểu được người Hy Lạp và La Mã biết rút kinh nghiệm, nâng cao hiểu biết, làm lịch chính xác hơn gọi là dương lịch.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

GV có thể đặt câu hỏi để rèn luyện thêm kĩ năng nhận xét, trình bày cho HS: Em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao? HS có thể trả lời và giải thích lí do theo cách hiểu của mình. GV cần khuyến khích, động viên HS.

HS nêu được một số di sản tiêu biểu của văn minh Hy Lạp, La Mã và tự tin trình bày được trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

4. MỘT SỐ THÀNH TỰU VĂN HÓA TIÊU BIỂU CỦA HI LẠP, LA MÃ

Dựa trên sự tiến bộ và trình độ phát triển cao về kinh tế công thương nghiệp và thể chế dân chủ, cư dân Hy Lạp và La Mã cổ đại đã để lại rất nhiều di sản có giá trị cho nhân loại trên nhiều lĩnh vực: chữ viết, văn học, khoa học tự nhiên, lịch, luật pháp, kiến trúc và điêu khắc,...


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c. Sản phẩm: Hoàn thành bài tập;

d. Tổ chức thực hiện:

HS nêu được những đặc điểm đặc biệt vế điếu kiện tự nhiên của Hy Lạp, La Mã: đường bờ biển có nhiều vũng, vịnh, thuận lợi để xây dựng các hải cảng, riêng La Mã vế sau có đổng bằng, đồng cỏ để trồng trọt, chăn nuôi. Cả Hy Lạp, La Mã đều có nhiều khoáng sản.

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà

c. Sản phẩm: Bài tập nhóm

Câu 1. Có thể tổ chức HS theo nhóm, dựa vào những kiến thức đã học để tranh luận, có thể đưa ra ý kiến, khác nhau hoặc cùng ý kiến, nhưng quan trọng là có lí lẽ đúng để bảo vệ cho ý kiến của mình.

Câu 2. GV hướng dẫn HS tham khảo, đọc nội dung SGK, tìm kiếm thông tin trên một số website và sách báo để tìm hiểu và giới thiệu những thành tựu văn hoá của Hy Lạp, La Mã cổ đại còn được bảo tổn đến ngày nay. HS có thể tự do sáng tạo các hình thức giới thiệu nhưng đảm bảo được nội dung thông tin, kèm hình ảnh minh họa cho nội dung.


CHƯƠNG IV. ĐÔNG NAM Á

TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP ĐẦU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X

Giới thiệu chương IV.

Bước 1: GV có thể hướng dẫn HS đọc nhanh đoạn kênh chữ, quan sát kênh hình và trục thời gian. GV đặt vấn đề: Kênh hình gợi cho em suy nghĩ gì về khu vực Đông Nam Á? Em hãy thử suy đoán dụng ý của các tác giả biên soạn sách khi giới thiệu những kênh hình này là gì?

Bước 2: Gv giới thiệu nội dung chương IV

- Hình “Ruộng bậc thang Ba-na-u tại núi I-phu-gao (Phi-líp-pin) - Di sản văn hoá thế giới”: Ruộng bậc thang của người I-phu-gao Phi-líp-pin đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới bởi sự đồ sộ với chiểu cao hàng nghìn mét, là minh chứng về sức sáng tạo, kĩ thuật canh tác của người xưa. Tổ tiên của những người I-phu-gao ban đầu đã sử dụng đá và bùn để xây dựng nên những công trình này với đầy đủ phần ruộng canh tác và hệ thống dẫn nước tưới tiêu từ đỉnh núi trong khu rừng. Hình ảnh này gợi sự liên hệ về nền nông nghiệp lúa nước, nền tảng kinh tế cơ bản của Đông Nam Á - nơi được coi là quê hương của cây lúa nước.

  • Hình “Đền Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a) - Di sản văn hoá thế giới”: Phật giáo và Ân Độ giáo là hai tôn giáo lớn, được truyền bá từ Ân Độ và Trung Quốc vào khu vực Đông Nam Á, có ảnh hưởng rất sâu sắc trên nhiều lĩnh vực của văn hoá khu vực này và để lại nhiều giá trị cho đến ngày nay.

Bô-rô-bu-đua là một kì quan kiến trúc Phật giáo cổ kính, tinh xảo được xây dựng từ năm 750 đến năm 842, ở trung tâm đảo Gia-va, In-đô-nê-xi-a. Ngôi đền tháp này được xây dựng dưới thời Vương triều Sai-len-đra (thế kỉ VIII đến thế kỉ IX) vốn sùng đạo Phật. Đền toạ lạc trên đỉnh một quả đồi, giữa vùng đổng bằng phì nhiêu. Ở ba tầng trên cùng có rất nhiều tháp nhỏ trông giống như những cái sọt, nên có người còn gọi tháp Bô-rô-bu-đua là “sọt Phật Gia-va”. Bô-rô-bu-đua không chỉ là một kì quan đáng ngưỡng mộ của người In-đô-nê-xi-a mà còn là công trình nghệ thuật kiến trúc vĩ đại và giá trị nhất của thế giới Phật giáo. Hằng năm, đây là nơi hành hương của Phật tử In-đô-nê-xi-a trong dịp lễ Vê-sác truyền thống.



Bài 11

CÁC QUỐC GIA SƠ KÌ Ở ĐÔNG NAM Á

(… tiết)


I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)

1. Về kiến thức:

  • Trình bày được sơ lược vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á.

  • Trình bày được quá trình xuất hiện và sự giao lưu thương mại của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII.

2. Về năng lực:







- Năng lực chung

+ Tự chủ và tự học: Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.

+ Giao tiếp và hợp tác: Hiểu rõ nhiệm vụ cá nhân, nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp bản thân.

+ Giải quyết vấn đề sáng tạo: Phân tích, tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ.

- Năng lực riêng

+ Tìm hiểu lịch sử: Khai thác các thông tin có trong hình ảnh, tư liệu, đọc bản đồ xác định mối liên hệ giữa các quốc gia Đông Nam Á thời cổ với các nước Đông Nam Á hiện tại.

+ Nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được vị trí địa lý của khu vực. Miêu tả được sự xuất hiện của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á. Nêu được sự hình thành và phát triển ban đầu của các quốc gia Đông Nam Á.

+ Vận dụng kiến thức đã học để liên hệ với tình hình hiện tại.

3. Về phẩm chất:

  • Nhân ái, biết tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hóa, học hỏi để hòa nhập.

  • Có ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa chung của khu vực ĐNÁ.

  • Giáo dục tinh thần chung thống nhất của khu vực và hướng tới cộng đồng chung ASEAN

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung:

GV: Chiếu lược đồ ĐNÁ và giao nhiệm vụ.

HS quan sát hình ảnh, trao đổi để trả lời câu hỏi của GV

c) Sản phẩm:
- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức ban đầu về ĐNÁ

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chiếu lược đồ ĐNÁ ngày nay và đặt câu hỏi:

? Em hiểu thế nào là ĐNÁ?

? Đông Nam Á ngày nay gồm bao nhiêu quốc gia, em có thể chỉ vị trí các quốc gia đó trên lược đồ?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS quan sát, chỉ lược đồ và trả lời câu hỏi.

HS: Quan sát, chỉ lược đồ trả lời câu hỏi của GV.

B3: Báo cáo thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện hs lên trình bày, chỉ bản đồ.

- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).

HS:

- Trả lời câu hỏi, chỉ tên các nước trên lược đồ.

- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét (hoạt động của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.

HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. “Cái nôi” của nền văn minh lúa nước

a) Mục tiêu: HS nhận biết được vị trí địa lí của Đông Nam Á trên bản đồ. HS nhận biết được đặc điểm nổi bật về địa hình của Đông Nam Á.

b) Nội dung: GV yêu cẩu HS quan sát lược đồ hình 12.1 (tr.63), kết hợp khai thác thông tin trong SGK để khai thác

c) Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

  • GV yêu cẩu HS quan sát lược đồ hình 1 (tr.52), kết hợp khai thác thông tin trong SGK đặt câu hỏi. Nhóm bàn – 2 bạn (3 phút)

? Em hãy xác định vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?

? Vị trí địa lí này mang đến những thuận lợi, khó khăn nào cho cuộc sống của cư dân Đông Nam Á?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

HS:

- Quan sát ngữ liệu trong SGK.

- Làm việc nhóm, suy nghĩ tìm câu trả lời.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV mời HS 1 vài nhóm lên chỉ trên lược đổ và trình bày vị trí địa lí của Đông Nam Á

HS nhận biết được vị trí địa lí của Đông Nam Á trên bản đồ.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.

GV có thể mở rộng kiến thức Đông Nam Á nằm ở "ngã tư đường" giữa châu Á và châu Đại DươngThái Bình Dương và Ấn Độ DươngEo biển Ma-lắc-ca chính là "yết hầu" của giao lộ này, địa vị chiến lược trọng yếu vô cùng. 

- Đông Nam Á nằm ở phía đông nam của châu Á, cầu nối giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương; là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải.



- Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, lượng mưa lớn, thuận lợi trồng cây lúa nước.


2. Quá trình hình thành các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

a. Mục tiêu: HS rút ra được quá trình hình thành các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

b. Nội dung:

GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức.

- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm và giao nhiệm vụ:

Hoạt động nhóm: Khăn phủ bàn – 7 phút.

? Đọc thông tin trang 51, em hãy cho biết cơ sở hình thành các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á?

? Đọc thông tin kết hợp chỉ trên lược đồ H1 (T52) một số quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á?

? Đọc tư liệu và quan sát hình 2, 3 để trả lời câu hỏi: Tư liệu và hình ảnh chứng tỏ điều gì về giao lưu thương mại của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á vào những thế kỉ đầu Công nguyên?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận nhóm.

GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.

- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- GV mở rộng: Các vương quốc được hình thành ở cả Đông Nam Á, nhưng nhiều nhất là ở lục địa vì có điều kiện tự nhiên thuận lợi, sông lớn tạo điều kiện cho người dân tụ họp thành các làng xã.

- Chuyển dẫn sang phần luyện tập.

- Cơ sở hình thành:

+ Sự phát triển kinh tế nghề nông trồng lúa nước và một số nghề thủ công đúc đồng, rèn sắt, dệt, gốm.

+ Sự giao lưu kinh tế, văn hoá với Ấn Độ, Trung Quốc.

- Một số quốc gia sơ kì:

+ Văn Lang, Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam (Việt Nam)

+ Các quốc gia ở hạ lưu sông Chao Phray-a (Thái Lan)

+ Các đảo thuộc In-đo-nê-xi-a.

- Buôn bán đường biển phát triển như cảng Óc Eo (Việt Nam), Ta-cô-la (Thái Lan)




HĐ 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao

c) Sản phẩm:

Bài tập 1: Đáp án đúng của bài tập.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Câu 1: Vì sao khu vực Đông Nam Á có vị trí địa lí rất quan trọng?

  1. Nằm giáp Trung Quốc.

  2. Nằm giáp Ấn Độ.

  3. Tiếp giáp với khu vực châu Á gió mùa.

  4. Nằm trên con đường biển nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Câu 2: Khu vực Đông Nam Á được coi là?

  1. Cầu nối giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

  2. ngã tư đường của thế giới”.

  3. cái nôi” của thế giới.

  4. trung tâm của thế giới.

Câu 3: Ý nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á?

  1. Nông nghiệp trồng lúa nước.

  2. Giao lưu kinh tế - văn hoá với Ấn Độ, Trung Quốc.

  3. Thương mại đường biển rất phát triển.

  4. Thủ công nghiệp phát triển với các nghề rèn sắt, đúc đồng...

Câu 4: Các quốc gia sơ kì Đông Nam Á ra đời vào khoảng thời gian nào?

  1. Thiên niên kỉ II TCN.

  2. Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII.

  3. Thế kỉ VII TCN.

  4. Thế kỉ X TCN.

Câu 5: Theo em, nét tương đồng về kinh tế của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á so với Hy Lạp và La Mã cổ đại là gì?

  1. Kinh tế nông nghiệp phát triển.

  2. Các nghề thủ công rèn sắt, đúc đồng giữ vị trí rất quan trọng.

  3. Thương mại đường biển thông qua các hải cảng.

  4. Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp giữ vai trò chủ đạo.

Đáp án: 1- D; 2-B; 3-C; 4B; 5-C

Câu 1: Tác động của việc giao lưu thương mại đối với sự ra đời của các quốc gia sơ kì ĐNÁ như thế nào?

Câu 2: Dựa vào lược đồ H1 (T52, SGK), hãy lập bảng theo mẫu sau và điền những nội dung phù hợp.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập

- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.

Gv chốt KT: Câu 1. Thông qua giao lưu thương mại, kích thích nền kinh tế các vương quốc Đông Nam Á sơ kì phát triển nhanh hơn, mạnh hơn.

Đồng thời, qua đó, tăng cường tiếp xúc, giao lưu văn hoá với các nến văn hoá lớn, học tập chữ viết, cách tổ chức nhà nước, kĩ thuật, nghệ thuật, tư tưởng,...

HĐ 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Bài làm của HS (HS sưu tầm sự hình thành và phát triển của một vương quốc).

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)

Câu 2. Sưu tầm thông tin từ sách báo và internet về quá trình hình thành của một quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á mà em thích và chia sẻ với bạn.

Câu 3. Sưu tầm những câu thành ngữ, tục ngữ của người Việt liên quan đến lúa, gạo.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.

- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.

GV hướng dẫn HS tìm thông tin cơ bản: Thời gian tồn tại của các quốc gia đó, bộ máy nhà nước được tổ chức thế nào, hoạt động kinh tế nổi bật là gì,...

- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT đã hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).


  • Chuột sa chĩnh gạo

  • Gạo đổ bốc chẳng đầy thưng

  • Gạo thóc về ngài, tấm cám vê tôi

  • Cơm hẩm cà thiu

  • Cơm hàng cháo chợ

  • Cơm hẩm ăn với rau dưa

Quan họ làm khách em chưa hài lòng


  • Cơm khô là cơm thảo

Cơm nhão là cơm hà tiện

  • Cơm không ăn gạo còn đó

  • Cơm là gạo áo là tiền

  • Cơm lạnh canh nguội

  • Cơm nắm muối vừng

  • Cơm sôi bớt lửa chồng giận bớt lời

TÀI LIỆU TH AM KHẢO

  • Quê hương của cây lúa nước ở đâu?

Quê hương của cây lúa, không như nhiều người tưởng là ở Trung Quốc hay Ấn Độ, mà là ở vùng Đông Nam Á, vì vùng này khí hậu ẩm và có điều kiện lí tưởng để phát triển nghề trồng lúa. Theo các nhà khảo cổ học, cây lúa ở vùng Đông Nam Á được trồng từ khoảng 10 000 năm TCN. Từ Đông Nam Á, nghề trồng lúa được du nhập vào Trung Quốc, rồi lan sang Nhật Bản, Hàn Quốc.

  • Về đồng tiền vàng La Mã ở di chỉ Óc Eo:

Ngoài những nội dung như hướng dẫn ở phẩn trên, GV có thể khai thác thêm thông tin liên quan trên internet.

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.

******************************


Bài 12

SỰ HÌNH THÀNH VÀ BƯỚC ĐẦU PHÁT TRIỂN CỦA CÁC VƯƠNG QUỐC PHONG KIẾN Ở ĐÔNG NAM Á

(TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN THẾ KỈ X)

(… tiết)

I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)

1. Về kiến thức:

  • Trình bày được quá trình hình thành và phát triển ban đầu của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X).

  • Kể tên được một số quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

  • Phân tích được tác động chính của quá trình giao lưu thương mại ở các vương quốc phong kiến Đông Nam Á đến thế X.

2. Về năng lực:

- Năng lực chung

+ Tự chủ và tự học: Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.

+ Giao tiếp và hợp tác: Hiểu rõ nhiệm vụ cá nhân, nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp bản thân.

+ Giải quyết vấn đề sáng tạo: Phân tích, tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ.

- Năng lực riêng

+ Tìm hiểu lịch sử: Khai thác các thông tin có trong hình ảnh, tư liệu, đọc bản đồ xác định mối liên hệ giữa các quốc gia Đông Nam Á thời phong kiến với các nước Đông Nam Á hiện tại.

+ Nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được sự hình thành và phát triển ban đầu của các quốc gia Đông Nam Á. Hiểu rõ hoạt động kinh tế chính và sự tác động của giao lưu thương mại đến các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á.

+ Vận dụng kiến thức đã học để liên hệ với tình hình hiện tại.

3. Về phẩm chất:

  • Nhân ái, biết tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hóa, học hỏi để hòa nhập.

  • Có ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa chung của khu vực ĐNÁ.

  • Giáo dục tinh thần chung thống nhất của khu vực và hướng tới cộng đồng chung ASEAN

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung:

GV hướng dẫn hs xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu.

HS quan sát hình ảnh để trả lời câu hỏi của GV

c) Sản phẩm:
- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức về ĐNÁ

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV sử dụng Hình 1. Một số sản phẩm gia vị chủ yếu ở Đông Nam Á (tr.55, SGK). HS kể tên một số sản vật, cây gia vị nổi tiếng của các nước Đông Nam Á.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS quan sát tranh để có gợi ý.

HS: Quan sát hình ảnh phát biểu.

B3: Báo cáo thảo luận

GV: Mời một vài HS trả lời câu hỏi.

HS: HS trả lời câu hỏi

- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

GV dẫn dắt: Không chỉ là quê hương của cây lúa nước, Đông Nam Á còn có rất nhiều cây hương liệu và gia vị quý. Do đó, với lợi thế về vị trí địa lí, các thương cảng Đông Nam Á đã trở thành những trung tâm buôn bán gia vị khá sôi động, nơi gặp gỡ giao lưu của thương nhân từ nhiều nơi trên thế giới. Dựa trên nền tảng những quốc gia sơ kì, các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á đã được hình thành ra sao và sự phát triển kinh tế, sự hoàn thiện về bộ máy chính trị của các vương quốc đó thể hiện thế nào? Đó là những nội dung chính của bài học này.

- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.

HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Sự hình thành các vương quốc phong kiến.

a) Mục tiêu: HS nhận biết được quá trình hình thành các vương quốc phong kiến

b) Nội dung: Lược đồ hình 1 (tr.52): GV khai thác lược đổ này để HS kể được tên các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á liên hệ với các quốc gia Đông Nam Á hiện đại.

- GV sử dụng hoạt động nhóm bàn, KT “tia chớp” để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức.

c) Sản phẩm học tập: Đọc tên các nước trên bản đồ, hoàn thành phiếu bài tập.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

  • GV yêu cẩu HS quan sát lược đồ hình 1 (tr.52), kết hợp khai thác thông tin trong SGK đặt câu hỏi. Nhóm bàn – 2 bạn (5 phút)

? Nêu tên và xác định nơi hình thành các vương quốc phong kiến trên lược đồ và vương quốc đó thuộc các quốc gia Đông Nam Á nào ngày nay?

?Cơ sở hình thành các vương quốc phong kiến Đông Nam Á?

Vương quốc phong kiến

Thuộc quốc gia ngày nay



? Em hiểu thế nào về khái niệm vương quốc cổ và vương quốc phong kiến?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ cá nhân trao đổi bạn và ghi lại đáp án câu hỏi.

GV hướng dẫn, hỗ trợ các em tìm đáp án (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

-Yêu cầu HS trình bày theo tinh thần xung phong

- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).

HS:

- Xung phong trình bày sản phẩm bài tập của nhóm mình.

- HS khác quan sát, theo dõi bạn trình bày và bổ sung cho bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.

GV: khái niệm Cổ đại: Thời đại của các quốc gia đầu tiên (theo chế độ chuyên chế cổ đại hay chiếm hữu nô lệ) thời đại của những nền văn minh đầu tiên của nhân loại.

Phong kiến: Chế độ XH xây dựng trên cơ sở quan hệ bóc lột của quý tộc, địa chủ đối với nông dân bằng tô thuế.

Chuyển nội dung phần 2.

- Thời gian: Từ thế kỉ VII – X

- Cơ sở hình thành: một số quốc gia lấy một bộ tộc đông và phát triển nhất làm nòng cốt như:

- Pagan, Sri Kse-tra -> thuộc Myanma ngày nay.

- Ha-ri-pun-giay-a và Đva-ra-va-ti -> Thái Lan.

- Chân Lạp ->Cam-pu-chia

- Đại Cồ Việt, Chăm-pa -> Việt Nam.

- Tu-ma-sic -> Xin-ga-po.

- Sri-vi-giay-a, Kalinga -> In-đô-nê-xi-a



2. Hoạt động kinh tế ở các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.

a. Mục tiêu: HS nắm được hoạt động kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thê kỉ X

b. Nội dung:

GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức.

- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Phần trình bày kiến thức của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Hoạt động nhóm 2 bàn – 4 bạn – khăn phủ bàn – 7 phút

? Khai thác tư liệu sgk (55) và cho biết thương nhân nước ngoài bị hấp dẫn bởi những sản vật nào của vương quốc Sri Vi-giay-a?

? Hãy trình bày hoạt động kinh tế chính của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến X?

? Giải thích về sự phát triển kinh tế khác nhau giữa các vương quốc lục địa với vương quốc ở hải đảo?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận nhóm.

GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).

- Sự phát triển kinh tế khác nhau giữa các vương quốc lục địa và hải đảo:

Lục địa - lưu vực sông- vương quốc- nông nghiệp lúa nước.

Hải đảo- vương quốc gần biển- buôn bán nước ngoài.

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.

- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- GV mở rộng: Các vương quốc được hình thành ở cả Đông Nam Á, nhưng nhiều nhất là ở lục địa vì có điều kiện tự nhiên thuận lợi, sông lớn tạo điều kiện cho người dân tụ họp thành các làng xã.

- Chuyển dẫn sang phần luyện tập.

+ Nông nghiệp vẫn là nến kinh tế chủ yếu của các vương quốc phong kiến.

+ Thương mại biển phát triển, kết nối buôn bán châu Á và châu Âu. (Con đường gia vị)

+ Thương cảng nổi tiếng: Đại Chiêm (Chăm pa), Pa-lem-bang (Sri Vi-giay-a)…

=> Điểm giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các châu lục.



HĐ 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao

c) Sản phẩm:

Bài tập 1: Đáp án đúng của bài tập.

d) Tổ chức thực hiện

Trắc nghiệm:

Câu1: Ý nào sau đây không phù hợp để điền vào chỗ trống (....) trong câu sau?

Các vương quốc phong kiến ​​Đông Nam Á đã phát huy những lợi thế để phát triển kinh tế, đó là ...

A. Vị trí địa lý.

B. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.

C. Khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho cây trồng lâu năm phát triển.

D. Điểm đến hấp dẫn của thương nhân các nước Ả Rập, Hy Lạp, La Mã.

Câu 2: Quốc gia phong kiến ​​nào ở Đông Nam Á phát triển mạnh về hoạt động buôn bán đường biển?

A. Chân Lạp. B. Pa-gan. D. Xri Vi-giay-a. C. Cam-pu-chia.

Câu 3: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á ra đời vào khoảng thời gian nào?

  1. Thiên niên kỉ VII TCN.

  2. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.

  3. Thế kỉ VII.

  4. Thế kỉ X TCN.

Tự luận:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS

Câu 1: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á đã phát huy những lợi thế nào để phát triển kinh tế?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập

- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.

HS cần phân tích được những ý chính sau đây:

- Vị trí địa lí thuận lợi: nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nối các quốc gia phương Đông với Địa Trung Hải.

- Điểu kiện tự nhiên thuận lợi: Mạng lưới sông ngòi dày đặc, đất đai tương đối màu mỡ, khí hậu gió mùa, nhiều sản vật phong phú.

HĐ 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà

c. Sản phẩm: Bài tập viết đoạn văn.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)

Câu 3: (sgk 55)

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.

- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.

GV hướng dẫn HS: Thông qua phép tính đơn giản, so sánh liên hệ với giá cả một số loại gia vị mà em biết hiện nay (gừng, nghệ tây,...), HS sẽ thấy được giá cả của các loại gia vị vào khoảng thế kỉ X đắt đỏ như thế nào.

- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT đã hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).

TÀI LIỆU TH AM KHẢO

  • Con đường gia vị:

Con đường gia vị là tên gọi hệ thống chuyên chở bằng đường biển, bắt đầu từ bờ biển phía tây Nhật Bản, qua các đảo In-đô-nê-xi-a, vòng qua Ấn Độ tói các đảo của Trung Đông và từ đó, qua Địa Trung Hải tới châu Âu. Chặng đường này dài khoảng 15 000 km, thậm chí cho đến ngày nay, đó cũng không phải là hành trình dễ dàng. Những gia vị như quế, nhục đậu khấu, gừng và nghệ là những mặt hàng quan trọng trong buổi đầu của tuyến đường buôn bán này.

  • Hồ tiêu của Việt Nam trên thị trường thế giới:

Hồ tiêu, hay còn gọi là hạt tiêu, là một loại gia vị nông sản có giá trị kinh tế cao của Việt Nam. Việt Nam hiện nay là nước xuất khẩu hạt tiêu số một thế giới, chiếm gần 50% thị phần toàn cẩu.

Ngoài những nội dung như hướng dẫn ở phẩn trên, GV có thể khai thác thêm thông tin liên quan trên internet.

* Dặn dò HS:

- Học bài ở nhà.

- Chuẩn bị cho bài 11. Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á.

******************************

Ngày soạn:

Ngày dạy:

BÀI 13. GIAO LƯU VÃN HOÁ Ở ĐÔNG NAM Á

TỪ ĐẨU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THÊ KỈ X

I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)

1. Về kiến thức

- Phân tích được những tác động chính của quá trình giao lưu văn hoá ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.

  1. Về kĩ năng, năng lực

  • Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.

  • Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.

  1. Về phẩm chất

  • Tự hào về những thành tựu văn hoá - văn minh của các nước Đông Nam Á.

  • Hình thành ý thức trân trọng, giữ gìn các di sản và những giá trị văn hoá truyền thống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

  • Những tư liệu bổ sung vế các thành tựu văn hoá chủ yếu của Đông Nam Á.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung:

GV: Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ.

HS: quan sát hình ảnh, làm việc nhóm để trả lời câu hỏi của GV

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV cho HS xem video về lễ hội Tết té nước Song-kran rất đặc trưng của người Thái. Sau đó, đặt câu hỏi:

? Đoạn video giới thiệu hoạt động nào? Diễn ra ở đâu, có gì nổi bật?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS quan sát, xem video và trả lời câu hỏi.

HS: Quan sát, phân tích hình ảnh và ghi kết quả thảo luận ra phiếu học tập.

B3: Báo cáo thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).

HS:

- Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm

- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Tín ngưỡng, tôn giáo

a) Mục tiêu: Giúp HS kể được tên một số tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á.

b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Quan sát ngữ liệu sgk và kênh hình 1: Nghi lễ té nước Song kran ở Thái Lan. Từ hoạt động tìm hiểu vừa rồi em hãy cho biết:

?Tín ngưỡng là gì?

?Ở khu vực Đông Nam Á có những tín ngưỡng nào?

?Kể tên một số tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam mà em biết.

?Em có nhận xét gì về tín ngưỡng Thần – Vua của người Chăm? Qua đó hãy cho biết đời sống tín ngưỡng- tôn giao của các cư dân Đông Nam Á đã chịu ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc như thế nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS trả lời

HS:

- Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi.

- Suy nghĩ cá nhân để trả lời

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời.

HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.

  • Đông Nam Á có nhiều tín ngưỡng dân gian, hầu hết có liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.

- Các tín ngưỡng bản địa ở Đông Nam Á đã kết hợp, dung hoà với những tôn giáo bên ngoài như Ấn Độ giáo, Phật giáo, tạo nên đời sổng tín ngưỡng đa dạng, phong phú.


2. Chữ viết - Văn học

a) Mục tiêu: HS kể được tên những chữ viết cổ của cứ dân Đông Nam Á và tên một số tác phẩm văn học tiêu biểu của các nước Đông Nam Á.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức.

- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II, quan sát Hình 2, hình 3 và trả lời câu hỏi:

?Theo em chữ viết ra đời khi nào, bắt nguồn từ đâu?

?Nguồn gốc chữ viết của người Việt?

?Việc sáng tạo ra chữ viết có ý nghĩa như thế nào?

?Nhận xét về văn học các quốc gia Đông Nam Á?

?Những bằng chứng nào chứng tỏ chữ viết, văn học Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm.

GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.

- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chuyển dẫn sang phần luyện tập.


  • Nhiều nhóm cư dân Đông Nam Á tạo ra chữ viết riêng dựa trên hệ thống chữ cổ của người Ấn Độ. Riêng người Việt thì tiếp thu chữ Hán của người Trung Quốc.

  • Văn học các quốc gia Đông Nam Á cũng tiếp thu văn học Ấn Độ, tiêu biểu bộ sử thi Ma-ha-bra-ta, Ra-ma-y-a-na để sáng tạo bộ sử thi của dân tộc mình.


3. Kiến trúc - Điêu khắc

a) Mục tiêu: HS thấy được ảnh hưởng của Ân Độ giáo đến các công trình kiến trúc, điêu khắc của các nước Đông Nam Á.

b) Nội dung:

- GV có thể tổ chức cho HS chuẩn bị ở nhà (theo nhóm) bài thuyết trình (nội dung và những hình ảnh đặc trưng) về công trình kiến trúc nổi tiếng nhất trong thời kì này

- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

  • GV yêu cầu HS đọc thông tin mục III, quan sát Hình 4 và trả lời câu hỏi:

  • Kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thê' kỉ X có điểm gì nổi bật?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm.

GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.

- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chuyển dẫn sang phần luyện tập.


- Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Đông Nam Á chịu ảnh hưởng đậm nét của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo

- Nghệ thuật điêu khắc chịu ảnh hưởng của Ấn Độ với các loại hình chủ yếu là phù điêu, các bức chạm nổi, tượng thần, phật…

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao

c) Sản phẩm:

Bài tập 1: Đáp án đúng của bài tập.

d) Tổ chức thực hiện

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 phần Luyện tập SGK trang 58

Bài tập 1: Văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc đã ảnh hưởng đến văn hóa Đông Nam Á như thế nào trong những thế kỉ đầu Công nguyên?

HS cần phân tích được những ý chính sau:

Văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc ảnh hưởng đến văn hoá Đông Nam Á rất sâu sắc và toàn diện trên nhiều lĩnh vực như: tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, chữ viết, văn học, kiến trúc, điêu khắc. Đặc biệt, dấu ấn văn hoá Ấn Độ rất đậm nét. Tuy nhiên, nhiều nét văn hoá bản địa của các cư dân Đông Nam Á vẫn được giữ gìn và phát triển trên cơ sở tiếp thu văn hoá Ân Độ và Trung Quốc.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập

- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Bài làm của HS (HS chỉ ra được lịch sử của trường học, của ngôi làng, của di tích đền thờ… nơi mình sinh sống).

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2, 3 phần Luyện tập SGK trang 58

Bài tập 2: Tìm thêm thông tin và chia sẻ với bạn bè một thành tựu văn hóa ở Đông Nam Á chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc?

Bài tập 3: Biểu tượng trên là lá cờ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày nay thể hiện điều gì?

Câu 2: GV hướng dẫn HS tìm thông tin trên các sách báo, internet và cách thức HS chia sẻ thông tin với bạn về một thành tựu văn hoá Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc. GV khuyến khích HS tìm hiểu thêm vế những thành tựu văn hoá ngoài SGK.

Câu 3. HS tìm hiểu biểu tượng trên lá cờ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày nay.

GV gợi ý HS theo nội dung sau:

+ Lá cờ ASEAN tượng trưng cho sự hoà bình, bến vững, đoàn kết và năng động của ASEAN.

+ Biểu tượng bó lúa ở trung tâm: tượng trưng cho ngành kinh tế chủ đạo của các nước Đông Nam Á là nông nghiệp trồng lúa nước (được kế thừa và phát triển trải qua hàng nghìn năm lịch sử).

+ Các thân cây lúa là biểu tượng cho các quốc gia ASEAN (Ban đầu là 5 quốc gia sáng lập và Bru-nây (tham gia năm 1984). Đến năm 1995, đã bổ sung thêm bốn thần cây lúa thể hiện tầm nhìn của ASEAN bao gổm cả 10 quốc gia trong khu vực (Đông Ti-mo mới tách ra từ In-đô-nê-xi-a vào năm 2002).

+ Vòng tròn tượng trưng cho sự thống nhất của 10 quốc gia Đông Nam Á.

+ Bốn màu của lá cờ: xanh, đỏ, trắng, vàng. Màu xanh tượng trưng cho hoà bình và sự ổn định. Màu đỏ thể hiện động lực và can đảm. Màu trắng nói lên sự thuần khiết. Màu vàng tượng trưng cho sự thịnh vượng. Đây cũng là bốn màu chủ đạo trên quốc là của 10 nước thành viên ASEAN.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.

- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.

- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Tục thờ lin-ga-y-o-ni:

Tín ngưỡng phổn thực đã có từ thời nguyên thuỷ, khi con người nhận thức được vạn vật hình thành và phát triển nhờ sự kết hợp của yếu tố âm và dương. Từ tín ngưỡng nguyên thuỷ, dần dẩn đã biến thành tôn giáo. Ấn Độ giáo là một trong những tôn giáo lớn, mang tính chất phồn thực mạnh mẽ. Theo thần thoại Ấn Độ giáo, thần Shi-va xuất hiện lần đầu là một cột lửa có hình dương vật, biểu tượng của sự sáng tạo, sinh sôi và phát triển. Sau đó, không chỉ lin-ga mà cả y-o-ni cũng hoà vào một cặp thành lin-ga-y-o-ni, thành biểu tượng của thần với đặc tính dương (lin-ga) và âm (y-o-ni). Cặp đôi này thường được thờ trong các ngôi tháp Ấn Độ giáo. Lin-ga, y-o-ni không chỉ được tôn thờ ỏ’ Ấn Độ, mà còn khá phổ biến ở các nước có sự tiếp thu và chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo, trong đó có Vương quốc Chăm-pa.

  • Tư liệu vế sự tiếp xúc Phật giáo Trung Quốc và Đông Nam Á:

Các tài liệu Trung Quốc ghi chép rằng, nhà sư Nghĩa Tĩnh đã đến Pa-lem-bang lần đầu năm 671 và còn lui tới nhiều lẩn trong vòng 20 năm, có lấn lưu lại đến 4 năm. Ông đã viết hai tập hồi kí, kể rằng một vùng đất ông từng đến là Ma-lay-u, nay đã trở nên phồn thịnh. Nghĩa Tĩnh còn cho biết ông đã học chữ Phạn ở đây và từng lưu lại mấy năm để dịch kinh Phật. Ông còn kể rằng kinh đô Sri Vi-giay-a có hàng nghìn nhà sư hành đạo và khuyên là “nếu như có một nhà sư Trung Quốc nào muốn sang Ấn Độ thì trước hết hãy lưu lại đây vài năm để học hỏi những điều cần thiết rồi hây đi” (Lương Ninh, Lịch sử Dông Nam Á, Sđd, trang 103).

  • Kiến trúc đền - núi: là kiểu kiến trúc rất đặc biệt ở Đông Nam Á, gồm một ngôi đền xây theo kiểu hình ngọn núi Mê-ru (núi thiêng ỏ’ Ấn Độ). Các công trình kiến trúc xây theo kiểu này có đền Bô-rô-bu-đua ỏ’ In-đô-nê-xi-a, quần thê đến núi La-ra Jong-gran ở In-đô-nê-xi-a.

- Tết té nước Song-kran (Thái Lan); Tham khảo thêm từ internet

******************************

BÀI 14. NHÀ NƯỚC VÀN LANG - ÂU LẠC

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẨU

Sau bài học này, giúp HS:

  1. Về kiến thức

  • Nêu được khoảng thời gian thành lập và xác định được phạm vi không gian của nước Văn Lang, Âu Lạc trên lược đồ treo tường.

  • Trình bày được tổ chức nhà nước của Văn Lang, Âu Lạc.

  • Mô tả được đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc.

  1. Về kĩ năng, năng lực

  • Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.

  • Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.

  1. Về phẩm chất

Biết ghi nhớ công ơn dựng nước của tổ tiên; trân trọng và giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống cội nguồn có từ thời dựng nước.

II. CHUẨN BỊ

  1. Giáo viên

  • Giáo án theo định hướng phát triển năng lực.

  • Lược đổ lãnh thổ Việt Nam ngày nay, phiếu học tập.

  • Máy tính, máy chiếu; giấy AO (nếu có).

  1. Học sinh

SGK, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

A: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

  • GV có thể sử dụng câu hỏi khai thác và hình 1 trong SGK hoặc hình ảnh tương tự để tổ chức hoạt động mở đầu bài mới, kích thích HS hứng thú với bài học. Câu hỏi: Điều gì đã thôi thúc nhân dân ta luôn hướng về mảnh đất cội nguồn? nhằm gợi mở cho HS hướng đến những thành tựu, giá trị văn hoá truyền thống mà Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc đã để lại từ buổi đầu dựng nước.

  • GV có thể linh hoạt tổ chức hoạt động mở đầu bài học bằng các hình thức khác. Ví dụ: Chiếu trên màn hình tờ lịch ngày 10-3 âm lịch rồi dẫn dắt vê' ý nghĩa của lễ hội Đền Hùng.

  • Cho HS quan sát Hình ảnh Lễ hội Đền Hùng.

  • Em đã từng nghe truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên chưa? Nếu đã từng thì hãy kể lại vắn tắt nội dung truyền thuyết này. Truyền thuyết này nói lên điều gì? Câu hỏi này cho phép HS được bày tỏ suy nghĩ theo góc nhìn của cá nhân. Tuy nhiên, để định hướng tốt hơn, GV có thê’ đặt các câu hỏi nhỏ khác như: “Em hãy chỉ ra những điểm vô lí trong truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên” (Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương và thần Long Nữ, là người thần, giống Rồng, đi lại được dưới nước, Âu Cơ là giống Tiên; Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nỏ’ ra 100 người con); “Nếu vô lí thì vì sao đến nay, người Việt vẫn coi nhau là “đồng bào” và tự coi mình là Con Rồng cháu Tiên?” (Vì truyền thuyết này có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hoá tinh thần của người Việt và người Việt luôn tự hào vế nòi giống dân tộc mình,...); sau đó dẫn dắt vào bài học.

B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục 1. Nhà nước đầu tiên của người Việt cổ

a. Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa: Nhà nước Văn Lang ra đời đã mở ra thời kì dựng nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc thông tin để thực hiện yêu cầu

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

  • GV hướng dẫn HS đọc thông tin để thực hiện yêu cầu sau: Hãy xác định phạm vi không gian của nước Văn Lang trên lược đồ.

+ Trước hết, GV gọi một số HS kể tên những con sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trên lược đồ (đó là sông Hóng, sông Mã, sông Chu, sông Cả,...).

+ Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi và tập xác định trên lược đổ phạm vi không gian của nước Văn Lang. Sau đó, gọi đại diện một sổ cặp đôi lên chỉ trên lược đồ. GV cần nhấn mạnh ý như ở mục b đã lưu ý.

HS biết xác định trên lược đồ treo tường phạm vi không gian của nước Văn Lang (chủ yếu là lưu vực các con sông lớn: sông Hồng, sông Mã, sông Cả).


Yêu cầu Hs quan sát Sơ đồ tổ chức Nhà nước Văn Lang.

Sơ đồ tổ chức Nhà nước Văn Lang

Bước 2:

  • GV có thể mở rộng cho HS tìm hiểu về sự ra đời Nhà nước Văn Lang dựa trên tìm hiểu truyền thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, Thánh Gióng đề tìm câu trả lời .

HS nêu được: Do sự phát triển của công cụ đổng và sắt nên đời sống sản xuất có sự chuyển biến, cùng với nhu cấu làm thuỷ lợi (thể hiện qua truyền thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh') và chống ngoại xâm (thể hiện qua truyền thuyết Thánh Gióng) đã thúc đẩy sự ra đời Nhà nước đầu tiên - Nhà nước Văn Lang. GV nhấn mạnh đó là điểm tương đồng với sự hình thành các nhà nước phương Đông khác.

Bước 3:

  • GV cho HS thảo luận nhóm hoặc cặp đôi và ghi lại những thông tin chính về: thời gian ra đời, thủ lĩnh (vua), tên nước, kinh đô của Nhà nước Van Lang.

+ GV đặt câu hỏi yêu cầu HS đọc thông tin kết hợp với quan sát sơ đổ hình 2, để giúp HS nhận biết được tổ chức bộ máy, đặc điểm của Nhà nước Văn Lang

+ GV cũng có thể mở rộng cho HS: Em có nhận xét gì về tổ chức Nhà nước Văn Lang? HS có thể thảo luận, dựa vào sơ đồ để rút ra nhận xét. GV đi đến kết luận cho HS: Tổ chức Nhà nước Văn Lang đã được hình thành từ Trung ương đến địa phương nhưng còn rất sơ khai, đơn giản.

Bước 4:

  • GV cho HS đọc thông tin để nhận biết rõ thời gian ra đời (thế kỉ VIITCN) và địa bàn chủ yếu (khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ) của Nhà nước Văn Lang.

HS có thể thảo luận theo nhóm và trình bày trước lớp về “Ý nghĩa của sự ra đời Nhà nước Văn Lang”, sau đó đại diện nhóm lên trình bày. Các nhóm khác có thể bổ sung để đầy đủ hơn.

HS nêu được ý nghĩa: Nhà nước Văn Lang ra đời đã mở ra thời kì dựng nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc.






  • Vào khoảng thế kỉ VIITCN, nhà nước đẩu tiên ở Việt Nam ra đời - Nhà nước Văn Lang;

  • Địa bàn chủ yếu của nước Văn Lang gắn liền với lưu vực các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.

  • Tổ chức Nhà nước Văn Lang: Trung ương, đứng đầu là Hùng Vương, giúp việc cho Hùng Vương là lạc hầu; địa phương, lạc tướng đứng đấu các bộ (có 15 bộ); bổ chính đứng đầu chiếng, chạ.



Mục 2. Sự ra đời nước Âu Lạc

a. Mục tiêu: HS HS xác định được phạm vi không gian nhà nước Âu Lạc

b. Nội dung: HS xác định được phạm vi không gian nhà nước Âu Lạc và rút ra được nhận xét: Lãnh thổ Âu Lạc được mở rộng hơn so với Nhà nước Văn Lang.

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

  • Trước hết, GV có thể dẫn dắt bằng việc giải thích nguồn gốc của tên gọi Âu Lạc: đó là dựa trên cơ sở hợp nhất hai tộc người Tây Âu, còn gọi là Âu Việt với Lạc Việt. GV định hướng cho HS hiểu tên gọi này xuất phát từ tinh thần hợp nhất dân tộc.

GV cho HS khai thác thông tin trong SGK để xác định trên lược đồ lãnh thổ Việt Nam ngày nay (treo tường) phạm vi không gian của nước Âu Lạc.

HS xác định được phạm vi không gian nhà nước Âu Lạc và rút ra được nhận xét: Lãnh thổ Âu Lạc được mở rộng hơn so với Nhà nước Văn Lang.

Bước 2:

  • GV cho HS khai thác thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi: Nước Áu Lạc ra đời trong bối cảnh nào?

+ HS thảo luận cặp đôi, sau đó đại diện cặp đôi lên trình bày trước lớp.

Bước 3:

  • GV đặt câu hỏi và tổ chức HS thảo luận nhóm: Nhà nước Ầu Lạc có điểm gì giống và khác so với Nhà Nước Văn Lang?

HS chỉ ra được: Quyền lực của nhà vua được tăng cường hơn. Vị trí đóng đô có sự dịch chuyển từ miền núi Phong Châu xuống miền đồng bằng vùng Cổ Loa. Sức mạnh quân sự của Nhà nước Âu Lạc được để cao với việc xây dựng hệ thống thành luỹ và tạo nhiều loại vũ khí lợi hại,...

B4:

  • GV còn có thể định hướng thảo luận: Nước Âu Lạc thời An Dương Vương có thế mạnh hơn Văn Lang, xây dựng thành Cổ Loa kiên cố và nhiều vũ khí tốt, vì sao lại mất nước? Từ đó, GV có thể chỉ rõ cả nguyên nhân từ phía kẻ xầm lược (Triệu Đà âm mưu, xảo quyệt,...) cùng nguyên nhân từ chính vua Thục (chủ quan, thiếu phòng bị cẩn thiết,...) và nhấn mạnh nguyên nhân chủ quan là yếu tố quan trọng nhất. Trên cơ sở đó, giúp HS tự rút ra được bài học về việc mất nước.







  • Thời gian thành lập: khoảng năm 208 TCN.

  • Phạm vi không gian lãnh thổ của nước Âu Lạc: mỏ’ rộng hơn so với nước Văn Lang.

  • Tổ chức nhà nước: không có nhiều thay đổi so với Nhà nước Văn Lang; quyền lực nhà vua được mở rộng hơn.

  • Có quân đội mạnh, vũ khí tốt, đặc biệt có thành Cổ Loa.

  • Chuyển kinh đô xuống vùng Cổ Loa (Hà Nội).

Sơ đồ Thành Cổ Loa


Lẫy nỏ

Mũi tên đồng

Mục 3. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dần Văn Lang, Âu Lạc

a. Mục tiêu: HS hiểu đời sống vật chất và tinh thần của cư dần Văn Lang, Âu Lạc

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

  • GV có thể cho HS quan sát những hình ảnh (hình 6, 7, 8 trong SGK) hoặc trên màn hình trình chiếu kết hợp khai thác thông tin trong mục a. Đời sống vật chất và thực hiện yêu cầu: Mô tả đời sống vật chất của người Việt cổ.

Yêu cẩu cần đạt: GV hướng dẫn HS mô tả chi tiết từng hình để nêu được:

+ Người Việt cổ thường ở trong những ngôi nhà sàn mái cong; phương tiện đi lại chủ yếu bằng thuyến; nguồn lương thực chính là gạo nếp và gạo tẻ,...

+ Người Việt đã biết để nhiều kiểu tóc như tết tóc đuôi sam, búi tó hoặc để xoã ngang vai; biết dùng đồ trang sức làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau (đá, đồng, vỏ nhuyễn thể). Trang phục phổ biến bấy giờ là nam đóng khố, cởi trần, nữ mặc váy và yếm,...

Bước 2:

  • GV có thể mở rộng thêm cho HS tìm hiểu về trống đồng Đông Sơn - biểu tượng của nền văn minh Việt cổ bằng các câu hỏi: Quan sát hình ảnh trống đồng của người Việt cổ, em có nhận xét gì? (tinh tế, đạt trình độ cao); Việc tìm thấy trống đổng ở nhiều nước cho thấy điều gì? (sự ảnh hưởng và lan toả của văn hoá Đông Sơn ra bên ngoài).

+ Để khai thác có hiệu quả nội dung này, GV có thể giao nhiệm vụ cho HS II. CHUẨN BỊ trước ở nhà để báo cáo/giới thiệu trước lớp về biểu tượng trống đồng Ngọc Lũ - một thành tựu tiêu biểu của văn hoá Đông Sơn và nền văn minh đầu tiên của người Việt cổ.

Bước 3:

  • GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi: Những nghề sản xuất chính của cư dân Văn Lang - Áu Lạc là gì?

HS nêu được: Nghề sản xuất chính đó là nông nghiệp trổng lúa nước, hoa màu, trổng dâu và nuôi tằm; luyện kim phát triển với kĩ thuật đúc đổng đạt đến trình độ cao; bước đầu đã biết đến rèn sắt.

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

  • Đời sống vật chất:

+ Nghề nông trồng lúa nước cùng vói việc khai khẩn đất hoang, làm thuỷ lợi.

+ Nghề luyện kim vói nghề đúc đổng và rèn sắt đạt nhiều thành tựu rực rỡ (trống đồng, thạp đóng).

Lưỡi cày đồng hình bướm

Họa tiết trống đồng Ngọc Lũ

+ Nguồn thức ăn và nhà ở.

+ Trang phục và cách làm đẹp.

Trang phục và kiểu tóc của người Việt cổ

Bước 1:

  • GV cho HS đọc thông tin, quan sát hình 8 và trả lời câu hỏi: Nêu những nét chính vê' đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Ầu Lạc.

Bước 2:

  • GV cho HS mở rộng liên hệ thông qua các câu hỏi như: Các em biết câu ca dao/truyền thuyết nào nói vê' trầu cau? (Yêu nhau cau sáu bổ ba, Ghét nhau cau sáu bổ ba thành mười; Miếng trầu là đẩu câu chuyện hoặc Sự tích trầu cau,...); Ngày Tết chúng ta thường làm những loại bánh gì? (Bánh chưng, bánh giầy); Kể một truyền thuyết liên quan đến phong tục của người Việt thời Hùng Vương (Sự tích trẩu cau).

Bước 3:

  • GV có thể mở rộng kiến thức để giúp HS nhận biết được: Những phong tục tập quán của người Việt cổ chịu sự chi phối của những yếu tố nào? (Đó là: điều kiện tự nhiên - khí hậu, sông nước, kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, tinh thần cố kết cộng đồng,...).

HS nêu và lấy được ví dụ cho các ý chính như: tục thờ cúng tổ tiên và thờ các vị thần trong tự nhiên; tục xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu,... Đời sống tinh thần khá phong phú, sinh động với nhiều hoạt động ca hát, nhảy múa và những lễ hội mang đậm đặc trưng của kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước.

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

  • Đời sống tinh thẩn: Tục thờ cúng tổ tiên và thờ các vị thần trong tự nhiên; tục xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu,...; các lễ hội gắn với nông nghiệp trổng lúa nước.

  • Tổng kết: khái quát lại vê' thời là dựng nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc, nhấn mạnh những giá trị cốt lõi mà thời Văn Lang - Âu Lạc để lại. Đó là: Tổ quốc, thuật luyện kim, nông nghiệp trồng lúa nước, phong tục tập quán riêng, bài học đầu tiên vê' công cuộc dựng nước. Chính những giá trị cốt lõi đó đã tạo dựng, hun đúc nên bản sắc, truyền thống, sức mạnh dân tộc, giúp dân tộc ta vượt qua được thử thách khắc nghiệt hơn 1 000 năm bị Bắc thuộc ở thời kì sau.


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c. Sản phẩm: hoàn thành bài tập;

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 1. GV hướng dẫn HS lập bảng theo các tiêu chí đã nêu để tạo cơ sở so sánh hai nhà nước Văn Lang và Âu Lạc.

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà

c. Sản phẩm: bài tập nhóm

Câu 2. GV định hướng HS chỉ ra 3 - 5 thành tựu tiêu biểu, có thể là các thành tựu vê' vật chất, hiện vật cụ thê’ như: thành cổ Loa, trống đổng Ngọc Lũ, thạp đổng Đào Thịnh,... củng có thêTà các giá trị mang tính trừu tượng, giá trị tinh thần (Tổ quốc, kĩ thuật luyện kim, nghề nông trồng lúa nước,...).

GV hướng dẫn HS lựa chọn một thành tựu mà HS tâm đắc nhất để tìm hiểu thông tin và viết đoạn văn ngắn giới thiệu vê' thành tựu ấy. Trong đó, cần nêu được: Thành tựu đó là gì? Thành tựu đó có gì đặc biệt? Sự ảnh hưởng của thành tựu đó đến ngày nay,...

Câu 3. GV giúp HS hiểu được: Lễ hội Đền Hùng được tổ chức vào ngày 10-3 âm lịch hằng năm là sự minh chứng cụ thể cho phong tục thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các vua Hùng đã có công dựng nước. Ý nghĩa của việc làm đó thê’ hiện rõ đạo lí uống nước nhớ nguồn và tâm thức luôn hướng vê' nguồn cội của người Việt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Nền văn minh Việt cổ (còn gọi là nền văn minh sông Hóng) với biểu tượng trống đồng Đông Sơn, thực chất là một nền văn minh nông nghiệp trổng lúa nước dựa trên một

nến tảng cộng đồng xóm làng,... Nền văn minh sông Hống không những đã vươn tới một trình độ phát triển khá cao, mà còn xác lập được lối sống Việt Nam, truyền thống Việt Nam, đặt cơ sở vững vàng cho toàn bộ sự tổn tại và phát triển của quốc gia - dân tộc sau đó” (Theo Phan Huy Lê (Chủ biên) (2012), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến cuối thế kỉ XIV, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr.136).

  • Trống đống Đông Sơn: Về múa hoá trang trong những ngày lễ hội như hội mùa, thường tổ chức vào mùa thu, mọi người tham gia náo nức, tấp nập. Mỗi tốp múa thường có 3-4 người hoặc có khi 6-7 người, hoá trang, đầu đội mũ lông chim; có người thổi kèn, có người cẩm vũ khí hoặc nhạc cụ. Họ múa theo một động tác thống nhất và thường hoà với tiếng hát ca.

Chính giữa mặt trống đồng là một ngôi sao nhiều cánh tượng trưng cho Mặt Trời. Trống đóng còn được gọi là “trống sấm”, người ta đánh trống đổng để cầu nắng, cầu mưa, những nghi lễ của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.

Có thể xem trống đóng là biểu tượng tiêu biểu của nền văn minh Việt Cổ. Trống đồng Đông Sơn là sản phẩm của lao động sáng tạo, một tác phẩm nghệ thuật với những hình trang trí phong phú, sinh động, phủ đấy trên mặt trống đồng và tang trống, phản ánh bằng hình ảnh của cuộc sống lao động, những hình thức tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thời Hùng Vương.

  • Nước Âu Lạc: Nhà nước này được thành lập sau lần đoàn kết kháng chiến chống Tần của các bộ lạc Tây Âu và các bộ lạc Lạc Việt, đã trở thành một nước mạnh có quân đội hùng cường “giỏi cung nỏ, thạo thuỷ chiến”. Kho mũi tên đồng vô cùng lớn vế số lượng, những mũi tên tương đối lớn về kích thước (và có những điểm đặc biệt về hình dáng), phát hiện ở Cầu Vực (Khu di tích Cổ Loa) vào năm 1959, là cơ sở tốt để giải thích câu chuyện nỏ thần. Nhiều người chấp thuận ý kiến cho rằng chuyện nỏ thần phản ánh sự xuất hiện, hoặc ít nhất là cải tiến một thứ vũ khí mới lợi hại trong chiến đấu, có tác dụng sát thương cao. Chúng ta cũng không loại trừ khả năng một thứ nỏ máy thô sơ có thể một lúc bắn hàng loạt mũi tên nên truyền thuyết đã cường điệu thành loại nỏ “nhất phát sát vạn nhân” (Theo Trần Quốc Vượng (2003), Văn hoá Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm, NXB Văn học, Hà Nội, tr.625).

*********************************************




BÀI 15.

CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIÊN PHƯƠNG BẮC VÀ SỰ CHUYỂN BIẾN CỦẨ XĂ HỘI ÂU LẠC

(tiết...)


Thành cổ Luy Lâu (Bắc Ninh)


Một số hiện vật được phát hiện tại cuộc khai quật di tích Luy Lâu 2018.


I. MỤC TIÊU: (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)

  1. Về kiến thức:

  • Nêu được một số chính sách cai trị của các triếu đại phong kiến phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc.

  • Nhận biết được một số chuyển biến cơ bản về kinh tế, xã hội của người Việt cổ dưới ách cai trị, đô hộ của triều đại phong kiến phương Bắc.

  1. Về năng lực:

  • Biết khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.

  • Biết tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.

  1. Về phẩm chất:

Biết đồng cảm và chia sẻ với nỗi thống khổ của nhân dân dưới ách thống trị ngoại xâm, bước đầu nhận thức được giá trị của độc lập, tự chủ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  • Giáo án soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập.

  • Lược đồ phóng to đơn vị hành chính nước ta thời thuộc Đường.

  • Các hình ảnh minh hoạ có liên quan đến nội dung bài học.

  • Máy tính, máy chiếu; giấy AO (nếu có).

  • SGK, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cấu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c) Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV sử dụng, giới thiệu về thành cổ Luy Lâu - vốn là di tích tiêu biểu thời Bắc thuộc còn lại ở thời điểm hiện tại.

? Em có biết bức hình trên ở địa danh nào trên đất nước ta?

? Di tích đó gắn với thời kì lịch sử nào ở nước ta? Em có suy nghĩ gì về thời kì lịch sử này?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS quan sát tranh để có gợi ý.

HS: Quan sát hình ảnh phát biểu.

B3: Báo cáo thảo luận

GV: Mời một vài HS trả lời câu hỏi.

HS: HS trả lời câu hỏi

- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

  • GV khai thác đoạn mở đầu trong bài để vào bài mới. Việc gợi nhắc cho HS liên tưởng và nhớ về một trung tâm văn hoá - chính trị, trung tâm Phật giáo, gắn liền với một thời lò bi tráng trong lịch sử dân tộc - thời Bắc thuộc. Những sử liệu về thời kỳ Bắc thuộc ở Luy Lâu chứng minh chứng minh nơi đây là trị sở của chính quyền đô hộ phương Bắc, vừa là một trung tâm kinh tế, văn hóa, tôn giáo quan trọng của Giao chỉ. Vì vậy “Luy Lâu là di tích quan trọng bậc nhất của thời kỳ Bắc thuộc ở Việt Nam”. GV dẫn dắt HS vào bài mới.

HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc.

a) Mục tiêu: HS hiểu chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc.

b) Nội dung: GV khai thác kênh chữ, kênh hình

- GV sử dụng hoạt động nhóm bàn, KT “tia chớp” để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức.

c) Sản phẩm học tập: Hoàn thành phiếu bài tập, trả lời được câu hỏi của giáo viên.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

HS thảo luận cặp đôi - đại diện trình bày.

GV hướng dẫn HS đọc thông tin, khai thác sơ đồ hình 1 và lược đồ hình 2 trong SGK để thực hiện yêu cầu:

1. Hãy cho biết một số chính sách để áp đặt bộ máy cai trị của phong kiến phương Bắc ở nước ta?

2. Em có nhận xét gì về sự tự chủ, tự do của nhân dân Âu Lạc dưới ách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ, trao đổi bạn và ghi lại đáp án câu hỏi.

GV hướng dẫn, hỗ trợ các em tìm đáp án (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

-Yêu cầu HS trình bày theo tinh thần xung phong

- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).

HS:

- Xung phong trình bày sản phẩm bài tập của nhóm mình.

- HS khác quan sát, theo dõi bạn trình bày và bổ sung cho bạn (nếu cần).

Em hiểu thế nào là “trị sở”, “đồn trú”? (đóng quân cố định một chỗ)

B4: Kết luận, nhận định (GV)

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

  1. Về bộ máy cai trị:

+ Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc, chia thành các đơn vị hành chính:

Châu

(Thứ sử – người Hán)


Quận

(Thái thú – người Hán)


Huyện.

(Huyện lệnh – người Hán)


Làng, xã.

(Hào trưởng – người Việt)

+ Áp dụng pháp luật hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV tổ chức cho HS đọc thông tin và khai thác kĩ đoạn tư liệu 1, thảo luận để thực hiện yêu cầu:

1. Em biết điều gì về chính sách bóc lột kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc.

2. Vì sao các triều đại phong kiến phương Bắc lại nắm độc quyền về muối và sắt?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ cá nhân trao đổi bạn và ghi lại đáp án câu hỏi.

GV hướng dẫn, hỗ trợ các em tìm đáp án (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV: Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).

HS: Xung phong trình bày sản phẩm bài tập của nhóm mình.

- HS khác quan sát, theo dõi bạn trình bày và bổ sung cho bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

  1. Về kinh tế:

+ Chiếm ruộng đất của nhân dân Âu Lạc để lập thành ấp, trại và bắt dân ta cày cấy.

+ Áp đặt chính sách tô thuế nặng nề.

+ Nắm độc quyến vế sắt và muối, bắt dân ta cống nạp nhiều vải vóc, hương liệu, sản vật quý.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV: HS dựa vào tư liệu sgk trả lời.

1. Chỉ ra chính sách cai trị về văn hoá - xã hội của chính quyền phương Bắc đối với nước ta?

2. Mục đích của những chính sách đó?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

  • GV mời HS giải thích

từ "đồng hoá".

  • Mục đích của chính sách đồng hoá: Đó là việc ép buộc, bắt một dân tộc khác phải chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán của dân tộc mình.

HS suy nghĩ cá nhân trao đổi bạn và ghi lại đáp án câu hỏi.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV: Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).

HS: Xung phong trình bày sản phẩm bài tập của nhóm mình.

- HS khác quan sát, theo dõi bạn trình bày và bổ sung cho bạn (nếu cần).

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

  1. Về văn hoá - xã hội:

thực hiện chính sách đồng hoá dân tộc Việt.

2. Những chuyển biến về kinh tế - xã hội trong thời kì Bắc thuộc.

a) Mục tiêu: Hs hiểu biết về những chuyển biến về kinh tế - xã hội trong thời kì Bắc thuộc.

b) Nội dung: Hs quan sát tranh ảnh, đọc tài liệu (kênh chữ SGK/H4) để tìm ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của GV.

Sử dụng phương pháp vấn đáp.

c) Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Hoạt động nhóm 2 bàn – 4 bạn

Dựa vào ngữ liệu SGK/68 và hình 4, em hãy hoàn thiện cột “K” và cột “W” để thể hiện những điều đã biết và muốn biết về sự chuyển biến của nền kinh tế nước ta thời Bắc thuộc.

K

W

L

a. Kinh tế:

-Nông nghiệp:

-Thủ công:

- Giao thông:

-Buôn bán:

b. Xã hội:



B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK, thu thập thông tin trả lời câu hỏi hướng sự hướng dẫn của GV

B3: Báo cáo thảo luận

Hs báo cáo sản phẩm của nhóm bằng việc dán phiếu học tập của nhóm lên bảng. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm – tương tác với nhóm bạn.

GV: giải thích thủy lợi: hệ thống sông ngòi, kênh, rạch… để tưới tiêu nước cho đồng ruộng.

Nhóm hs khác đánh giá nhóm bạn

GV:

  • Theo em, thành phần nào sẽ là thủ lĩnh của những cuộc đấu tranh giành độc lập cho người Việt? Vì sao?

HS nhận thức được trong các thành phần xã hội tầng lớp hào trưởng bản địa sẽ là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo ngọn cờ khởi nghĩa giành lại độc lập tự chủ cho người Việt vì đầy là tầng lớp có uy tín và vị thế trong xã hội.
B4: Kết luận, nhận định

  • GV chốt lại hai điểm đáng lưu ý về tình hình xã hội:

+ Từ khi bị Triệu Đà xâm lược, người Việt từ thân phận làm chủ đất nước thành nô lệ của ngoại bang.

+ Mâu thuẫn chủ yếu, bao trùm xã hội bấy giờ là mâu thuẫn giữa nhân dân Âu Lạc với chính quyền đô hộ phương Bắc. Đó là cơ sở làm bùng lên các cuộc đấu tranh giành độc lập liên tục trong suốt thời kì Bắc thuộc.

a) Chuyển biến về kinh tế:

- Nông nghiệp:

+ Trồng lúa nước, ngoài ra còn trồng cây ăn quả, chăn nuôi.

+ Biết đắp đê, làm thủy lợi.


- Thủ công nghiệp: Rèn sắt, đúc đồng, làm gốm, làm mộc, làm đồ trang sức, làm giấy, … được duy trì và phát triển.

- Đường giao thông thủy bộ hình thành.


- Buôn bán: trong nước và nước ngoài.

b) Chuyển biến về xã hội:

- Xã hội bị phân hoá, hình thành một số tầng lớp mới.

+ Một số quan lại, địa chủ người Hán bị Việt hoá.

+ Tầng lớp hào trưởng bản địa hình thành.

- Mâu thuẫn giữa nhân dân Âu Lạc với chính quyền đô hộ phương Bắc ngày càng sâu sắc.



HĐ 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao

c) Sản phẩm:

HS hoàn thành bài tập của GV

d) Tổ chức thực hiện

Trắc nghiệm: Xác định phương án đúng

Câu 1. Địa danh nào dưới đây không phải là trị sở của các triều đại phong kiến phương Bắc trong thời kỳ Bắc thuộc?

A. Thành Cổ Loa. B. Thành Luy Lâu.

C. Thành Tống Bình. D. Thành Đại La

Câu 2. Đứng đầu chính quyền đô hộ của nhà Hán ở các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam là

A. Thứ sử B. Thái thú.

C. Huyện lệnh D. Tiết độ sứ.

Câu 3. Chính quyền đô hộ của người Hán được thiết lập tới tận cấp huyện từ thời kì nào?

A. Nhà Triệu. B. Nhà Hán. C. Nhà Ngô. D. Nhà Đường.

Câu 4. Ý nào dưới đây không thể hiện đúng chính sách cai trị kinh tế của các triều đại phong kiến ​​phương Bắc?

A. Chiếm ruộng của Âu Lạc lập thành ấp, trại.

B. Áp đặt chính sách, tô thuế nặng nề.

C. Cho phép nhân dân bản địa sản xuất muối và sắt.

D. Bắt nhân dân ta cống nạp các sản vật quý trên rừng dưới biển.

Câu 5. Tầng lớp nào trong xã hội sẽ đóng vai trò lãnh đạo người Việt đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự chủ trong thời kì Bắc thuộc?

A. Quan lại, địa chủ người Hán đã Việt hóa.

B. Địa chủ người Việt.

C. Nông dân làng xã.

D. Hào trưởng bản địa.

Đáp án: 1- A; 2 – B; 3 – B; 4- C; 5 - D

Tự luận:

Bài 1. Tại sao chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt?

Chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt nhằm mục đích: 

Khiến người Việt lãng quên nguồn gốc tổ tiên; lãng quên bản sắc văn hóa dân tộc của mình mà học theo các phong tục – tập quán của người Hán; từ đó làm thui chột ý chí đấu tranh của người Việt.

HĐ4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. Bài 2

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà

c. Sản phẩm: bài tập nhóm

Bài 2. Em hãy cho biết hậu quả chính sách bóc lột kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta

GV hướng dẫn HS cách suy luận về hậu quả từ dữ kiện đã cho:


Lĩnh vực

Thông tin phản ánh

Hậu quả

Đất đai

Chiếm ruộng đất, lập thành ấp, trại để bắt dân ta cày cấy.

Người Việt mất ruộng, bị biến thành nông nô của chính quyền đô hộ.

Thuế khoá

Thực thi chính sách tô thuế nặng nề như tô, dung, điệu, lưỡng thuế.

Nhân dân bị bóc lột nặng nề, đời sống cùng cực.

Cống phẩm

Bắt cống nạp nhiều vải vóc, hương liệu và sản vật quý để đưa vế Trung Quốc.

Nhân dân phải khổ cực lao động đê’ nộp cống vật, tài nguyên bị vơ vét cạn kiệt.

Thủ công nghiệp

Nắm độc quyền về sắt và muối.

Nhân dân thiếu muối, sắt để sinh hoạt và đúc vũ khí.


GV ghi nhận và khuyến khích cả những suy luận hợp lí khác của HS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • An Nam đô hộ phủ phải cống: chuối, cau, da cá sẩu, mật trăn, cánh chim trả. Ái Châu cống sa, the, đuôi chim công. Phúc Lộc cống sáp trắng, trúc tía. Trường Châu cống vàng. Hoan Châu cống vàng (kim bạc hoàng tiết), vàng, cốm, ngà voi, sừng tê, trầm hương, trúc hoa. Phong châu cống bạc, đồ mây, sáp trắng, mật trăn, đậu khấu. Lục Châu cống vàng, đồi mồi, da vích, cánh chim trả, giáp hương”(Theo Cao Hùng Trưng, An Nam chí nguyên (bản dịch), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2017, tr. 184 - 185).

  • Theo lệ thuế nhà Đường thì hằng năm, trên mỗi mẫu ruộng, người dân phải nộp là hai thạch thóc (bằng 20 thăng, mỗi thăng tương đương khoảng từ 2,8 đến 3kg). Ngoài ra, người dân còn phải nộp 2 tấm lụa the, chịu sự sai dịch 20 ngày. Nếu không đi sai dịch được thì cứ mỗi ngày phải nộp 2 thước lụa.

* Dặn dò HS:

- Học bài ở nhà.

- Chuẩn bị cho bài 16. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước TK X.

*******************************************



Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

Tiết …. BÀI 16

CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU

GIÀNH ĐỘC LẬP TRƯỚC THẾ KỈ X

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Thông qua bài học, HS nắm được: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong công cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta trước thế kỉ X

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực riêng:

+ Năng lực tìm hiểu lịch sử: Cách sử dụng lược thông tin của các lược đồ, sơ đồ khởi nghĩa trong bài

+ Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử:

Giải thích được nguyên nhân của các cuộc khởi nghĩa

Trình bày được những diễn biến chính của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu

Nêu được kết quả của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu

Lập được biểu đồ, sơ đồ vì các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc và ý chí căm thù giặc ngoại xâm, sẵn sàng góp sức mình xây dựng và bảo vệ tổ quốc

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

+ Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6.

+ Sơ đồ, lược đồ, hình ảnh về các cuộc khởi nghĩa.

+ Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Chuẩn bị của học sinh

+ SHS Lịch sử và Địa lí 6.

+ Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Mở đầu

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em đã biết, sau khi chiếm được Âu Lạc, các triều đại phương Bắc đã tìm “trăm phương nghìn kế” để áp đặt ách cai trị đối với nước ta. Nhưng thực tế lịch sử có thuận theo ý đồ của họ không? Em suy nghĩ gì về lời “phàn nàn” của viên Thái thú người Hán: Dân xứ ấy rất khó cai trị?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: Các triều đại phương Bắc đã tìm “trăm phương nghìn kế” để áp đặt ách cai trị đối với nước ta. Nhưng thực tế, theo lời “phàn nàn” của viên Thái thú người Hán: Dân xứ ấy rất khó cai trị. Đó là vì tinh thần đấu tranh liên tục, quật cường chống ách đô hộ của người Việt qua các cuộc khởi nghĩa.

- GV đặt vấn đề: Chính sách thôn tính, sáp nhập và đồng hoá của các triều đại phong kiến Trung Quốc nhằm xoá đi tên đất, tên làng, tiếng nói và phong tục của người Việt gặp phải sự phản kháng quyết liệt của nhân dân ta. Một ngàn năm không chịu cúi đầu, lớp lớp các thê hệ “con Rồng cháu Tiên” không ngừng vừng lên đầu tranh giành lại giang sơn gấm vóc và độc lập tự chủ cho dân tộc. Để tìm hiểu rõ hơn về các cuộc khởi nghĩa và những nhân vật lịch sử tiêu biểu chúng ta cùng tìm hiểu Bài 18 - Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thế kỉ X.

2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nguyên nhân sâu xa, mục đích của cuộc khởi nghĩa; chỉ được trên lược đồ những nét chính về cuộc khởi nghĩa; kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV giới thiệu tóm tắt về Hai Bà Trưng: Trưng Trắc, Trưng Nhị là con gái Lạc tướng vùng Mê Linh (thuộc Hà Nội ngày nay) phất cờ khởi nghĩa. Hai bà sinh ra và lớn lên ở khu vực đôi bờ sông Hồng (đoạn từ Hạ Lôi, Mê Linh đến thị xã Sơn Tây, Hà Nội), nơi có nghề trồng dâu, nuôi tằm. Vì vậy, tên tuổi của hai bà được thần tích dân gian giải thích được bắt nguồn từ cách gọi tên theo các loại kén: kén dày là trứng chắc, tức Trưng Trắc; kén mỏng là trứng nhì, tức Trưng Nhị.

- GV yêu cầu HS đọc phần thông tin và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?

- GV yêu cầu HS quan sát Lược đồ hình 2 trang 71, trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

- GV mở rộng kiến thức: tương quan lực lượng và khí thế của hai bên trái ngược: Quân Hán, đứng đầu là Tô Định hốt hoảng, phải bỏ thành, cắt tóc, cạo râu, lén trốn về Trung Quốc. Trong khi quân của Hai Bà Trưng mạnh mẽ, hùng dũng đi “đến đâu đều như có gió cuốn, phạm vi ảnh hưởng rộng lớn “các quận Cửu Châu, Nhật Nam, Hợp Phố,... đều hưởng ứng”.

- GV yêu cầu HS đọc tư liệu 1 SGK “ Trưng Trắc...bèn cùng em.... và H3 để thấy sự hưởng ứng, dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

- GV mở rộng kiến thức:

+ Đền Hát Môn: còn gọi là đền Quốc tế, đền Hai Bà Trưng, tọa lạc ở xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Vùng Hát Môn là nơi Hai Bà Trưng tổ chức hội quân sĩ sau khi hội tại thành Phong Châu. Đây cũng là nơi tuẫn tiết của Hai Bà Trưng khi cuộc khởi nghĩa thất bại. Tương truyền, đền Hát Môn được khởi dựng sau khi Hai Bà Trưng hoá sinh vào cõi bất diệt. Trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, Đền Hát Môn được chọn làm nơi sinh hoạt, luyện tập của dân quân du kích địa phương. Những sự kiện lịch sử và hệ thống di tích quanh vùng sông Hát góp phần làm giàu thêm nội dung và tôn cao giá trị của đền thờ Hai Bà Trưng.

+ Lễ hội đền Hai Bà Trưng: được tổ chức từ ngày mồng 4 đến ngày mồng 10 tháng Giêng âm lịch, mồng 6 là ngày chính hội. Lễ hội được tổ chức theo nghi thức nhà nước và truyền thống địa phương: lễ dâng hương, mít tinh kỷ niệm ngày Hai Bà tế cờ khởi nghĩa và tế lễ theo nghi thức cổ truyền.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng





















- Nguyên nhân:

+ Chống lại sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ phương Bắc khôi phục lại nền độc lập, tự chủ đã được thiết lập từ thời Hùng Vương dựng nước.











- Diễn biến

+ Tháng 3 - 40, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị đã phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn, tướng lĩnh đều quy tụ về với cuộc khởi nghĩa.

+ Từ sông Hát, nghĩa quân tiến đánh Mê Linh và Cổ Loa (nay thuộc Hà Nội).

+ Tháng 4 - 40, Hai Bà chiếm được Luy Lâu, thái thú Tô Định chạy trốn về quận Nam Hải (Quảng Đông).

+ Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh.

+ Mùa hè năm 42, nhà Hán đem quân đàn áp. Năm 43, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại Nhân dân thương tiếc, lập đền thờ hai bà ở khắp nơi.



- Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

+ Chứng tỏ tinh thần đấu tranh mạnh mẽ, bất khuất của người Việt.

+ Tạo nền tảng, truyền thống đấu tranh và cổ vũ cho các phong trào khởi nghĩa giành độc lập, tự chủ sau này.

Hoạt động 2: Khởi nghĩa Bà Triệu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nguyên nhân sâu xa, mục đích, diễn biến và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV đọc diễn cảm câu nói của Bà Triệu: “Tôi chỉ muốn cưỡi gió đạp sông, chém cá kình lớn ở Biển Đông, quét sạch bờ cõi, cửa dân ra khỏi cảnh chìm đắm, há lại bắt chước người đời cúi đều khom lưng làm tì thiếp kẻ khác, cam tâm phục dịch ở trong nhà ư?”

- GV giới thiệu cho HS về Bà Triệu: Bà Triệu tên thật là Triệu Thị Trinh. Trong các thư tịch cổ và truyền thuyết dân gian, Bà Triệu thường được miêu tả là người phụ nữ trẻ trung, xinh đẹp thường mặc áo giáp vàng, đi guốc ngà cưỡi voi mà chiến đấu, rất lẫm liệt, hùng dũng

- GV yêu cầu thảo luận theo cặp, HS đọc thông tin mục 2, và trả lời câu hỏi:

+ Nêu nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.

+ Trình bày những nét chính của cuộc khởi nghĩa.

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SHS trang 74, để biết về ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu: không chỉ làm rung chuyển chính quyền đô hộ mà còn góp phần thức tỉnh ý thức dân tộc, tạo đà cho các cuộc khởi nghĩa sau này.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Khởi nghĩa Bà Triệu



































- Nguyên nhân

+ Dưới ách thống trị tàn bạo của nhà Ngô, năm 248, tại vùng Cửu Chân (Thanh Hoá), Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa.

- Diến biến

+ Từ căn cứ núi Nưa nghĩa quân đánh phá các thành ấp của bọn quan lại đô hộ ở Cửu Chân rồi từ đó đánh ra khắp Giao Châu.

+ Nhà Ngô lo sợ, vội cử quân sang đàn áp. Dù chiến đấu anh dũng nhưng do lực lượng quá chênh lệch, nghĩa quân bị tiêu diệt. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hoá).




Hoạt động 3: Khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nguyên nhân sâu xa, mục đích, diễn biến và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV giới thiệu về Lý Bí:

+ Lý Bí xuất thân trong một gia đình hào trưởng ở Phố Yên, Thái Nguyên ngày nay. Một thời, ông có ra làm việc với chính quyền đô hộ, nhận một chức quan nhỏ: giám quận (kiểm soát quân sự) ở Cửu Đức, Đức Châu (Đức Thọ, Hà Tĩnh).

+ Yêu nước, thương dân, bất bình với bè lũ đô hộ, ông sớm bỏ quan, về quê ở Thái Bình. Lý Bí đã liên kết với hào kiệt các châu thuộc miền đất Giao Châu nước ta, nổi dậy chống Lương. Theo sử cũ Việt Nam, thủ lĩnh Chu Diên (vùng Đan Hoài, nay thuộc ngoại thành Hà Nội) là Triệu Túc và con là Triệu Quang Phục, phục tài đức Lý Bí đã đem quân theo.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 3 SHS trang 74 và sơ đồ H5 trả lời câu hỏi: Em hãy trình bày về diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí và công cuộc bảo vệ nước Vạn Xuân?


- GV mở rộng kiến thức:

+ Giải thích tên nước Vạn Xuân: mong muốn cho xã tắc truyền đến muôn đời.

+ GV yêu cầu HS quan sát Hình 6 trang 75 Chùa Trần Quốc, nguyên là chùa Khai quốc (mở nước). Ngôi chùa được xây dựng từ thời Tiền Lý với tên là chùa Khai Quốc. Thời Lê trung hưng, do sạt lở nên người ta đã cho dời ngôi chùa từ bên bờ sông Hồng vào phía trong đê Yên Phụ, khu gò đất Kim Ngưu. Đến đời vua Lê Huy Tông, chùa mới đổi tên thành chùa Trấn Quốc với ý nghĩa là nơi giúp nhân dân xua tan đi thiên tai, đem lại cuộc sống bình yên cho dân tộc. Chùa là một biểu tượng của văn hoá Phật giáo và cũng là điểm tham quan nổi tiếng của du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến Hà Nội hiện nay.

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận, trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1: Cuộc khởi nghĩa Lý Bí mùa xuân năm 542 so với khởi nghĩa của Hai Bà Trưng có điểm gì giống và khác nhau?


- GV mở rộng kiến thức: Những đóng góp của Lý Bí và “những điều đầu tiên”:

+ Người Việt Nam đầu tiên tự xưng là hoàng đế.

+ Người Việt Nam đầu tiên quyết định phế bỏ niên hiệu của phong kiến phương Bắc để đặt niên hiệu riêng là Thiên Đức.

+ Người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam nhận ra vị trí trung tâm của vùng ngã ba sông Tô Lịch để đóng đô.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

3. Khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân.




- Diễn biến

+ Mùa xuân năm 542, Lý Bí lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, lật đổ chính quyền đô hộ làm chủ Giao Châu.

+ Nhà Lương đã hai lần huy động quân sang đàn áp nhưng đều thất bại nặng nề.

+ Mùa xuân năm 544, khởi nghĩa thắng lợi. Lý Bí lên ngôi vua, hiệu là Lý Nam Đế. Ông đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), cho xây điện Vạn Thọ và chùa Khai Quốc, cho đúc tiền riêng.

+ Tháng 5 - 545, Nhà Lương cử quân xâm lược Vạn Xuân. Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy kháng chiến cho Triệu Quang Phục.

+ Triệu Quang Phục đưa quân về đầm Dạ Trạch (Khoái Châu, HY), xây đựng căn cứ tiếp tục lãnh đạo nhân dân kháng chiến.

+ Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục xưng vương (Triệu Việt Vương).

+ Vào năm 602, nhà Tuỳ đem quân xâm lược, nước Vạn Xuân chấm dứt.











- Sự giống và khác nhau giữa cuộc khởi nghĩa Lý Bí và khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

+ Giống nhau: Cùng nổ ra vào mùa xuân nhằm chống lại chính quyền đô hộ phương Bắc; cùng giành được thắng lợi ban đầu và thành lập được chính quyền tự chủ một thời gian.

+ Khác nhau: Hai Bà Trưng mới xưng vương thì Lý Bí đã xưng đế; Hai Bà Trưng mới xây dựng được chính quyền tự chủ sơ khai thì Lý Bí đã xây dựng quốc hiệu riêng với chính quyền có hai ban văn, võ; Hai Bà Trưng đóng đô ở Mê Linh trong khi Lý Bí dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch; chính quyền tự chủ Hai Bà Trưng chỉ tồn tại được ba năm trong khi chính quyền của nhà nước Vạn Xuân tồn tại lâu hơn.





Hoạt động 4: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những nét chính về diễn biến khởi nghĩa trên lược đồ; rút ra được ý nghĩa của khởi nghĩa Mai Thúc Loan đối với lịch sử dân tộc.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV giới thiệu về Mai Thúc Loan: Mai Thúc Loan quê gốc ở làng Mai Phụ (Hà Tĩnh) nhưng lại sinh trưởng ở Nam Đàn, Nghệ An. Lớn lên trong gia đình nghèo khó, Mai Thúc Loan phải làm nghề kiếm củi, đi phu, quanh năm phải phục dịch cho chính quyền đô hộ nhà Đường. Ông có làn da ngăm đen nên sau này người ta còn gọi là Mai Hắc Đế.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 4, quan sát Lược đồ H.7 SHS trang 76 và trả lời các câu hỏi: Câu 1: Trình bày những nét chính của khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

Câu 2: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan có ý nghĩa gì đối với lịch sử dân tộc?



- GV chia HS làm cách nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 2: Em hãy so sánh khởi nghĩa của Mai Thúc Loan với các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và Lý Bí trước đó về phạm vi, quy mô và thời gian tồn tại.

- GV mở rộng kiến thức:

+ Thành quả của cuộc khởi nghĩa: giành được quyền tự chủ trong 10 năm, xưng đế, xây thành Vạn An làm quốc đô.

+ Nằm trong chuỗi các cuộc đấu tranh giành độc lập thời Đường, khiến chính quyền đô hộ nhà Đường suy yếu, cổ vũ cho các cuộc đấu tranh về sau (khởi nghĩa Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ....) tiến tới giành đôc lập.

+ Ý nghĩa, sức sống của khởi nghĩa Mai Thúc Loan đối với đời sống văn hoá - nghệ thuật nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung. Ví dụ: Năm 2015, vở cải lương Mai Hắc Đế đã được dàn dựng và công chiếu nhằm tái hiện về cuộc đời của Mai Thúc Loan và cuộc khởi nghĩa Hoan Châu với những thông điệp ý nghĩa gắn với chủ quyền dân tộc. Những cuộc hội thảo khoa học cấp quốc gia đã được tổ chức như những thông điệp khẳng định ý nghĩa to lớn của cuộc khởi nghĩa.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

4. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan













- Những nét chính của khởi nghĩa Mai Thúc Loan:

+ Dưới ách thống trị tàn bạo của nhà Đường, năm 713, nhân dân Hoan Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh) vùng lên khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Mai Thúc Loan.

+ Từ Hoan Châu, khởi nghĩa lan rộng ra khắp cả nước, nhân dân Chăm Pa và Chân Lạp hưởng ứng

+ Quân khởi nghĩa tiến công ra Bắc đánh đuổi chính quyền đô hộ làm chủ thành Tống Bình, giải phóng đất nước

+ Mai Thúc Loạn chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn, Nghệ An) để xây thành Vạn An. Ông xưng đế, nhân dân thường gọi là Mai Hắc Đế.

+ Năm 722, nhà Đường sai Dương Tư Húc sang đàn áp khởi nghĩa bị dập tắt.

+ Khởi nghia Mai Thúc Loạn đã giành và giữ chính quyền độc lập trong gần 10 năm (713 - 722).

- So sánh khởi nghĩa của Mai Thúc Loan với các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và Lý Bí trước đó:

+ Giống nhau: đều là những cuộc khởi nghĩa lớn có quy mô vượt ra phạm vi một địa phương cụ thể, thành lập được chính quyền tự chủ trong một thời gian.

+ Khác nhau: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan giành chính quyển trong 10 năm, Hai Bà Trưng trong 3 năm, Lý Bí trong 58 năm; phạm vi và quy mô khởi nghĩa Mai Thúc Loan rộng lớn hơn, thu hút cả sự hưởng ứng của nhân dân Chăm-pa và Chân Lạp.




















Hoạt động 5: Khởi nghĩa Phùng Hưng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nguyên nhân, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV giới thiệu về nhân vật Phùng Hưng: Phùng Hưng là con nhà hào phú, sức khoẻ phi thường, có thể vật trâu, đánh hổ. Hiện nay, về quê hương của Phùng Hưng ở Đường Lâm vẫn còn có ý kiến chưa thống nhất. Đa số ý kiến vẫn mặc định Đường Lâm thuộc Sơn Tây ngày nay.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 5 và trình bày nguyên nhân diễn biến kết quả của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng.

- GV giới thiệu kiến thức: Cuộc khởi nghĩa đã giành được quyền tự trị trong vòng 9 năm thì bị đàn áp. Tuy vậy, cuộc khởi nghĩa tiếp tục khẳng định quyết tâm giành lại độc lập, tự chủ của người Việt, mở đường cho những thắng lợi to lớn về sau.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

5. Khởi nghĩa Phùng Hưng









- Nguyên nhân:

+ Chính quyền đô hộ nhà Đường ra sức vơ vét bóc lột, không cam chịu Phùng Hưng đã lãnh đạo nhân dân ta nổi dậy đấu tranh.

- Những diễn biến chính

+ Khoảng cuối thế kỉ VIII, ở làng Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), Phùng Hưng đã hợp quân khởi nghĩa và nhanh chóng làm chủ vùng Đường Lâm.

+ Được nhân dân các vùng xung quanh hưởng ứng, Phùng Hưng chiếm được thành Tống Bình, tổ chức việc cai trị được 9 năm. Sau đó, nhà Đường đem quân sang đàn áp, dập tắt cuộc khởi nghĩa.










3. Luyện tập

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết

b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2 phần Luyện tập SHS trang 77

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

Câu 1

- GV: hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa theo mẫu sau:

STT

Tên cuộc KN

Thời gian

Địa điểm

Kết quả

Ý nghĩa

1

KN Hai Bà Trưng

Năm 40

Hát Môn - Hà Nội

Giành thắng lợi

Thể hiện lòng yêu nước ý chí quyết tâm chống áp bức giành ĐL

2

KN Bà Triệu

Năm 248

Hậu Lộc Thanh Hóa

Bị đàn áp

3

KN Lý Bí

Năm 542

Thái Bình

Giành thắng lợi

3

KN Mai Thúc Loan

713- 722

Sa Nam

Bị đàn áp

4

KN Phùng Hưng

Cuối thế kỉ VIII

Đường Lâm

Giành thắng lợi


Câu 2: Nhận xét tình thần đấu tranh của nhân dân ta ( Liên tục, bền bỉ....)

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

4. Vận dụng

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.

b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3 phần Vận dụng SHS trang 77:Em hãy tìm hiểu thông tin từ sách báo .....

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: HS cần nêu được một số điểm chính về vị anh hùng như sau: Tên, những đóng góp chính mà người anh hùng để lại cho lịch sử dân tộc, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm và nêu suy nghĩ của mình...

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

IV. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.

- Các loại câu hỏi vấn đáp.

- Phiếu học tập.

 

V. Hồ sơ học tập (Đính kèm Phiếu học tập số 1, Đính kèm Phiếu học tập số 2 )

Phiếu học tập số 1

Trường THCS:....

Lớp:......

PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm…:

Câu hỏi: Cuộc khởi nghĩa Lý Bí mùa xuân năm 542 so với khởi nghĩa của Hai Bà Trưng có điểm gì giống và khác nhau?

Trả lời:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Phiếu học tập số 2

Trường THCS:....

Lớp:......

PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm…:

Câu hỏi: Em hãy so sánh khởi nghĩa của Mai Thúc Loan với các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và Lý Bí trước đó về phạm vi, quy mô và thời gian tồn tại.

Trả lời:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….


----------------------------------

Ngày soạn../…./…

Ngày giảng…./…./

BÀI 17: ĐẤU TRANH BẢO TỒN VÀ

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC CỦA NGƯỜI VIỆT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Thông qua bài học, HS nắm được:

+ Cuộc đấu tranh chống đồng hoá, tiếp thu văn hoá bên ngoài.

+ Bảo tồn bản sắc văn hoá của nhân dân Việt Nam diễn ra suốt thời Bắc thuộc.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực riêng:

+ Giới thiệu được những nét chính những nét chính của cuộc đấu tranh về văn hoá và bảo vệ bản sắc văn hoá của nhân dân Việt Nam thời Bắc thuộc.

+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vai trò của tiếng Việt trong bảo tồn văn hóa việt ở cả quá khứ và hiện tại

3. Phẩm chất

+ Có ý thức trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.

+ Yêu nước, sẵn sàng góp sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

+ Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6.

+ Hình minh họa về cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời kì Bắc thuộc.

+ Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Chuẩn bị của học sinh

+ Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 6.

+ Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Mở đầu

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và thực hiện.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn

- Giáo viên chia lớp thành 4 tổ, và phổ biến cách chơi cho các tổ.

- Cách chơi: Giáo viên đặt câu hỏi: Hãy kể tên các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết?

- Học sinh các nhóm làm vào bảng phụ và trình bày.

- Giáo viên nhận xét đánh giá, nhóm nào kể được nhiều hơn thì thắng cuộc.

- GV đặt vấn đề:

+ Trong thời kì Bắc thuộc, các chính quyền phong kiến phương Bắc đã thi hành chính sách đồng hoá nhằm thủ tiêu quốc gia, dân tộc Việt, Bằng ý chí của mình Người Việt đã giữ gìn và bảo tồn được những truyền thống tốt đẹp của mình và phát triển những giá trị văn hoá hình thành tư thời dựng nước? Để tìm hiểu về vấn đề này kĩ hơn, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay. Bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc.

2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Sức sống của nền văn hóa bản địa

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được chính quyền đô hộ đã thi hành chính sách đồng hoá dân tộc ta bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, nhằm ép buộc người Việt theo lễ nghỉ, phong tục Hán. Tuy nhiên, người Việt luôn có ý thức giữ gìn dòng giống Tiên Rồng và nền văn hóa của cha ông để lại.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV giới thiệu kiến thức: Trải qua hàng thế kỉ, những ngôi làng Việt ẩn mình sau luỹ tre là thành trì kiên cố bảo vệ văn hoá truyền thống của người Việt đã hình thành và phát triển từ thời Văn Lang, Âu Lạc.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 trang 78 và trả lời các câu hỏi sau:

? Hãy chỉ ra những phong tục của người Việt được nhắc đến trong tư liệu trên.

? Hãy kể tên một vài phong tục truyền thống còn tồn tại đến ngày nay mà em biết?

- GV mở rộng kiến thức:

+ Ăn trầu: là phong tục tương truyền có từ thời Hùng Vương. Trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, đến nay phong tục này vẫn được duy trì và bảo tồn. Trong văn hoá giao tiếp truyền thống của người Việt, miếng trầu như một thông điệp về lòng hiếu khách, một “triết lí siêu ngôn ngữ” để diễn tả tình cảm của con người dành cho nhau. Miếng trầu vì vậy đã đi vào tâm thức người dân Việt với ý nghĩa rất quan trọng như “miếng trầu là đầu câu chuyện” hay đi vào ca dao, thơ ca với nhiều tác phẩm nổi tiếng, như bài thơ Mời trầu của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương:

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá, bạc như vôï”.

+ Xăm mình: là phong tục có từ thời dựng nước. Người Việt cổ sống nhiều trong môi trường sông nước nên tin rằng việc xăm mình sẽ không bị thuỷ quái làm hại. Tục này tồn tại đến đời vua Trần Anh Tông cuối thế kỉ XIII mới bỏ.

+ Mặc váy và yếm: là một nét riêng trong trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt. Các chính quyền đô hộ phương Bắc dùng mọi cách bắt người Việt phải theo cách ăn mặc như người Hán nhưng không thành. Người Việt rất tự hào với cái váy mang đậm yếu tố văn hoá bản địa của mình trong so sánh với văn hoá Trung Quốc:

Cái trống mà thủng hai đầu

Bên ta thời có, bên Tàu thì không”

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Sức sống của nền văn hóa bản địa.






- Người Việt giữ được phong tục tập quán của mình

+ Sống ở làng quê trong những ngôi nhà giản dị.

+ Người Việt vẫn nghe - nói, truyền lại cho con cháu tiếng mẹ đẻ.

+ Những tín ngưỡng truyền thống như thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên tiếp tục được duy trì.

+ Phong tục, tập quán Việt vẫn được giữ gìn như tục nhuộm răng, ăn trầu, búi tóc, xăm mình, làm bánh chưng, bánh giầy.

- Những phong tục tập quán trên cho thấy chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta thất bại:

Hoạt động 2: Tiếp thu có chon lọc văn hóa Trung Hoa.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được thời Bắc thuộc, người Việt vừa bảo tồn văn hoá truyền thống vừa chủ động tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo những giá trị văn hoá bên ngoài để phát triển nền văn hoá dân tộc trên một số lĩnh vực: Phật giáo, đạo giáo, chữ Hán, khoa học kĩ thuật.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: Học sinh làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 SHS trang 79 và trả lời câu hỏi: Trong thời kì Bắc thuộc Nhân dân ta đã tiếp thu có chon lọc văn hóa Trung Hoa như thế nào để phát triển văn hóa dân tộc.

- GV mở rộng kiến thức:

+ GV yêu cầu HS quan sát một số hình ảnh Việt Nam tiếp thu Phật giáo từ hai con đường: đầu tiên trực tiếp từ Ấn Độ sang và sau này là từ Trung Quốc sang, nhưng vẫn có điểm sáng tạo riêng. Truyền thuyết chùa Dâu giải thích tín ngưỡng thờ Tứ Pháp của người Việt. Tứ Pháp gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện, nghĩa là 4 vị thần: mây, mưa, sấm, chớp. Đó là những vị thần bảo vệ mùa màng và phù hộ cho nông dân.


+ Chuông Thanh Mai là chuông đồng cổ nhất Việt Nam do Giáo hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh và Trung tâm Sách kỉ lục Việt Nam công bố, là bảo vật quốc gia có niên đại sớm nhất (năm 798) được phát hiện ở Việt Nam. Quai đúc nổi đôi rồng, đấu lưng vào nhau, uốn cong một cách khéo léo tạo thành núm treo chuông. Hình rồng không vảy, đầu to, không bờm, miệng ngậm tì xuống đỉnh chuông. Con rồng này có nét tương đồng với hình tượng rồng khắc trên bia đá cổ nhất Việt Nam là bia Trường Xuân (Thanh Hoá), năm 618.

Đây cũng là quả chuông đồng đầu tiên có văn tự được tìm thấy cho đến nay, chứa đựng nhiều thông tin quan trọng cho biết hoạt động, ảnh hưởng của Phật giáo và sự giao lưu văn hoá, xã hội Việt Nam thời Bắc thuộc. Trải qua hàng nghìn năm, chiếc chuông không bị hoen gỉ mà vẫn giữ nguyên được hình dáng, màu sắc ban đầu cho thấy kĩ thuật đúc đồng đỉnh cao của thời kì này.

+ Khay gốm (Lạch Trường, Thanh Hoá) được làm bằng chất liệu đất sét mịn màu nâu trắng. Sự giao thoa văn hoá Hán - Việt được thể hiện qua hoa văn trang trí trên khay gốm: ở giữa khay gốm được trang trí hình ảnh ba con cá chụm đầu vào nhau theo điển tích “Tam ngư châu nguyệt” là chủ đề quen thuộc trong nghệ thuật tạo hình Trung Quốc. Viên ngoài khay được trang trí hoa văn đường tròn tiếp tuyến mang đậm dâu ấn văn hoá Đông Sơn càng tạo cho chiếc khay gốm thêm sinh động.

- GV Ngoài một số tiếp thu có sáng tạo và chọn lọc đã tìm hiểu và SHS đã nêu, nhân dân ta còn tiếp thu, sáng tạo một số có nguồn gốc từ Trung Quốc như tết Hàn thực, tết Đoan Ngọ, tết Trung thu,... nhưng đã có sự vận dụng cho phù hợp với sinh hoạt văn hoá của người Việt. Tết Hàn thực sang Việt Nam trở thành tết Bánh trôi, bánh chay, tết Đoan ngọ trở thành ngày tết “giết sâu bọ”, tết Trung thu của người Việt Nam dành cho thiếu nhi trong khi ở Trung Quốc dành cho sum họp gia đình,... Đó là nét khác biệt thể hiện sự tiếp thu và Việt hoá văn hoá Trung Quốc của người Việt.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

2.Tiếp thu có chon lọc văn hóa Trung Hoa.




- Nhân dân ta đã vừa bảo tồn văn hoá truyền thống vừa chủ động tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo những giá trị văn hoá bên ngoài để phát triển nền văn hoá dân tộc trong hơn ngàn năm Bắc thuộc:

+Tiếp thụ một số kĩ thuật tiến bộ của Trung Quốc như làm giấy, dệt lụa, kĩ thuật bón phân bắc trong trồng trọt.

+ Phật giáo, đạo giáo du nhập vào nước ta hòa quyện với tín ngưỡng dân gian.

+ Chủ động tiếp thu chữ Hán nhưng vẫn sử dụng tiếng Việt, dùng âm Việt để đọc chữ Hán

+ Tiếp thu một số lễ tết như nguyên đán, trung thu...


3. Luyện tập

a. Mc tiêu: Cng c li kiến thc đã hc thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .

b. Ni dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sn phm hc tp: Câu trả lời ca HS.

d. T chc thc hin:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 phần Luyện tập SHS trang 79:

Câu 1: Nhân dân ta đã làm gì để bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc trong hàng nghìn năm Bắc thuộc.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Nhân dân ta vừa đấu tranh bảo vệ văn hóa dân tộc vừa tiếp thu có chon lọc làm phong phú hơn văn hóa của mình....

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

4. Vận dụng

a. Mc tiêu: Cng c li kiến thc đã hc thông qua dạng câu hỏi thực hành.

b. Ni dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sn phm hc tp: Câu trả lời ca HS.

d. T chc thc hin:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2 phần Vận dụng SHS trang 79:

: Những phong tục, tập quán nào được người Việt được bảo tồn suốt thời Bắc thuộc và vẫn lưu giữ trong đời sống văn hoá hằng ngày của chúng ta ngày nay?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Những phong tục, tập quán được người Việt được bảo tồn suốt thời Bắc thuộc và vẫn lưu giữ trong đời sống văn hoá hằng ngày của chúng ta ngày nay: thờ cúng tổ tiên, nhuộm răng, ăn trầu, ăn mắm, làm bánh chưng bánh giày.

Câu hỏi mở rộng: Theo em, tiếng nói có vai trò như thế nào trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc? Em có suy nghĩ gì về hiện tượng nhiều học sinh “pha” tiếng nước ngoài vào tiếng Việt khi giao tiếp?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

+ Tiếng nói, chữ viết tiếng Việt có nguồn gốc bản địa, được cha ông ta sáng tạo, gìn giữ, cải tiến trong hành trình tạo dựng cuộc sống, phát triển cộng đồng xã hội. Trải qua các triều đại lịch sử, qua những giai đoạn phát triển, tiếng Việt đã trở thành hồn cốt của dân tộc, có sức sống lâu bền trong tâm hồn, lối sống, tư duy của con người Việt Nam.

+ Không đồng tình với hiện tượng các bạn trẻ lạm dụng việc sử dụng tiếng nước ngoài vào tiếng Việt khi giao tiếp. Tuy việc sử dụng tiếng lóng cũng có tác dụng nhất định đối với giới trẻ như: khả năng truyền đạt thông tin nhanh, tiết kiệm thời gian (chủ yếu dùng ký hiệu, viết tắt), có những yếu tố sáng tạo…làm cho hoạt động giao tiếp cũng phong phú hơn nhưng việc lạm dụng sử dụng quá đà sẽ đánh mất đi bản sắc dân tộc, mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

IV. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.

- Các loại câu hỏi vấn đáp.


 

--------------------------------------




Bài 18

BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ ĐẦU THẾ KỈ X

I. MỤC TIÊU(Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)

1. Về kiến thức:

- Trình bày được những nét chính ( nội dung, kết quả) về các cuộc vận động giành quyền tự chủ của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của họ Khúc và họ Dương

- Mô tả được những nét chính trận chiến Bạch Đằng lịch sử năm 938 và những điểm độc đáo trong tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền

- Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938

2.Về năng lực:

- Biết khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài

- Biết tìm kiếm sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và các hoạt động thực hành, vận dụng

3.Về phẩm chất:

- Bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng biết ơn các anh hùng dân tộc đã có công giành lại nền độc lập, tự chủ cho người Việt

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Giúp học sinh nhớ lại kiến thức đã học về 1 chặng đường dài của lịch sử gắn với cuộc đấu tranh liên tục, không ngừng nghỉ của người Việt chống lại ách đô hộ của người Hán

b) Nội dung:

GV:Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ.

HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh, làm việc nhóm để trả lời câu hỏi của GV

c) Sản phẩm:
- HS biết được trong suốt thời kì bị đô hộ thì vấn đề nổi lên của người Việt là việc đấu tranh giành quyền độc lập, tự chủ. Tất cả các cuộc đấu tranh cho đến trước thế kỉ X đều thất bại.

d) Tổchứcthựchiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Quan sát hình ảnh Bạch Đằng dậy sóng – tranh dân gian đông hồ và đặt câu hỏi:

? Hình ảnh này muốn nhắc đến sự kiện lịch sử nào

? Em biết gì về sự kiện nà?.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi.

HS: Quan sát, phân tích hình ảnh và ghi kết quả thảo luận ra phiếu học tập.

B3: Báo cáo thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).

HS:

- Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm

- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

=> Giải thích rõ tên bài : Bước ngoặt lịch sử vì sự kiện này là có tầm vóc, ý nghĩa mang tính bước ngoặt, bản lề của các sự kiện đầu thế kỉ X

- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.

HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

  1. Họ Khúc và họ Dương dựng quyên tự chủ?

a) Mục tiêu: Những nét chính ( nội dung, kết quả) về các cuộc vận động tự chủ của nhân dân VN dưới sự lãnh đạo của họ Khúc và họ Dương

b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)


-Nghiên cứu SGK và cho biết :

? Tình hình nhà Đường cuối thế kỉ X như thế nào, có ảnh hưởng ra sao đến

An Nam?

? Trong bối cảnh đó đã xuất hiện 1 nhân vật lịch sử mới. Em biết gì về xuất thân, việc làm của nhân vật này?

HS quan sát hình 2 và thảo luận về những việc làm của Khúc Thừa Dụ và Khúc Hạo

? Những việc làm của 2 cha con họ Khúc có ý nghĩa ntn?

-GV giới thiệu về đền thờ họ Khúc để



HS đọc tài liệu sgk để hiểu rõ về nước Nam Hán

GV cung cấp thêm thông tin về Dương Đình Nghệ: Vốn là một hào trưởng ở Châu Ái, giàu có, nhiều thế lực, lại có lòng yêu nước thương dân nên đã ngưỡng mộ sự nghiệp giành quyền tự chủ của Họ Khúc và Họ Khúc cũng phải dựa vào thế lực của Dương Đình Nghệ để quản lý thâu suốt Ái Châu. Từ đó ông trở thành bộ tướng của Khúc Hạo và Khúc Thừa Mỹ.

GV hướng dẫn HS khai thác hình 4: hiểu các kí hiệu thông qua chú giải để trình bày diễn biên cuộc khởi nghĩa







B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS trả lời

HS:

-Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi.

- Suy nghĩ cá nhân để lấy ví dụ minh hoạ.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời.

HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình. Cho học sinh quan sát đoạn phim hoạt hình : Hào khí ngàn năm…

a.Cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ và cải cách của Khúc Hạo








-905: Nhân thời cơ rối ren, Khúc Thừa Dụ nổi dậy, tự xưng Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền của người Việt

-907: Khúc Hạo lên thay cha tiến hành nhiều cải cách

=>Xây dựng chính quyền và nền tự chủ độc lập với phong kiến phương Bắc cho nguời Việt.










b. Dương Đình Nghệ chống quân Nam Hán, củng cố nền tự chủ













-Dưới sự tập hợp của DĐN, hào kiệt khắp nơi kéo về làng Giàng ( Thanh Hóa) tụ tập

- Từ đây DĐN kéo quân chiếm thành Tống Bình

- Quân Nam Hán cử quân tiếp viện nhưng lại bị DĐN chặn đánh

- Quân Nam Hán phải rút chạy => Cuộc kháng chiến thắng lợi



2. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng đầu năm 938.

  1. Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét chính của trận Bạch Đằng và điểm độc đáo trong cách tổ chức đánh giặc của NQ. Nêu được ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức.

- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Chia nhóm và giao nhiệm vụ trả lời câu hỏi

-Quân Nam Hán tiến vào nước ta nhằm mục đích gì?

- Ngô Quyền đã chuẩn bị cho trận thủy chiến ntn?




- Theo em , trận địa cọc Bạch Đằng sẽ gây khó khăn gì cho quân giặc

B2: Thực hiện nhiệm vụ


GV hướng dẫn Hs đọc hiểu đoạn tư liệu, chỉ ra từ khóa quan trọng phản ảnh các bước diễn biến của trận Bạch Đằng, phát phiếu học tập

HS thảo luận về cách đánh giặc của Ngô Quyền qua trận thủy chiến, rút ra nhận xét

? Trận Bạch Đằng có ý nghĩa ntn?

HS quan sát mô hình phục dựng lại trận địa cọc ở khu di tích Bạch Đằng Giang – Hải phòng

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.

- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập& sản phẩm học tập của HS.

- Chuyển dẫn sang phần luyện tập.

a. Kế hoạch đánh giặc






-Cho người chặt gỗ, đẽo nhọn, bịt sắt rồi đóng xuống lòng sông

-Lợi dụng nước thủy triều lên xuống để dụ đối phương vào trận địa cọc kết hợp mai phục để chế ngự quân giặc.




b. Trừ ngoại sâm, dậy sóng Bạch Đằng












HS trình bày diễn biến trên lược đồ



Cách đánh giặc của NQ

-Phân tích được thế mạnh, yếu của quân địch

- Có tầm nhìn chiến lược, biết nắm bắt thời cơ

Ý nghĩa: ( SGK)





HĐ 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

b) Nội dung:HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao

c) Sản phẩm:

Bài tập 1: Đáp án đúng của bài tập.

d) Tổchứcthựchiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS

Bài tập 1: Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền đã có công lao gì đối với lịch sử dân tộc

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập

- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.

HĐ 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS

b) Nội dung:GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm:Bài làm của HS

d) Tổ chức thựchiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)

Bài tập: Viết 7- 10 câu giới thiệu về 1 nhân vật lịch sử trong thế kỉ X mà em yêu thích nhất chia sẻ với bạn.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.

- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.

******************************

BÀI 19. VƯƠNG QUỐC CHAM-PA TỪ THẾ KÌ II ĐẾN THẾ KÌ X


I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẤU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

- Xác định được vị trí của Vương quốc Cham-pa trên lược đồ Việt Nam.

- Mô tả được sự thành lập, quá trình ra đời và phát triển của Vương quốc Cham-pa.

- Trình bày được những nét chính về tổ chức xã hội và kinh tế của Cham-pa.

- Nhận biết được một số thành tựu tiêu biểu của Vương quốc Cham-pa trong lịch sử.

2. Về kĩ năng, năng lực

- Biết khai thác và phân tích được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.

- Biết tìm hiểu, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.

3. Về phẩm chất

Bồi dưỡng tinh thần quý trọng, có ý thức bảo vệ đối với những thành tựu và di sản văn hoá của Cham-pa để lại trong lịch sử.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.

- Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học.

b) Nội dung:

GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh, và trả lời câu hỏi: Em biết gì về mảnh đất, con người gắn với những hình ảnh đó?

HS quan sát hình ảnh, làm việc để trả lời câu hỏi của GV

c) Sản phẩm:
- HS bước đầu phát hiện được đây là hình ảnh gắn liền với nước Cham-pa trong lịch sử của dân tộc ta.

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Quan sát hình ảnh, em biết gì về mảnh đất, con người gắn với những hình ảnh đó?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi.

HS: Quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi.

B3: Báo cáo, kết quả

GV yêu cầu HS trả lời.

HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét, chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.

HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Mục 1. Quá trình hình thành và bước đầu phát triển của Vương quốc Chăm-pa

a) Mục tiêu: - Xác định được vị trí của Vương quốc Cham-pa trên lược đồ Việt Nam.

- Mô tả được sự thành lập, quá trình ra đời và phát triển của Vương quốc Cham-pa.

b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Quan sát vào lược đồ Vương quốc Chăm-pa, và thông tin trong SGK làm việc cặp đôi và cho biết:

? Điều kiện tự nhiên nơi đây?

? Chủ nhân đầu tiên của vùng đất này?

? Tượng Lâm là tên địa danh nằm ở đâu? Vì sao nhân dân Tượng Lâm nổi dậy khởi nghĩa?

? So sánh sự ra đời của Vương quốc Chăm- pa với sự ra đời của Nhà nước Văn Lang( thời gian, hoàn cảnh)

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: hướng dẫn HS làm việc theo cặp đôi trả lời

HS: Quan sát, phân tích lược đồ và ghi kết quả thảo luận ra phiếu học tập.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời.

HS:- Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm

- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.


B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Quan sát vào lược đồ Vương quốc Chăm-pa, và thông tin trong SGK và cho biết:

? Từ thế kỉ II đến thế kỉ X Vương quốc Chăm-pa đã trải qua mấy giai đoạn phát triển? Nêu các giai đoạn phát triển đó?

? Mỗi giai đoạn phát triển, gắn liền với vùng đất cụ thể nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS quan sát lược đồ, phân tích thông tin và trả lời câu hỏi.

HS: HS quan sát lược đồ, phân tích thông tin và trả lời câu hỏi.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời.

HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.

a. Vương quốc Chăm-pa ra đời

  • Năm 192, nhân dân huyện Tượng Lâm (quận Nhật Nam) đã nổi dậy lật đổ ách thống trị của nhà Hán, giành độc lập, lập nước Lâm Ấp (sau gọi là Chăm-pa).










b. Chặng đường mười thế kỉ đầu tiên

- Phát triển qua nhiều giai đoạn, gắn liền với việc di chuyển kinh đô.

- Lãnh thổ dần được mở rộng và thống nhất, trải dài từ phía nam dãy Hoành Sơn đến vùng Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay.

Mục 2. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội

a. Mục tiêu: Trình bày được những nét chính về tổ chức xã hội và kinh tế của Cham-pa.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức.

- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm và giao nhiệm vụ:

Dựa trên những hiểu biết về điều kiện tự nhiên, quan sát hình 3, 4 và nội dung thông tin trong SGK:

? Khái quát nét chính trong hoạt động kinh tế của người Cham-pa.

? So sánh hoạt động kinh tế của cư dân Cham-pa với hoạt động kinh tế của cư dân Văn Lang- Âu Lạc.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm.

GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.

- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chuyển dẫn sang phần b. Tổ chức xã hội.


B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Quan sát vào thông tin trong SGK và cho biết:

? Bộ máy nhà nước Cham-pa được tổ chức ntn?

? Trong xã hội gồm có mấy tầng lớp? Kể tên các tầng lớp đó?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS phân tích thông tin và trả lời câu hỏi.

HS: HS phân tích thông tin và trả lời câu hỏi

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời.

HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức.

a. Hoạt động kinh tế

- Hoạt động kinh tế chính: Trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm, sản xuất hàng thủ công, khai thác các nguồn lợi rừng và biển; buôn bán bằng đường biển.















b. Tổ chức xã hội.

- Vua được đồng nhất với vị thần, có quyền lực tối cao. Dưới vua là tể tướng và hai quan đại thần.

- Đơn vị hành chính cấp địa phương có: Châu- huyện- làng. Đứng đầu có các chức quan.

- Xã hội gồm 4 tầng lớp: Tăng lữ- Quý tộc- Dân tự do- Bộ phận nhỏ là nô lệ.

Mục 3. Một số thành tựu văn hoá tiêu biểu

a. Mục tiêu: HS ghi nhớ được các thành tựu cơ bản của văn hoá Chăm-pa; giới thiệu được một thành tựu (do HS lựa chọn).

b. Nội dung: - GV sử dụng kĩ thuật KWLH để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức.

- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm và giao nhiệm vụ: Chủ đề là: Thành tựu văn hoá tiêu biểu của người Cham-pa.

? Các nhóm lần lượt hoàn thiện nội dung bảng thông tin sau:

K

W

L

H





GV hướng dẫn, định hướng học sinh hoàn thiện nội dung yêu cầu.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm.

GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.

- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chuyển dẫn sang phần luyện tập.

- Chữ viết

+ Sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở chữ Phạn (chữ Chăm cổ, thế kỉ IV).

- Tín ngưỡng và tôn giáo:

+ Thờ thần tự nhiên (Mặt Trời, Núi, Nước, Lúa,...)

+ Du nhập Phật giáo, Ấn Độ giáo.

- Kiến trúc và điêu khắc: Gắn với các công trình tôn giáo đặc sắc, trở thành di sản văn hoá tiêu biểu (Thánh địa Mỹ Sơn,...).

- Lễ hội: Có nhiều lễ hội, tiêu biểu nhất là Ka-tê.

HĐ 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao.

Lập bảng tóm tắt và kết hợp so sánh hoạt động kinh tế, đời sống xã hội, văn hoá - tín ngưỡng của cư dân Chăm-pa và cư dân Văn Lang - Âu Lạc như bảng như sau:


Hoạt động kinh tế

Đời sống xã hội

Văn hoá - tín ngưỡng

Cư dân Chăm-pa




Cư dân Văn Lang -

Âu Lạc




c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập.


Hoạt động kinh tế

Đời sống xã hội

Văn hoá - tín ngưỡng

Cư dân Chăm-pa

Đa dạng, góm trồng lúa nước, nghế thủ công, đi biển, giao thương biển.

Phân hoá khá sâu sắc, góm ba thành phần: quý tộc, dân tự do và một bộ phận nhỏ nô lệ.

Tín ngưỡng thờ các thần trong tự nhiên; sùng đạo Phật, Ấn Độ giáo; Nổi bật vê' kiến trúc là các tháp Chăm.

Cư dân Văn Lang -

Âu Lạc

Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước.

Sự phân hoá chưa thực sự sâu sắc, cũng gồm có quý tộc, nông dân làng xã và một bộ phận rất ít nô tì.

Tín ngưõng thờ cúng tổ tiên và các vị thần trong tự nhiên; Nổi bật về kiến trúc và kĩ thuật luyện kim có thành Cổ Loa, trống đồng Ngọc Lũ.


d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS

Lập bảng tóm tắt và kết hợp so sánh hoạt động kinh tế, đời sống xã hội, văn hoá - tín ngưỡng của cư dân Chăm-pa và cư dân Văn Lang - Âu Lạc

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập

- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.

HĐ 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

Hãy sưu tầm tư liệu và viết một đoạn giới thiệu về một di tích văn hoá Chăm ở nước ta. Theo em, cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích?

c) Sản phẩm: * Giới thiệu: khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn

Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng hẹp có đường kính khoảng 2km, thuộc làng Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 70km về hướng Tây - Tây Nam.

Đền tháp ở Mỹ Sơn tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc tôn giáo của Chămpa. Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục suốt 9 thế kỷ (từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII), các đền tháp nơi đây có nhiều kiểu thức kiến trúc phong phú, song nhìn chung các đền tháp có tư thế vút lên cao biểu trưng cho sự vĩ đại và thanh khiết của ngọn núi Mêru (ngọn núi thiêng trong Ấn Độ giáo).

Hầu hết các đền tháp và các công trình phụ đều được xây bằng gạch với một kỹ thuật tinh tế. Các mô típ trang trí hoa văn trên các trụ đá cùng với những tượng tròn và phù điêu sa thạch được chạm khắc dựa theo các thần thoại Ấn Độ giáo … Sự kết hợp hài hòa với những mô típ chạm trổ tinh xảo trên các mảng tường gạch ngoài tháp đã tạo cho quần thể đền tháp Mỹ Sơn vẻ đẹp mỹ miều sinh động.

Là một quốc gia chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ, Shiva là vị thần được tôn thờ tại vương quốc Chămpa. Đền thờ tại Mỹ Sơn được các vương triều Chămpa xây dựng để thờ thần Shiva. 

- Từ những buổi ban đầu sơ khai, gần như người nghệ sĩ Chăm học cách trang trí mỹ thuật và thực hiện nó theo phong cách của người Ấn Độ. Nhưng rồi dần về sau, tính bản địa đã được thể hiện. Theo thời gian, qua giao tiếp với các nền văn minh khác và sự tiếp nhận chọn lọc của người nghệ sĩ Chămpa; đền tháp tại Mỹ Sơn mang những đường nét kiến trúc theo các thời kỳ khác nhau thể hiện các luồng văn hóa mà họ tiếp nhận. Là khu đền thờ chính của vương quốc trong suốt chín thể kỷ, nên các đền tháp của Mỹ Sơn cũng thể hiện tính thăng trầm của các thời kỳ, những thay đổi trong lịch sử của các vương triều, những chuyển biến trong đời sống văn hóa.

Tuy chỉ là những công trình xây dựng có kích thước vừa và nhỏ, nhưng kiến trúc của Mỹ Sơn đã chắt lọc được những tinh hoa của người nghệ sĩ, sự kết hợp giữa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí người Chămpa xưa đã tạo cho các đền tháp một vẻ uy nghiêm và kỳ bí.

- Đến năm 1999, khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

* Biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích:

- Khi thực hiện trùng tu các khu di tích, cần đảm bảo việc:

+ Giữ gìn tối đa các yếu tố gốc của di tích.

+ Trùng tu, khôi phục lại di tích phải gắn liền với sự nghiên cứu kĩ lưỡng về mặt lịch sử, nghệ thuật.

+ Nghiên cứu, lựa chọn các giải pháp kĩ thuật và vật liệu trùng tu phù hợp với từng di tích.

- Tuyên truyền, vận động người dân chung tay góp sức cùng các cơ quan chức năng của địa phương để bảo vệ, bảo tồn di tích.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)

Bài tập: Hãy sưu tầm tư liệu và viết một đoạn giới thiệu về một di tích văn hoá Chăm ở nước ta. Theo em, cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.

- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.

- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.

******************************


Bài 20

VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM

(… tiết)

I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)

1. Về kiến thức:

- Sự hình thành, phát triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam.

- Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội của Phù Nam.

- Một số thành tựu văn hóa của Phù Nam.

2. Về năng lực:

- Mô tả được sự thành lập, quá trình phát triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam xưa.

- Trình bày được nét chính về tổ chức xã hội và kinh tế của Phù Nam.

- Nhận biết được một số thành tựu văn hóa của Vương quốc Phù Nam.

3. Về phẩm chất:

- Bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương, đất nước, quý trọng những giá trị văn hóa của Vương quốc Phù Nam còn để lại trong lịch sử.

- Nhận thức về chủ quyền ở vùng đất Nam Bộ của đất nước Việt Nam hiện nay có nguồn gốc lâu đời, bản địa từ xa xưa.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a) Mục tiêu: Giúp HS

Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học.

b) Nội dung:

GV: Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ.

HS quan sát hình ảnh, làm việc nhóm để trả lời câu hỏi của GV

c) Sản phẩm:
- HS chỉ ra được trình độ kĩ thuật, thẩm mĩ của chủ nhân Vương quốc Phù Nam.

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chiếu hình ảnh về hiện vật của nền văn hóa Óc Eo và đặt câu hỏi:

? Cách đây hơn 2000 năm, ở vùng châu thổ sông Cửu Long nước ta đã xuất hiện một nền văn hóa rất đặc sắc – văn hóa Óc Eo. Trên cơ sở đó, một vương quốc cổ đã được hình thành với tên gọi Phù Nam. Hình trên là những hiện vật liên quan đến Vương quốc Phù Nam. Theo em, những hiện vật này chứng tỏ điều gì về chủ nhân của vương quốc cổ này?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi.

HS: Quan sát, phân tích hình ảnh và ghi kết quả thảo luận ra phiếu học tập.

B3: Báo cáo thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).

HS:

- Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm

- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.


HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Sự hình thành, phát triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam

a) Mục tiêu: Giúp HS mô tả được sự thành lập, quá trình phát triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam xưa.

b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Đọc thông tin trong mục 1 SGK, em hãy hoàn thành các nhiệm vụ sau:

1. Cho biết Vương quốc Phù Nam ra đời ở đâu và vào thời gian nào?

2. Lập trục thời gian thể hiện các mốc hình thành, phát triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS trả lời

HS:

- Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi.

- Suy nghĩ cá nhân để lấy ví dụ minh hoạ.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời.

HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.

- Vào khoảng thế kỉ I, Vương quốc Phù Nam ra đời.

- Địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phù Nam là khu vực Nam Bộ nước ta hiện nay.

- Trong khoảng các thế kỉ III – V, Vương quốc Phù Nam phát triển thành đế chế hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á.

- Vào đầu thế kỉ VI, Phù Nam suy yếu và cuối cùng bị xâm chiếm bởi người Chân Lạp vào đầu thế kỉ VII.


2. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội

a) Mục tiêu: Giúp HS trình bày được nét chính về tổ chức xã hội và kinh tế của Phù Nam.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức.

- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm và giao nhiệm vụ:

1. Hình 4, 5 và đoạn tư liệu sau cho em biết điều gì về cư dân Phù Nam?

2. Hãy cho biết những hoạt động kinh tế của cư dân Phù Nam.

3. Xã hội Phù Nam gồm những tầng lớp nào và có những nét tương đồng nào so với xã hội Cham-pa?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm.

GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.

- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

a) Hoạt động kinh tế

- Người Phù Nam làm nhiều nghề khác nhau như: trồng lúa nước, chăn nuôi gà, lợn, đánh bắt thủy - hải sản, làm đồ thủ công như đồ gốm, trang sức, đồ đựng bằng thủy tinh, luyện đồng và rèn sắt, chế tạo công cụ sản xuất, vũ khí.

- Đặc biệt, người Phù Nam rất giỏi nghề buôn bán. Không chỉ trao đổi hàng hóa để tiêu dùng trong nước, người Phù Nam còn buôn bán với các thương nhân nước ngoài đến từ Trung Quốc, Chăm-pa, Mã Lai, Ấn Độ… thông qua các cảng thi, tiêu biểu là Óc Eo.

b) Tổ chức xã hội

- Vua là người đứng đầu và có quyền lực cao nhất, dưới đó là hệ thống quan lại giúp việc cho vua với nhiều cấp bậc.

- Xã hội Phù Nam được phân chia thành năm thành phần chính: quý tộc, tăng lữ, thương nhân, thợ thủ công và nông dân.


3. Một số thành tựu văn hóa

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

* Vòng chuyên sâu (7 phút)

- Chia lớp ra làm 3 nhóm:

- Yêu cầu các em ở mỗi nhóm đánh số 1,2,3…

- Phát phiếu học tập & giao nhiệm vụ:

Nhóm 1: Tìm hiểu về tín ngưỡng, tôn giáo.

Nhóm 2: Tìm hiểu về điêu khắc.

Nhóm 3: Tìm hiểu về một số thành tựu văn hóa khác.

* Vòng mảnh ghép (8 phút)

- Tạo nhóm mới (các em số 1 tạo thành nhóm I mới, số 2 tạo thành nhóm II mới, số 3 tạo thành nhóm III mới & giao nhiệm vụ mới:

1. Chia sẻ kết quả thảo luận ở vòng chuyên sâu?

2. Nhận xét về thành tựu văn hóa của Phù Nam.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

* Vòng chuyên sâu

HS:

- Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân.

- Thảo luận nhóm 5 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm).

GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần).

* Vòng mảnh ghép (8 phút)

HS:

- 3 phút đầu: Từng thành viên ở nhóm trình bày lại nội dung đã tìm hiểu ở vòng mảnh ghép.

- 5 phút tiếp: thảo luận, trao đổi để hoàn thành những nhiệm vụ còn lại.

GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS:

- Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm.

- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang phần Luyện tập.

a) Tín ngưỡng, tôn giáo

- Người Phù Nam có tín ngưỡng thờ đa thần, tiêu biểu là thờ thần Mặt Trời.

- Trong quá trình giao lưu buôn bán quốc tế, họ đã chủ động tiếp nhận các tôn giáo từ Ấn Độ như Phật giáo và Ấn Độ giáo.

b) Điêu khắc

Để phục vụ cho việc thờ cúng, nghề tạc tượng các vị thần Ấn Độ giáo và tượng Phật bằng đá và gỗ ở Phù Nam đã khá phát triển từ đầu Công nguyên, tạo nên một phong cách riêng – phong cách Phù Nam.

c) Một số thành tựu văn hóa khác

- Họ sử dụng ghe, thuyền để đi lại thuận tiện trên kênh rạch; dùng ngựa, trâu, bò,… để kéo xe.

- Đặc biệt, người Phù Nam dựng những ngôi nhà sàn rộng bằng gỗ trên mặt nước và lợp mái lá để chung sống hài hòa trong môi trường sông nước và khí hậu nóng ẩm ở đây.


HĐ 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao

c) Sản phẩm:

Đáp án đúng của bài tập.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS

Hãy so sánh về hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội giữa cư dân Phù Nam và cư dân Chăm-pa.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS xác định yêu cầu của bài tập và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập

- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu yêu cầu và làm bài tập

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.

HĐ 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Bài tìm hiểu của HS (HS chỉ ra những nét văn hóa của cư dân Phù Nam xưa còn được lưu giữ trong đời sống của cư dân Nam Bộ hiện nay).

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)

Bài tập: Tìm hiểu về những nét văn hóa của cư dân Phù Nam xưa còn được lưu giữ trong đời sống của cư dân Nam Bộ hiện nay.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của bài tập.

- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.

- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.

******************************







DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA DỰ ÁN


STT

Tên người soạn

KNTT với CS

CTST

Cánh Diều

1

Hoàng Thị Hà

Bài 1,2,3

Bài 1,2

Bài 1,2

2

Trần Thị Quỳnh Nga

Bài 4

Bài 3

Bài 3


Bùi Thị Thu

Bài 5

Bài 4

Bài 4

3

Phạm Thị Ngân

Bài 6

Bài 5

Bài 5

4

Nguyễn Thị Lan

Bài 7

Bài 6,7

Bài 6

5

Đỗ Thị Thu Trang

Bài 8

Bài 8

Bài 7

6

Lê Thị Thu Huyền

Bài 9

Bài 9

Bài 8

7

Phan Thị Hoa Lý

Bài 10

Bài 10, 11

Bài 9

8

Nguyễn Thị Hiền


Bài 11,12,13


Bài 12,13


B10, 11

9

Lê Thị Thanh Thuỷ

10

Bùi Thị Thu Huyền

Bài 14

Bài 14, 15

Bài 12, 13

11


Bài 15

Bài 16

Bài 14

12

Trương Văn Trung

Bài 16,17

Bài 17,18

Bài 15,16

13

Nguyễn Thị Thanh Hải

Bài 18

Bài 19

Bài 17

14

Văn Thạo

Bài 19

Bài 20

Bài 18

15

Trần Thị Nhẫn

Bài 20

Bài 21

Bài 19


Ngoài Soạn Bài Lịch Sử Lớp 6 Sách Kết Nối Tri Thức Cả Năm Phương Pháp Mới – Lịch Sử 6 thì các tài liệu học tập trong chương trình 6 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Soạn Bài Lịch Sử Lớp 6 Sách Kết Nối Tri Thức Cả Năm là một tài liệu hướng dẫn dạy học môn Lịch Sử cho học sinh lớp 6, được thiết kế dựa trên phương pháp mới, mang đến cách tiếp cận hiện đại và hấp dẫn trong việc nắm vững kiến thức lịch sử.

Tài liệu này tập trung vào việc kết nối tri thức lịch sử với thực tế cuộc sống hiện đại, giúp học sinh hiểu rõ sự tương quan và tác động của lịch sử đến cuộc sống hàng ngày. Phương pháp dạy học sử dụng trong tài liệu này tập trung vào việc khuyến khích sự tư duy, sáng tạo và phát triển kỹ năng nghiên cứu, phân tích và suy luận của học sinh.

Soạn Bài Lịch Sử Lớp 6 Sách Kết Nối Tri Thức Cả Năm chia thành các bài học được tổ chức một cách logic và có liên kết chặt chẽ với nhau. Mỗi bài học đều bao gồm các phần như mục tiêu học tập, hoạt động khám phá, bài giảng, bài tập và hoạt động thực hành. Ngoài ra, tài liệu còn cung cấp đa dạng các tài liệu tham khảo như hình ảnh, bản đồ, bài viết, và nguồn tư liệu phong phú để hỗ trợ quá trình học tập của học sinh.

>>> Bài viết có liên quan

Giáo Án Toán 6 Sách Chân Trời Sáng Tạo Học Kì 1 Phương Pháp Mới (Bộ 1)
Đề Cương Giáo Dục Công Dân Lớp 6 Kì 1 Năm 2022-2023 Kèm Đáp Án
Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 Ôn Tập Học Kỳ 2 Kèm Đáp Án Chi Tiết
Toán Lớp 6 Chương Trình Mới Sách Chân Trời Sáng Tạo Kèm Hướng Dẫn
Đề Cương Giáo Dục Công Dân Lớp 6 Kì 2 Năm 2022-2023 Kèm Hướng Dẫn
Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 Ôn Tập Chương Những Hình Hình Học Cơ Bản
Phân Phối Chương Trình Toán 6 Sách Cánh Diều Năm Học 2021-2022
Đề Thi Giáo Dục Công Dân 6 Học Kì 1 Kết Nối Tri Thức 2022-2023 (Đề 2) Có Đáp Án
Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 Góc Số Đo Góc Các Góc Đặc Biệt Chi Tiết
Các Công Thức Toán 6 Học Kì 1 Sách Kết Nối Tri Thức Môn Số Học 6 (Bộ 2)