Docly

Đề Thi Cuối Kì 2 Lớp 11 Môn Văn Sở GD&ĐT Quảng Nam 2021-2022

Đề Thi Cuối Kì 2 Lớp 11 Môn Văn Sở GD&ĐT Quảng Nam 2021-2022 Có Đáp Án – Ngữ Văn Lớp 11 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Đề Thi GDCD Lớp 11 Học Kì 2 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1)
Đề Thi Học Kì 1 Toán 11 Trường THPT Cộng Hiền Năm 2022-2023
Đề Thi GDCD Lớp 11 Học Kì 1 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1)
Đề Thi Học Kì 1 Toán 11 Năm 2022-2023 Có Đáp Án (Đề 3)
Đề Thi GDCD Lớp 11 Học Kì 1 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 2)

Đề Thi Cuối Kì 2 Lớp 11 Môn Văn Sở GD&ĐT Quảng Nam 2021-2022

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2021-2022

TỈNH QUẢNG NAM Môn: NGỮ VĂN – Lớp 11

ĐỀ CHÍNH THỨC

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích:

Carl Honoré (tác giả cuốn Ngợi ca sống chậm – bản dịch của nhà xuất bản Phụ nữ) tự đặt cho mình một loạt câu hỏi: Vì sao chúng ta luôn vội vã như vậy? Đâu là nguyên nhân tâm lý? Liệu có thể - và có nên ao ước - sống chậm lại?

Những căn bệnh được tác giả miêu tả đủ loại, ăn nhanh, đi vội, sống gấp, làm việc đến kiệt sức, hưởng thụ ngoài sức tưởng tượng. Bởi ở mọi nơi mọi chỗ, chúng ta khao khát tốc độ, nên đã tự làm hỏng cuộc đời đi, ông bảo vậy. Thời đại của sự rồ dại - tinh thần khái quát đó trở đi trở lại nhiều lần trong tác phẩm. Từ đó, ông giới thiệu một giải pháp ngược lại, đã tự phát hình thành trong thực tế và ngày càng được tin theo, đó là sẵn sàng sống chậm, cốt tìm tới sự hài hòa. Những biện pháp nêu ra, như bớt thời giờ xem ti vi, để thêm thời gian đọc sách và làm vườn hoặc đan lát… chỉ là gợi ý. Trước tiên người ta phải nhận thức được rằng cố sao cho nhanh thường đồng nghĩa với vội vàng, hời hợt nôn nóng, đặt số lượng lên trên chất lượng. Đó là thứ tư duy lỗi thời. Còn chậm nghĩa là thư thái cẩn trọng, suy nghĩ thấu đáo. Nhanh và chậm chỉ là tương đối. Cái chính là mỗi người tìm cho mình một nhịp sống hợp lý.

Từ chuyện bên Tây quay về Việt Nam, thấy chúng ta cũng bị cái vội cuốn đi thật. Một nhịp sống gấp gáp lôi cuốn. Gấp gáp đến liều lĩnh. Vội vàng đến bất cẩn. Đường sá quay cuồng. Công việc cứ rối tung cả lên mà chẳng việc gì ra việc gì.

(Trích Cái vội của người mình, in trong cuốn Những chấn thương tâm lý hiện đại, Vương Trí Nhàn, NXB Hội Nhà văn & Cty Nhã Nam, 2016, tr.9-10) Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. (0,75 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. (0,75 điểm) Theo Carl Honoré, những căn bệnh thời đại của sự rồ dại là gì?

Câu 3. (1,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích, anh/chị hiểu như thế nào về lợi ích của việc sống chậm? Câu 4. (0,5 điểm) Anh/Chị có đồng tình với ý kiến đặt ra trong đoạn trích cố sao cho nhanh thường đồng nghĩa với vội vàng, hời hợt nôn nóng, đặt số lượng lên trên chất lượng không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ:

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si;

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

(Trích Vội vàng, Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập Hai,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr. 22)

---- Hết ----


S GDĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI KỲ II - NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn – Lớp 11

HƯỚNG DẪN CHẤM

Thời gian: 90 phút (không tính thời gian phát đề)

(Hướng dẫn chấm này gồm 02 trang)

A. HƯỚNG DẪN CHUNG

  • Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm.

  • Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức.

  • Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm.

B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

PHẦN

NỘI DUNG

ĐIỂM

I. Đọc hiểu: (3,0 điểm)

Câu 1.

Phương thức nghị luận/Nghị luận.

Hướng dẫn chấm:

  • Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm.

  • Học sinh trả lời khác đáp án: 0,0 điểm.

0,75

Câu 2.

Theo Carl Honoré, những căn bệnh thời đại của sự rồ dại là: ăn nhanh, đi vội, sống gấp, làm việc đến kiệt sức, hưởng thụ ngoài sức tưởng tượng.

Hướng dẫn chấm:

  • Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm.

  • Học sinh trả lời 03 đến 04 vế của đáp án: 0,5 điểm.

  • Học sinh trả lời 01 đến 02 vế của đáp án: 0,25 điểm.

  • Học sinh trả lời khác đáp án: 0,0 điểm.

0,75

Câu 3.

Lợi ích của việc sống chậm:

  • Giúp con người tìm thấy sự hài hòa.

  • Tránh được sự hời hợt, nôn nóng, vội vàng bất cẩn.

Hướng dẫn chấm:

  • Học sinh trả lời được các ý chính như Hướng dẫn chấm hoặc có cách diễn đạt tương đương: 1,0 điểm.

  • Học sinh trả lời được 01 ý của đáp án hoặc tỏ ra hiểu vấn đề nhưng trả lời chưa đầy đủ: từ 0,5 đến 0,75 điểm.

  • Học sinh trả lời sơ sài: 0,25 điểm.

  • Học sinh không trả lời hoặc trả lời không liên quan: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, miễn là tỏ ra hiểu vấn đề, giám khảo chấm linh hoạt.

1,0

Câu 4.

  • Học sinh có thể trả lời:

+ Đồng tình.

+ Không đồng tình.

+ Vừa đồng tình vừa không đồng tình.

  • Giải thích:

+ Đồng tình. Vì thiếu nền tảng, sự cẩn trọng, suy nghĩ thấu đáo.

+ Không đồng tình. Vì thiếu tốc độ, sự nỗ lực vượt bậc sẽ làm trì trệ, kém phát triển.

+ Vừa đồng tình vừa không đồng tình. Vì có trường hợp cố cho nhanh mà thiếu nền tảng cần thiết, sự cẩn trọng, suy nghĩ thấu đáo dẫn đến hậu quả; nhưng trường hợp khi đã có nền tảng cơ bản cần thì phải cố cho nhanh để tăng tốc, đạt hiệu quả cao. Hướng dẫn chấm:

  • Học sinh trả lời 01 trong 03 ý đồng tình/ không đồng tình/ vừa đồng tình vừa không đồng tình: 0,25 điểm.

0,5


  • Học sinh giải thích như Hướng dẫn chấm hoặc có cách diễn đạt tương đương:

0,25 điểm.

  • Học sinh không trả lời hoặc trả lời không liên quan: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, miễn là tỏ ra hiểu vấn đề, giám khảo chấm linh hoạt.


II. Làm Văn: (7,0 điểm)

Cảm nhận đoạn thơ Vội vàng của Xuân Diệu

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,5

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nội dung và nghệ thuật đoạn thơ Vội vàng. Hướng dẫn chấm:

  • Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

  • Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các nội dung sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Diệu; giới thiệu bài thơ, vị trí đoạn trích.

Hướng dẫn chấm: Phần giới thiệu tác giả: 0,25 điểm; giới thiệu tác phẩm: 0,25 điểm.

0,5

* Cảm nhận đoạn thơ:

+ Vội vàng giãi bày khao khát lãng mạn vượt cả quy luật để giữ cái đẹp của cuộc sống: vạn vật có đôi, hòa hợp, tươi trẻ, gọi mời…

+ Vội vàng chiếm lĩnh cái đẹp, hết mình với cuộc sống, vì dự cảm thời gian đánh cắp của con người nhiều điều quý giá.

+ Vội vàng có nhịp điệu đa dạng của thơ tự do, hình ảnh thơ tượng trưng vừa mới lạ vừa gần gũi.

Hướng dẫn chấm:

  • Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 3,5 điểm – 4,0 điểm.

  • Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2,0 điểm – 3,25 điểm.

  • Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 1,75 điểm. .

4,0

  • Đánh giá chung:

+ Vội vàng để không lãng phí thời gian hữu hạn đời mình, không thờ ơ với cuộc đời, biết sống trọn vẹn và tận hưởng cuộc sống… là tích cực.

+ Vội vàng là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Diệu trước CMT8 -1945. Hướng dẫn chấm:

  • Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.

  • Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm.

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,5

e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lý luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của thơ Xuân Diệu; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

  • Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

  • Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0,5

I +II

10,0

------ Hết -------


Ngoài Đề Thi Cuối Kì 2 Lớp 11 Môn Văn Sở GD&ĐT Quảng Nam 2021-2022 Có Đáp Án – Ngữ Văn Lớp 11 thì các đề thi trong chương trình lớp 11 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Đề Thi Cuối Kì 2 Lớp 11 môn Văn học là một bài kiểm tra quan trọng để đánh giá kiến thức và kỹ năng của các bạn trong môn Văn học. Đề thi này được thiết kế dựa trên chương trình học và các tiêu chuẩn kiến thức của lớp 11.

Đề thi bao gồm các câu hỏi và bài tập liên quan đến các tác phẩm văn học đã học trong suốt học kì 2. Các câu hỏi sẽ đòi hỏi từ vựng, ngữ pháp và khả năng phân tích, diễn giải tác phẩm văn học. Bằng cách làm đề thi này, các bạn có thể rèn luyện khả năng đọc hiểu, phân tích và diễn đạt ý nghĩa của các tác phẩm văn học.

Đề thi cuối kì 2 cũng cung cấp đáp án để các bạn có thể tự kiểm tra kết quả và nắm vững cách phân tích, diễn giải và viết văn. Qua việc ôn tập và làm đề thi, các bạn sẽ cải thiện kỹ năng văn chương, ngôn ngữ và logic trong việc phân tích và viết văn.

Chúng tôi hy vọng rằng Đề Thi Cuối Kì 2 Lớp 11 môn Văn học năm học 2021-2022 sẽ là nguồn tài liệu hữu ích giúp các bạn ôn tập và nắm vững kiến thức trong môn Văn học. Chúc các bạn thành công và tiến bộ trong việc học tập Văn học!

>>> Bài viết liên quan:

Bộ Đề Thi Giữa Kì 2 Toán 11 Năm 2022-2023 Kèm Hướng Dẫn Giải
Đề Thi Văn 11 Học Kì 2 Năm 2022-2023 (Đề 2) – Có Đáp Án
Bộ Đề Kiểm Tra Học Kì 1 Toán 11 Năm 2022-2023 Có Đáp Án
Bộ Ôn Tập Đề Thi Văn Giữa Kỳ Lớp 11 HK2 Năm 2022-2023
Đề Kiểm Tra Giữa Kì 1 Toán 11 Năm 2022-2023 (Đề 3) Có Đáp Án
Đề Thi Học Kì 1 Văn 11 Năm 2022-2023 Có Đáp Án – Ngữ Văn Lớp 11
Bộ Đề Thi Tiếng Anh Lớp 11 Học Kì 1 Năm 2022-2023 Có Đáp Án
Bộ Đề Cương Văn Lớp 11 Học Kì 1 Năm 2022-2023 Có Đáp Án
Ma Trận Đặc Tả Đề Thi Giữa Học Kỳ 1 Toán 11 Năm Học 2022-2023
Đề Thi Văn Giữa Kì 1 Lớp 11 Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2022-2023