Docly

Đề Kiểm Tra 1 Tiết Môn Ngữ Văn Lớp 12 Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2022-2023

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Top 10 Đề Thi GDCD THPT Quốc Gia 2020 (Tập 3) Có Đáp Án & Lời Giải
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2021 Môn Lý Trường Nguyễn Trung Thiên (Lần 1)
Bộ 5 Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Sử (Bộ 1) Các Sở Và Trường Có Đáp Án
Top 10 Đề Thi GDCD THPT Quốc Gia 2020 (Tập 2) Có Đáp Án Và Lời Giải
Đề Thi Học Sinh Giỏi Môn Tiếng Anh Lớp 12 Tỉnh Quảng Nam (Đề 1)

Đề Kiểm Tra 1 Tiết Môn Ngữ Văn Lớp 12 Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2022-2023 Có Đáp Án – Ngữ Văn Lớp 12 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẮC NINH


(Đề gồm có 02 trang)


ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I

NĂM HỌC 2022-2023

Môn: NGỮ VĂN – Lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Lời nói chân thành như mưa, về làm xanh lại đỉnh núi khô, đánh thức trong núi mùa hoa dại.

Lời nói chân thành như ngọn nến, đem hơi ấm và ánh sáng lấp đầy một tâm hồn đang rất lạnh lẽo, tối tăm.

Có kẻ, từng nghe qua một lời chân thành, rồi hít một hơi thật sâu, chống tay đứng lên, thấy mình đủ can đảm để đi qua trăm núi nghìn sông.

Có kẻ tựa vào một lời chân thành của người mà đứng dậy. Có kẻ lại tựa vào sự chân thành của chính mình mà đứng lên.

Người ta sẽ chưa đủ can đảm để nói một lời chân thành khi chưa đủ sức tin rằng lời nói chân thành đó như chiếc cầu, bắc qua một dòng sông rộng - dòng sông phiền não, dòng sông khổ đau, dòng sông sinh tử - để ta và người đi qua, đi qua.

Khi bắt đầu bằng dối gian sẽ kết thúc bằng hối tiếc.

Khi bắt đầu bằng chân thành sẽ kết thúc bằng bình yên.

Bí mật của bình yên nằm bên trong những lời nói chân thành…

(Cuộc sống nhìn từ ô cửa thiền, Vô thường, NXB Hồng Đức, tr.237 - 238)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Trong đoạn trích, lời nói chân thành được so sánh với những hình ảnh nào?

Câu 2. Theo tác giả, khi nào người ta sẽ chưa đủ can đảm để nói một lời chân thành?

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp điệp cấu trúc được sử dụng trong các dòng sau:

Khi bắt đầu bằng dối gian sẽ kết thúc bằng hối tiếc.

Khi bắt đầu bằng chân thành sẽ kết thúc bằng bình yên.

Câu 4. Thông điệp nào của văn bản có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh /chị về ý nghĩa của sự chân thành.

Câu 2 (5,0 điểm)

Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói.

Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không “bảo hộ” được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật.

Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.

Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thuỳ, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.

Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

(Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập một,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.40)

Phân tích đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh.



------------------Hết------------------







SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẮC NINH


(Hướng dẫn chấm có 03 trang)

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

NĂM HỌC 2022-2023

Môn: Ngữ văn - Lớp 12


Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I


ĐỌC HIỂU

3,0


1

Trong đoạn trích, lời nói chân thành được so sánh với những hình ảnh: mưa, ngọn nến.

Hướng dẫn chấm:

- HS trả lời đúng cả 02 hình ảnh đạt 0,75 điểm.

- HS trả lời đúng 01 hình ảnh ý đạt 0,5 điểm.

0,75

2

Theo tác giả, người ta sẽ chưa đủ can đảm để nói một lời chân thành khi chưa đủ sức tin rằng lời nói chân thành đó như chiếc cầu, bắc qua một dòng sông rộng - dòng sông phiền não, dòng sông khổ đau, dòng sông sinh tử - để ta và người đi qua, đi qua.

Hướng dẫn chấm:

- HS trả lời đúng đáp án đạt 0,75 điểm.

- HS trả lời thiếu 1 phần đạt 0,5 điểm.

0,75

3

- Biện pháp điệp cấu trúc: Khi bắt đầu bằng … sẽ kết thúc bằng ...

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh quy luật cuộc sống qua mối quan hệ bắt đầu - kết thúc, nhấn mạnh và làm nổi bật ý nghĩa và vai trò của sự chân thành trong cuộc sống.

+ Tạo âm hưởng nhịp nhàng, hài hoà.

Hướng dẫn chấm:

- HS có cách diễn đạt tương đương đạt điểm tối đa.

0,5


0,25


0,25


4

Gợi ý: Lời nói chân thành xoa dịu tâm hồn; trở thành động lực sống; là chìa khoá mở cánh cửa bình yên, giúp cho con người vượt qua mọi khó khăn, thất bại của cuộc sống …vì thế hãy dành cho chính mình, người thân, bạn bè…những lời chân thành từ trái tin.

Hướng dẫn chấm:

- HS nêu được thông điệp, lí giải hợp lí, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật đạt 0,5 điểm.

- HS nêu được thông điệp, lí giải chưa đủ thuyết phục đạt 0,25 điểm.

0,5

II


LÀM VĂN

7,0


1

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của sự chân thành.

2,0


a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Ý nghĩa của sự chân thành.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận

HS có thể vận dụng các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể trình bày theo hướng sau:

- Chân thành là ngay thẳng, thành thật trong lời nói, hành động, suy nghĩ, là nền tảng vững chắc, quan trọng cho mọi mối quan hệ trong cuộc sống.

- Sự chân thành được coi là thước đo giá trị của con người khi được bắt nguồn từ tấm lòng và tình cảm; tạo ra sự tự ý thức về bản thân; tạo ra niềm tin yêu, trân trọng giữa người với người, từ đó giúp cuộc sống bình yên và ý nghĩa hơn.

- Cần phê phán những lời nói, hành động giả tạo, dối trá, vụ lợi cá nhân.

Lưu ý: HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của sự chân thành trong cuộc sống; có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1,0

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm:

- HS huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục.

- Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên đạt 0,25 điểm.

0,25

2

Phân tích đoạn trích trong tác phẩm Tuyên ngôn độc lập. Từ đó, nhận xét về nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh.

5,0


a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích đoạn trích trong tác phẩm Tuyên ngôn độc lập, nhận xét về nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh.

Hướng dẫn chấm:

- HS xác định đúng vấn đề nghị luận đạt 0,5 điểm.

- HS xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận đạt 0,25 điểm.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành cách luận điểm

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo yêu cầu sau:


* Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh, tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập”, đoạn trích.

0,5

* Phân tích đoạn trích:

- Nội dung: Bằng cơ sở thực tế, Hồ Chí Minh đã lần lượt bác bỏ những luận điệu xảo trá của thực dân Pháp.

+ Bác bỏ luận điệu bảo hộ Việt Nam của Pháp: Lên án hành động của thực dân Pháp: trong 5 năm, đã bán nước ta hai lần cho Nhật.

-> Phủ nhận tư cách, vai trò bảo hộ của Pháp đối với Việt Nam, vạch trần bản chất đê hèn, bạc nhược, gian trá của thực dân Pháp.

+ Bác bỏ luận điệu Pháp thuộc phe Đồng Minh: Thực dân Pháp đã nhiều lần không đáp ứng lời kêu gọi liên minh chống Nhật của Việt Minh; tạo ra hai tầng xiềng xích, khiến dân ta càng cực khổ, nghèo nàn, khiến hơn hai triệu đồng bào ta chết đói.

-> Tố cáo sự phản bội trắng trợn của Pháp đối với phe Đồng Minh, thể hiện rõ bản chất tàn ác, xảo quyệt, tráo trở của chúng.

+ Bác bỏ luận điệu Việt Nam là thuộc địa của Pháp: Khẳng định đanh thép: dân ta đã lấy lại nước Việt nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.

-> Vạch trần âm mưu quay trở lại xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.

+ Đặt trong thế đối sánh với nhân dân Việt Nam: Sự ra đời của Mặt trận Việt Minh, lời kêu gọi thực dân Pháp cùng liên minh chống Nhật; hành động cứu giúp người Pháp đã thể hiện sự ủng hộ phe Đồng Minh và tư tưởng nhân nghĩa của nhân dân Việt Nam.

-> Làm nổi bật tính chất chính nghĩa của nhân dân ta và bản chất phi nghĩa của kẻ thù.

- Nghệ thuật: nghệ thuật lập luận chặt chẽ, sắc sảo, giàu sức thuyết phục, dẫn chứng xác đáng, giọng điệu linh hoạt, hình ảnh giàu sức gợi, các biện pháp điệp, liệt kê…

- Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật: Có thể theo hướng: Đoạn trích góp phần làm nên áng văn chính luận mẫu mực, thể hiện tầm tư tưởng sâu rộng của một chính trị gia kiệt xuất khi tạo ra một cuộc tranh luận ngầm, đập tan những luận điệu xảo trá của thực dân Pháp trước công luận quốc tế.

Hướng dẫn chấm: Phân tích đầy đủ, sâu sắc (2,5 điểm); phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu (1,5 điểm – 2,0 điểm); phân tích chung chung, chưa rõ các ý (1,0 điểm); phân tích sơ lược, không rõ các ý (0,25 điểm – 0,5 điểm).

1,75
























0,5




0,25

* Nhận xét về nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh

- Đoạn trích kết tinh những nét đặc sắc trong phong cách chính luận Hồ Chí Minh: văn phong trong sáng, ngắn gọn, giản dị, súc tích, dễ hiểu, cách dùng từ đặt câu linh hoạt, hiệu quả; kết cấu mạch lạc với lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng cụ thể,vừa mang tính luận chiến sắc bén vừa có sức lay động lòng người.

Hướng dẫn chấm: HS đánh giá được mỗi ý đạt 0,25 điểm.

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc từ 05 lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: HS biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh, mở rộng để làm nổi bật nội dung và nghệ thuật hai khổ thơ; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

- Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên đạt 0,5 điểm.

- Đáp ứng được 01 yêu cầu đạt 0,25 điểm.

0,5

TỔNG ĐIỂM

10,0




Ngoài Đề Kiểm Tra 1 Tiết Môn Ngữ Văn Lớp 12 Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2022-2023 Có Đáp Án – Ngữ Văn Lớp 12 thì các đề thi trong chương trình lớp 12 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Đề Kiểm Tra 1 Tiết Môn Ngữ Văn là một trong những bài kiểm tra quan trọng trong chương trình học của học sinh lớp 12. Để giúp các bạn học sinh chuẩn bị tốt cho kiểm tra này, chúng tôi xin giới thiệu Đề Kiểm Tra 1 Tiết Môn Ngữ Văn Lớp 12 của Sở GD&ĐT Bắc Ninh năm học 2022-2023.

Bộ đề kiểm tra này được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm và am hiểu sâu về chương trình và yêu cầu của môn Ngữ Văn lớp 12. Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi và bài tập thảo luận, giúp học sinh áp dụng kiến thức đã học vào việc phân tích, nhận định và đánh giá văn bản.

Đặc biệt, đề kiểm tra đi kèm với đáp án chi tiết, giúp học sinh tự kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của mình. Đáp án cung cấp cách giải, lời giải chi tiết và minh họa, giúp học sinh hiểu rõ hơn về từng bài tập và cách tiếp cận vấn đề.

Đề Kiểm Tra 1 Tiết Môn Ngữ Văn Lớp 12 Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2022-2023 là một tài liệu hữu ích cho các bạn học sinh lớp 12 để ôn tập và nắm vững kiến thức trong môn Ngữ Văn. Đồng thời, nó cũng là công cụ hỗ trợ quan trọng để các bạn tự kiểm tra và cải thiện kỹ năng giải bài tập.

>>> Bài viết có liên quan

Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Sử Trường THPT Nguyễn Hiền (Lần 2) Có Đáp Án
Top 10 Đề Thi GDCD THPT Quốc Gia 2020 (Tập 1) Có Đáp Án Và Lời Giải
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Toán Trường Trần Phú (Lần 1) Có Đáp Án
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2021 Môn Lý Trường Hồng Lĩnh (Lần 1) Có Đáp Án
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2021 Môn Sử (Đề 11) Theo Đề Minh Họa Có Lời Giải
Đề Thi GDCD THPT Quốc Gia 2020 Liên Trường Nghệ An (Lần 1) Có Đáp Án
Đề Thi Học Sinh Giỏi Môn Tiếng Anh 12 Trường Chuyên Quảng Nam (Đề 1) Có Đáp Án
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Sử (Đề 10) Có Lời Giải Chi Tiết Và Đáp Án
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Toán Trường Trần Quốc Tuấn Có Đáp Án
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Sử (Đề 9) Có Lời Giải Chi Tiết Và Đáp Án