Docly

10 Đề Thi Văn THPT Quốc Gia 2020 Có Đáp Án Chi Tiết-Tập 5

10 Đề Thi Văn THPT Quốc Gia 2020 Có Đáp Án Chi Tiết-Tập 5 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

Chào mừng bạn đến với trang tài liệu đặc biệt này! Trong bối cảnh học tập ngày càng trở nên quan trọng và khốc liệt, việc sở hữu những tài liệu chất lượng và chi tiết là một yếu tố quan trọng giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi quan trọng như Kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia (THPT) của Việt Nam.

Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn tập sách “10 Đề Thi Văn THPT Quốc Gia 2020 Có Đáp Án Chi Tiết – Tập 5”. Đây là một nguồn tài liệu hữu ích nhằm giúp bạn làm quen với định dạng và cấu trúc của đề thi Văn THPT Quốc gia năm 2020. Tập sách này cung cấp cho bạn 10 đề thi chính thức đã được ra đề trong kỳ thi trước đó, cùng với đáp án chi tiết, giải thích logic và phương pháp giải bài một cách rõ ràng và dễ hiểu.

Với việc sử dụng tài liệu này, bạn có thể rèn kỹ năng làm bài, củng cố kiến thức và tìm hiểu các phương pháp giải bài đúng cách. Bạn sẽ có cơ hội nắm vững các kỹ năng văn chương cần thiết như phân tích, nhận định, và biểu đạt ý kiến một cách mạch lạc và sáng tạo.

Hơn nữa, việc có đáp án chi tiết sẽ giúp bạn tự đánh giá và rút kinh nghiệm từ những bài làm của mình. Bạn có thể hiểu rõ hơn về các lỗi thường gặp và điều chỉnh phương pháp làm bài của mình để cải thiện kết quả thi trong tương lai.

Với tập sách “10 Đề Thi Văn THPT Quốc Gia 2020 Có Đáp Án Chi Tiết – Tập 5”, chúng tôi tin rằng bạn sẽ tìm thấy sự tự tin và sẵn sàng đối mặt với kỳ thi quan trọng. Hãy khám phá ngay để chuẩn bị tốt nhất cho thành công của mình. Chúng tôi hy vọng rằng tài liệu này sẽ giúp bạn trở thành người học xuất sắc và đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi THPT

>> Đề thi tham khảo

Đề Minh Họa Tiếng Anh 2020 Đợt 1 Có Đáp Án Và Lời Giải
Đề Thi THPT Quốc Gia 2021 Môn Anh Trường Nguyễn Viết Xuân Lần 1
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Địa Có Đáp Án (Đề 3)
Đề Thi Thử Tốt Nghiệp THPT 2022 Môn Sinh Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết (Đề 2)
8 Đề Thi THPT Quốc Gia 2020 Môn Toán Có Đáp Án Và Lời Giải-Tập 5

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

ĐỀ 46

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020

MÔN NGỮ VĂN

Thời gian: 120 phút



I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình.

Tôi xin chia sẻ với các bạn về câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời.

Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện. J.K.Rowling, tác giả của “Harry Potter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập một của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nổi tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”.

Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.

(Trích Tại sao lại chần chừ?, Tác giả Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr 39,40)

 Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.

Câu 2. Theo tác giả, mặt tích cực của thất bại mà “người thành công luôn dùng” là gì?

Câu 3. Việc tác giả trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng gì?

Câu 4. Anh/ chị có cho rằng trong cuộc sống thất bại luôn “là cái cớ để ta chần chừ”  không? Vì sao?

II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

            Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về việc bản thân cần chấp nhận sự thất bại để thành công trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm)

Nét riêng trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm về hình tượng Đất Nước qua đoạn thơ sau:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa”mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó…”

(Đất Nước – trích Trường ca Mặt Đường khát vọngNguyễn Khoa Điềm, Ngữ  văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2012, tr.118)

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN



A. HƯỚNG DẪN CHUNG



1. Thầy cô giáo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấmĐáp án - Thang điểm này để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, thầy cô giáo cần linh hoạt trong quá trình chấm, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo.

2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Đáp án - Thang điểm phải được thống nhất trong Tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi câu.

3. Bài thi được chấm theo thang điểm 10; lấy đến 0,25; không làm tròn điểm.

B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

 

ĐỌC HIỂU

3,0

 

1

Phương thức biểu đạt chính là: Nghị luận

0,5

2

Theo tác giả, Những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân.

0,5

 

3

–         Việc tác giả trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng:

      + Nhấn mạnh ý nghĩa tích cực của thất bại đối với thành công của mỗi người.

     + Câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long đều là người thật, việc thật được nhiều người biết đến như những “tấm gương sống” nên có giá trị thuyết phục cao cho luận điểm được nêu.

1,0

4

Học sinh có thể đưa ra quan điểm cá nhân, đồng tình hoặc không đồng tình nhưng phải lý giải vì sao.

      Gợi ý:

     – Trong thực tế cuộc sống thất bại nhiều khi đúng là “cái cớ để ta chần chừ”. Vì nhiều người thường chùn bước trước khó khăn, cản trở hay vấp ngã; không tự tin vào năng lực bản thân; thấy chán nản,…

      – Tuy nhiên Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công. Vì:

         + Không có con đường nào đi tới thành công mà dễ dàng, luôn có những khó khăn thử thách nếu ta coi thất bại chỉ như một thử thách, ranh giới cần vượt qua;

           + Thực tế chứng minh nhiều người thành công sau thất bại;

           + Thất bại còn như một phép thử, là thước đo cho ý chí, nghị lực và lý tưởng, năng lực của bản thân.

1,0

II

 

LÀM VĂN

7.0

 

 

Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về việc bản thân cần chấp nhận sự thất bại để thành công trong cuộc sống.


2,0

Câu 1

 

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

0,25

 

 

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của sự thay đổi bản thân.

0,25

 

 

c. Triển khai vấn đề cần nghị luận:

HS lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận theo nhiều cách nhưng cần xác định được thế nào là tính trung thực, chứng minh, làm rõ ý nghĩa của sự thay đổi bản thân.

Có thể theo hướng sau:

Giải thíchThất bại: thời điểm mà người ta chưa thể thực hiện được những mục tiêu mà mình đề ra, là những vấp ngã, khiến ta cảm thấy dễ dáng chán nản và mệt mỏi. Vấn đề nêu ra: cách ứng xử, thái độ của bản thân cần chấp nhận sự thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống.

Bình luận: bản thân cần chấp nhận sự thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống.

+ Cần nhận thức rõ: Thất bại chỉ là khoảnh khắc, là câu chuyện của một thời điểm; Con đường đi đến thành cong là con đường đi xuyên qua sự thất bại.

+ Thừa nhận và đối diện với thất bại. Chính nhờ thất bại mà con người tích lũy được kinh nghiệm, mài sắc được ý chí và nghị lực.

+ Kiểm điểm và nhìn nhận, đánh giá lại bản thân mình: Đánh giá lại năng lực, những kinh nghiệm mình đã gặt hái được.

+ Tìm kiếm một hướng đi mới hoặc tiếp tục cuộc hành trình.

Bài học, liên hệ:

+  Vấn đề nêu ra đã thể hiện lối sống lành mạnh tiến về phía trước. Thế hệ trẻ hiện nay rất ít chịu đựng được thất bại và vượt qua thất bại, hoặc bỏ cuộc, hoặc lảng tránh,..

+ Thất bại và thành công không đối lập với nhau. Thất bại là thành công bị trì hoãn. Chấp nhận thất bại là một cách, thậm chí là cách duy nhất để kiến tạo thành công.


1,0

 

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

 

e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận.

0,25

Câu 2

 

Nét riêng trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm về hình tượng Đất Nước qua đoạn thơ sau:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa”mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó…”

(Đất Nước – trích Trường ca Mặt Đường khát vọngNguyễn Khoa Điềm, Ngữ  văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2012, tr.118)


5,0

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài khái quát được toàn bộ nội dung nghị luận.

0,5

 

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Nét riêng của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong cách cảm nhận về hình tượng Đất Nước.

0,5

 

c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm; thể hiện được sự cảm nhận và vận dụng được các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

3,0

 

HS có thế trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

I. Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
– Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông giàu suy tư, chiêm nghiệm, cảm xúc dồn nén.

Đoạn trích “Đất Nước” thuộc chương V của bản trường ca Mặt đường khát vọng viết năm 1971 tại chiến khu Bình – Trị Thiên.
– Chín dòng thơ đầu thể hiện những nét riêng trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm về hình tượng Đất Nước.

II. Thân bài

1. Giải thích


– “Nét riêng”: là cái sáng tạo độc đáo, mới mẻ thể hiện phong cách của người nghệ sĩ khi khám phá, xây dựng hình tượng nghệ thuật.

Nét riêng của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn thơ là đã xây dựng được một hình tượng Đất Nước giản dị, quen thuộc qua  hình thức nghệ thuật độc đáo.

2. Phân tích, Chứng minh:

Hình tượng Đất Nước dung dị, đời thường được xây cất bằng những hình ảnh mộc mạc, giản dị: câu chuyện cổ tích, miếng trầu, cái kèo, cái cột, hạt gạo,…

Hình tượng Đất Nước được cảm nhận trong chiều sâu văn hóa và lịch sử:

+) Đất Nước mĩ lệ, nên thơ trong không gian huyền thoại của những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết,…
+) Cội nguồn Đất Nước gắn với quá trình hình thành văn hóa, lối sống, phong tục tập quán, đời sống tinh thần của người Việt: tục ăn trầu, tóc búi sau đầu; truyền thống chống giặc kiên cường, bền bỉ; lối sống ân nghĩa, thủy chung; truyền thống lao động cần cù; quá trình hình thành, phát triển ngôn ngữ dân tộc;…

Hình tượng Đất Nước mang đậm phong cách Nguyễn Khoa Điềm:

+) Sử dụng nhuần nhuyễn và sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian: tác giả chỉ bắt lấy linh hồn của những câu chuyện, những nét đẹp phong tục… đem đến cho độc giả những liên tưởng sâu xa, thú vị. Vì vậy Đất Nước trong mỗi người đẹp một cách riêng.

+) Kết hợp hài hòa giữa chất trữ tình và tính chính luận:
~ Giọng thơ trầm lắng, cảm xúc dồn nén đầy ngưỡng vọng, tự hào về cội nguồn, về lịch sử hình thành và phát triển của Đất Nước.

~ Những chiêm nghiệm, suy tư về Đất Nước của tác giả đã hướng thế hệ trẻ về cội nguồn lịch sử dân tộc, về ý thức trách nhiệm của thế hệ mình đối với Đất Nước.

3. Đánh giá:

Hình tượng Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm không xa lạ mà gần gũi, không trừu tượng mà cụ thể, không tráng lệ, kì vĩ mà dung dị, đời thường. Góp phần thể hiện chủ đề đoạn trích “Đất Nước của Nhân dân”.

Với phong cách tài hoa độc đáo, Nguyễn Khoa Điềm đã tạo nên một không gian nghệ thuật riêng vừa bình dị, thân quen vừa bay bổng, lãng mạn khơi dậy tình yêu và trách nhiệm của mọi người đặc biệt là thế hệ trẻ đối với Đất Nước.

III. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.

 

 

 

d. Bài viết sáng tạo: Bài viết có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0,5

 

 

e. Đúng chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

0,5

 

 

Tổng điểm

10.0





ĐỀ 47

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020

MÔN NGỮ VĂN

Thời gian: 120 phút

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

Khi nói đến ước mơ của mỗi người thì điều đầu tiên cần phải xác định đó không phải là những mong ước viển vông mà chính là mục đích con người đặt ra và cố gắng phấn đấu để đạt đến trong cuộc đời mình.

Đồng thời một yếu tố cũng hết sức quan trọng là cần phải xác định cách thức để đạt được mục đích đó, bởi không ai trong cuộc đời này lại không muốn đạt đến một điều gì đó. Sự khác biệt chính là ở phương thức thực hiện, cách thức đạt đến ước mơ của mỗi người và điều này sẽ quyết định“đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người.

Có người đi đến ước mơ của mình bằng cách trung thực và trong sáng thông qua những nỗ lực tự thân tột cùng. Đây là những người có lòng tự trọng cao và biết dựa vào sức của chính mình, tin vào khả năng của chính mình và sự công bằng của xã hội. Đối với họ, mục tiêu chưa chắc là điều họ quan tâm, cái họ quan tâm hơn chính là phương thức để đạt đến mục tiêu trong cuộc sống.

Chính vì vậy họ là những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận“tầm gửi”, trở thành công cụ trong tay người khác hay giao phó tương lai của mình cho người khác. Sở dĩ như thế là bởi họ chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến, đồng thời cũng là những người xem phương tiện quan trọng như mục tiêu của cuộc đời mình.

(Nguồn: Lê Minh Tiến, Đẳng cấp về nhân cách, http://tuoitre.vn)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Theo tác giả, điều gì sẽ quyết định “đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người?

Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi” chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến.

Câu 4. Từ đoạn trích trên, hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?


II LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Sự khác biệt chính là ở phương thức thực hiện, cách thức đạt đến ước mơ của mỗi người và điều này sẽ quyết định “đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người.

Câu 2. (5.0 điểm)

Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam – đông bắc, phía đó, nơi cuối con đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non. Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Và như vậy, giống như sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét; sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình; Huế trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông. Đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang nước sông Hương tỏa đi khắp phố thị, với những cây đa, cây cừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được. Những chi lưu ấy, cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước, khiến cho sông Hương khi qua thành phố đã trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh.

(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?- Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 199 )

Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của sông Hương khi vào thành phố Huế qua đoạn văn trên .

………..…. HẾT ……………….


Thí sinh không được sử dụng tài liệu.Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


HƯỚNG DẪN CHẤM

I/ Hướng dẫn chung:

- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm.

- Cần linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.

- Cho điểm lẻ đến 0,25. Điểm toàn bài giữ nguyên không làm tròn.

II/ Đáp án và thang điểm:


Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I


ĐỌC HIỂU

3.0

1

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

0.5

2

Điều sẽ quyết định “đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người là: phương thức thực hiện, cách thức đạt đến ước mơ của mỗi người.

0.5


3

Những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi” chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến. Tác giả nói như vậy vì:

- “Tầm gửi” là lối sống dựa dẫm vào người khác, là những người kém bản lĩnh, bất tài.

- Những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi” là những người có lòng tự trọng, có ý thức về giá trị bản thân, luôn nỗ lực vươn lên để đạt được mục đích.

(Học sinh có thể diễn đạt khác nhau, tỏ ra hiểu vấn đề là được)

1.0

4

Thí sinh có thể rút ra bài học:

- Nỗ lực thực hiện ước mơ bằng chính khát vọng và khả năng của bản thân.

- Tự tin, tự trọng làm nên giá trị con người

(Học sinh có thể diễn đạt khác nhau, tỏ ra hiểu vấn đề là được)

1.0

II


LÀM VĂN

7.0

1

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Sự khác biệt chính là ở phương thức thực hiện, cách thức đạt đến ước mơ của mỗi người và điều này sẽ quyết định “đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người.

2.0

a.Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: có đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.

0.25

b.Xác định đúng vấn đề nghị luận: Sự khác biệt chính là ở phương thức thực hiện, cách thức đạt đến ước mơ của mỗi người và điều này sẽ quyết định “đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người.

0.25

c.Thí sính có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần triển khai vấn đề theo các ý cơ bản sau:

- Ước mơ là mong muốn đạt đến những điều tốt đẹp ở tương lai. “Đẳng cấp” nhân cách chỉ mức độ cao về bản lĩnh, đạo đức, nhân cách của một con người. Như vậy con đường, cách thức thực hiện ước mơ của mỗi người sẽ cho thấy bản lĩnh, đạo đức, lối sống và giá trị đích thực của người đó.

- Ước mơ có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Nhờ có ước mơ con người có thể chinh phục tự nhiên, tạo nên những thành tựu về khoa học và công nghệ.

- Ước mơ hiện diện trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, từ học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, quản lí xã hội…

- Phê phán thói dựa dẫm, ỉ lại, thụ động, không có ước mơ, hoài bão…

- Khẳng định sống phải có ước mơ và dám ước mơ. Tự trọng, tự tin khi thực hiện ước mơ của mình.

1.0

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

0.25

e. Sáng tạo

0.25

2

Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của sông Hương khi vào thành phố Huế qua đoạn văn.

5.0

a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

0.25

b.Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của sông Hương khi vào thành phố Huế qua đoạn văn trích trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

0.5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau:


* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận.

0.5

*Cảm nhận về vẻ đẹp của sông Hương khi vào thành phố Huế:

- Sông Hương như tìm được chính mình, mang vẻ đẹp quyến rũ đầy nữ tính

(tươi vui hẳn lên, mềm hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu).

- Những chi lưu – những nhánh sông đào tỏa đi khắp phố thị khiến cho Huế vốn là một thành phố hiện đại thêm vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc (những cây đa cây cừa tỏa bóng, những xóm thuyền chài xúm xít, những ánh đèn lung linh....) - những hình ảnh khiến dòng sông vừa gần gũi với cuộc sống đời thường, vừa xa xăm trong cõi miên viễn của cổ thi…

-Vẻ đẹp tinh tế của sông Hương từ điệu chảy chậm lặng lờ (cơ hồ chỉ còn là mặt hồ yên tĩnh), dòng sông nằm trong thành phố yêu quý của mình. Điều này thể hiện niềm tự hào của tác giả về vẻ đẹp riêng của sông Hương giữa đô thị cổ Huế.

-Vẻ đẹp của sông Hương được thể hiện bằng ngôn từ trau chuốt; nhiều hình ảnh đặc sắc mang giá trị biểu cảm cao; các biện pháp tu từ nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá; cái tôi mê đắm và tài hoa.

3.0




















d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị

luận

0.5

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

0.25

TỔNG ĐIỂM

10.0


ĐỀ 48

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020

MÔN NGỮ VĂN

Thời gian: 120 phút


I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu

Vàng bạc uy quyền không làm ra chân lí

Óc nghĩ suy không thể mượn vay

Bạch Đằng xưa, Cửu Long nay

Tắm gội lòng ta chẳng bao giờ cạn.


Ta tin ở sức mình, vô hạn

Như ta tin ở tuổi 25

Của chúng ta là tuần trăng rằm

Dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái.


Ta tin ở loài người thúc nhanh thời đại

Những sông Thương bên đục, bên trong

Chảy về xuôi, càng đẹp xanh dòng

Lịch sử vẫn một sông Hồng vĩ đại...

(Trích Tuổi 25 của Tố Hữu, sách Tố Hữu Từ ấy và Việt Bắc, NXB văn học, tr332)

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn thơ trên? (0,5 điểm)

Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ “Của chúng ta là tuần trăng rằm; Dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái”? (0,5 điểm).

Câu 3. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng ở khổ thơ thứ 2. Hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ ấy? (1,0 điểm)

Câu 4. Nhà thơ đã tâm sự gì qua đoạn thơ trên? (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Trong truyện Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân tả nhân vật Tràng với hai lần gặp “thị”:

Lần đầu, Tràng kéo xe thóc liên đoàn lên tỉnh, Tràng chỉ hát mấy câu vu vơ: Muốn ăn cơm trắng mấy giò/Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì. Lần thứ hai: hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt. Sau đó chỉ mất bốn bát bánh đúc và một câu nói đùa Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về. Tràng đã dẫn thị về nhà. (“Vợ nhặt”-Kim Lân-Ngữ văn 12, tập hai, nxb Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 26, 27)

Phân tích hình ảnh nhân vật Tràng trong hai lần miêu tả trên.



-------Hết--------

ĐÁP ÁN-HƯỚNG DẪN CHẤM

I. Hướng dẫn chung

- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.

- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.

- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.

- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,25.


II. Đáp án và thang điểm


Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I


Đọc hiểu



1

Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ tự do

0.5

2

Hai câu thơ nói lên sức mạnh của tuổi trẻ: dám ước mơ và hành động để thực hiện những lí tưởng cao đẹp của mình- sẽ làm chủ tương lai của đất nước….


0.5

3

- Biện pháp tu từ:

+ So sánh: “Như ta tin ở tuổi 25; tuổi 25 Của chúng ta là tuần trăng rằm”.

+ Điệp ngữ: Ta tin

+ Liệt kê: Dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái

- Hiệu quả: Nhấn mạnh và biểu đạt sâu sắc, sinh động, gợi cảm sức mạnh, niềm tin của tuổi trẻ vào hành động, lý tưởng và ước mơ.




1.0

4

- Nhà thơ đang tâm sự về tuổi trẻ của mình và thế hệ mình: mang tất cả sức mạnh tâm huyết, niềm tin của tuổi trẻ để dâng hiến đấu tranh, bảo vệ tổ quốc …

- Từ tâm sự cá nhân, nhà thơ nhắn gửi tới thế hệ trẻ sống phải có lí tưởng cao đẹp, có niềm tin vào chính mình và mọi người để tạo nên những trang sử hào hùng của dân tộc…



1.0

II

2

Làm văn




a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

0.5

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hai lần nhà văn miêu tả nhân vật Tràng gặp nhân vật thị trên tỉnh đã thể hiện tấm lòng nhân đạo mà ông đã dành cho người nông dân Việt Nam.

0.5


c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

* Giới thiệu tác giả Kim Lân, tác phẩm “Vợ nhặt”

* Phân tích hình ảnh nhân vật Tràng trong hai lần miêu tả

- Nhân vật Tràng ở lần gặp gỡ thứ 1:

+ Hoàn cảnh xuất hiện: Tràng kéo xe bò thuê lên tỉnh để kiếm sống. Vì mệt quá, nên anh cất lên câu hò. Không ngờ, đó là câu hò khiến cho nhân vậtthị chú ý. Sau câu hò vu vơ của Tràng, Tràng đã được một người đàn bà ton ton chạy ra đẩy xe và tít mắt cười tình.

+ Ý nghĩa:

++ Câu hò trở thành nhịp cầu nối, mở đầu cuộc gặp gỡ của hai con người cùng khổ trong nạn đói 1945.

++Hành động chạy ra đẩy xe và tít mắt cười tình của người vợ nhặt tác động rất mạnh đến tâm lý của một người đàn ông trưởng thành vốn phải sống đơn độc. Hành động đó của thị đã đem đến cho Tràng cảm giác và cảm xúc hoàn toàn mới mẻ, khác hẳn với câu bông đùa hàng ngày cùng lũ trẻ con. Nó khơi dậy cho Tràng một khát khao chân chính, mãnh liệt mà người trưởng thành nào cũng có, đó là khát khao được chia sẻ yêu thường cùng một người khác giới.

- Nhân vật Tràng ở lần gặp gỡ thứ 2:

+ Hoàn cảnh xuất hiện: Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ thì người vợ nhặt xuất hiện với giọng nói sưng sỉa: –Điêu! Người thế mà điêu! Rồi Tràng nhận ra sự thay đổi đến đáng thương trước ngoại hình của người vợ nhặt.

+ Ý nghĩa:

++ Điều tác động mạnh nhất đến Tràng chính là sự biến đổi bất ngờ đến không hề nhận ra của cô vợ nhặt. Chỉ sau một thời gian ngắn ngủi, với sự tàn phá khủng khiếp của cái đói, cô vợ nhặt gần như biến đổi hoàn toàn về nhân hình, nhân dạng. Từ một người khỏe mạnh, thị đã biến thành kẻ đói rách, khổ sở: “quần áo tả tơi như tổ đỉa, thị gầy rọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”.

++ Vốn là người nông dân hiền lành, lương thiện, sự thay đổi, biến dạng của người vợ nhặt không thể không tác động vào lòng trắc ẩn nơi Tràng. Bởi vậy, Tràng đã rất nhanh chóng đi đến quyết định cho thị ăn một bữa no rồi dẫn về nhà làm vợ. Thực chất đó chính là hành động đầy tình người, dám đưa đôi bàn tay của mình để cưu mang những người cùng cảnh ngộ.

++ Bốn bát bánh đúc và câu nói đùa “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” của Tràng đã trở thành sự thật vì sau đó người vợ nhặt theo Tràng về thật.

* Nghệ thuật

- Tạo tình huống “nhặt ” vợ rất éo le, bất ngờ và cảm động

- Tràng nhặt được vợ phù hợp với tâm lý và tình cảm của nhân vật không có sự khiên cưỡng, chắp nối

- Ngôn ngữ đậm chất nông dân và có sự gia công sáng tạo của nhà văn.

* Đánh giá chung
Đánh giá ý nghĩa và giá trị của tác phẩm, rút ra những bài học cho bản thân từ vấn đề…

5.0


0.5


1.0






0.5












1.5





0.5


















0.5






0.5



d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0.5


e. Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0.5



ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10 điểm



ĐỀ 49

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020

MÔN NGỮ VĂN

Thời gian: 120 phút


I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Giận dữ là cảm xúc rất tự nhiên khi ta thấy điều gì đó trái ý mình. Nhưng sự tức giận cũng là “con dao hai lưỡi”. Không nên để “nóng giận mất khôn”, cũng như không nên cố tình chôn vùi hay che giấu sự giận dữ đang sôi sục trong lòng. Tuy nhiên, nếu giận dữ vào đúng lúc và đúng chỗ, ta sẽ tìm cách giải quyết vấn đề và tháo gỡ những cảm xúc tiêu cực của bản thân.

Khi một sự việc nào đó diễn ra ngoài ý muốn, ta có thể lựa chọn: hoặc bước thêm một bước, cố gắng kiểm soát sự việc, và khiến chúng diễn tiến như cách ta muốn, hoặc lùi lại một bước, lặng lẽ quan sát sự việc, suy ngẫm và tìm ra cách phản ứng khiến cho tâm hồn mình thanh thản. Đừng bao giờ đánh mất sự bình yên trong tâm hồn chỉ vì những nóng giận nhất thời.

Trước đây, tôi thường cố che giấu sự giận dữ của mình, cũng vì thế mà trong tôi lúc nào cũng như chất chứa một dòng nham thạch chỉ trực chờ cơ hội là tuôn trào phá hủy tất cả. Nhưng giờ đây, tôi hiểu rằng, mình cần thiết nhìn nhận và làm chủ cảm xúc nguy hiểm ấy, đồng thời lựa chọn thời điểm thích hợp để giải thoát chúng. Có như thế, chúng mới không khiến tôi mắc phải sai lầm, hoặc làm tổn thương người khác”.

(Theo Quên hôm qua sống cho ngày mai, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, tr.11-12)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2. Vì sao người viết lại cho rằng sự tức giận là "con dao hai lưỡi"?(1điểm)

Câu 3. Theo anh/chị, vì“sao đừng bao giờ”đánh mất sự bình yên trong tâm hồn chỉ vì những nóng giận nhất thời? (1.0 điểm)

Câu 4. Anh/Chị thường làm gì khi giận dữ hoặc chứng kiến cơn giận dữ của người khác? (0,5 điểm)

II. LÀM VĂN

Câu 1. Từ văn bản thuộc phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách kiểm soát cơn tức giận trong bản thân.

Câu 2. Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ”.

(Trích Sóng - Xuân Quỳnh, theo Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dụ– Việt Nam, tr.156)


HƯỚNG DẪN CHẤM

- Thầy cô cần quan sát bài làm của học sinh một cách tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. Trân trọng những bài viết có suy nghĩ mới lạ, độc đáo.

- Điểm thành phần tính đến 0,25. Điểm tổng toàn bài làm tròn theo quy định.


PHẦN


NỘI DUNG

ĐIỂM

Đọc hiểu

 

3.0

Câu 1

Phương thức nghị luận/ nghị luận

0,5

Câu 2

Sự tức giận là con dao hai lưỡi vì khi nóng giận ta "mất khôn", tức là không còn bình tĩnh, tỉnh táo để xử trí mọi việc một cách hợp lí, thấu đáo, nhưng nếu giận dữ vào đúng lúc và đúng chỗ, ta sẽ tìm cách giải quyết vấn đề và tháo gỡ những cảm xúc tiêu cực của bản thân.

1,0

Câu 3

Không nên đánh mất sự bình yên trong tâm hồn chỉ vì những nóng giận nhất thời vì những nóng giận, dù là nhất thời, cũng đều khiến ta cảm thấy khó chịu, bực bội, tức tối, thậm chí muốn trả thù... – đây đều là những cảm xúc tiêu cực. Những cảm xúc này sẽ khiến tâm hồn ta trở nên sục sôi thay vì tĩnh lặng, yên bình. Trong khi đó, sự bình yên trong tâm hồn mới là điều quí giá hơn cả.

1,0

Câu 4

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, phù hợp với chuẩn mực đạo đức.

 0,5

Làm văn

 

7.0

Câu 1

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách kiểm soát cơn tức giận trong bản thân.

2.0

 

 

1. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận: Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.

( Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc)

0.25

2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Ý nghĩa việc kiểm soát cơn tức giận trong bản thân

0.25

3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể:

* Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan (có thể lấy ý thể hiện trong phần Đọc hiểu) để nêu vấn đề cần nghị luận.

* Các câu phát triển đoạn:

- Bàn luận

* Vì sao con người thường có cảm xúc nóng giận? Biểu hiện?

- Khi gặp phải những điều không vừa lòng, không đúng ý.

- Khi ai đó làm cho bạn bực mình

- Khi tức giận, chúng ta có xu hướng nổi nóng, nói to, quát to, có những hành vi như quăng đập các đồ vật gần quanh mình, thậm chí đánh đuổi đối tượng gây ra cơn giận dữ của mình...

* Vì sao phải kiểm soát cơn tức giận của bản thân? Làm thế nào để kiểm soát cơn tức giận? : Kiểm soát cơn tức giận của bản thân tức là làm chủ được những lời nói, cử chỉ, hành động của bản thân khi tức giận, không làm tổn hại, tổn thương đến đối tượng xung quanh, chúng ta có thể: chủ động tránh mặt nguyên nhân gây ra cơn tức giận của ta; kiềm chế lời nói bằng cách im lặng; tìm kiếm, phân tích nguyên cớ dẫn đến cơn tức giận; nếu buộc phải đối diện với nguyên nhân khiến ta tức giận thì cố gắng giữ bình tĩnh để không có những lời nói, cử chỉ, hành động thô lỗ, thiếu văn hóa

- Mở rộng:

- Khâm phục những người có cách cư xử hòa nhã, bình tĩnh.

- Nếu để sự tức giận lên đến đỉnh điểm, con người rất dễ gây tội ác.

*Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp


1.0





4 .Sáng tạo:  Có cách diễn đạt độc đáo; thể hiện được những suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0.25

5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0.25

 


Câu 2

Phân tích 2 khổ thơ trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

 

5.0

 



1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá, kết luận được vấn đề.

0.25

2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận được nội dung của 2 khổ thơ trong bài thơ Sóng.

0.5

3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Học sinh có thể trình bày hệ thống các luận điểm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:

0.5

3.1. Cảm nhận đoạn thơ

a. Nội dung: Nhân vật trữ tình em với những trăn trở về sự hữu hạn của cuộc đời, của tình yêu và khát vọng được dâng hiến hết mình cho tình yêu.

Đoạn 1:

+ Cuộc đời - năm tháng là hoán dụ chỉ thời gian (thời gian của đời người và thời gian của vũ trụ); biển - mây là hoán dụ chỉ không gian. Cuộc đời con người dẫu có dài đến một trăm năm hoặc lâu hơn nữa thì so với thời gian vô cũng vô tận của vũ trụ cũng chỉ là khoảnh khắc hữu hạn. Biển tưởng như rộng lớn vô cùng nhưng vẫn bị giới hạn bởi bờ cõi trong khi đó, áng mây nhỏ bé lại có thể bay từ bầu trời này qua bầu trời khác, có thể bay trên khắp mặt biển, đại dương.

+ Năm tháng là dòng thời gian vô thủy vô chung, con đường bay của mây gợi đến không gian vô cùng vô tận; còn cuộc đời là quĩ thời gian hữu hạn, ngắn ngủi, biển gợi đến cái nhỏ bé.

Đoạn 2

+ Cấu trúc nghi vấn cầu khiến (Làm sao được tan ra) diễn tả nỗi trăn trở và ước muốn chân thành, tha thiết, mãnh liệt của em.

+ Tan ra: khát vọng hi sinh, dâng hiến trọn vẹn cho tình yêu, là sống hết mình, yêu hết mình, dâng hiến hết mình cho tình yêu.  Giải pháp thể hiện trái tim nhân hậu, vị tha, giàu đức hi sinh, bao dung vô cùng của người phụ nữ trong tình yêu khi không thể kéo dài năm tháng, khi bối rối, lo âu trước cái ngắn ngủi của tình yêu.

+ Khi tan ra, khi dâng hiến tận độ cho tình yêu, em dường như đã chiến thắng cái hữu hạn của cả thời gian và không gian . Do đó, tình yêu của em được vĩnh hằng cùng vô biên năm tháng.

b. Nghệ thuật: Về nghệ thuật: thể thơ năm chữ với những câu thơ không ngắt nhịp, hình ảnh hoán dụ giàu sức liên tưởng (cuộc đời, năm tháng, biển, mây); ẩn dụ (sóng, biển lớn tình yêu...), số từ (trăm, ngàn); giọng điệu thiết tha, chân thành...

3.0

Chính tả, dùng từ, đặt câu:

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

0.25

5. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

.

0.5




ĐỀ 50

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020

MÔN NGỮ VĂN

Thời gian: 120 phút



I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

(1) Điều mà tôi luôn đau đáu là: hầu hết mọi người đều đang sống dưới khả năng của mình. Tại sao như vậy? Mỗi người đều có những tiềm năng khác nhau. Mỗi người đều có những thế mạnh khác nhau. Nhưng tại sao hầu hết mọi người đều không sống đúng với tiềm năng của mình?

(2) Có thể là vì đa phần chúng ta đều lười, đều không sử dụng hiệu quả quỹ thời gian của mình.

(3) Có thể là vì nhiều người trong chúng ta chưa nhận thức được sức mạnh của thói quen, chúng ta muốn thay đổi nhưng chưa đủ động lực để vượt qua được sức ì, sự trì níu của những thói quen xấu.

(4) Hoặc cũng có thể là vì, sau những lần thất bại trong cuộc sống, sau những va vấp của tuổi trẻ, từ bao giờ chúng ta đã tự thuyết phục bản thân rằng mình là một người bình thường, mình không có gì đặc biệt, rằng hãy thôi mơ mộng viển vông, hãy chấp nhận sống một cuộc đời bình thường, có những công việc bình thường. Và rồi chúng ta chết đi, trên tấm bia mộ ghi: “Đây là nơi yên nghỉ của một người hoàn toàn bình thường”.

(5) Bạn thân mến, nếu bạn đã có lúc nào đó nghĩ rằng mình là người đặc biệt, rằng mình khác thường, thì đừng dập tắt ý nghĩ đó. Hãy tin vào lời thì thầm bên trong của mình, hãy trân trọng sự khác biệt, nuôi dưỡng niềm tin vào bản thân mình. Âm thầm rèn luyện, tìm kiếm đam mê và theo đuổi con đường riêng của mình. Rồi một lúc nào đó, bạn sẽ thấy mình đang sống đúng như cách mà bạn từng mơ ước.

(6) -Hãy luôn tin rằng bạn là một ngôi sao chờ ngày tỏa sáng.

(Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?, Roise Nguyễn, NXB Hội nhà văn, trang 245 – 246)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0.5đ)

Câu 2. Theo tác giả, những nguyên nhân nào khiến “hầu hết mọi người đều không sống đúng với tiềm năng của mình”? (0.5đ)

Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Bạn là một ngôi sao chờ ngày tỏa sáng”. (1.0đ)

Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao? (1.0 đ)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng niềm tin vào chính bản thân mình.

Câu 2: (5,0 đim)

Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp tình yêu của người phụ nữ các khổ thơ sau trong tác phẩm Sóng – Xuân Quỳnh. Từ đó liện hệ tình yêu của tuổi trẻ hiện nay.

Trong hai khổ thơ đầu:

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ

Đến hai khổ thơ cuối:

Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa



Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.

(Ngữ Văn 12, tập một, tr.155 – 156, NXB Giáo Dục – 2008)



.-----------HẾT----------

HƯỚNG DẪN CHẤM


Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I


ĐỌC HIỂU

3.0







1

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

0.5

2

Theo tác giả, những nguyên nhân khiến: “hầu hết mọi người đều không sống đúng với tiềm năng của mình” là:

- Có thể chúng ta đều lười, đều không sử dụng hiệu quả quỹ thời gian của mình.

- Có thể chúng ta chưa nhận thức được sức mạnh của thói quen, sự trì níu của những thói quen xấu.

- Có thể là sự nản chí sau những lần thất bại, sau những va vấp của tuổi trẻ…

0.5

3

Học sinh chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Bạn là một ngôi sao chờ ngày tỏa sáng”.

- Biện pháp: So sánh:

- Tác dụng: khẳng định mỗi người đều tiềm ẩn giá trị và vẻ đẹp riêng, đem đến niềm tin và sự cố gắng cho mỗi người trong cuộc sống; cách nói giàu hình ảnh, cụ thể, sinh động.

1.0


4

Yêu cầu:

- Hình thức: đoạn văn 5 - 7 câu.

- Nội dung: Học sinh có thể lựa chọn những thông điệp khác nhau, có ý nghĩa đối với nhận thức và hành động của bản thân. Lý giải được sự lựa chọn (ý nghĩa của thông điệp)

1.0

II


LÀM VĂN

7.0





































1

Viết đoạn văn về tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng niềm tin vào chính bản thân mình

2.0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng niềm tin vào chính bản thân mình

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng niềm tin vào chính bản thân mình. Có thể triển khai theo hướng:

Niềm tin vào bản thân là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành công. Nó không chỉ mang lại cho bạn những suy nghĩ tích cực, đem lại niềm tin yêu cuộc sống, yêu con người, tin vào những gì tốt đẹp mà còn là nền tảng của mọi sự thành công. Đánh mất niềm tin hoặc không tin vào chính mình thì con người sẽ không có ý chí nghị lực để vươn lên, đánh mất tất cả thậm chí cuộc sống của chính mình. Niềm tin giúp con người vượt lên mọi thử thách và trưởng thành. Tuy nhiên đừng quá tự tin vào bản thân dẫn đến chủ quan, đừng quá tự tin mà bước sang ranh giới của tự kiêu, tự phụ sẽ dẫn đến thất bại.

1.0

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

0.25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.25

2

Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp tình yêu của người phụ nữ các khổ thơ sau trong tác phẩm Sóng – Xuân Quỳnh. Từ đó liện hệ tình yêu của tuổi trẻ hiện nay

5.0



a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp tình yêu của người phụ nữ ở các khổ thơ sau trong tác phẩm Sóng – Xuân Quỳnh. Từ đó liện hệ tình yêu của tuổi trẻ hiện nay.

0.5


c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:




Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh, bài thơ Sóng và đoạn trích

0.5



* Cảm nhận vẻ đẹp của tình yêu của người phụ nữ qua các khổ thơ sau

- Hai khổ đầu:

+ Mượn sóng để liên tưởng đến những cung bậc khác nhau trong tình yêu của người phụ nữ - phong phú, đối cực, phức tạp, đầy bí ẩn

+ Khát vọng vươn xa, thoát khỏi những gì nhỏ hẹp, chật chội, tầm thường

- Hai khổ cuối:

+ Những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời; ý thức được sự hữu hạn của đời người và sự mong manh khó bền của hạnh phúc…

+ Khát vọng sống hết mình trong tình yêu, khát vọng hóa thân thành sóng để bất tử hóa tình yêu, vượt lên mọi giới hạn của đời người

- Nghệ thuật:

+ Thể thơ năm chữ truyền thống; cách ngắt nhịp gieo vần độc đáo; giàu sức liên tưởng.

+ Xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết…

- Đánh giá chung: Tình yêu mãnh liệt, thủy chung, duy nhất, tự nguyện, với một niềm tin mãnh liệt vào tương lai, hạnh phúc. Vẻ đẹp trong tình yêu cũng chính là vẻ đẹp trong tâm hồn của Xuân Quỳnh.

2.0



* Liên hệ tình yêu của tuổi trẻ hiện nay:

- Tuổi trẻ hôm nay vẫn phát huy được những vẻ đẹp của tình yêu trong bài thơ như :

+ Sống hết mình trong tình yêu

+ Niềm khát khao, tin tưởng vào một tình yêu đích thực 

+ Chủ động vươn tới một tình yêu cao đẹp 

- Bên cạnh đó, một bộ phận nhỏ các bạn trẻ có quan niệm sai lầm trong tình yêu. Họ sống thực dụng, không trân trọng những giá trị truyền thống đẹp đẽ của tình yêu. 

1.0



d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0.25



e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0.5

TỔNG ĐIỂM

10.0

* Lưu ý:Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.

ĐỀ 51

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020

MÔN NGỮ VĂN

Thời gian: 120 phút

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn có nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta chia sẻ, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác.Đó chính là sự cho và nhận trong cuộc đời này.

Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói?Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương.

Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương.Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi.


(TríchLời khuyên cuộc sống, nguồn : radiovietnam.vn/…/xa…/loi-khuyen-cuoc-song-suy-nghi-ve-cho-va-nhan)

Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản.(0,5 điểm)

Câu 2.Nội dung chính của đoạn văn bản là gì? (0,5 điểm)

Câu 3.Tại sao tác giả cho rằng “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình.” (1,0 điểm)

Câu 4.Anh/chị có đồng tình với quan điểm “Chúng ta đau chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác.”Vì sao? (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong phần đọc hiểu:“sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi”.


Câu 2. (5.0 điểm)

Trong Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 1/12/2003, Cô- phi An- nan viết:“Trong thế giới khốc liệt của AIDS không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”. (Ngữ văn 12 tập I - NXB Giáo dục 2008 - trang 83)

Anh chị hãy phân tích để thấy rõ ý nghĩa của ý kiến trên?

----------Hết----------

(Học sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)


HƯỚNG DẪN CHẤM

A. HƯỚNG DẪN CHUNG

1. Thầy cô giáo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm này để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, thầy cô giáo cần linh hoạt trong quá trình chấm, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo.

2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải được thống nhất trong Tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm toàn bài.

3. Bài thi được chấm theo thang điểm 10. Điểm lẻ toàn bài tính theo quy định.

B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

PHẦN

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

ĐIỂM

I. Đọc hiểu

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

0.5

Câu 2.

Nội dung chính: Bàn về mối quan hệ giữa chonhận của con người trong cuộc sống.



0.5

Câu 3

Vì: Đó là sự ”cho” đi xuất phát từ tấm lòng, từ tình thương yêu thực sự, không vụ lợi, không tính toán thiệt hơn. Khi đó cái ta nhận lại sẽ là niềm vui, hạnh phúc thực sự.




1.0

Câu 4.

Thí sinh có thể trả lời nhiều cách khác nhau, miễn sao phù hợp với yêu cầu của đề và các chuẩn mực đạo đức, pháp luật.

+ Đông tình hoặc không đồng tình

+ Lí giải hợp lí, logic, đúng chuẩn mực



0.25

0.75

II. Làm văn

Câu 1.

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến được nêu trong phần đọc - hiểu: ”Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi”

2.0


a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn:

- Viết đúng hình thức một đoạn văn.

- Vận dụng các thao tác lập luận hợp lý để giải quyết vấn đề.

0.25


b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống

0.25


c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau. Song cần đạt các ý sau đây:

* Giải thích

Cho: là sự san sẻ, giúp đỡ, quan tâm, yêu thương người khác xuất phát từ cái tâm, từ tấm lòng.

Nhận: là sự đền ơn, đáp lại những điều tốt đẹp.

Câu nói nhấn mạnh mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống con người, đặc biệt là phải biết cho đi nhiều hơn.

* Bàn luận

- Con người cho đi nhiều sẽ nhận lại được nhiều điều tốt đẹp hơn. Cía cho đi đa dạnh phong phú cả giá trị vật chất lẫn tinh thần.

- Cho đi một cách nhân thành những gì tốt đẹp nhất một cách vô tư, mà không toan tính, chờ đợi nhận lại bạn đã đem đến niềm vui và hạnh phúc, giảm bớt sầu bi, khó khăn, bất hạnh cho người khác đồng thời mang lại cho mình sự thanh thản, hạnh phúc.

- Phê phán những con người có lối sống ích kỉ, cá nhân, vuk lợi, chỉ mong đợi nhận của người khác mà không hề biết cho đi.

* Bài học

- đây là lời khuyên về lối sống đẹp, biết san sẻ, yêu thương.

- Cần luôn cố gắng rèn luyện bản thân mình giàu có về vật chất lẫn tinh thần để có thể cho đi nhiều hơn.

1.0


d. Viết đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

0.25


e. Có tư duy sáng tạo, lối viết độc đáo

0.25

Câu 2.

Trong Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 1/12/2003, Cô- phi An- nan viết:“Trong thế giới khốc liệt của AIDS không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”. (Ngữ văn 12 tập I - NXB Giáo dục 2008 - trang 83)

Anh chị hãy phân tích để thấy rõ ý nghĩa của ý kiến trên?

5.0


  1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0.25


b.Xác định đúng vấn đề nghị luận

làm sáng rõ giá trị ý kiến của Cô-phi An-nan: :“Trong thế giới khốc liệt của AIDS không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết” trong tác phẩm Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 1/12/2003”

0.5


c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Học sinh có thể trình bày hệ thống luận điểm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau đây:



3.25

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.

*giải thích

  • Giải thích khái niệm căn bệnh AIDS: AIDS là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh, nghĩa là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (còn gọi là bệnh liệt kháng hoặc SIDA). AIDS là đại dịch vô cùng nguy hiểm, là thảm họa của loài người. Nếu không tích cực phòng chống, AIDS sẽ gõ của từng nhà và đưa loài người đến chỗ diệt vong.

  • Vị trí ý kiến: ý kiến được đưa ra khi tác giả đã thấy rõ tình hình dịch bệnh và công tác phòng chống dịch bệnh trên toàn thế giới, kết quả không như mong đợi và tác giả thực sự đau buồn trước tình cảnh, diễn biến của dịch bệnh.

- phân tích ý kiến:

Trong thế giới khốc liệt của AIDS không có khái niệm chúng ta và họ.

  • -Cuộc chiến với AIDS là cuộc chiến khốc liệt mà ở đó ko có một tường rào, biên giới, lãnh thổ nào biệt lập riêng rẽ tuyệt đối an toàn cho những người khỏe mạnh với những người đã nhiễm bệnh. Chúng âm thầm, ngấm ngầm lan truyền không kiểm soát và không ai ngoại lệ chúng.

Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết

  • Tệ hại hơn, đối diện với chúng, chúng ta dửng dưng, vô cảm, chúng ta làm ngơ hoặc thản nhiên như không trước chúng cũng đồng nghĩa với cái chết sẽ đến với chúng ta ngày một ngày hai. Sẽ không còn con đường nào ngoài cái chết cho chúng ta.

bình luận

  • Ý kiến thực sự là những lời lẽ cực kì tâm huyết và thực tế được cất lên từ trái tim đau đáu với dịch bệnh đang bủa vây tàn phá nhân loại.

*Ý nghĩa

  • Qua ý kiến, tác giả gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho nhân loại về hiểm họa ghê gớm của dịchAIDS.

  • Kêu gọi mọi người từ bỏ lối sống bó hẹp, lợi ích riêng để sống hòa nhập cộng đồng, chung tay vì cộng đồng để đẩy lùi dịch bệnh.

  • Mọi người cần công khai lên tiếng về AIDS.

  • Các tổ chức từ gia đình đến các cơ quan, đoàn thể phải giúp đỡ họ hòa nhập cộng đồng.

  • Khoan dung, nhân ái, đối xử tốt với người bị nhiễm HIV/AIDS.




d.Văn viết đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

0.25


e.Có cách cảm nhận mới mẻ, cách trình bày sáng tạo, hợp lý.

0.25


-----Hết-----


ĐỀ 52

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020

MÔN NGỮ VĂN

Thời gian: 120 phút

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4.

Vào buổi sáng đẹp trời nọ, một bầy ếch rủ nhau vào rừng dạo chơi. Do bất cẩn, hai chú ếch chẳng may trượt chân rơi xuống một cái hố sâu. Trong tình thế hiểm nguy, những chú ếch trong bầy vội đến bên miệng hố để tìm cách ứng cứu. Thế nhưng, sau khi thử mọi cách, chúng thấy cái hố quá sâu để có thể cứu hai chú ếch xấu số. Cả bầy tuyệt vọng nói với hai chú ếch dưới hố biết sự thật phũ phàng này và bảo hai chú chỉ còn biết chờ đợi cái chết mà thôi.

Bỏ ngoài tai những lời bình luận đó, hai chú ếch cố hết sức nhảy lên khỏi hố. Nhưng thay vì động viên cổ vũ, những con ếch kia lại khuyên hai chú đừng nên phí sức mà hãy sớm chấp nhận số phận của mình. Sau những nỗ lực không thu được kết quả, một chú nghe theo lời khuyên của bầy ếch trên bờ, bỏ cuộc và ngã lăn ra chết trong sự tuyệt vọng.

Trong khi đó, chú ếch còn lại tiếp tục nhảy. Mặc dù cả bầy ếch không ngừng lặp lại lời khuyên trước đó nhưng chú vẫn không từ bỏ nỗ lực của mình và ngày càng nhảy mạnh hơn. Cuối cùng chú cũng nhảy được lên bờ. Lúc này, cả bầy ếch vây quanh chú và hỏi: «Anh không nghe thấy những gì chúng tôi nói à?". Thì ra chú ếch này bị nặng tai. Chú tưởng cả bầy ếch đã động viên chú trong suốt khoảng thời gian qua.

Câu chuyện về hai chú ếch- Sức mạnh của lời nói.”

(Nguồn: Sách “Hạt giống tâm hồn”).


Câu 1. Trong đoạn 1, chuyện gì đã xảy ra với những chú ếch? (0.5 điểm)

Câu 2.Thay vì động viên cổ vũ, những chú ếch còn lại đã khuyên hai chú ếch xấu số điều gì? (0.5 điểm)

Câu 3. Hãy cho biết, câu chuyện bàn về điều gì? (1.0 điểm)

Câu 4. Từ câu chuyện của những chú ếch, anh/ chị có cho rằng lời nói có sức mạnh vô hình không? Vì sao? (1.0 điểm)

II. Làm văn:

Câu 1. (2.0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 200 chữ ) nói về bài học mà anh chị rút ra được từ nội dung câu chuyện ở phần Đọc- hiểu.

Câu 2.(5.0 điểm)


Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

(Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, trang 89, NXB Giáo dục Việt Nam.)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ trên.


HƯỚNG DẪN CHẤM

(Hướng dẫn chấm này có 02 trang)

A. HƯỚNG DẪN CHUNG

- Thầy cô giáo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm này để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, thầy cô giáo cần linh hoạt trong quá trình chấm, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo.

- Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải được bàn bạc, thống nhất trong tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm toàn bài.

- Bài thi được chấm theo thang điểm 10. Điểm thành phần tính đến 0.25. Điểm tổng toàn bài làm tròn theo quy định.

B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

PHẦN

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Điểm

I.

ĐỌC HIỂU

3.0


Lưu ý: Ở mỗi câu trong phần Đọc –hiểu, học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau.Nếu đảm bảo ý vẫn cho điểm tối đa.


Câu 1

Trên đường đi dạo:

- Hai chú ếch xấu số bị rơi vào một cái hố sâu.

- Những chú ếch trong bầy tìm cách ứng cứu và đang rơi vào tình thế tuyệt vọng.


0.5

Câu 2

Những chú ếch còn lại đã khuyên hai chú ếch xấu số: Đừng nên phí sức mà hãy sớm chấp nhận số phận của mình.

0.5

Câu 3

Câu chuyện bàn về: Sức mạnh của lời nói.

1.0

Câu 4

Lời nói của chúng ta có một sức mạnh vô hình: Một lời động viên khích lệ có thể trở thành động lực giúp cho những người đang trong cơn bế tắc lấy lại tinh thần và vượt qua khó khăn. Nhưng cũng có những lời nói có thể giết chết một người trong tình thế tuyệt vọng. 



1.0

II.

LÀM VĂN


Câu 1

Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 200 chữ ) nói về bài học mà anh chị rút ra được từ nội dung câu chuyện ở phần Đọc- hiểu.

2.0

a. Đảm bảo thể thức một đoạn văn.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.

0.25

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo định hướng sau:

- Phải cẩn thận với những gì mình nói.

- Đừng hủy diệt tinh thần cửa một người đang trong hoàn cảnh khốn khó bởi những lời nói tiêu cực của mình. Thay vào đó, hãy biết dành thời giờ đề động viên và khích lệ họ.

- Cuộc sống của chúng ta và mọi người xung quanh trở nên như thế nào tùy thuộc vào chính thái độ và những lời nói của chúng ta.







1.0

d. Diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng hợp lí

0.25

đ. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng viêt.

0.25



Câu 2

Cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ.

5.0


a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến và bút pháp nghệ thuật của Quang Dũng

0.5

c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:






* Giới thiệu khái quát về Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và đoạn thơ. Nêu vấn đề nghị luận.

0.5


* Cảm nhận:

.Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến

- Diện mạo:

+ Không mọc tóc, quân xanh màu lá độc đáo, khác thường: sự tiều tụy do bệnh sốt rét rừng.

+ ..dữ oai hùm: Vẻ oai phong, dữ dằn

Thoạt nhìn, họ có vẻ tiều tụy nhưng ở họ vẫn toát lên vè oai phong

- Nội lực, tâm hồn: quả cảm, can trường, mạnh mẽ, vượt lên trên sự khắc nghiệt của rừng thiêng nước độc, sự khốc liệt của chiến trường;

tâm hồn lãng mạn, hào hoa, đầy mộng mơ. " Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"

- Lí tưởng, sự hi sinh:

+ Nấm mồ của những người lính nằm rải rác dọc biên cương. Họ chết trên đường hành quân, không có cả manh chiếu bọc thây .

+ Họ vẫn ra đi, quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, tinh thần một đi không trở lại, coi nhẹ cái chết, ra đi - hi sinh đồng nghĩa với trở về - về với đất mẹ yêu thương

+ Dòng sông Mã tấu khúc tráng ca, đưa người lính về với cõi vĩnh hằng. Trong âm hưởng dữ dội, hào hùng của thiên nhiên, cái chết của người lính không bi lụy mà thấm đẫm chất anh hùng của thời đại.

Nghệ thuật:

+ Lựa chọn từ ngữ tinh tế, cách nói giảm, hệ thống từ Hán Việt mang sắc thái cổ kính, trang trọng như xoa dịu nỗi đau mất mát, nỗi bi thương và tạo nên không khí bi tráng cho cả khổ thơ.

+ Cảm hứng và bút pháp lãng mạn.

3.0
























d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; thể hiện được những cảm nhận sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0.5

đ. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0.25





ĐIỂM TOÀN BÀI: I + II = 10.0



ĐỀ 53

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020

MÔN NGỮ VĂN

Thời gian: 120 phút


I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân.

Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện – ác, chân – giả, chính – tà, đúng – sai…, biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn.

Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người.

Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc!.”

(Trích Để chạm vào hạnh phúc, Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 03/02/2012)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5đ)

Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả cho rằng năng lực làm người là gì? (0,5đ)

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu: Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội (1,0 đ)

Câu 4. Anh/chị có đồng ý với quan điểm của tác giả “khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn.” không? Vì sao? (1,0 đ)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của quan điểm sống hết mình, cháy hết mình.

Câu 2. (5,0 điểm)

Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ. Và rồi như sực nhơ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở gọc thị trấn Bao Vinh xưa cổ. Đối với Huế, nơi đây chính là chỗ chia tay dõi xa mười dặm trường đình. Riêng với sông Hương, vốn đang xuôi chảy giữa cánh đồng phù sa êm ái của nó, khúc quanh này thực bất ngờ biết bao. Có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống con người ở đây; và để nhân cách hóa nó lên, tôi gọi đấy là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ, kín đáo của tình yêu. Và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, ở ngã rẽ này, sông Hương đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả: “Còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ…”. Lời thề ấy vang vọng khắp lưu vực sông Hương thành giọng hò dân gian, ấy là tấm lòng người dân nơi Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở.

(Ai đã đặt tên cho dòng sông?- Hoàng phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr. 201)

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sông Hương qua đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về phong cách bút ký độc đáo của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

----------------------Hết-----------------------

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần

Câu

Nội dung

Điểm








I


Đọc hiểu

3,0

1

PTBĐ chính: nghị luận

0,5

2

Năng lực làm người là: có cái đầu phân biệt được thiện – ác, chân – giả, chính – tà, đúng – sai…, biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn.

0,5

3

Ý kiến của tác giả: Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội có thể hiểu là tác giả muốn đề cao năng lực làm việc của con người. Bởi con người muốn có được hạnh phúc thì phải có khả năng giải quyết những vấn đề liên quan đến cá nhân và xã hội; những vấn đề thuộc ý thức và trách nhiệm.

1,0

4

HS có thể có những quan điểm khác nhau nhưng phải lý giải thuyết phục, hợp lý, không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây là một số gợi ý:

- Đồng ý. Vì: chỉ khi mỗi chúng ta có ước mơ, có lý tưởng hoài bão cao đẹp và tập trung mọi trí lực, sức lực, sẵn sàng đối diện và vượt qua mọi khó khăn thử thách thì sẽ có lúc chạm đến ước mơ và thành công trong cuộc sống. Đó là lúc chúng ta thấy hạnh phúc trọn vẹn nhất.

- Không đồng ý. Vì: Trong cuộc sống, nhiều người cũng có ước mơ hoài bão cao đẹp và dành nhiều thời gian, công sức, tiền bạc nhưng vẫn không chạm đến được thành công, vẫn không có được hạnh phúc trong cuộc đời.…

Lưu ý: học sinh có thể lựa chọn quan điểm vùa đồng ý vừa không đồng ý. Tuy nhiên phải lý giải hợp lý và thuyết phục thì vẫn tính điểm tối đa.

1,0

1

Làm văn

7,0


Viết đoạn văn trình bày ý nghĩa của quan điểm sống hết mình

2,0


a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn

0,25


b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của quan điểm sống hết mình, cháy hết mình.

0,25


c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn theo định hướng sau:

- Giải thích thế nào là sống hết mình, cháy hết mình.

- Bình luận về ý nghĩa của lối sống hết mình, cháy hết mình. (nêu dẫn chứng)

- Bác bỏ những biểu hiện trái chiều.

- Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.

1,0


d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.

0,25


e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0,25




2

Cảm nhận của anh về hình tượng sông Hương qua đoạn trích. Từ đó, nhận xét về phong cách bút ký độc đáo của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

5.0


  1. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm, đoạn thơ; Thân bài triển khai được các luận điểm, thể hiện cảm nhận về đoạn thơ; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận.

0,25


b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: hình tượng sông Hương và phong cách bút kí HPNT.

0,5


c. Triển khai các luận điểm nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

3,5


Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những yêu cầu sau:

* Giới thiệu khái quát tác giả HPNT, tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông và đoạn trích.

* Cảm nhận hình tượng sông Hương:

- Đoạn trích thể hiện vẻ đẹp tự nhiên của sông Hương ở lộ trình trước khi từ biệt Huế để về biển.

- Sông Hương đối với Huế giống như một “người tình dịu dàng và chung thủy”, cũng biết lưu luyến, vấn vương, như không muốn rời xa thành phố thân yêu, “nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở gọc thị trấn Bao Vinh xưa cổ”, “như nàng Kiều trong đêm tình tự”, “trở lại tìm Kim Trọng” để nói một lời thề trước lúc đi xa…

- Hình tượng sông Hương được thể hiện bằng ngôn ngữ tinh tế, khả năng quan sát, miêu tả độc đáo, vận dụng tài tình nghệ thuật so sánh, nhân hóa tạo liên tưởng bất ngờ thú vị.

* Nhận xét về phong cách bút ký độc đáo của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

- Lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm, tài hoa.

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình

- Vốn hiểu biết uyên bác, tình yêu quê hương sâu nặng.



0,5


2,0












1,0


d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; cảm nhận sâu sắc về giá trị của đoạn thơ.

0,5


e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0,25



ĐỀ 54

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020

MÔN NGỮ VĂN

Thời gian: 120 phút



I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu :

Điều gì làm cho bạn hạnh phúc?

Chắc hẳn bạn sẽ trả lời một gia đình yên ấm, tiền bạc, danh vọng…những điều làm cho bạn hạnh phúc. Song nếu những thứ này mất đi hoặc sinh ra bạn đã không thể có?

Bạn khó mà có được những điều suy nghĩ thông thường cho là hạnh phúc, và không phải bao giờ bạn cũng có hoàn cảnh sống thuận lợi để cảm thấy mình may mắn. Thứ duy nhất bạn có thể chọn lựa chính là thái độ sống, cách bạn nhìn cuộc sống. Các nhà tâm lý học khẳng định, qua hàng trăm cuộc nghiên cứu, rằng chính thái độ sống tích cực mới là nhân tố quyết định một người có hạnh phúc hay không, chứ không phải là các yếu tố xung quanh cuộc sống của anh ta như gia đình, sự nghiệp, tình yêu…có thuận lợi, tốt đẹp hay không.

Trong muôn vàn trắc trở của cuộc đời, mọi thứ của chúng ta như người thân, tiền tài, tình yêu, công việc… đều có thể bị tước đoạt đi, bị mất đi nhưng chỉ có một thứ bạn luôn làm chủ được, đó là sự lựa chọn thái độ sống. Người hạnh phúc không phải là người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là người biết lựa chọn thái độ sống đúng đắn trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Nếu biết lạc quan trong khi gặp bế tắc, biết đứng dậy sau khi gục ngã, biết hài lòng với những gì mình có và nỗ lực không ngừng để hoàn thiện bản thân, biết mình đang đứng ở đâu và tiến về hướng nào…nghĩa là lựa chọn được một thái độ sống đúng đắn, bạn sẽ đủ ý chí, minh mẫn để vượt qua những cơn bão táp của cuộc đời.

Hơn bao giờ hết, như việc biết bơi khi bạn bị rớt xuống sông, một thái độ tích cực giữa những ngổn ngang đời thường chính là chiếc phao giúp bạn trôi yên bình trên dòng đời này…

(https://thuvien.kyna.vn/thaidosongtichcuc-kynangsongquantrongtrongcuocdoi)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.(0.5 điểm)

Câu 2. Chỉ ra các phép tu từ có trong câu sau:Nếu biết lạc quan trong khi gặp bế tắc, biết đứng dậy sau khi gục ngã, biết hài lòng với những gì mình có và nỗ lực không ngừng để hoàn thiện bản thân, biết mình đang đứng ở đâu và tiến về hướng nào…nghĩa là lựa chọn được một thái độ sống đúng đắn, bạn sẽ đủ ý chí, minh mẫn để vượt qua những cơn bão táp của cuộc đời.”(0.5 điểm)

Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu nói: “Người hạnh phúc không phải là người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là người biết lựa chọn thái độ sống đúng đắn trong bất kỳ hoàn cảnh nào”?(1.0 điểm)

Câu 4. Thông điệp anh/chị rút ra từ đoạn trích? (1.0 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của thái độ sống tích cực.

Câu 2 (5.0 điểm)

Phân tích diễn biến tâm trạng của Phùng – người nghệ sĩ nhiếp ảnh - khi nghe câu chuyện của người phụ nữ hàng chài ở tòa án huyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Từ đó, anh/ chị hãy nêu bài học về cách nhìn nhận, đánh giá con người và cuộc sống.

_________________________

C.HƯỚNG DẪN CHẤM

PHẦN

NỘI DUNG

ĐIỂM

Đọc hiểu


3.0

Câu 1

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

0.5

Câu 2

Các phép tu từ: Điệp, liệt kê

* Trả lời được một trong hai phép tu từ nêu trên, giám khảo cho 0. 25 điểm; Trả lời đúng cả hai cho 0.5 điểm

0.5

Câu 3

Sống trong điều kiện thuận lợi, không phải lo toan, suy nghĩ chưa hẳn là hạnh phúc, vì chúng ta không nhận ra giá trị thật của cuộc sống mang lại, mà con người sẽ thật sự hạnh phúc khi biết suy nghĩ và hành động đúng đắn trong mọi hoàn cảnh để đạt được những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

1.0

Câu 4

Học sinh có thể trình bày thông điệp tâm đắc nhất theo ý riêng, không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Gợi ý:

- Luôn lạc quan khi gặp khó khăn, trở ngại.

- Thái độ sống tích cực.

- …

1.0

Làm văn


7.0

Câu 1

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của thái độ sống tích cực.

2.0


a.Yêu cầu về kĩ năng:

-Viết đúng hình thức một đoạn văn

-Vận dụng thao tác lập luận hợp lí để giải quyết vấn đề

0.25


b.Yêu cầu về kiến thức



-Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

0.25


-Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau. Song cần đạt được các ý sau:

+“Thái độ sống tích cực” là sự tích cực, chủ động trước những diễn biến của cuộc sống được biểu hiện thông qua cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động.

+ Thái độ sống tích cực sẽ giúp chúng ta có được niềm tin, sức mạnh, bản lĩnh, duy trì các mối quan hệ và giúp ta khám phá khả năng bản thân.

+ Thái độ sống tích cực giúp con người huy động được những cố gắng, quyết tâm để chinh phục những khó khăn trước mắt, biết cách biến thách thức thành cơ hội để gặt hái được những thành công.

+ Thái độ sống tích cực còn mang đến niềm lạc quan, yêu đời giúp con người vững vàng vượt qua những khó khăn, thử thách và có thêm nhiều trải nghiệm với cuộc sống.

+ Phê phán thái độ sống tiêu cực…

+ Bài học nhận thức và hành động.

1.0


- Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; thể hiện được những cảm nhận sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0.25


- Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0.25

Câu 2

Phân tích diễn biến tâm trạng của Phùng – người nghệ sĩ nhiếp ảnh - khi nghe câu chuyện của người phụ nữ hàng chài ở tòa án huyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Từ đó, anh/ chị hãy nêu bài học về cách nhìn nhận, đánh giá con người và cuộc sống.

5.0


a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn: Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận, thân bài triển khai được các luận điểm, bàn luận làm sáng tỏ vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề nghị luận

0.5

b. Xác định đúng vần đề cần nghị luận:Phân tích diễn biến tâm trạng của Phùng ,nêu bài học về cách nhìn nhận, đánh giá con người và cuộc sống.

0.5

c. Triển khai các luận điểm nghị luận:

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

* Giới thiệu khái quát tác giả Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa và nhân vật Phùng

* Phân tích diễn biến tâm trạng của Phùng:

- Lúc đầu: Phùng cảm thấy bức bối khi nghe người phụ nữ hàng chài van xin, cầu khẩn chánh án Đẩu đừng bắt bà li hôn với người chồng vũ phu.

- Phùng cảm thấy khó chịu khi người đàn bà đột ngột thay đổi cách xưng hô, trở nên khúm núm…

- Nghe xong câu chuyện, thái độ của Phùng thay đổi hẳn. Anh không còn nhìn người đàn bà như là người cam chịu vì yếu đuối hay tăm tối, ngu dốt. Anh nhìn thấy ở người đàn bà sự từng trải, sắc sảo; một người mẹ thương con, giàu đức hi sinh ẩn sau cái bề ngoài mệt mỏi, xấu xí, lúng túng, sợ sệt… Từ đó, Phùng đã cảm thông, chia sẻ, trân trọng…

* Bài học về cách nhìn nhận, đánh giá con người và cuộc sống : Không thể nhìn nhận, đánh giá con người qua vẻ bề ngoài, đơn giản, một chiều mà cần có cái nhìn đa diện.

3.0

* Đánh giá chung :

- Tâm trạng nhân vật Phùng được nhà văn miêu tả một cách tinh tế, hợp lí.

- Qua đó, góp phần thể hiện cách nhìn mới về cuộc đời, về nghệ thuật của nhà văn.

0.5





d.Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

0.25

e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận

0.25

Tổng điểm: I +II

10.0



* Lưu ý: Giám khảo cho điểm lẻ đến 0,25 và làm tròn số theo qui định.

ĐỀ 55

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020

MÔN NGỮ VĂN

Thời gian: 120 phút

I. PHẦN ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:


Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân.

Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện - ác, chân - giả, chính - tà, đúng - sai..., biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người.

Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc!.”

("Để chạm vào hạnh phúc"- Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012)


Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, năng lực tạo ra hạnh phúc gồm có những năng lực đặc biệt nào ?

Câu 3. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào khi viết: một “nhà máy hạnh phúc” ? Nêu tác dụng biện pháp tu từ đó.

Câu 4. Thông điệp được gửi gắm qua văn bản mà em thích nhất ? Vì sao ?

II. PHẦN LÀM VĂN: ( 7,0 điểm)

Câu 1( 2,0 điểm):

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 200 chữ) về việc chọn lẽ sống phù hợp.

Câu 2( 5,0 điểm):

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ Nhặt- Kim Lân.

HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM


Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I


ĐỌC HIỂU

3.0

1

Phương thức biểu đạt: Nghị luận

0,5

2

Ba năng lực: Năng lực làm người, năng lực làm việc, năng lực làm dân

0,5

3

-Biện pháp tu từ: ẩn dụ

-Tác dụng:

+ Cách nói hình ảnh, giàu tính hình tượng, thẫm mĩ

+ Diễn đạt cụ thể năng lực bản thân trong việc đem lại nhiều niềm hạnh phúc cho bản thân và cho mọi người.

1,0

4

HS có thể trình bày và lí giải thông điệp tâm đắc nhất theo ý mình, không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây là vài gợi ý:

+ Con người cần biết tạo ra những giá trị cần thiết cho bản thân mình và biết phát huy chúng một cách đúng đắn và hợp lí.

+ Mỗi chúng ta cần phải biết tạo ra hạnh phúc cho mình và cho mọi người.

+Mỗi con người sống và cống hiến hết mình vì lí tưởng...

1,0

II


LÀM VĂN

7,0



1

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 200 chữ) về chọn lẽ sống phù hợp.

2,0

a.Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ.

Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.

b.Xác định đúng vấn đề nghị luận: Niềm hạnh phúc trọn vẹn.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; tút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể:

c.1. Câu mở đoạn: Dẫn ý, nêu vấn đề cần nghị luận: chọn lẽ sống phù hợp

c.2. Các câu phát triển đoạn:

- Giải thích:

+ Lẽ sống được hiểu là quan điểm sống, cách sống, lối sống đúng đắn, tốt đẹp của con người.

+ Chọn lẽ sống phù hợp là lựa chọn cho mình một cách sống, lối sống tích cực, phù hợp với bản thân, vừa đem lại đem lại hạnh phúc cho bản thân vừa đem lại hạnh phúc cho người khác.

-Phân tích, bình luận, dẫn chứng:

+ Vì sao con người phải biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp.

++ Con người có lẽ sống phù hợp là điều rất quan trọng và cần thiết; là biết được những gì giá trị, đúng đắn ở đời.

++ Khi ta biết lựa chọn lẽ sống cho phù hợp với bản thân thì mới phát huy được giá trị của bản thân.

+Ý nghĩa của việc khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp:

++ Chọn một lẽ sống phù hợp sẽ giúp con người sống có ích hơn, có trách nhiệm hơn với những gì đã chọn, sống cống hiến vì hạnh phúc của bản thân vừa đem lại hạnh phúc của người khác

++ Chọn được lẽ sống phù hợp sẽ giúp bản thân cảm thấy vui sướng, lạc quan trong cuộc sống.

++ Rèn cho mỗi người khi muốn có hạnh phúc trước tiên cần biết lựa chọn lẽ sống phù hợp.

-Bàn bạc và mở rộng:

+ Không phải lúc nào bản thân cũng đủ tỉnh táo để lựa chọn một lẽ sống phù hợp, chính vì vậy, cần biết tham khảo ý kiến của mọi người xung quanh.

+ Phê phán những người sống không biết lựa chọn lẽ sống phù hợp cho mình, để rồi rơi vào thất vọng, ảo tưởng…

c.3. Câu kết đoạn: Đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp: Mỗi con người chúng ta cần phải biết lựa chọn lẽ sống phù hợp và cống hiến hết mình vì nó, có như thế mới giúp ta vượt qua thử thách và đạt được điều mong muốn.

0,25



0,25



1,0


d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0,25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,25

2

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ Nhặt- Kim Lân

5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

0,25

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ Nhặt- Kim Lân.


c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lp lun để trin khai các lun đim (trong đó phi có thao tác phân tích, bình luận); biết kết hp gia nêu lí lđưa dn chng.

4,0

c.1.Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

0,5

c.2. Thân bài:

c2.1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm;

c2.2. Cảm nhận về nhân vật Tràng

- Anh nông dân nghèo, tốt bụng và cởi mở: sống với mẹ già trong túp lều cỏ, ế vợ, lèo nghề kéo xe bò thuê; nạn nhân của nạn đói khủng khiếp năm 1945; giữa lúc đói anh sẵn lòng đãi người đàn bà xa lạ,..

- Tràng luôn khát khao hạnh phúc mái ấm gia đình.

+Quyết định “nhặt” người đàn bà về nhà làm vợ giữa nạn đói, không biết có nuôi nổi mình hay không.

+Tâm trạng êm dịu, vui hẳn lên trên đường dẫn người đàn bà về nhà.

+Tâm trạng sốt ruột chờ đợi mẹ về và háo hức giới thiệu với mẹ về người đàn bà.

+Cảm thấy sự tươi mới, yêu thương, gắn bó và có trách nhiệm với gia đình.

- Tràng có dự cảm (dù con mơ hồ) về sự thay đổi trong tương lai khi nghĩ về lá cờ đỏ sao vàng của Việt Minh

- Nhân vật Tràng góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc: Dù kề với cái đói, cái chết, người ta vẫn luôn yêu thương đùm bọc, khao khát hạnh phúc, hướng về ánh sáng và hi vọng vào tương lai.

- Nhân vật Tràng được khắc họa trong một tình huống độc đáo và miêu tả tâm lí tinh tế.


0, 25


0.5




1.0




0.25

0.5


0.5

- Kết bài:

Nhà văn Kim Lân đã xây dựng thành công nhân vật Tràng giàu tình thương, khát khao hạnh phúc và hi vọng trong cảnh bần hàn. Qua đó gửi gắm tư tưởng về giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc.



0,5

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0,25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,25

ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm.







Ngoài 10 Đề Thi Văn THPT Quốc Gia 2020 Có Đáp Án Chi Tiết-Tập 5 thì các đề thi trong chương trình lớp 12 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

>> Xem thêm

Đề Thi HSG Sinh 12 Cấp Trường năm 2021-2022 Có Đáp Án
Đề Thi THPT Quốc Gia 2020 Môn Toán Liên Trường Nghệ An Lần 1
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2023 Môn Toán THPT Chuyên Lam Sơn Lần 1
Đề Thi Văn THPT Quốc Gia 2020 Đợt 1 Có Đáp Án Và Lời Giải
15 Đề Thi Văn THPT Quốc Gia 2020 Có Đáp Án-Tập 4
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Địa Có Lời Giải Chi Tiết (Đề 1)
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Sinh – Đề Thi Thử Sinh 2023
Đề Thi Thử Tốt Nghiệp THPT 2022 Môn Sinh Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết (Đề 1)
Tuyển Tập 10 Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2019 Môn Toán Có Đáp Án-Tập 3
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Môn Toán 2022 Sở GD Lạng Sơn Lần 1