Docly

10 Đề Thi Văn THPT Quốc Gia 2020 Có Đáp Án-Tập 2

10 Đề Thi Văn THPT Quốc Gia 2020 Có Đáp Án-Tập 2 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

trọng, đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về văn học và khả năng phân tích, nhận định sắc bén của các em học sinh. Với từ khoá “10 Đề Thi Văn THPT Quốc Gia 2020 Có Đáp Án – Tập 2”, chúng ta sẽ bước vào một tài liệu ôn thi đặc biệt, mang trong mình những đề thi thực tế và cung cấp đáp án chi tiết, giúp các em nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi quan trọng sắp tới.

Tài liệu ôn thi này là một bộ sưu tập gồm 10 đề thi Văn THPT Quốc gia năm 2020, được biên soạn kỹ lưỡng và cung cấp đáp án chi tiết cho mỗi đề thi. Những đề thi này đã trải qua quá trình lựa chọn và đánh giá kỹ càng, đảm bảo tính chính xác và sát với cấu trúc đề thi thực tế. Đặc biệt, tài liệu cung cấp lời giải mở rộng và phân tích chi tiết cho từng câu hỏi, giúp các em hiểu rõ cách giải quyết và phân tích văn bản một cách logic và sâu sắc.

Bộ đề thi này đa dạng về nội dung và hình thức, bao gồm các dạng bài tập như phân tích văn bản, viết bài luận, tả một đoạn trích văn… Từ những tác phẩm văn học kinh điển đến các văn bản hiện đại, các em sẽ có cơ hội ôn tập và rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định và sáng tạo trong việc diễn đạt ý kiến cá nhân về văn học. Bằng cách làm các bài tập trong tài liệu, các em sẽ trau dồi vốn từ vựng, khả năng phân tích và sự sắc bén trong việc hiểu và nhận định văn bản.

Đề thi tham khảo

10 Đề Thi Văn THPT Quốc Gia 2020 Có Đáp Án-Tập 1
Đề Thi THPT Quốc Gia 2020 Môn Toán Có Đáp Án Và Lời Giải-Đề 1
Đề Thi Thử Tiếng Anh THPT Quốc Gia 2023 THPT Nguyễn Viết Xuân Lần 3

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

ĐỀ 11

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020

MÔN NGỮ VĂN

Thời gian: 120 phút

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài bão. Nó gắn liền với khát vọng chinh phục thử thách và giải được mật mã cuộc đời. Khát vọng luôn xanh và cuộc sống luôn đẹp, nhưng trong một thời khắc nào đó, có thể nhiều bạn trẻ đã thấy cuộc đời như một mớ bòng bong của những điều bỡ ngỡ với bao trăn trở không dễ tỏ bày. Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai. Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu. Và những giọt máu đó, hoặc sẽ thấm xuống con đường bạn đang đi và lưu lại đó dấu son của một vị anh hùng, hoặc sẽ trở thành dấu chấm hết cho những khát vọng đoản mệnh của một kẻ nhụt tâm, chùn bước. Nhưng dù thế nào chăng nữa, bạn hãy nhớ rằng: để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết.

(Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2 - Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, tr.02)

Câu 1. Hãy chỉ ra đi qua tuổi thơ cuộc đời của con người sẽ thế nào?.(0,5 điểm)

Câu 2. Nêu tác dụng biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu: Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai. (0,5 điểm)

Câu 3. Tại sao có thể nói: Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu.(1,0 điểm)

Câu 4. Thông điệp mà Anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Tại sao chọn thông điệp đó?(1,0 điểm)

II LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về câu nói để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết

Câu 2. (5.0 điểm)

Trong bốn dòng thơ đầu của bài thơ Việt Bắc, người ở lại có hỏi người về xuôi;

- Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Có khi đáp lại, người về xuôi vừa hỏi, vừa gửi gắm nỗi nhớ:

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình.

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

(Tố Hữu, Ngữ Văn 12, Tập một, NXB Giáo Dục – 2008)

Cảm nhận của anh/ chị về tâm trạng kẻ ở- người đi trong các đoạn thơ trên. Từ đó, rút ra nhận xét về tính dân tộc trong đoạn thơ.

………..…. Hết ……………….


Thí sinh không được sử dụng tài liệu.Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.



HƯỚNG DẪN CHẤM

I/ Hướng dẫn chung:

- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm.

- Cần linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.

- Cho điểm lẻ đến 0,25. Điểm toàn bài giữ nguyên không làm tròn.

II/ Đáp án và thang điểm:


Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I


ĐỌC HIỂU

3.0

1

Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai

0.5

2

-Biện pháp tu từ: ẩn dụ : hoa hồng , chông gai

-Tác dụng: giúp người đọc hiểu được rõ ràng về giá trị của cuộc đời. Đó là để có hạnh phúc, chúng ta phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách.

0.25

0.25

3

Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu.

Vì cuộc sống luôn chứa đựng những khó khăn, thử thách. Vượt qua được gian khổ đó, chúng ta phải chấp nhận đau đớn, thậm chí phải trả giá bằng nhiều thứ. Khó khăn, thử thách là môi trường để con người rèn luyện ý chí, nghị lực

(Học sinh có thể diễn đạt khác nhau, tỏ ra hiểu vấn đề là được)

1.0

4

Học sinh có thể trình bày và lí giải thông điệp tâm đắc nhất theo ý riêng, không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1.0

II


LÀM VĂN

7.0

1

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về câu nói để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết

2.0

a.Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: có đủ các phần mở đoạn, thân

đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.

0.25

b.Xác định đúng vấn đề nghị luận: để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết

0.25

c.Thí sính có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần triển khai vấn đề theo các ý cơ bản sau:

- Thử thách là những yếu tố gây khó khăn, cản trở đến việc thực hiện một công việc nào đó mà buộc con người ta phải vượt qua. Thất bại là trạng thái không đáp ứng được mong muốn hoặc dự định. Trong cuộc sống, thử thách và thất bại luôn luôn tồn tại như một quy luật tất yếu trong sự vận động và phát triển của mỗi cá nhân cũng như của toàn xã hội.

- Con người luôn luôn phải đối diện với những thử thách và thất bại trong cuộc sống.

- Con người cần phải có những thử thách và thất bại để phát triển. Thử thách là một đòi hỏi tất yếu, là động lực để con người phấn đấu và vươn lên trong cuộc sống.

-Con người cần phải biết đương đầu và vượt qua thử thách và thất bại thì mới có thể tồn tại, phát triển và hướng tới thành công. Ngược lại, nếu không biết đương đầu và vượt qua thì con người sẽ không thể tồn tại để phát triển được.

- Để vượt qua thử thách và thất bại, con người cần có sức mạnh. Đặc biệt, con người cần phải có niềm tin, ý chí, nghị lực để vượt qua thử thách.

1.0

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

0.25

e. Sáng tạo

0.25

2

Trong bốn dòng thơ đầu của bài thơ Việt Bắc, người ở lại có hỏi người về xuôi;

- Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Có khi đáp lại, người về xuôi vừa hỏi, vừa gửi gắm nỗi nhớ:

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình.

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

(Tố Hữu, Ngữ Văn 12, Tập một, tr.109 – 111, NXB Giáo Dục – 2008)

Cảm nhận của anh/ chị về tâm trạng kẻ ở- người đi trong các đoạn thơ trên. Từ đó, rút ra nhận xét về tính dân tộc trong đoạn thơ.


5.0

a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

0.25

b.Xác định đúng vấn đề nghị luận: tâm trạng kẻ ở- người đi trong các đoạn thơ; tính dân tộc trong đoạn thơ.

0.5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận;kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau:


* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận.

0.5

*Cảm nhận về tâm trạng kẻ ở- người đi

** Tâm trạng người ở lại

- Gợi lại tình cảm sâu đậm, gắn bó

- Cách xưng hô mình- ta, kết cấu đối đáp, ẩn dụ.

** Tâm trạng của người về xuôi

-Tấm lòng của người về xuôi với VB, luôn thủy chung, son sắt. Nhấn mạnh ấn tượng về vẻ đẹp của “hoa và người” toát lên vẻ đẹp giữa thiên nhiên và con người qua bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

- Cách xưng hô mình- ta, kết cấu đối đáp, ẩn dụ,

** Những đặc sắc nghệ thuật: thể thơ lục bát với âm hưởng nhẹ nhàng, sâu lắng; lối xưng hô mình – ta; kết cấu đối đáp của ca dao dân ca; hình ảnh bình dị mà gợi cảm; giọng thơ tha thiết, đậm chất trữ tình.

*Nhận xét về tính dân tộc trong 2 đoạn thơ

Hai đoạn thơ cũng cho thấy tình cảm sâu đậm của người ở lại và người ra đi và cách cảm nhận của nhà thơ về những vấn đề vận mệnh đất nước một cách nhẹ nhàng, sâu lắng. Nhà thơ khai thác triệt để văn học dân gian để thể hiện lối sống tình nghĩa, thủy chung; tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước...

3.0













d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị

luận

0.5

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

0.25

TỔNG ĐIỂM

10.0



ĐỀ 12

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020

MÔN NGỮ VĂN

Thời gian: 120 phút


  1. Đọc- hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:



Cha mẹ nào cũng muốn con nên người. Nên người không phải là thuật ngữ giáo điều hay nói cho vui mà là chuẩn mực trong cuộc sống. Đó là kiểu sống có trước có sau; ứng xử thấu tình đạt lý; tương tác và giao tiếp lịch sự; biết kiểm soát chính mình; biết sống có ích cho mình và cộng đồng; biết thực hiện và tuân thủ những giá trị chuẩn mực…Những điêu này thể hiện hằng ngày, hằng giờ thậm chí hằng phút, hằng giây qua hành vi, cử chỉ, thái độ, cách nói năng đúng mực…

Tuy nhiên, sự tử tế không phải là tài sản quý theo kiểu để dành cũng không phải là món quà tự nhiên được ban tặng mà đó là hành trình làm người, hoàn thiện bản thân. Sự tử tế có được nhờ nguyên tắc của việc làm theo cái đúng dẫu là bắt chước ; dựa trên quá trình rèn giũa, điều chỉnh và hoàn thiện để có những suy nghĩ, bày tỏ cảm xúc và hành vi tốt – ngay cả với nút like hay những dòng bình luận trên mạng xã hội.

Dĩ nhiên, sự tử tế cũng có thể bị chi phối rất lớn từ tiền tài, vật chất. Khi người ta sống vị kỉ, nghĩ đến lợi ích cá nhân nhiều hơn lợi ích cộng đồng, bàng quan thì cũng là lúc họ mất dần niềm tin về cái thiện, điều tốt, đẩy sự tử tế ra xa. Vì vậy, để hình thành sự tử tế cần phải có sự tác động từ gia đình, thầy cô, những bài học trong cuộc sống xã hội.”

( Trích sự tử tế không phải là món quà, TS Huỳnh Văn Sơn)

Câu1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2: Theo tác giả , sự tử tế là gì?

Câu 3:Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến “sự tử tế không phải là tài sản quý theo kiểu để dành cũng không phải là món quà tự nhiên được ban tặng mà đó là hành trình làm người, hoàn thiện bản thân”.

Câu 4:Anh/ chị có đồng tình với quan điểm “sự tử tế cũng có thể bị chi phối rất lớn từ tiền tài, vật chất” không? Vì sao?



  1. Làm văn

Câu 1: (2điểm) Từ nội dung văn bản đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự tử tế trong cuộc sống.

Câu 2:(5 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về khát vọng được sống, được yêu của nhân vật Mị trong “đêm tình mùa xuân” và trong đêm cởi trói cho A Phủ ở đoạn trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.

-----------------------------------------------------------------------------------------

HƯỚNG DẪN CHẤM

Hướng dẫn chấm và biểu điểm


Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I


ĐỌC- HIỂU

3,0


1

- Phương thức biểu đạt chính : Nghị luận



0,5

2

-

Theo tác giả, tử tế là hành trình làm người, hoàn thiện bản thân

0,5

3

Ý kiến trên có nghĩa là sự tử tế mà con người có được phải nhờ vào sự thay đổi bản thân thông qua quá trình tiếp nhận những lời dạy của cha mẹ, nhà trường… hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Sự tử tế không tự nhiên có mà do ý thức của mỗi chúng ta và được tích luy trong quá trình chúng ta sống và trải nghiệm


1,0

4

Ý kiến trên đúng vì tiền tái vật chất chi phối rất nhiều tới đời sống con người. Nhiều người đam mê kiếm tiền nên đã bỏ qu những giá trị đạo đức, nhân cách để thực hiện mục đích. Điều đó làm họ mất đi sự tử tế và đôi khi làm những điều vi phạm pháp luật.



1,0

II

Làm văn Nghị luận xã hội

2,0



2,0














a. Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận: thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cách nói năng cũng như cư xử trong đời sống của giới trẻ hiện nay

0,2 5


c. Triển khai vấn nghị luận: thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận theo nhiều cách nhưng có thể theo hướng sau:


Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

1. Giải thích: Tử tế là một chuẩn mực đạo đức và là phép tắc cần thiết trong giao tiếp giữa người với người, trong cách đôi nhân xử thê, là một giá trị đẹp và nhân văn

2. Bàn luận

- Với sự phát triển của xã hội, chúng ta đã và đang chứng kiến muôn vàn trường hợp sống giả tạo ích kỉ của nhiều người từ đó mất niền tin với xã hội cộng đồng.

- Tuy nhiên vẫn có rất nhiêu tấm gương về sự tử tế…..

3. Bài học nhận thức và hành động

- Suy nghĩ về những việc làm tử tế.

- Phê phán những đối tượng thiếu tử tế

- Liên hệ bản thân


0,25




0,5







0,25

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Không sai Chính tả, dùng từ, đặt câu (Hoặc có 1 vài lỗi nhỏ, không đáng kể)

0,25



e. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (thể hiện được dấu ấn cá nhân, quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc), thể hiện ý phản biện nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0,25

.









































Câu 2:(5 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về “khát vọng được sống, được yêu” của nhân vật Mị trong “đêm tình mùa xuân” và trong đêm cởi trói cho A Phủ ở đoạn trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.














a. Đảm bảo hình thức bài văn nghị luận:

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

0,2 5


c. Triển khai vấn nghị luận: thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận theo nhiều cách nhưng có thể theo hướng sau:


- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích

- Cảm nhận về khát vọng được sống, được yêu:

+ Giải thích khát vọng được sống, được yêu được hiểu là khát vọng về cuộc sống đúng nghĩa

+Khát vọng được thể hiện qua diễn biến tâm lí phức tạp:

  • Trong đêm tình mùa xuân: Mùa xuân đến với âm thanh, màu sắc, Đặc biệt âm thanh của tiếng sáo đã thức tỉnh khát vọng sống mãnh liệt.Mị nhẩm thầm bài hát, hành động “lén lấy hủ rượu uống ừng ực từng bát”, nhớ về hồi ức tươi đẹp, nghĩ về hiện tại cay đắng, hành động lấy váy hoa chuẩn bị đi chơi, dù bị trói nhưng tâm hồn vẫn đi theo tiếng sáo.

  • Trong đêm cứu A Phủ: Lúc đầu, Mị dửng dưng… sau đó Mị đồng cảm xót thương và cứu A Phủ

  • Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật

  • Đáng giá chung: Khát vọng được thể hiện qua diễn biến tâm lí phức tạp

0,5



0,5


1,5






1,5




0,25

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Không sai Chính tả, dùng từ, đặt câu (Hoặc có 1 vài lỗi nhỏ, không đáng kể)

0,25



e. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (thể hiện được dấu ấn cá nhân, quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc), thể hiện ý phản biện nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0,25



























ĐỀ 13

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020

MÔN NGỮ VĂN

Thời gian: 120 phút

Phn I. Đọc hiu (3,0 đim)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Mỗi chúng ta, dù là người lạc quan nhất - cũng hẳn đã từng ít nhất một lần cảm thấy bi quan và nhận ra rằng: Cuộc sống này, thật ra đầy rẫy những bất trắc và không may. Mỗi ngày, chỉ riêng việc mở Ti-Vi lên và xem hàng tá những mẩu tin về thế giới đầy biến động, có lẽ cũng đủ làm cho chúng ta mất đi đôi chút sự lạc quan. Bước chân ra khỏi nhà, chúng ta lại buộc mình lao vào một cuộc chiến khốc liệt, với những xung đột, những vất vả, những đua tranh vô hình với xã hội, những gánh nặng của chính bản thân.

Bạn chẳng thể làm được gì đâu, những điều bất trắc và vất vả không như ý này vốn đã là một phần chẳng thể gạt bỏ của cuộc sống. Bạn sẽ luôn gặp phải chúng trên con đường của mình mà chẳng thể nào bẻ ngoặt lái đi để trốn tránh. Con người trở thành những tờ giấy thấm, dễ dàng hút về mình những tiêu cực và xấu xí của đời sống hiện đại xung quanh, từng chút từng chút, chúng thấm vào và khiến bạn cảm thấy chỉ thở thôi cũng nặng nề, cuộc sống qua đôi mắt thật xám xịt và chẳng có gì hay ho.

Chúng tôi cảm thấy rằng, chính giữa những guồng quay hối hả, khắc nghiệt của đời sống hiện đại, giữa việc chúng ta luôn phải lao về phía trước với một nỗi sợ bị thất bại, sợ bị thụt lùi, sợ gặp những điều bất trắc. Chúng ta kiệt sức, hụt hơi và luôn phải gồng gánh. Khi nghĩ đến đấy, chúng tôi nhận ra: "Bình tĩnh sống" chính là cái thái độ sống mà chúng ta đang thiếu, một thông điệp cần thiết để xoa dịu những tâm hồn đang mệt nhoài.

(http://kenh14.vn/wechoice-awards-2017-binh-tinh-song-mot-thai-do-khac-giua-cuoc-song-hien-dai-day-voi-va-20171126121516091.chn)

1. Chỉ ra và nêu tác dụng 01 biện pháp tu từ trong câu: Bước chân ra khỏi nhà, chúng ta lại buộc mình lao vào một cuộc chiến khốc liệt, với những xung đột, những vất vả, những đua tranh vô hình với xã hội, những gánh nặng của chính bản thân.

2. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu: Bạn chẳng thể làm được gì đâu, những điều bất trắc và vất vả không như ý này vốn đã là một phần chẳng thể gạt bỏ của cuộc sống.

3. Theo anh/ chị, cần phải làm gì để xoa dịu những tâm hồn đang mệt nhoài được nêu trong văn bản.

4. Anh/ chị có đồng tình với quan niệm: Con người trở thành những tờ giấy thấm, dễ dàng hút về mình những tiêu cực và xấu xí của đời sống hiện đại xung quanh hay không. Nêu rõ lí do .

Phn II. Làm văn (7,0 đim)

Câu 1. (2,0 đim)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa thông điệp “Bình tĩnh sống đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay được trích ở phần Đọc hiểu.

Câu 2. (5,0 đim) Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp tình yêu của người phụ nữ các khổ thơ sau trong tác phẩm Sóng – Xuân Quỳnh .Từ đó liện hệ tình yêu của tuổi trẻ hiện nay./.



Trong hai khổ thơ đầu : Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ

Đến hai khổ thơ cuối :



Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa



Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.

(Ngữ Văn 12, Tập một, tr.155 – 156, NXB Giáo Dục – 2008)



.-----------HẾT----------

HƯỚNG DẪN CHẤM







I


Đọc hiểu

3.0


1

Biện pháp tu từ cú pháp: liệt kê (cuộc chiến khốc liệt, với những xung đột, vất vả, đua tranh vô hình với xã hội, gánh nặng của chính bản thân...)

Tác dụng: tạo giọng điệu mang tính suy tư, chiêm nghiệm; chỉ ra những khó khăn, thử thách mà con người phải đối đâu hàng ngày.

0.5


2

Bạn chẳng thể làm được gì đâu, những điều bất trắc và vất vả không như ý này vốn đã là một phần chẳng thể gạt bỏ của cuộc sống. Câu này có thể hiểu là (gợi ý):

- Những bất trắc vất vả dù không muốn nhưng nó vẫn xảy đến với cuộc sống hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta.

- Hãy đón nhận một cách bình tĩnh, nhẹ nhàng vì ta có đau khổ hay cố trốn chạy cũng vô ích.

1.0


3

Để xoa dịu những tâm hồn đang mệt nhoài, chúng ta cần

- Tập sống lạc quan, yêu đời; trui rèn bản lĩnh, sức chịu đựng để đón nhận mọi thử thách.

- Cần có sự quan tâm, san sẻ gánh nặng; tình yêu thương để xoa dịu những nỗi nhọc nhằn.



4

HS có thể trả lời đồng tình/ không đồng tình/đồng tình một phần tùy theo suy nghĩ nhưng cần có lý giải phù hợp, sau đây là gợi ý:

- Đồng tình: Cuộc sống hiện đại luôn đầy những khó khăn thử thách và khi sống trong nó, con người buộc phải chấp nhận những mặt tiêu cực và xấu xí mà cuộc sống ấy mang lại.

- Không đồng tình: Quan niệm trên còn thiên về cái nhìn bi quan, phiến diện vì cho rằng con người chỉ thụ động hút về mình những tiêu cực, xấu xí trong khi hàng ngày vẫn có những điều tốt đẹp đến với mỗi người.

- Đồng tình một phần: dung hòa hai ý trên.

1.0








II


Làm văn



1

Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) bày tỏ suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa thông điệp “Bình tĩnh sống đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay được gợi ở phần Đọc hiểu.

2.0

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ

Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.

( Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc)

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về ý nghĩa thông điệp “Bình tĩnh sống đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay.

0.25









0.25


c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể:

c.1. Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan (có thể lấy cảm hứng từ văn bản ở phần Đọc hiểu); nêu vấn đề cần nghị luận: thông điệp “Bình tĩnh sống”.

c.2. Các câu phát triển đoạn:

* Giải thích:

- Bình tĩnh sống là một thái độ sống chừng mực; biết tiết chế nhịp điệu trong mọi suy nghĩ, hành động; bình tĩnh sống là cảm nhận mọi thứ xung quanh một cách từ tốn, chín chắn; bình tĩnh sống là cảm nhận sâu sắc ý nghĩa, giá trị sống của bản thân; bình tĩnh sống là không hồ đồ, chạy theo tư duy đám đông, tát nước theo mưa...

- Cần phân biệt “bình tĩnh” với sự chậm chạp, ù lì, lười biếng, thụ động.

- Ví dụ: Tuổi học sinh không nên yêu sớm; một người khởi nghiệp thất bại biết làm lại từ đầu; những câu tục ngữ về đức tính kiên trì , nhẫn nại; những tấm gương điển hình: Hồ Chí Minh dành 30 năm để tìm con đường cứu nước, Nguyễn Ngọc Kí mất cả thời niên thiếu để luyện viết chữ bằng chân.

* Bàn luận

- Nêu ý nghĩa: Lối sống bình tĩnh giúp ta nhận ra giá trị đích thực của cuộc sống; việc suy nghĩ chín chắn sẽ giúp tránh những sai lầm không đáng có; mở ra những khoảng thời gian để phấn đấu hoàn thành mục tiêu...

- Phê phán: Những con người sống hấp tấp,vội vàng; dễ nản lòng dù vẫn còn có thể tìm ra hướng khắc phục; những người quá tự tin vào bản thân đến độ hành động mà không cần suy nghĩ, đắn đo; những con người lười nhác, ỷ lại; cố tình sống chậm chạp, giả vờ “bình tĩnh” để chờ thời, dựa hơi người khác...

c.3. Câu kết đoạn: Nêu những bài học thiết thực cho bản thân (cố gắng duy trì sự bình tĩnh trong mọi trường hợp; rèn luyện lối sống ấy từ những việc nhỏ nhất; sau mỗi thành công hay thất bại đừng vội vui mừng hay thất vọng mà phải nhìn vào kết quả để rút ra bài học...).

1.00

d. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0,25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. ( Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này)

0,25


2

CÂU 2 :

Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp tình yêu của người phụ nữ ở các khổ thơ sau trong tác phẩm Sóng - Xuân Quỳnh. Từ đó liện hệ tình yêu của tuổi trẻ hiện nay


5,0

1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

(0,25)

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp tình yêu của người phụ nữ ở các khổ thơ sau trong tác phẩm Sóng – Xuân Quỳnh. Từ đó liện hệ tình yêu của tuổi trẻ hiện nay.






(0,25)

3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:

3.1.Mở bài: 0.5

- Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng :Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ nhiều trắc ẩn, hồn nhiên, chân thành, đằm thắm, da diết trong khát vọng đời thường.

- Bài thơ “Sóng” được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh, đồng thời là một trong những bài thơ tình hay nhất trong nền văn học Việt Nam.

- Nêu vấn đề chính:Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp tình yêu các khổ thơ

- Nêu ý phụ: Từ đó liện hệ tình yêu của tuổi trẻ hiện nay.

3.2.Thân bài:

a. Khái quát sơ lược về tác phẩm cần cảm nhận:

b. Cảm nhận vẻ đẹp của tình yêu của người phụ nữ qua các khổ thơ sau

(2,5)

* Nội dung: ( Hs có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý sau)

  • Hai khổ đầu :

+ Mượn sóng để liên tưởng đến những cung bậc khác nhau trong tình yêu của người phụ nữ - phong phú , đối cực, phức tạp, đầy bí ẩn

+ Khát vọng vươn xa, thoát khỏi những gì nhỏ hẹp, chật chội, tầm thường



  • Hai khổ cuối:

+ Những suy tư lo âu trăn trở trước cuộc đời ; ý thức được sự hữu hạn của đời người và sự mong manh khó bền của hạnh phúc…

+ Khát vọng sống hết mình trong tình yêu, khát vọng hóa thân thành sóng để bất tử hóa tình yêu, vượt lên mọi giới hạn của đời người

* Nghệ thuật:

- Thể thơ năm chữ truyền thống; cách ngát nhịp gieo vần độc đáo; giàu sức liên tưởng.

- Xây dựng hình tượng ẩn dụ , giọng thơ tha thiết…

*Liên hệ tình yêu của tuổi trẻ hiện nay: 1,0

- Tuổi trẻ hôm nay vẫn phát huy được những vẻ đẹp của tình yêu trong bài thơ như :

+ Sống hết mình trong tình yêu

+ Niềm khát khao, tin tưởng vào một tình yêu đích thực 

+ Chủ động vươn tới một tình yêu cao đẹp 

- Bên cạnh đó, một bộ phận nhỏ các bạn trẻ có quan niệm sai lầm trong tình yêu. Họ sống thực dụng, không trân trọng những giá trị truyền thống đẹp đẽ của tình yêu. 


(4.00)

4. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

( 0,25)

5. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.( Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này)

( 0,25)

ĐỀ 14

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020

MÔN NGỮ VĂN

Thời gian: 120 phút


I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“…Đối với tôi, nguyên tắc thành công đến từ một điều cơ bản: sống trong thế chủ động. Cần gì thì lên tiếng. Muốn gì thì đấu tranh. Kiến thức do học tập. Thành tựu nhờ lao động. Chẳng có cái gì ở trên đời này tự nhiên mà có. Chủ động lèo lái thì mới có cơ may đưa con thuyền cuộc đời cập bến bờ mơ ước. Dù sóng gió, giông bão xảy ra trên hải trình vạn dặm, có giữ vững bánh lái, cầm chắc tay chèo thì mới đến được đất liền. Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả, thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì giông bão cuộc đời.

Chẳng xuống nước thì không thể biết bơi. Sống thụ động thì chẳng khác gì đời cây cỏ. Như thế khác nào tự đào hố chôn mình. Sống ở thế chủ động là chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình. Chứ em không cứu mình thì ai cứu được em.”

( Trích “Em không tự cứu mình thì ai cứu em” của Rosie Nguyễn – Cuốn Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Nxb Hội nhà văn, 2017, trang 120-121)

Câu 1. Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong câu : “Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả, thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì giông bão cuộc đời.” (0,5 đ)

Câu 2. Theo quan điểm tác giả, sống trong thế chủ động là sống như thế nào? Nó có lợi ích gì? ( 0,5 điểm)

Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến: Chẳng xuống nước thì không thể biết bơi (1 điểm)

Câu 4. Anh /chị có đồng tình với quan điểm “em không cứu mình thì ai cứu được em” không ? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của cách “Sống ở thế chủ động” đối với tuổi trẻ hôm nay.

Câu 2 (5,0 điểm):

Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài (Ngữ Văn 12, tập 2, NXBGD Việt Nam) có hai sự kiện đánh dấu bước ngoặt cuộc đời, số phận của nhân vật Mỵ: Sự kiện Mỵ bị bắt về làm dâu gạt nợ nhà Thống lý Pá Tra và sự kiện Mỵ cắt dây trói cứu A Phủ.

Anh/ chị hãy phân tích hai sự kiện đó. Nhận xét vai trò, ý nghĩa của hai sự kiện đó trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm.

Thời gian: 120 phút ( Không tính thời gian giao đề)

HƯỚNG DẪN CHẤM

A. HƯỚNG DẪN CHUNG

- Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm.

- Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức.

- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm

B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ


Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

1

Biện pháp tu từ: So sánh (sống thụ động cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn…) và ẩn dụ ( Con bè trên dòng nước lớn ,sóng gió, giông bão)

* Chỉ cần thí sinh xác định được một trong hai biện pháp nêu trên giám khảo ghi 0,5 điểm.

0,5

2

- Sống trong thế chủ động là: chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình. Cần gì thì lên tiếng. Muốn gì thì đấu tranh.

- Ích lợi của sống chủ động: Nguyên tắc để đạt sự thành công, là điều kiện để thực hiện ước mơ.

* Đúng mỗi ý ghi 0,25 điểm

0,5

3

Thí sinh biết hình thành ý và diễn đạt gãy gọn cách hiểu về ý kiến “Chẳng xuống nước thì không thể biết bơi”:

- Không dám tích cực chủ động, trãi nghiệm, không dám hành động dấn thân vào thực tế thì không thể có thành tựu.

- Khuyên ta nên sống chủ động, tích cực trong học tập, lao động và rèn luyện.

1,0

4

Thí sinh có thể trả lời nhiều cách khác nhau, miễn sao phù hợp với yêu cầu của đề và các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Sau đây là các gợi ý:

- Đồng ý. Vì chính bản thân ta mới quyết định được cách suy nghĩ, cách làm của mình. Chính mình mới tạo nên số phận của mình, thành tựu của mình.

- Không đồng ý. Vì cuộc đời mình không chỉ do mình quyết định mà còn phụ thuộc nhiều yêu tố khác như điều kiện, hoàn cảnh sống, sự may mắn…

- Vừa đồng ý vừ không đồng ý. Vì trong cuộc sống thành công một phần do sự nỗ lực của bản thân, một phần còn do sự “trợ giúp” của các yếu tố khác.


II


Làm văn

7,0


1

Viết đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của cách “Sống ở thế chủ động” đối với tuổi trẻ hôm nay.

2,0

a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận ngắn: Có đủ các phần mở đoạn, thân và kết đoạn. Phần thân đoạn phải triển khai được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sống ở thế chủ động .

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận:

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luân theo nhiều cách nhưng cần hướng đến các ý sau:

  • Giải thích:

+ Chủ động là tự mình hành động, không bị chi phối bởi người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài.

+ Sống ở thế chủ động là hành động độc lập với hoàn cảnh xung quanh, làm chủ được tình thế, dám nghĩ, dám hành động trên tất cả mọi lĩnh vực, chủ động tìm tòi, chủ động đề nghị, chủ động dấn thân…

  • Bàn luận:

+ Cuộc sống luôn đặt tuổi trẻ vào những tình huống, thử thách phải chủ động tìm cách giải quyết; Sống chủ động khiến con người tự tin, bản lĩnh, linh hoạt ứng xử trong mọi tình huống để vượt qua khó khăn, hoàn thành mục tiêu, khát vọng, ước mơ; Tuổi trẻ chủ động sẽ không ngừng tạo được cơ hội mới khẳng định bản thân, đạt được thành công; Xã hội có nhiều cá nhân sống chủ động sẽ tạo ra một bầu không khí dám nghĩ, dám làm, nâng cao chất lượng công việc và cuộc sống. (D/c minh họa)

+ Cần phê phán những bạn trẻ sống dựa dẫm, thiếu tự tin, thụ động; Sống ở thế chủ động cần thiết trong môi trường xã hội hôm nay, là một thái độ tích cực của tuổi trẻ trong thời đại toàn cầu hóa, đặc biệt không thể thiếu đối với công dân toàn cầu.

- Bài học: Tuổi trẻ cần tự tin, dám nghĩ, dám làm, chủ động sáng tạo tìm kiếm những cơ hội và xây dựng kế hoạch để chinh phục ước mơ.

1,0

d. Chính tả, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, đặt câu

0,25

e. Sáng tạo: : Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề

nghị luận.

0,25


2

Phân tích hai sự kiện trong đời Mỵ. Nhận xét ý nghĩa thể hiện nội dung, tư tưởng của hai sự kiện.

5,0

a.Yêu cầu về kĩ năng:

Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:Mở bài nêu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá, kết luận được vấn đề.

0,5

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích hai sự kiện đánh dấu bước ngoặt cuộc đời, số phận của nhân vật Mỵ: Sự kiện Mỵ bị bắt về làm dâu gạt nợ nhà Thống lý Pá Tra và sự kiện Mỵ cắt dây trói cứu A Phủ.Nhận xét vai trò, ý nghĩa của hai sự kiện đó trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm.


0,5

c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Thí sinh có thể trình bày hệ thống các luận điểm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.

* Phân tích hai sự kiện và nêu ý nghĩa hai sự kiện:

- Sự kiện Mỵ bị bắt về làm dâu gạt nợ nhà Pá Tra.

+ Nguyên nhân: bị ép buộc vì món nợ của cha mẹ và vì bị A Sử lừa theo tập tục bắt vợ của người vùng cao.

+ Ban đầu Mỵ phản kháng, trốn về có ý định tự vẫn nhưng vì thương cha Mỵ đành trở lại nhà Pá Tra.

+ Chịu sự đày đọa cả về thể xác lẫn tinh thần dẫn đến mất hết ý thức về cuộc sống, “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”.

+ Ý nghĩa: Phơi bày thực trạng của xã hội thực dân, phong kiến miền núi. Thể hiện sự cảm thông của tác giả trước số phận đau khổ của người dân miền núi dưới chế độ thực dân, phong kiến.

- Sự kiện cắt dây trói giải thoát A Phủ:

+ Hoàn cảnh: A Phủ vô ý để mất một con bò, bị Pa Tra trói đứng giữa trời đông giá rét.

+ Ban đầu Mỵ vô cảm trước cảnh A Phủ bị trói.

+ Khi thấy dòng nước mắt của A Phủ Mỵ động lòng. Mỵ nghĩ đến bản thân mình, thương mình và thương người đồng cảnh ngộ; Mỵ nghĩ đến sự độc ác của cha con thống lý và ý thức sống trở về, nhận ra dấu hiệu về cái chết Mỵ càng thấy thương A Phủ hơn. Để cuối cùng tất cả trở thành hành đông quyết liệt: cắt dây trói, giải thoát cho A Phủ.

+ Ý nghĩa: Đồng cảm xót thương trước số phận đau khổ và phát hiện, trân bản chất tốt đẹp của người dân lao động miền núi.

* Nhận xét hai sự kiện trong thể hiện nội dung, tư tưởng:

+ Lột tả chân thực nhân vật và vẻ nên bức chân dung người người lao động vùng cao.

+ Thể hiện cách nhìn về con người và xã hội của nhà văn.

+ Thể hiện biệt tài của nhà văn trong việc nắm bắt các vấn đề cốt yếu từ đó bộc lộ tính cách, số phận nhân vật.

* Đánh giá chung: Hai sự kiện phản ánh chân thực số phận của người dân lao động miền núi. Đồng thời thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà văn cũng như tài năng nghệ thuật của ông.



3,0



d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chı́nh tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Viêṭ.

0,5



e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0,5




ĐỀ 15

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020

MÔN NGỮ VĂN

Thời gian: 120 phút



I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 

Đọc đoạn trích:

Phần lớn chúng ta đều có lúc cần đến sự giúp đỡ của người khác. Cuộc sống là muôn màu, vì thế không phải lúc nào chúng ta cũng tự biết cách xoay xở mọi thứ. Biết được khi nào cần đến sự giúp đỡ và biết tìm kiếm sự giúp đỡ nơi đâu, đó là những yếu tố cơ bản cho sự sinh tồn và hạnh phúc ở mỗi người.

Một số người vẫn luôn từ chối sự giúp đỡ vì không thích cái cảm giác bản thân mình bất lực, phải cậy nhờ vào người khác. Số khác tuy không khước từ, nhưng điều đó lại khiến họ vô cùng buồn bực vì họ cảm thấy lòng tự tôn của mình bị tổn thương. Vì vậy, có những lúc bạn hào phóng ban tặng sự giúp đỡ cho những người đang thực sự cần nó, nhưng đừng quá ngạc nhiên vì họ có thể đáp lại lòng tốt của bạn bằng những hành động khác thường như phản kháng, công kích, cáu gắt hay những phản ứng khiến bạn bị thương. Tất cả những biểu hiện đó, nếu có, là do họ đang phải vật lộn với lòng tự tôn cũng như sự kiêu hãnh của chính mình. Họ đang tìm mọi cách né tránh thực tế rằng mình đang trong trạng thái bế tắc, rằng mọi việc đang diễn ra không theo mong đợi.

Vì vậy, hãy cân nhắc, thận trọng với thịnh tình của chính mình. Nếu muốn giúp đỡ một ai đó, trước hết, bạn phải học cách thể hiện thiện chí.

(Kent M. Keith Ph. D, 10 nghịch lí về cuộc sống, trang 132-133)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1(0.5 điểm).Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết những yếu tố cơ bản cho sự sinh tồn và hạnh phúc của mỗi người là những yếu tố nào?

Câu 2(0.5 điểm). Theo tác giả, tại sao một số người khi được giúp đỡ có thể sẽ đáp lại lòng tốt của bạn bằng những hành động khác thường như phản kháng, công kích, cáu gắt hay những phản ứng khiến bạn bị tổn thương?

Câu 3(1.0 điểm). Trong đoạn trích, tác giả đề cập đến nghịch lí nào? Việc nhận ra nghịch lí ấy có ý nghĩa như thế nào?

Câu 4(1.0 điểm). Theo anh/ chị, có nên lúc nào cũng hào phóng ban tặng sự giúp đỡ không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm).

Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ về cách thể hiện thiện chí khi ta muốn giúp đỡ người khác.

Câu 2 (5.0 điểm).

Anh/ chị hãy phân tích giá trị của chi tiết tiếng sáo trong đoạn trích truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) và chi tiết nồi chè khoán trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.

Từ đó, nhận xét về vai trò của chi tiết trong truyện ngắn.

……………HẾT………………

ĐỊNH HƯỚNG CHẤM

PHẦN

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

I


ĐỌC HIỂU

3.0

1

Những yếu tố cơ bản cho sự sinh tồn và hạnh phúc của mỗi ngườibiết được khi nào cần đến sự giúp đỡ và biết tìm kiếm sự giúp đỡ nơi đâu

0.5

2

Theo tác giả, một số người khi được giúp đỡ có thể sẽ đáp lại lòng tốt của bạn bằng những hành động khác thường như phản kháng, công kích, cáu gắt hay những phản ứng khiến bạn bị tổn thươnghọ đang phải vật lộn với lòng tự tôn cũng như sự kiêu hãnh của chính mình. Họ đang tìm mọi cách né tránh thực tế rằng mình đang trong trạng thái bế tắc, rằng mọi việc đang diễn ra không theo mong đợi.

0.5

3

- Trong đoạn trích, tác giả đề cập đến nghịch lí: người nhận được sự giúp đỡ đôi khi làm tổn thương người giúp đỡ mình.

- Việc nhận ra nghịch lí ấy có ý nghĩa: giúp ta thấu hiểu hoàn cảnh, tâm trạng người khác để có cách ứng xử cho phù hợp.

0.5



0.5

4

Thí sinh có thể trả lời theo những hướng khác nhau và lí giải phù hợp với sự lựa chọn.

1.0

II


LÀM VĂN

7.0

1

Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ về cách thể hiện thiện chí khi ta muốn giúp đỡ người khác.

2.0

a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn (200 chữ)

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp…để triển khai vấn đề.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: cách thể hiện thiện chí khi ta muốn giúp đỡ người khác.

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận:

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể theo hướng sau:

- Phải thực sự thấu hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của họ để đưa ra một cách giúp đỡ phù hợp.

- Giúp đỡ bằng sự chia sẻ chân tình chứ không phải bằng sự thương hại, ban ơn…

- Phải khéo léo để tránh gây tổn thương cho người được giúp đỡ…

1.0

d. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp

0.25

e. Sáng tạo

0.25

2

Phân tích giá trị của chi tiết tiếng sáo trong đoạn trích truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) và chi tiết nồi chè khoán trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. Từ đó, nhận xét về vai trò của chi tiết trong truyện ngắn.

5.0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai đúng vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề

0.25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

0.25

c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận kết hợp chặt chẽ giữa lĩ lẽ và dẫn chứng. Đảm bảo các ý sau:

1. Giới thiệu tác giả,tác phẩm, chi tiết nghệ thuật.

2. Phân tích, cảm nhận hai chi tiết:

a. Chi tiết tiếng sáo trong đoạn trích truyện ngắn Vợ chồng A Phủcủa Tô Hoài

- Hoàn cảnh xuất hiện tiếng sáo: Kiếp sống tủi nhục của Mị ở nhà thống lí Pá Tra đã biến Mị từ một cô gái yêu đời trở thành người đàn bà nhẫn nhục, cam chịu, câm lặng, lùi lũi như con rùa trong xó cửa. Nhưng trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài, tâm hồn Mị được hồi sinh khi tiếng sáo gọi bạn tình thiết tha cất lên…

- Giá trị của chi tiết tiếng sáo:

+ Xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm với những cung bậc cảm xúc và ý nghĩa khác nhau: lấp ló ngoài đầu núi, văng vẳng đầu làng, lơ lửng bay ngoài đường, trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo.

+ Tiếng sáo làm sống dậy những cảm xúc, những kí ức về những tháng ngày tươi đẹp trong quá khứ; làm sống dậy ý thức về bản thân, cảm nhận nguồn sức sống đang dâng trào “Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng…”

+ Tiếng sáo giúp Mị nhận thức thực tại, thấm thía hơn bao giờ hết nỗi bất hạnh của đời mình “nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này…”

+ Tiếng sáo thôi thúc khiến Mị có hành động “nổi loạn” – đi chơi xuân, ngay cả lúc bị A Sử trói đứng vào cột, tiếng sáo vẫn đưa Mị theo những cuộc chơi, những đám chơi…

- Đánh giá:

+ Tiếng sáo là biểu tượng của khát vọng tự do, là bài ca bất diệt về tình yêu và hạnh phúc bất chấp chấp tủi nhục, đắng cay.

+ Là chi tiết đặc sắc, giúp nhà văn khám phá, phát hiện những diễn biến lặng lẽ và quyết liệt trong tâm hồn người phụ nữ vùng cao Tây Bắc.

+ Góp phần làm nên chất thơ cho truyện ngắn.

b. Chi tiết nồi chè khoán trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

- Hoàn cảnh xuất hiện chi tiết:

+ Chi tiết nồi chè khoán của bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” được xuất hiện trong bữa cơm ngày đói của mẹ con Tràng. Nồi cháo cám được bà cụ Tứ đặc biệt chuẩn bị để mừng ngày đầu tiên con dâu về nhà.

- Giá trị của chi tiết:

+ Phản ánh hiện thực đầy xót xa của những người nghèo khổ, trong nạn đói 1945, để duy trì sự sống người ta phải ăn cả những thứ đồ ăn vốn không dành cho con người.

+ Đó là món quà cưới, là tấm lòng nhân hậu của người mẹ trước hạnh phúc của các con.

  • + Gián tiếp tố cáo tội ác của thực dân phát xít đã đẩy con người vào tình cảnh thê thảm.

  • + Thể hiện sự trân trọng của nhà văn Kim Lân đối với những giá trị tốt đẹp của con người: dù đứng trước ranh giới của sự sống và cái chết nhưng con người vẫn dành cho nhau những tình cảm thật đáng quý

- Đánh giá: “Nồi chè khoán” chỉ là chi tiết nhỏ nhưng lại có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sâu sắc hơn tính cách của nhân vật và gửi gắm những thông điệp thiêng liêng về khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và sức mạnh của tình thương, tình người.

3. Vai trò của chi tiết trong truyện ngắn

- Việc chọn lựa chi tiết, đặc biệt là những chi tiết đắt giá có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần làm nên thành công của tác phẩm.

- Giúp người đọc khám phá vẻ đẹp của con người và cuộc sống

- Thể hiện được tấm lòng, tài năng và cá tính sáng tạo của nhà văn




0.5


1.5
































1.5
























0.5



c. Lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu:

0.25

d. Sáng tạo

0.25

TỔNG ĐIỂM

10.0








ĐỀ 16

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020

MÔN NGỮ VĂN

Thời gian: 120 phút


I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4

Tuổi trẻ, tự thân nó đã là một tài sản, tự thân nó đã hàm chứa ánh sáng và hạnh phúc, khi bị vùi xuống bùn, cơ hội để nó tỏa sáng và thăng hoa sẽ lớn hơn so với khi bạn già đi. Lúc đó phép thử trong tay còn mầu nhiệm, con tốt đó trong tay còn có thể phong Hậu, bạn có thời gian làm hậu thuẫn và chân trời vẫn còn nhiều thôi thúc. Còn khi bạn lớn tuổi hơn, những xây xước đằng trước sẽ làm cho bạn ngần ngại, nếu bạn bị rớt xuống bùn, thì rất có thể, bạn sẽ tặc lưỡi nằm đó một mình, hoặc sẽ cố gắng vùng vẫy sao cho người đó cũng lem luốc giống với bạn.

Tuổi trẻ có một thứ vốn ngầm rất đáng quý mà không phải ai cũng biết: sự cô đơn. Trái tim là một giống loài dễ hư hỏng. Nếu nó được no đủ, nó sẽ đổ đốn ngay lập tức. Hạnh phúc làm cho người ta mềm yếu, người ta vui tươi với mọi thứ, người ta quên mất việc phải làm, người ta còn bắt đầu tặc lưỡi nhiều hơn với những thói quen xấu. Tình yêu là một giống dây leo khó chiều. Nó cần được thử thách và bị tấn công. Nếu bạn móm cơm hàng ngày, chăm sóc nó quá no đủ nó sẽ chết yểu.

( Theo kênh 14.vn)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5đ)

Câu 2. Vì sao tác giả lại cho rằng: “ Tuổi trẻ, tự thân nó là một tài sản”?(0,5đ)

Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến: “ ... khi bạn đã lớn tuổi hơn, những xây xước đằng trước sẽ làm cho bạn ngần ngại”? (1.0đ)

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm: Trái tim là một giống loài dễ hư hỏng. Nếu nó được no đủ, nó sẽ đổ đốn ngay lập tức? (1.0đ)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm )

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ đoạn trích trong phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về giá trị của tuổi trẻ.

Câu 2 (5.0 điểm)

Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn văn sau:

[…] Thường khi đến gà gáy sáng Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu dậy ra dóm lửa để bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm. Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên ngồi thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi lửa như đêm trước.

( Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2, tr13, NXB GD 2008)

[…] Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắc lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: “ Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!”.

Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy.

( Chiếc thuyền ngoài xa- Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, tập 2, tr71-72, NXB GD 2008)

------- -------- HẾT ---------------

HƯỚNG DẪN CHẤM

(Hướng dẫn chấm này gồm 02 trang)

  • Thầy cô cần quan sát bài làm của học sinh để đánh giá một cách tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.

  • Điểm thành phần tính đến 0,25. Điểm tổng toàn bài làm tròn theo quy định.


Phần


Câu

Nội dung

Điểm

I


ĐỌC HIỂU

3.0



1

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản: nghị luận.

0.5


2

Tác giả lại cho rằng: Tuổi trẻ, tự bản thân nó là một tài sản. Vì:

-Tuổi trẻ, tự thân nó đã là một tài sản, tự thân nó đã hàm chứa ánh sáng và hạnh phúc, khi bị vùi xuống bùn, cơ hội để nó tỏa sáng và thăng hoa sẽ lớn hơn so với khi bạn già đi.

-Tuổi trẻ có thời gian làm hậu thuẫn và chân trời vẫn còn nhiều thôi thúc.

0.5

3

Ý kiến: “ ... khi bạn đã lớn tuổi hơn, những xây xước đằng trước sẽ làm cho bạn ngần ngại” được hiểu như sau:

- Khi lớn tuổi hơn, nghĩa là con đã không còn như tuổi trẻ với sức khỏe, nhiệt huyết.

- Hơn nữa, khi lớn tuổi hơn, họ không còn thời gian để thử thách, thay đổi hoặc ngại thay đổi. Vì vậy những khó khăn, thử thách và có thể là những thất bại phía trước, những người lớn tuổi hơn sẽ ngần ngại.

1.0

4

Quan niệm: Trái tim là một giống loài dễ hư hỏng. Nếu nó được no đủ, nó sẽ đổ đốn ngay lập tức?

Học sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình vẫn được 0,5 điểm.

Lý giải hợp lý, 0,5 điểm.

1.0

II


LÀM VĂN




1

Anh, chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về giá trị của tuổi trẻ.

2.0

a.Đảm bảo thể thức của đoạn văn

0.25

b.Xác định đúng vấn đề nghị luận:

Giá trị của tuổi trẻ.

0.25

c. Triển khai các luận điểm

Đoạn văn có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý:

- Giải thích :

+Tuổi trẻ là lứa tuổi thanh niên, thiếu niên có sức khỏe, được trang bị kiến thức và rèn luyện đạo đức.

+ Là người làm chủ tương lai của đất nước, động lực giúp xã hội phát triển.

- Tuổi trẻ sở hữu:

+ Sức khỏe, nhiệt huyết và khát vọng lớn lao.

+ Sự năng động, sáng tạo và có thời gian, cơ hội để nuôi dưỡng ước mơ và biến ước mơ thành hiện thực.

+ Không ngại thử thách, khó khăn, va chạm và vấp phải thất bại vì chân trời của tuổi trẻ còn nhiều thôi thúc.

- Vai trò của tuổi trẻ:

+ Tuổi trẻ là mùa xuân của đời người, là khoảng thời gian đẹp nhất và quý giá nhất.

+ Là lực lượng nòng cốt, tiên phong để phát triển đất nước, là tương lai của đất nước.

- Bàn luận:

Nhiều bạn trẻ chưa thấy hết và chưa biết quý trọng giá trị của tuổi trẻ, lãng phí thời gian vào những việc vô bổ.

- Bài học nhận thức:

Biết trân trọng tuổi trẻ và sống hết mình cho tuổi trẻ.










1.0



d. Sáng tạo:

Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, diễn đạt sáng tạo, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, pháp luật.


0.25

e. Chính tả, dùng từ đặt câu:

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.


0.25


2

Cảm nhận về hai đoạn văn trong hai tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.


5.0



a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:

Mở bài nêu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá, kết luận được vấn đề.


0.5

b.Xác định đúng vấn đề nghị luận:

Cảm nhận được hai đoạn văn, chỉ ra được nét tương đồng, khác biệt.


0.5

c.Triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề nghị luận:

Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Người viết có thể trình bày hệ thống các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau:

c1. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích: thí sinh có thể mở bài gián tiếp hoặc gián tiếp nhưng cần giới thiệu được hai tác giả, hai tác phẩm và hai đoạn trích.

c2. Cảm nhận về đoạn văn trong “ Vợ chồng A Phủ”:

* Nội dung:

- Đoạn văn miêu tả nỗi buồn, sự cô đơn héo hắt, sự chai sạn vô cảm lạnh lùng của Mị trước nỗi đau khổ, tuyệt vọng của A Phủ cũng như hành động độc ác, thô bạo của A Sử.

- Qua đoạn văn người đọc thấy được tội ác của bọn thống trị miền núi đã chà đạp lên nhân phẩm, quyền sống của con người, làm cho con người bị tê liệt về ý thức phản kháng và cạn khô nguồn nhựa sống.

* Về nghệ thuật :

- Miêu tả nội tâm sâu sắc, tinh tế, ngôn ngữ trong sáng, gợi cảm, lắng đọng.

- Hình ảnh ngọn lửa miêu tả đầy sức ám ảnh, làm nổi bật sự lạnh lẽo, tê dại trong tâm hồn Mị và chuẩn bị cho hành động, tình huống có ý nghĩa nhân đạo tiếp theo.

c.3 Đoạn văn trong “Chiếc thuyền ngoài xa” :

* Nội dung:

- Đoạn văn miêu tả hành động vũ phu, thô bạo của lão đàn ông đối với vợ và thái độ cam chịu, nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài.

- Nỗi khổ của người dân sau chiến tranh trong cuộc sống sinh thường nhật. Vì nghèo đói mà con người trở nên độc ác, đày đọa lẫn nhau.

* Về nghệ thuật:

- Nghệ thuật miêu tả nội tâm sâu sắc, ngôn ngữ giản dị nhưng trĩu nặng trăn trở, suy tư về cuộc đời, thân phận con người.

- Sử dụng thủ pháp đối lập giữa hành động thô bạo của người đàn ông và thái độ cam chịu của người đàn bà, giữa hành động bên ngoài và suy nghĩ bên trong.

c4.Về sự tương đồng khác biệt giữa hai đoạn văn:

-Tương đồng: Cùng miêu tả nỗi đau khổ đến chai sạn, vô cảm của con người bằng ngoài bút miêu tả nội tâm sâu sắc, tinh tế và cả một trái tim đồng cảm, yêu thương.

- Khác biệt:

+ Đoạn văn của Tô Hoài miêu tả nỗi đau khổ của người lao động dưới ách thống trị của bọn phong kiến chúa đất ở miền núi, qua đó tố cáo tội ác của bọn thống trị đồng thời ca ngợi khát vọng sống, khát vọng tự do mãnh liệt của người dân miền núi phía bắc.

+ Đoạn văn của Nguyễn Minh Châu miêu tả nỗi khổ của người dân sau chiến tranh do hoàn cảnh nghèo khổ mang lại, đồng thời phát hiện những nghịch lý của cuộc sống. Từ đó nhà văn gửi gắm những suy tư mang tính triết lý sâu sắc về cuộc sống và nghệ thuật.


3.0








d.Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, cảm nhận sâu sắc; phát hiện, kiến giải mới mẻ về nội dung, nghệ thuật đoạn văn.

0.5

e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0.5

Tổng điểm

10.0



ĐỀ 17

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020

MÔN NGỮ VĂN

Thời gian: 120 phút

I. Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

            Cuộc sống luôn có nhiều áp lực nên không phải lúc nào ta cũng có đủ vững chãi  để làm chủ hết bản thân, nhất là khi có những biến động bất ngờ. Trong những lúc tâm tư rối bời hoảng loạn hay chán chường lạc lõng, ta luôn ước ao có một người thân bên cạnh để được chia sẻ. Dù người ấy chẳng giúp ta giải quyết được vấn đề, thậm chí chẳng khuyên được một điều gì bổ ích, nhưng chỉ cần thái độ lắng nghe hết lòng cũng đủ khiến ta vơi đi rất nhiều phiền muộn rồi. Cho nên, được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người. Thế nhưng, điều nghịch lý là ai cũng muốn người khác lắng nghe mình, còn mình lại không chịu lắng nghe ai cả.

(….) Nếu ta thực sự muốn giúp người kia vơi đi những nỗi khổ niềm đau đang đè nặng trong lòng, thì việc trước tiên là ta phải biết lắng nghe họ. Cũng như vị thầy thuốc trước khi chẩn mạch kê toa thì phải luôn quan sát thần sắc của bệnh nhân. Sau đó, lắng nghe thật kĩ càng những báo cáo hay những lời than thở về bệnh trạng. Khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ. Dù ta không phải nhà tâm lý trị liệu, nhưng với lòng chân thành và thái độ lắng nghe đúng đắn, chắc chắn ta sẽ giúp được người kia ít nhiều. Vì vậy mỗi khi chúng ta chuẩn bị lắng nghe, ta phải hỏi kỹ lại mình đã thật sự vào vai của một người cứu giúp chưa?

( Theo Minh Niệm, Hiểu về trái tim, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr.160-162)

Câu1. Điều nghịch lí mà tác giả nêu ra trong bài viết là gì?

Câu 2.Theo tác giả, khi chúng ta lắng nghe cần có thái độ như thế nào?

Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào là thái độ lắng nghe đúng đắn ?

Câu 4. Với ý kiến cho rằng: “Khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ” anh/ chị có đồng tình không? Vì sao?

II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

Được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người. Anh/chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên.

Câu 2. (5 điểm)

Nhân vật Mị trong “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài) đã trải qua những bước ngoặt lớn của đời mình. Phân tích Mị trong đêm bị A Sử bắt về làm vợ trong đêm cởi trói cho A Phủ, từ đó làm nổi bật sự thay đổi số phận của nhân vật này.



---Hết---

ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM

Môn Ngữ văn

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I


ĐỌC HIỂU

3.0


1

Điều nghịch lí mà tác giả nêu ra trong bài viết là: ai cũng muốn người khác lắng nghe mình, còn mình lại không chịu lắng nghe ai cả.

0.5

2

Theo tác giả, khi chúng ta lắng nghe cần có lòng chân thành và thái độ lắng nghe đúng đắn.

0.5

3

Thái độ lắng nghe đúng đắn:

–  Ngừng trò chuyện, đừng cắt ngang câu chuyện của họ.

Cổ vũ người nói để họ được tự nhiên, thoải mái bày tỏ nổi niềm.

1.0

4

HS trình bày lí lẽ thuyết phục, có thể là đồng tình, có thể không.

- Đồng tình: vì khi được lắng nghe, người đang khổ sẽ cảm thấy được đồng điệu, được cảm thông, được san sẻ. Lúc ấy tâm trạng của họ sẽ khá hơn, do đó tác giả cho rằng người lắng nghe đóng vai trò là người thầy thuốc.

- Không đồng tình: lắng nghe nhưng hời hợt, thiếu cảm thông

1.0

II


LÀM VĂN

7.0

Câu 1


Được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người.  Anh/chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên.

2.0

a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận 200 chữ.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người.

0,25

c.  Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm.Học sinh vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể theo hướng sau:

Được lắng nghe là bạn đã được chia sẻ, được thấu hiểu và cảm thông.

Được lắng nghe là chìa khóa để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, mở cửa hạnh phúc gia đình và thành công trong cuộc sống .

Hãy lắng nghe và thấu hiểu chính mình thì ta mới lắng nghe và thấu hiểu người khác.

Hãy lắng nghe chân thành, tập trung và có chọn lọc.

1,0

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc mới mẻ về vấn đề nghị luận.0.25

0,25



e.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,25

Câu 2


Nhân vật Mị trong “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài) đã trải qua những bước ngoặt lớn của đời mình. Phân tích Mị trong đêm bị A Sử bắt về làm vợ trong đêm cởi trói cho A Phủ, từ đó làm nổi bật sự thay đổi số phận của nhân vật này.

5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

0.5

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Mị trong đêm bị A Sử bắt về làm vợ trong đêm cởi trói cho A Phủ, từ đó làm nổi bật sự thay đổi số phận của nhân vật này.

0.5

c. Triển khai vấn đề nghị luận


* Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận

0.5

* Về nội dung:

Mị trong đêm bị bắt về làm vợ A Sử:

- Từ cô gái trẻ đẹp, tài hoa, yêu đời,…trở thành con dâu gạt nợ sau đêm bị bắt.

- Cuộc đời làm dâu của Mị chịu nhiều đắng cay, tủi nhục,…bị áp bức thể xác, áp chế tinh thần, có lúc tê liệt tinh thần phản kháng

Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ

- Bối cảnh: mùa đông và thói quen sưởi lửa

- Quá trình cởi trói: từ đồng cảm đến thương; từ nhận thức ra kẻ thù đến phản kháng

- Cởi trói cho A Phủ cũng chính là cởi trói cho mình

* Về nghệ thuật

- Dựng bối cảnh phù hợp

- Miêu tả nội tâm sâu sắc

2.0

Sự thay đổi số phận: Từ người nô lệ, qua quá trình tự đấu tranh, Mị có cơ hội giải phóng chính mình.

0,5

c. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt

0.5

d. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận

0.5





-----Hết-----

ĐỀ 18

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020

MÔN NGỮ VĂN

Thời gian: 120 phút


I. ĐỌC HIỂU (3,0đ)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Khả năng sáng tạo

Khi sắp hoàn thành việc tạo lập loài người, Thượng Đế họp mặt tất cả muôn loài và nói: “Ta còn một món quà tặng đặc biệt dành cho tất cả loài người nhưng ta muốn giấu họ, ta muốn ban cho họ chỉ khi họ đã sẵn sằng. Đó chính là khả năng sáng tạo”.

Đại bàng nói: “Hãy trao nó cho ta, ta sẽ đem nó lên mặt trăng”.

Thượng Đế đáp: “Không được, sẽ có một ngày loài người cũng lên đến đó và tìm thấy nó thôi!”.

Cá hồi nói: “Ta sẽ chôn nó ở đáy đại dương”.

Ngài lắc đầu: “Không đâu, họ cũng sẽ tìm đến đó dễ dàng”.

Trâu nói: “Ta sẽ chôn nó trong đồng bằng mênh mông”.

Thượng Đế vẫn chưa bằng lòng: “Họ sẽ khoan sâu vào lòng đất, dù là ở đâu họ cũng nhanh chóng tìm ra nó!”.

Mẹ Đất lúc đó mới nhẹ nhàng chỉ ra một chỗ: “Hãy đem khả năng sáng tạo giấu vào bên trong mỗi con người.”

Và Thượng Đế đồng ý.

Thụy Khanh – (từ intenet)

Câu 1 ( 0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 2 (0,5 điểm): Tóm lược nội dung chính của câu chuyện?

Câu 3 (1,0 điểm): Vì sao Thượng Đế lại muốn giấu đi món quà ông trao tặng cho con người là “ khả năng sáng tạo”?

Câu 4 (1,0 điểm): Anh (chị) hiểu như thế nào về ý tưởng của Mẹ Đất “ Hãy đem khả năng sáng tạo giấu vào bên trong mỗi con người.”

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

        Từ văn bản ở phần Đọc – hiểu trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về khả năng sáng tạo của con người.

Câu 2 (5,0 điểm)

Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài), tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân là một chi tiết  xuất hiện trở đi trở lại nhiều lần. Hãy phân tích ý nghĩa của chi tiết tiếng sáo trong hai lần xuất hiện sau để từ đó thấy được ngôn ngữ miêu tả đặc sắc của nhà văn: 

“…Ngoài đầu núi đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.

Mày có con trai con gái rồi

Mày đi làm nương

Ta chưa có con trai con gái

Ta đi tìm người yêu…”;

“…Trong bóng tối Mị đứng im lặng như không biết mình bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…” Mị vùng bước đi nhưng tay chân đau không cựa được…”

HƯỚNG DẪN CHẤM

A. YÊU CẦU CHUNG

Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức độ điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.

Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa

Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn.

B. YÊU CẦU CỤ THỂ


Phần

Câu

Nội dung

Ðiểm











I

1

Phương thức biểu đạt chính là tự sự

0.5

2

Truyện kể về cuộc đối thoại giữa Thượng Đế và muôn loài. Người muốn tặng cho loài người một món quà là khả năng sáng tạo nhưng phân vân không biết đặt nó vào chỗ nào. Sau vài lời đề nghị, Thượng Đế quyết định giấu khả năng sáng tạo vào bên trong mỗi con người


0.5

3

Thượng Đế lại muốn giấu món quà ông trao tặng cho con người là “khả năng sáng tạo” đi bởi vì:

– “Khả năng sáng tạo” chỉ là một món quà vô giá khi con người đã “sẵn sàng”.

–  Đó là lúc con người biết trân trọng, chủ động đón nhận, phát huy, khơi dậy nó…


0.5

4

Ý tưởng của Mẹ Đất “ Hãy đem khả năng sáng tạo giấu vào bên trong mỗi con người” được hiểu là:

– Khả năng sáng tạo luôn ẩn trong mỗi chúng ta. Tuy nhiên vì nó ẩn giấu nên mỗi người phải biết tự khơi dậy khả năng đó ở bản thân mình. Và đây không phải là việc dễ dàng.

Mọi người không nên coi thường người khác vì cho rằng họ không có “khả năng sáng tạo” mà trách nhiệm của chúng ta là phải tạo điều kiện để họ có thể bộc lộ sự sáng tạo


0,5

II

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

1

1.Từ văn bản ở phần Đọc- hiểu trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về khả năng sáng tạo của con người

2.0

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: Có câu mở đoạn, các câu phát triển ý và câu kết đoạn. Đảm bảo số lượng chữ phù hợp với yêu cầu (khoảng 200 chữ), không quá dài hoặc quá ngắn.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: khả năng sáng tạo của con người.

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành một đoạn văn hoàn chỉnh, lôgic; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra được bài học cho bản thân


* Giải thích: Sáng tạo là năng lực trong con người đưa ra những ý tưởng, phát kiến mới không bị gò bó, phụ thuộc bởi những cái cũ

0. 5

* Phân tích – Bàn luận:

0.5

HS có thể trình bày quan điểm cá nhân nhưng cần hợp lí, thuyết phục. Dưới đây là một hướng giải quyết:

Khả năng sáng tạo là cần thiết trong cuộc sống của mỗi người.

+ Khả năng sáng tạo có vai trò rất quan trong trọng sự tồn tại, phát triển của con người. Nó sẽ giúp mỗi người phát triển thêm những hiểu biết của mình, và làm phong phú thêm những ý tưởng mới, để nhạy bén và sâu sắc hơn trong cách giải quyết vấn đề khó khăn mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống hàng ngày…

+ Khả năng sáng tạo có trong mỗi con người nhưng không phải ai cũng biết cách khơi dậy để phục vụ cho cuộc sống của mình. Vì vậy người biết khơi dậy khả năng sáng tạo của bản thân sẽ là con người sống chủ động, tích cực…

+ Khả năng sáng tạo trong con người trong suốt chiều dài lịch sử tồn tại và phát triển của mình. (lấy dẫn chứng cụ thể để phân tích)

–  Chỉ ra một số quan điểm sai lầm về khả năng sáng tạo: sáng tạo là chuyện dễ dàng, sáng tạo chỉ có ở tuổi trẻ, chỉ cần sáng tạo là có thể thành công, phê phán những người sống ỷ lại, máy móc, trì trệ, hay viển vông, sáo rỗng…


* Bài học nhận thức và hành động: Làm thế nào để khơi dậy sáng tạo? Cần không ngừng học hỏi để có tiền đề cho sự sáng tạo, luôn lao động chăm chỉ và tích cực ngẫm nghĩ, dành thời gian cho sự sáng tạo, tìm đến những không gian sáng tạo và người giàu tính sáng tạo.

0.25

d. Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0.25

II


NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

2

Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài), tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân là một chi tiết  xuất hiện trở đi trở lại nhiều lần. Hãy phân tích ý nghĩa của chi tiết tiếng sáo trong hai lần xuất hiện sau để từ đó thấy được ngôn ngữ miêu tả đặc sắc của nhà văn: “…Ngoài đầu núi đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.

Mày có con trai con gái rồi

Mày đi làm nương

Ta chưa có con trai con gái

Ta đi tìm người yêu…”;

“…Trong bóng tối Mị đứng im lặng như không biết mình bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”Mị vùng bước đi nhưng tay chân đau không cựa được…”

5.0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài khái quát được toàn bộ nội dung nghị luận.

0.5

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hãy phân tích ý nghĩa của chi tiết tiếng sáo trong hai lần xuất hiện sau để từ đó thấy được ngôn ngữ miêu tả đặc sắc của nhà văn…

0.5

c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm; thể hiện được sự cảm nhận và vận dụng được các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

3.0

HS có thế trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

I. Mở bài

Giới thiệu tác giả Tô Hoài, truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”.

Đánh giá khái quát về chi tiết tiếng sáo trong tác phẩm, trích dẫn 2 đoạn văn bản miêu tả chi tiết tiếng sáo.

II. Thân bài

1. Cảm nhận 2 đoạn văn bản miêu tả chi tiết tiếng sáo.

a. Chi tiết tiếng sáo trong lần miêu tả thứ nhất:

Đây là những tiếng sáo đầu tiên báo hiệu những đêm tình mùa xuân đang đến, những tiếng sáo “rủ bạn đi chơi”, tiếng sáo gọi bạn yêu của những tâm hồn tự do, khao khát yêu đương.

Tâm trạng Mị khi nghe tiếng sáo:

+ Tiếng sáo gọi bạn tình “vọng” vào tâm hồn Mị “thiết tha bổi hổi”. Từng lời hát giản dị, mộc mạc nhưng lại hàm chứa cái lẽ sống phóng khoáng, tự do của con người đã có sức mời gọi lớn lao đối với Mị: “Mày có con trai… người yêu”.

+ Mị “ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi”: Cô Mị sau bao ngày lặng câm đã cất tiếng, dù đó chỉ là những lời thì thầm. Bản “tình ca” tha thiết của những kẻ yêu nhau, của những người tự do, khao khát hạnh phúc đã cất lên trên đôi môi của Mị, đánh dấu một bước trở lại của người con gái yêu đời, yêu sống ngày nào.

b. Chi tiết tiếng sáo trong lần miêu tả thứ hai:

Đây là tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân, tiếng sáo vọng vào tâm hồn Mị khi Mị bị A Sử trói.

Tâm trạng Mị khi nghe tiếng sáo:

+ “Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượi còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi…”: Mị như quên hẳn mình đang bị trói, quên những đau đớn về thể xác, Mị vẫn thả hồn theo những cuộc chơi, những tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết, tiếng sáo không chỉ vang vọng trong không gian mà còn tồn tại trong chính tâm hồn Mị.

+  “Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được”: Tiếng sáo của những đôi lứa yêu nhau và  của cả những người lỡ duyên đã có sự tác động lớn lao tới tâm hồn Mị, nó thôi thúc Mị, khiến Mị vùng bước đi, quên thực tại đau khổ trước mắt.

Hành động tàn nhẫn tới tận cùng của A Sử chỉ có thể trói Mị giữa ngày xuân nhưng không thể giam nổi sức xuân đang trào dâng trong Mị.

 2. Đánh giá:

a. Ý nghĩa của tiếng sáo:

Chi tiết tiếng sáo qua 2 lần miêu tả có vai trò hết sức quan trọng đối với việc làm hồi sinh tâm hồn Mị, làm trỗi dậy sức sống tiềm tàng mãnh liệt trong cô. Nó giống như một tác nhân làm sống dậy trong Mị những cảm xúc rạo rực của tuổi trẻ, làm bùng lên niềm khao khát sống, khao khát yêu đương. Nếu không có không khí ngày tết nhộn nhịp ở Hồng Ngài, đặc biệt là tiếng sáo gọi bạn tình không cất lên thì có lẽ Mị vẫn mãi chìm đắm trong những tháng ngày câm lặng, vô thức. Ngay cả khi cô bị trói đứng thì âm thanh của tiếng sáo như ma lực làm bùng cháy trong Mị niềm khao khát yêu, khao khát sống.

Sự xuất hiện của chi tiết âm thanh tiếng sáo còn góp phần tô đậm thêm những giá tri nhân đạo của tác phẩm. Nhà văn muốn ca ngợi và khẳng định sức sống tiềm tàng  trong tâm hồn người lao động miền núi không có một thế lực nào có thể hủy diệt được. Và chỉ cần âm thanh của tiếng sáo ấy có thể làm thức dậy nguồn sức sống ấy.

Chi tiết tiếng sáo cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc tạo nên hơi thở miền núi cho truyện ngắn. Cũng nhờ có sự xuất hiện của âm thanh này mà các trang văn mà Tô Hoài xây dựng đẫm chất thơ. Tiếng sáo ấy quả là âm thanh gây nhiều ấn tượng không chỉ đối với các nhân vật trong truyện mà còn gây ấn tượng, hút người đọc mạnh mẽ.

b. Ngôn ngữ miêu tả đặc sắc của nhà văn:

Tiếng sáo là một trong những chi tiết được Tô Hoài dụng công miêu tả. Nó xuất hiện nhiều lần,trở đi trở lại với các mức độ và sắc thái khác nhau.

Và để khắc họa nổi bật chi tiết trên, tác giả sử dụng ngôn ngữ đầy sức gợi, gợi tả các sắc thái khác nhau của tiếng sáo. Qua cách diễn đạt  này, độc giả dường như không phải tốn quá nhiều công sức để mường tượng thứ âm thanh ấy mà nó hiện hữu khá rõ nét, không chỉ tác động vào thính giác mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ đến thị giác.

III. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận



0.5






1.0








































1.0


























0.5



d. Bài viết sáng tạo: Bài viết có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0.5

e. Đúng chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

0.5

Tổng điểm


10.0




ĐỀ 19

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020

MÔN NGỮ VĂN

Thời gian: 120 phút



I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Một lần tình cờ tôi đọc được bài viết “Hạnh phúc là gì?” trên blốc của một người bạn. Bạn ấy viết rằng: “Hạnh phúc là được nằm trong chăn ấm xem ti vi cùng với gia đình. Hạnh phúc là được trùm chăn kín và được mẹ pha cho cốc sữa nóng. Hạnh phúc là được cùng đứa bạn thân nhong nhong trên khắp phố. Hạnh phúc là ngồi co ro hàng giờ trong quán cà phê, nhấm nháp li ca-cao nóng và bàn chuyện chiến sự, thế giới cùng anh em chiến hữu…”

Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao? Ừ nhỉ! Dường như lâu nay chúng ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc. Hãy một lần thử nghĩ xem: Khi chúng ta than phiền vì bố mẹ quá quan tâm đến chuyện của mình thì ngoài kia biết bao nhiêu người thèm hơi ấm của mẹ, thèm tiếng cười của bố, thèm được về nhà để được mắng; khi chúng ta cảm thấy thiệt thòi khi không được ngồi xe hơi chỉ vì phải chạy xe máy giữa trời nắng thì ngoài kia biết bao nhiêu bạn của chúng ta mồ hôi nhễ nhại, gò mình đạp xe lên những con dốc vắng; khi chúng ta bất mãn với chuyện học hành quá căng thẳng thì ngoài kia biết bao người đang khao khát một lần được đến trường, một lần được cầm cây bút để viết lên những ước mơ; khi chúng ta…”

(Dẫn theo Bài tập Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục 2007)

Câu 1. (0.5điểm) Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.

Câu 2. (0.5điểm) Câu văn nào thể hiện cảm nhận bất ngờ của tác giả về hạnh phúc?

Câu 3. (1.0 điểm) Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu cuối.
Câu 4. (1.0 điểm) Theo anh/chị, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua văn bản trên?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm): Qua đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về: Hạnh phúc của giới trẻ trong thời đại ngày nay.

Câu 2. (5,0 điểm):

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ sau:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Sgk Ngữ văn 12, tập 1, Nxb Giáo dục, 2010).

Từ đó liên hệ với vẻ đẹp hình tượng người nghĩa sĩ nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Sgk Ngữ văn 11, tập 1, Nxb Giáo dục, 2011) và hình tượng người tráng sĩ thời Trần trong bài thơ Tỏ lòng của của Phạm Ngũ Lão (Sgk Ngữ văn 10, tập 2, Nxb Giáo dục 2012).

...Hết...


HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I


ĐỌC HIỂU

3,0


1

Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ: chính luận.

0.5

2

Câu văn thể hiện cảm nhận bất ngờ của tác giả về hạnh phúc:

Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao?

0.5

3

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu cuối: Liệt kê, điệp ngữ, tương phản- đối lập…

- Hiệu quả:

+ Tạo giọng điệu thiết tha, hùng hồn, mạnh mẽ, tăng sức thuyết phục.

+ Nhấn mạnh sự tương phản về hoàn cảnh của chúng ta và biết bao nhiêu người để từ đó gợi ra quan niệm về một hạnh phúc giản đơn…









1,0

4

Thông điệp mà tác giả gửi gắm: Chúng ta cần biết trân trọng những hạnh phúc bình dị, giản đơn trong cuộc sống. (HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần hướng đến suy nghĩ tích cực có liên quan đến văn bản).

1,0

II


LÀM VĂN

7,0

1

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về: Hạnh phúc của giới trẻ trong thời đại ngày nay.

2,0


a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, móc xích hoặc song hành

0,25


b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Quan niệm về hạnh phúc của giới trẻ trong thời đại ngày nay.

0,25


c. Triển khai vấn đề cần nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ nội dung theo gợi ý sau:

* Giải thích: Hạnh phúc là một trạng thái tâm lý của con người khi người ta cảm thấy vui vẻ, thỏa mãn.

* Phân tích:

- HS có thể trình bày nhiều quan niệm khác nhau về hạnh phúc trong giới trẻ ngày nay như:

+ Hạnh phúc là hưởng thụ

+ Hạnh phúc là trải nghiệm

+ Hạnh phúc là sống vì người khác

+ Hạnh phúc là hài hòa giữa lợi ích cá nhân và cộng đồng…

* Bàn luận:

- Vì sao giới trẻ hiện nay lại có những quan niệm khác nhau

về hạnh phúc?

+ Thời đại mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, con người thường coi trọng lối sống vật chất, vì vậy dễ nảy sinh quan

niệm hạnh phúc là hưởng thụ.

+ Thời đại ngày nay cũng đặt ra nhiều thách thức, cơ hội, vì vậy giới trẻ cũng năng động hơn, dám sống dám trải nghiệm, dám hi sinh vì người khác…

* Bài học nhận thức và hành động:

- Từ những quan niệm khác nhau về hạnh phúc, HS cần có những quan niệm đúng đắn về hạnh phúc để hướng đến những hạnh phúc chân chính.

- Hoàn thiện bản thân để tự tạo ra hạnh phúc cho mình và cho mọi người.

1,0













d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt

0,25


e. Sáng tạo

Có cách diễn dạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận

0,25

2

Vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của Quang. Từ đó liên hệ với vẻ đẹp hình tượng người nghĩa sĩ nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu và hình tượng người tráng sĩ thời Trần trong bài thơ Tỏ lòng của của Phạm Ngũ Lão)

5,0


a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm, đoạn thơ; Thân bài triển khai được các luận điểm, thể hiện cảm nhận về đoạn thơ; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận.

0,25


b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến

0,5


c.Triển khai các luận điểm nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những yêu cầu sau:

* Giới thiệu tác giả Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến

* Vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến

- Vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn (ngoại hình, khí chất bên trong, thế giới tâm hồn……..)

- Vẻ đẹp bi tráng (cái chết, sự hy sinh nhẹ nhàng nhưng cao cả…..)

- Nghệ thuật:

+ Cảm hứng và bút pháp lãng mạn

+ Thủ pháp: đối lập; nói giảm, nói tránh; động từ mạnh..

* Liên hệ với vẻ đẹp hình tượng người nghĩa sĩ nông dân và người tráng sĩ thời Trần:

- Người nghĩa sĩ nông dân: Từ những người nông dân lam lũ bỗng chốc trở thành người lính can trường, có lòng yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc, sẵn sàng xả thân vì tổ quốc khi thực dân Pháp xâm lược.

- Người tráng sĩ thời Trần: vẻ đẹp kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ; mang ý nghĩa khái quát, gợi ra hào khí dân tộc thời Trần - "hào khí Đông A".

* Đánh giá chung:

- Giống nhau:

+ Đều thể hiện vẻ đẹp của chủ nghĩa yêu nước; Sự kế thừa và đổi mới của nội dung yêu nước trong văn học Việt Nam

+ Đều được tác giả dành cho tình cảm tự hào, ngưỡng mộ.

- Khác nhau:

+ Hình tượng người lính Tây Tiến là biểu tượng cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời kì cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp, được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn.

+ Hình tượng người nghĩa sĩ nông dân: là biểu tượng cho chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chuến chống Pháp, được xây dựng bằng bút pháp hiện thực.

+ Người tráng sĩ thời Trần thể hiện rõ nét biểu hiện chủ nghĩa yêu nước thời phong kiến.









3,5































































d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; cảm nhận sâu sắc về giá trị của đoạn thơ.

0,25


e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0,5



ĐỀ 20

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020

MÔN NGỮ VĂN

Thời gian: 120 phút


I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu

Bất cứ ai trong chúng ta cũng khao khát có được một cuộc sống đầy cảm hứng, hạnh phúc và thành công. Tuy nhiên, để đạt được những gì bạn thật sự mong ước, tất cả đều phải xuất phát từ việc nhận ra sự quan trọng và tìm được cho mình một thái độ sống thông minh và tích cực nhất.

Một thái độ sống tích cực sẽ giúp bạn luôn lạc quan, yêu đời, tự tin để nhẹ nhàng lướt qua mọi gian nan, thử thách trong cuộc sống. Ngược lại, một thái độ sống tiêu cực sẽ đóng chặt bạn vào những suy nghĩ, cách nhìn phiến diện, vị kỷ, tự ti, đau khổ và dễ dàng dẫn đến thất bại, bất hạnh. Thái độ của bạn ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống và quyết định kết quả của mọi việc bạn làm.

Chúng ta ai cũng ít nhất một đôi lần mắc phải sai lầm, gặp thất bại, hay ở một trạng thái tinh thần chán nản tồi tệ - nhưng không vì thế mà chúng ta mãi bị ám ảnh, day dứt mà không bao giờ dám tin mình sẽ khác đi hay không dám làm một điều gì cả. Chính thái độ sống của chúng ta sau những va vấp ấy sẽ quyết định: Liệu chúng ta có cho phép mình trượt dài trên những thất bại triền miên hay sự va vấp ấy sẽ chính là một cơ hội, một bài học, một trải nghiệm quí báu để chúng ta vươn lên, vững vàng và hoàn thiện mình hơn? (Nhập đề – Thay Thái Độ Đổi Cuộc Đời 2 - Keith D. Harrell - https://gacsach.com/doc-online))

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2. Nội dung của văn bản bàn về vấn đề gì? (0,5 điểm)

Câu 3. Theo tác giả, thái độ sống tích cực sẽ mang đến điều ích lợi gì cho mỗi người? (1 điểm)

Câu 4. Anh/ chị có đồng ý với ý kiến cho rằng “Thái độ của bạn ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống và quyết định kết quả của mọi việc bạn làm”? Vì sao?(1 điểm)

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

Từ nội dung văn bản ở phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách lựa chọn thái độ sống nhằm hoàn thiện bản thân.

Câu 2 (5 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của người con gái trong tình yêu qua đoạn thơ sau

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức


Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh – một phương

(Sóng – Xuân Quỳnh – Ngữ văn 12, tập 1 – NXB Giáo dục, 2014)


HƯỚNG DẪN CHẤM

PHẦN

NỘI DUNG

ĐIỂM

Đọc hiểu


3.0

Câu 1

Nghị luận

0.5

Câu 2

Thái độ sống ảnh hưởng đến cuộc sống.

0.5

Câu 3

Giúp mỗi người luôn lạc quan, yêu đời, tự tin để vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

1.0

Câu 4

Đồng ý.

Vì:

Thái độ sống tích cực giúp chúng ta có năng lượng và tự tin trong công việc.

Ngược lại, thái độ tiêu cực sẽ kiềm hãm năng lực, khiến con người trở nên nhút nhát, tự ti.

Lưu ý: Hs có thể không đồng ý. Tuy nhiên phải có cơ sở và thuyết phục.

1.0

Tự Luận


7.0

Câu 1

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về cách

2.0


a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, qui nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Lựa chọn thái độ sống nhằm hoàn thiện bản thân.

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải thể hiện rõ cách lựa chọn lối sống đúng đắn, tích cực để hoàn thiện bản thân. Có thể theo hướng sau:

- Sống lạc quan, yêu đời, tự tin. Sống có ước mơ, lí tưởng, hoài bão và luôn kiên trì thực hiện ước mơ.

- Hướng đến những giá trị tốt đẹp, nhân văn để khẳng định giá trị bản thân, làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn.

1.0

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.


e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.


Câu 2

Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của người con gái trong tình yêu qua đoạn thơ: “con sóng dưới lòng sâu ….. Hướng về anh một phương”.

5.0


a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0.25

b. Xác định vấn đề cần nghị luận

Vẻ đẹp tâm hồn của người con gái trong tình yêu qua đoạn thơ: “Con sóng dưới lòng sâu ….. Hướng về anh một phương”.

0.5

c. Triển khai

Thí sinh có thể triển khai nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:


* Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng

0.5

* Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của cô gái trong tình yêu qua đoạn thơ

- Nghệ thuật:

+ Thể thơ 5 chữ, nhịp điệu thơ đa dạng, linh hoạt tạo âm hưởng của những con sóng.

+ Cấu trúc thơ đan xen giữa hình tượng sóng – bờ, anh – em tạo nét đặc sắc cho bài thơ và góp phần thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu: thiết tha, nồng nàn, thủy chung, vượt lên giới hạn của đời người.

- Nội dung:

+ Nỗi nhớ trong tình yêu: da diết, mãnh liệt, thường trực suốt đêm ngày.

Không gian của nỗi nỗi nhớ thể hiện ở sự tương phản dọc “dưới - trên” ->lòng đại dương thăm thẳm khôn cùng.

Thời gian của nỗi nhớ trong tình yêu phá vỡ mọi giới hạn, thống trị cả tiềm thức, giấc mơ.

+ Tình yêu gắn liền với sự thủy chung: Với Xuân Quỳnh, không gian không chỉ có phương Bắc – Nam mà còn có “phương anh”, không gian của tình yêu, của tương tư.

- Đánh giá: Đoạn thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. Sóng xứng đáng là một trong những bài thơ hay nhất của nữ thi sĩ và của thơ tình hiện đại Việt Nam

3.0

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0.25

e. Sáng tạo

Diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0.5

Tổng điểm

10.0








Ngoài 10 Đề Thi Văn THPT Quốc Gia 2020 Có Đáp Án-Tập 2 thì các đề thi trong chương trình lớp 12 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Xem thêm

5 Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2021 Môn Sinh Các Trường Chuyên Có Đáp Án – Bộ 2
Đề Thi THPT Quốc Gia 2020 Môn Toán Trường Nguyễn Viết Xuân Lần 1
Đề Thi Văn THPT Quốc Gia 2020 Trường Nguyễn Viết Xuân Lần 2
Đề Thi THPT Quốc Gia 2020 Môn Toán Có Đáp Án Và Lời Giải-Đề 2
Đề Thi HSG Địa 12 Cấp Trường 2022 Có Đáp Án
Đề Thi Tốt Nghiệp THPT 2021 Môn Sinh Đợt 1 Có Đáp Án
Đề Thi THPT Quốc Gia 2020 Môn Toán Trường Nguyễn Viết Xuân Lần 2
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Quỳnh Côi Có Đáp Án
Đề Thi Văn THPT Quốc Gia 2020 Liên Trường Nghệ An Lần 1
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Địa – Tài Liệu Ôn Thi Địa Lý 2023