Docly

Đề Kiểm Tra Trắc Nghiệm Vật Lý 6 Bài 3: Đo Thể Tích Chất Lỏng Có Đáp Án

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Trắc Nghiệm GDCD 6 Bài 4: Thế Nào Là Tôn Trọng Sự Thật Có Đáp Án
Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 Phân Tích Một Số Ra Thừa Số Nguyên Tố
Bài Tập Vật Lý 6 Bài 9 Lực Đàn Hồi Có Đáp Án Chi Tiết
Trắc Nghiệm GDCD 6 Bài 3: Siêng Năng Là Gì Có Đáp Án Chi Tiết
Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 Các Dấu Hiệu Chia Hết Cập Nhật 2023

Đề Kiểm Tra Trắc Nghiệm Vật Lý 6 Bài 3: Đo Thể Tích Chất Lỏng Có Đáp Án – Vật Lí Lớp 6 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÝ LỚP 6 BÀI 3:

ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG

Câu 1: Câu nào sau đây là đúng nhất? Nếu trên can nhựa chỉ thấy ghi 3 lít, thì có nghĩa là

A. Can chỉ nên dùng đựng tối đa 3 lít. B. ĐCNN của can là 3 lít.

C. GHĐ của can là 3 lít. D. Cả ba phương án A, B, C đều đúng.

Câu 2: Để đo thể tích chất lỏng, người ta dùng dụng cụ:

A. Cốc uống nước. B. Bát ăn cơm. C. Ấm nấu nước. D. Bình chia độ.

Câu 3: Khi đo thể tích chất lỏng cần:

A. Đặt mắt nhìn ngang với độ cao với mực chất lỏng trong bình

B. Đặt bình chia độ nằm ngang

C. Đặt mắt nhìn xiên với độ cao với mực chất lỏng trong bình

D. Đặt mắt nhìn vuông góc với độ cao với mực chất lỏng trong bình

Câu 4: Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,5 lít:

A. Bình 1000ml có vạch chia đến 10ml B. Bình 500ml có vạch chia đến 2ml

C. Bình 100ml có vạch chia đến 1ml D. Bình 500ml có vạch chia đến 5ml

Câu 5: Điền vào chỗ trống: 150ml = ................... m3 = .................... l

A. 0,00015 m3 = 0,15l B. 0,00015 m3 = 0,015l

C. 0,000015 m3 = 0,15l D. 0,0015 m3 = 0,015l

Câu 6: Điền số thích hợp: 1 m3 = ........lít = ........ml

A. 100 lít; 10000 ml B. 100 lít; 1000000 ml

C. 1000 lít; 100000 ml D. 1000 lít; 1000000 ml

Câu 7: Trên một can nhựa có ghi “2 lít”. Điều có có nghĩa là gì?

A. Can có thể đựng trên 2 lít. B. ĐCNN của can là 2 lít.

C. Giới hạn chứa chất lỏng của can là 2 lít. D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 8: Người ta muốn chứa 20 lít nước bằng các can nhỏ có ghi 1,5 lít. Phải dùng ít nhất bao nhiêu can?

A. 11 B. 12 C. 13 D. 14

Câu 9: Một người bán dầu chỉ có một cái ca 0,5 lít và một cái ca 1 lít. Người đó chỉ bán được dầu cho khách hàng nào sau đây?

A. Khách hàng 1 cần mua 1,4 lít. B. Khách hàng 2 cần mua 3,5 lít.

C. Khách hàng 3 cần mua 2,7 lít. D. Khách hàng 4 cần mua 3,2 lít.

Câu 10: Để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 1 lít, trong các bình chia độ đã cho sau đây, chọn bình bình chia độ nào phù hợp nhất?

1. Bình 100ml và có vạch chia tới 1ml.

2. Bình 500ml và có vạch chia tới 5ml.

3. Bình 1000ml và có vạch chia tới 5ml.

4. Bình 2000ml và có vạch chia tới 5ml.

A. Bình 1. B. Bình 2. C. Bình 3. D. Bình 4.

Câu 11: Độ chia nhỏ nhất của một bình chia độ là 0,1 cm3. Cách ghi kết quả nào dưới đây là đúng?

A. 20cm3. B. 20,2cm3. C. 20,20cm3. D. 20.25cm3.

Câu 12: Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây:

A. V1 = 20,2cm3. B. V2 = 20,50cm3. C. V3 = 20,5cm3. D. V4 = 20cm3.

Câu 13: Đơn vị đo thể tích thường dùng là:

A. mét (m) B. kilogam (kg)

C. mét khối (m3) và lít (l). D. mét vuông (m2)

Câu 14: Trên một hộp sữa tươi có ghi 200ml. Con số đó cho biết:

A. Thể tích của hộp sữa là 200ml. B. Thể tích sữa trong hộp là 200ml.

C. Khối lượng của hộp sữa. D. Khối lượng của sữa trong hộp.


ĐÁP ÁN


1

D

4

B

7

C

10

C

13

C

2

D

5

A

8

D

11

B

14

B

3

A

6

D

9

B

12

C








Ngoài Đề Kiểm Tra Trắc Nghiệm Vật Lý 6 Bài 3: Đo Thể Tích Chất Lỏng Có Đáp Án – Vật Lí Lớp 6 thì các tài liệu học tập trong chương trình 6 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Đề kiểm tra được thiết kế dưới dạng trắc nghiệm, gồm một loạt câu hỏi với các tình huống và bài toán liên quan đến đo thể tích chất lỏng. Các câu hỏi sẽ yêu cầu học sinh áp dụng kiến thức về đơn vị đo thể tích, cách đo và tính toán thể tích chất lỏng dựa trên các thông số và công thức cơ bản.

Đáp án chi tiết được cung cấp sau mỗi câu hỏi, giúp học sinh tự kiểm tra và hiểu rõ hơn về cách giải quyết từng bài toán và xử lý các khái niệm liên quan.

Đề kiểm tra này là một công cụ hữu ích để học sinh lớp 6 ôn tập và kiểm tra lại kiến thức về đo thể tích chất lỏng, đồng thời rèn kỹ năng giải quyết các bài toán và trắc nghiệm trong môn Vật Lý.

>>> Bài viết có liên quan

Trắc Nghiệm Lý 6 Bài 8: Trọng Lực Đơn Vị Lực Có Đáp Án Chi Tiết
Bài Tập Trắc Nghiệm GDCD 6 Bài 2: Siêng Năng Kiên Trì Có Đáp Án
Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 Các Phép Toán Về Lũy Thừa [2023]
Trắc Nghiệm Vật Lý Lớp 6 Bài 7: Tìm Hiểu Kết Quả Tác Dụng Của Lực Có Đáp Án
Trắc Nghiệm GDCD 6 Bài 1: Tự Chăm Sóc Rèn Luyện Thân Thể Có Đáp Án
Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 Phép Nhân Và Phép Chia Hai Số Tự Nhiên
Trắc Nghiệm Lý 6 Bài 6: Hai Lực Cân Bằng Là Hai Lực (Có Đáp Án)
Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 6 Cả Năm Phương Pháp Mới Phát Triển Năng Lực
Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 Chuyên Đề Phép Cộng Và Phép Trừ Số Tự Nhiên
Trắc Nghiệm Vật Lý 6 Bài 5: Khối Lượng – Đo Khối Lượng Có Đáp Án