Docly

Ôn Tập Toán Lớp 6 Trang 47 Tập 2 Điểm – Đường Thẳng – Ba Điểm Thẳng Hàng – Tia

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Toán Lớp 6 Chương Trình Mới Sách Chân Trời Sáng Tạo Kèm Hướng Dẫn
Đề Cương Giáo Dục Công Dân Lớp 6 Kì 2 Năm 2022-2023 Kèm Hướng Dẫn
Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 Ôn Tập Chương Những Hình Hình Học Cơ Bản
Phân Phối Chương Trình Toán 6 Sách Cánh Diều Năm Học 2021-2022
Đề Thi Giáo Dục Công Dân 6 Học Kì 1 Kết Nối Tri Thức 2022-2023 (Đề 2) Có Đáp Án

Ôn Tập Toán Lớp 6 Trang 47 Tập 2 Điểm – Đường Thẳng – Ba Điểm Thẳng Hàng – Tia – Toán 6-Kết Nối Tri Thức là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.

Tuần 31. ĐIỂM, ĐƯỜNG THẲNG, BA ĐIỂM THẲNG HÀNG, TIA


BÀI KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM ĐẦU GIỜ

Câu 1. Cho hình 1, chọn khẳng định đúng:





A. . B. . C. . D. .

C âu 2. Cho hình 2, chọn khẳng định Sai.

A. Đường thẳng m đi qua điểm A .

B. Đường thẳng n không đi qua điểm A .

C. Đường thẳng n đi qua điểm B.

D. Đường thẳng m đi qua điểm A,B,C .

Câu 3. Để đặt tên cho một điểm người ta thường dùng

A. Một chữ cái viết in hoa (như A, B,…). . B. Một chữ cái thường (như a, b,…).

C. Bất kì chữ cái viết thường hoặc chữ cái viết hoa. D. Hai chữ cái in hoa.

Câu 4. Chọn đáp án Sai. Để đặt tên cho một đường thẳng người ta thường dùng

A. Một chữ cái viết in hoa (như A, B,…). .

B. Một chữ cái thường (như a, b,…).

C. Hai chữ cái in hoa là hai điểm thuộc đường thẳng đó.

D. Hai chữ cái in thường.


Câu 5. Cho hình vẽ bên dưới. Có bao nhiêu điểm trong số các điểm đã cho nằm trên đường thẳng a?

A. 1 điểm B. 2 điểm C. 3 điểm. D. 4 điểm.

Câu 6. Ba điểm H, I, K thẳng hàng trong các câu sau, câu nào sai ?

  1. Đường thẳng HK đi qua I

  2. Điểm I nằm giữa hai điểm H và K

  3. Đường thẳng IK đi qua H

  4. Ba điểm H, I, K cùng thuộc một đường thẳng

Câu 7. Cho 7 điểm trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng. Qua 2 điểm vẽ 1 đường thẳng. Hỏi có bao nhiêu đường thẳng:

A. 49 B. 21 C. 29 D. 14

Câu 8. Hai đường thẳng phân biệt thì:

A. Không có điểm chung;

B. Có một điểm chung;

C. Có hai điểm chung;

D. Có 1 điểm chung hoặc không có điểm chung nào;

Câu 9. Cho hình vẽ, khẳng định nào đúng.

A. Điểm A và B nằm khác phía đối với điểm C

B. Điểm B và C nằm cùng phía đối với điểm A

C. Điểm B và C nằm khác phía đối với điểm A

D. Điểm A và C nằm cùng phía đối với điểm B

Câu 10. Đọc hình sau:

A. Tia MN B. Đoạn thẳng MN

C. Tia NM D. Đường thẳng MN


Tiết 1:

Dạng 1: Điểm, đường thẳng, ba điểm thẳng hàng

Bài 1: Đặt tên cho điểm, đường thẳng ở trên hình vẽ sau:

Bài 2: Cho hình vẽ, hãy trả lời các câu hỏi sau.

a) Đường thẳng nào đi qua điểm M ; điểm N ; điểm P ; điểm Q ?

b) Đường thẳng nào không đi qua hai điểm N, P ?

c) Đường thẳng nào đi qua hai điểm M, P ?

d) Những đường thẳng nào chứa điểm P ; không chứa điểm P ?

e) Điểm nào nằm trên đường thẳng d ?

f) Đường thẳng nào đi qua điểm Q ?

g) Đường thẳng nào không đi qua điểm N ?

Bài 3: Vẽ từng hình theo cách diễn đạt bằng lời trong mỗi trường hợp sau đây :

a) Hai điểm A và B cùng thuộc đường thẳng a

b) Đường thẳng b không đi qua hai điểm M và N

c) Đường thẳng c đi qua hai điểm H, K và không chứa hai điểm U, V

d) Điểm X nằm trên cả hai đường thẳng d và t, điểm Y chỉ thuộc đường thẳng d và nằm ngoài đường thẳng t, đường thẳng t đi qua điểm Z, còn đường thẳng d không chứa điểm Z

e) Điểm U nằm trên cả hai đường thẳng m, n và không thuộc đường thẳng p; điểm V thuộc cả hai đường thẳng n, p và nằm ngoài đường thẳng m; hai đường thẳng p, m cùng đi qua điểm R còn đường thẳng n không chứa điểm R.


Bài 4: Dựa vào Hình2.1, Hình 2.2 và gọi tên:

a) Tất cả bộ ba điểm thẳng hàng;

b) Bốn bộ ba điểm không thẳng hàng.

Bài 5:

a) Hãy vẽ sơ đồ trồng 7 cây thành 5 hàng, mỗi hàng 3 cây.

b) Hãy vẽ sơ đồ trồng 6 cây thành 4 hàng, mỗi hàng 3 cây.

c) Hãy vẽ sơ đồ trồng 10 cây thành 5 hàng, mỗi hàng 4 cây.

Bài 6: Vẽ ba điểm A, B, C thẳng hàng sao cho:

a) Điểm A nằm giữa hai điểm B và C.

b) Điểm A, B nằm cùng phía đối với điểm C.

c) Điểm A không nằm giữa hai điểm B và C.


Tiết 2:

Bài 1. Cho hình vẽ sau:

a) Hãy chỉ ra các cặp đường thẳng song song.

b) Hãy chỉ ra 3 cặp đường thẳng cắt nhau và xác định giao điểm của chúng.

Bài 2: Cho ba điểm phân biệt không thẳng hàng. Em hãy vẽ một đường thẳng đi qua hai trong số ba điểm đó, rồi vẽ tiếp đường thẳng thứ hai đi qua điểm còn lại và song song với đường thẳng vừa vẽ.

Bài 3: Cho bốn điểm trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Kẻ các đường thẳng đi qua các cặp điểm. Viết tên các đường thẳng đó.

Bài 4: Vẽ đường thẳng , lấy . Kẻ các đường thẳng đi qua các cặp điểm

a) Kẻ được mấy đường thẳng phân biệt? Viết tên các đường thẳng đó.

b) là giao điểm của các đường thẳng nào?

Bài 5: Vẽ 4 đường thẳng cắt nhau từng đôi một trong các trường hợp sau:

a) Chúng có tất cả 1 giao điểm.

b) Chúng có tất cả 4 giao điểm.

c) Chúng có tất cả 6 giao điểm.

Bài 6: Cho năm điểm, không có ba điểm nào thẳng hàng. Kẻ các đường thẳng đi qua các cặp điểm. Hỏi kẻ được bao nhiêu đường thẳng?


Tiết 3:

Dạng 3: Tia

Bài 1: Trong các câu sau, hãy cho biết câu nào đúng, câu nào sai. Vì sao?

a) Hai tia Ox và Oy chung gốc thì đối nhau.

b) Hai tai Ox và Ay nằm trên cùng một đường thẳng thì đối nhau.

c) Hai tia Ox và Oy nằm trên đường thẳng xy và chung gốc O được gọi là hai tia đối nhau.

Bài 2: Vẽ hai đường thẳng xy và mn cắt nhau tại O.

a) Kể tên các tia đối nhau.

b) Trên tia On lấy điểm A, trên tia Oy lấy điểm B. Kể tên các tia trùng nhau.

Bài 3: Cho ba điểm M, N, P thẳng hàng theo thứ tự đó.

a) Viết tên các tia đối gốc M, gốc N, gốc P.

b) Viết tên các tia trùng nhau.

Bài 4: Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng, hãy vẽ:

a) Tia CB;

b) Tia CA;

c) Đường thẳng AB.

Bài 5: Vẽ hai tia đối nhau OM và ON, A là một điểm thuộc tia OM, B là một điểm thuộc tia ON.

a) Trong ba điểm A, O, N điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

b) Trong ba điểm M, O, B điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

c) Trong ba điểm M, O, N điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?


BÀI TẬP VỀ NHÀ

Bài 1: Vẽ năm điểm M, N, P, Q, R trong đó:

- Ba điểm M, N, P thẳng hàng;

- Ba điểm P, Q, R không thẳng hàng.

Bài 2: Vẽ 4 điểm M, N, O, P thuộc đường thẳng d đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:

a) M không nằm giữa O và P.

b) O không nằm giữa N và P.

c) P không nằm giữa M và O.

d) N không nằm giữa O và P.

Bài 3: Cho 5 điểm A, B, C, D, E trong đó chỉ có ba điểm A, B, C thẳng hàng. Cứ hai điểm phân biệt vẽ được một đường thẳng. Hỏi có bao nhiêu đường thẳng phân biệt? Viết tên những đường thẳng đó.

Bài 4: Cho trước 100 điểm trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng. Vẽ các đường thẳng đi qua các cặp điểm. Hỏi vẽ được bao nhiêu đường thẳng?

Bài 5: Kẻ hai đường thẳng song song để chia mặt đồng hồ thẳng 3 phần sao cho tổng các số ở mỗi hình đều bằng nhau ?


Bài 6: Cho ba điểm phân biệt O, M, N không thẳng hàng.

a) Vẽ các tia OM, ON, MN.

b) Vẽ các tia Ox cắt đường thẳng MN tại E, sao cho điểm E nằm giữa hai điểm M và N.

c) Vẽ tia Oy cắt đường thẳng MN tại F, sao cho điểm M nằm giữa hai điểm F và N.

Bài 7: Kẻ hai đường thẳng cắt nhau tại O.

a) Kể tên các tia đối nhau trong hình vẽ

b) Trên tia lấy điểm M, trên tia Ox lấy điểm E ( E và M khác O). Hãy tìm vị trí điểm N để có hai tia OM và ON là hia tia đối nhau. Hãy tìm vị trí điểm F để có hai tia là hai tia trùng nhau.

Bài 8: Cho bốn điểm và O thỏa mãn điều kiện: Hai tia là hai tia đối nhau, hai tia OM và OP là hai tia đối nhau.

a) Có nhận xét gì về bốn điểm ? Tại sao?

b) Điểm O nằm giữa hai điểm nào?




Ngoài Ôn Tập Toán Lớp 6 Trang 47 Tập 2 Điểm – Đường Thẳng – Ba Điểm Thẳng Hàng – Tia – Toán 6-Kết Nối Tri Thức thì các tài liệu học tập trong chương trình 6 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Trong bài ôn tập này, học sinh sẽ được làm quen với các khái niệm cơ bản về điểm và đường thẳng. Họ sẽ nắm vững cách định nghĩa và biểu diễn điểm trên mặt phẳng và biết cách xác định tọa độ của một điểm. Ngoài ra, học sinh cũng sẽ tìm hiểu về đường thẳng và các tính chất liên quan, như đường thẳng qua hai điểm, đường thẳng song song và đường thẳng vuông góc.

Bên cạnh đó, bài ôn tập cũng đưa ra các bài tập thực hành để học sinh rèn kỹ năng về ba điểm thẳng hàng và tia. Học sinh sẽ áp dụng các kiến thức đã học để xác định xem ba điểm có thẳng hàng hay không và tìm hiểu về tính chất của tia.

Tài liệu ôn tập này được trình bày một cách rõ ràng, với các ví dụ minh họa và các bài tập thực hành có đáp án đi kèm. Điều này giúp học sinh tự tin ôn tập và kiểm tra kiến thức của mình.

>>> Bài viết có liên quan

Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 Góc Số Đo Góc Các Góc Đặc Biệt Chi Tiết
Các Công Thức Toán 6 Học Kì 1 Sách Kết Nối Tri Thức Môn Số Học 6 (Bộ 2)
Đề Cương Giáo Dục Công Dân Lớp 6 Kì 1 Năm 2022-2023 Kèm Lời Giải
Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 Đoạn Thẳng Trung Điểm Của Đoạn Thẳng Hay Nhất
Phân Phối Chương Trình Toán 6 Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống
Đề Kiểm Tra 45 Phút Giáo Dục Công Dân 6 (Đề 7) Năm 2022-2023 Có Đáp Án
Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 Ôn Tập Chung Về Tỉ Số Phần Trăm Đầy Đủ & Chi Tiết
Phân Phối Chương Trình Toán 6 Mới Nhất Sách Kết Nối Tri Thức Chi Tiết
Đề Thi Giáo Dục Công Dân 6 1 Tiết Tự Luận (Đề 6) Năm 2022-2023 Có Đáp Án
Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 Tỉ Số Và Tỉ Số Phần Trăm Đầy Đủ Nhất