Phương Pháp Giải Bài 4 Biểu Đồ Cột Ghép Sách Chân Trời Sáng Tạo Toán 6
>>> Mọi người cũng quan tâm:
Phương Pháp Giải Bài 4 Biểu Đồ Cột Ghép Sách Chân Trời Sáng Tạo Toán 6 – Toán 6 Chân Trời Sáng Tạo là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.
§ 4: BIỂU ĐỒ CỘT – BIỂU ĐỒ CỘT KÉP
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1.Ta có thể biểu thị dữ liệu bằng cách vẽ các cột có chiều rộng không đổi, cách đều nhau và có chiều cao đại diện cho số liệu đã cho. Biểu đồ biểu diễn dữ liệu như vậy được gọi là biểu đồ cột.
2. Khi đọc biểu đồ cột, ta nhìn theo trục ngang để đọc danh sách các đối tượng thống kê và nhìn theo trục dọc còn lại để đọc số liệu thống kê tương ứng với các đối tượng đó (cần lưu ý thang đo của trục số liệu khi đọc các số liệu).
3. Để vẽ biểu đồ cột biểu diễn bảng số liệu, ta thực hiện các bước sau:
Bước 1: Vẽ hai trục ngang và dọc vuông góc với nhau.
- Trục ngang: Ghi danh sách đối tượng thống kê.
- Trục dọc: Chọn khoảng chia thích hợp với dữ liệu và ghi số ở các vạch chia.
Bước 2: Tại vị trí các đối tượng trên trục ngang, vẽ những cột hình chữ nhật:
- Cách đều nhau;
- Có cùng chiều rộng;
- Có chiều cao thể hiện số liệu của các đối tượng, tương ứng với khoảng chia trên trục dọc.
Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ:
- Ghi tên biểu đồ.
- Ghi tên các trục và ghi số liệu tương ứng trên mỗi cột (nếu cần).
4. Để so sánh một cách trực quan từng cặp số liệu của hai bộ dữ liệu cùng loại, người ta ghép hai biểu đồ cột thành một biểu đồ cột kép.
5. Đọc biểu đồ cột kép cũng tương tự như đọc biểu đồ cột, nhưng lưu ý với mỗi đối tượng thống kê, ta thường đọc một cặp số liệu để tiện so sánh sự hơn kém, tăng giảm.
6. Cách vẽ biểu đồ cột kép tương tự như cách vẽ biểu đồ cột. Nhưng tại vị trí ghi mỗi đối tượng trên trục ngang, ta vẽ hai cột sát cạnh nhau thể hiện hai loại số liệu của đối tượng đó. Các cột thể hiện của cùng một bộ dữ liệu của các đối tượng thường được tô chung một màu để thuận tiện cho việc đọc biểu đồ.
B. BÀI TẬP CÓ HƯỚNG DẪN
DẠNG 1: Đọc biểu đồ cột
Bài 1.Đọc biểu đồ cột dưới đây và ghi dữ liệu đọc được vào bảng thống kê tương ứng.
|
Hướng dẫn:
Dân số bốn thành phố lớn của Việt Nam năm 2019 |
|
Thành phố |
Dân số (nghìn người) |
Hà Nội |
8094 |
... |
... |
... |
... |
... |
... |
DẠNG 2: Vẽ biểu đồ cột
Bài 2. Vẽ biểu đồ cột biểu diễn loại sách truyện yêu thích của học sinh lớp 6A được cho trong bảng thống kê sau:
Loại truyện |
Số học sinh chọn |
Khoa học |
6 |
Phiêu lưu |
8 |
Truyện tranh |
16 |
Cổ tích |
14 |
Hướng dẫn:
|
DẠNG 3: Đọc biểu đồ cột kép
Bài 3. Đọc biểu đồ cột kép biểu diễn số cây hoa hai lớp 6A và 6B trồng được sau đây và ghi số liệu đọc được vào bảng thống kê tương ứng.
|
Hướng dẫn:
Cây hoa |
Lớp 6A |
Lớp 6B |
Hồng |
12 |
6 |
... |
... |
... |
... |
... |
... |
DẠNG 4: Vẽ biểu đồ cột kép
Bài 4. Vẽ biểu đồ cột kép biểu diễn điểm các môn học của hai bạn Cúc và Trúc được cho trong bảng thống kê sau:
Môn học |
Điểm của Cúc |
Điểm của Trúc |
Ngữ văn |
6 |
8 |
Toán |
9 |
5 |
Ngoại ngữ 1 |
10 |
6 |
Giáo dục công dân |
8 |
8 |
Khoa học tự nhiên |
5 |
10 |
Hướng dẫn:
|
C. BÀI TẬP TỰ GIẢI CÓ ĐÁP SỐ.
Bài 1. Biểu đồ cột sau đây cho biết thông tin về loại trái cây yêu thích của các bạn học sinh lớp 6B. Em hãy ghi các dữ liệu đọc được từ biểu đồ vào bảng thống kê tương ứng.
|
Đáp số: Cam: 8 học sinh; Xoài: 12 học sinh; Mít: 6 học sinh; Quýt: 4 học sinh.
Bài 2. Biểu đồ cột dưới đây cho biết thông tin về số học sinh của lớp bồi dưỡng năng khiếu Toán của trường THCS Đức Trí trong 4 năm. Em hãy ghi các thông tin đọc được từ biểu đồ vào bảng thống kê tương ứng.
|
Đáp số: Năm 2018: 25 học sinh; Năm 2019: 20 học sinh;
Năm 2020: 30 học sinh; Năm 2021: 35 học sinh.
Bài 3.Vẽ biểu đồ cột biểu diễn số học sinh chọn các môn thể thao năng khiếu của lớp 6C được cho trong bảng thống kê sau:
Môn thể thao năng khiếu |
Số học sinh chọn |
Bóng đá |
14 |
Bóng chuyền |
5 |
Cầu lông |
9 |
Bóng bàn |
4 |
Đáp số:
|
Bài 4. Đọc biểu đồ cột kép biểu diễn điểm kiểm tra các môn của hai bạn Mai và Bình sau đây và nêu nhận xét của em.
|
Đáp số:
Điểm của Mai: Ngữ văn: 9; Toán: 6; Ngoại ngữ 1: 8; GDCD: 9; Lịch sử và Địa lí: 10; KHTN: 6.
Điểm của Bình: Ngữ văn 5; Toán: 10; Ngoại ngữ 1: 8; GDCD: 9; Lịch sử và Địa lí: 6; KHTN: 9.
Nhận xét: Mai học tốt hơn Bình các môn: Ngữ văn, Lịch sử và Địa lí.
Bình học tốt hơn Mai các môn: Toán, Khoa học tự nhiên.
Hai bạn cùng học tốt như nhau các môn: Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân.
Bài 5. Vẽ biểu đồ cột kép biểu diễn sĩ số học sinh đầu năm và cuối năm của bốn lớp khối 6 được cho trong bảng sau:
Lớp |
Sĩ số đầu năm |
Sĩ số cuối năm |
6A1 |
32 |
30 |
6A2 |
32 |
35 |
6A3 |
40 |
37 |
6A4 |
34 |
34 |
Đáp số:
|
D.BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Trong các hình sau, hình nào là biểu đồ cột?
-
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
A. Hình 1, Hình 2, Hình 3. B.Hình 2, Hình 3, Hình 4.
C.Hình 1, Hình 3, Hình 4. D. Hình 1, Hình 2, Hình 4
Đáp số: C
Câu 2. Trong các hình sau, hình nào là biểu đồ cột kép?
-
Hình 5
Hình 6
Hình 7
Hình 8
A. Hình 5, Hình 8. B.Hình 5, Hình 7.
C.Hình 6, Hình 8. D.Hình 6, Hình 7.
Đáp số: A
Câu 3. Dựa vào biểu đồ cột kép sau, em hãy cho biết tổng số điểm thi đua học kì 1 của tổ 1 và tổ 2 ở tháng nào là thấp nhất?
A.Tháng 9. B. Tháng 10. C.Tháng 11. D.Tháng 12.
Đáp số: C
Ngoài Phương Pháp Giải Bài 4 Biểu Đồ Cột Ghép Sách Chân Trời Sáng Tạo Toán 6 – Toán 6 Chân Trời Sáng Tạo thì các tài liệu học tập trong chương trình 6 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Phương pháp giải bài tập số 4 về biểu đồ cột ghép trong sách “Chân Trời Sáng Tạo Toán 6” là một phương pháp giúp học sinh hiểu và giải quyết các bài tập liên quan đến biểu đồ cột ghép. Biểu đồ cột ghép là một biểu đồ thể hiện sự so sánh giữa các phần tử hoặc nhóm phần tử khác nhau.
Để giải bài tập liên quan đến biểu đồ cột ghép, học sinh cần làm theo các bước sau đây:
- Đọc đề bài: Học sinh cần đọc đề bài một cách cẩn thận để hiểu rõ yêu cầu của bài tập và các thông tin được cung cấp trong biểu đồ cột ghép.
- Xác định các trục: Biểu đồ cột ghép thường có hai trục, một trục thể hiện các nhóm hoặc phần tử cần so sánh, và một trục thể hiện giá trị tương ứng. Học sinh cần xác định rõ các trục này.
- Đọc và phân tích cột: Học sinh cần đọc và phân tích các cột trong biểu đồ, xác định giá trị tương ứng với mỗi cột. Đồng thời, học sinh cần lưu ý các thông tin bổ sung, ví dụ như đơn vị đo, đơn vị thời gian, v.v.
- So sánh và rút ra kết luận: Dựa trên thông tin trong biểu đồ, học sinh tiến hành so sánh các cột và rút ra kết luận theo yêu cầu của bài tập. Có thể sử dụng các phép tính, phân loại hoặc so sánh số liệu để đưa ra kết luận chính xác.
- Kiểm tra kết quả: Sau khi giải bài tập, học sinh cần kiểm tra lại kết quả và chắc chắn rằng các phép tính và các bước giải quyết đã được thực hiện đúng.
Phương pháp giải bài tập biểu đồ cột ghép giúp học sinh hiểu và ứng dụng kiến thức về biểu đồ, xác định và so sánh các giá trị. Ngoài ra, nó cũng phát triển khả năng đọc hiểu, phân tích và suy luận của học sinh trong việc giải quyết các bài tập số học.
>>> Bài viết có liên quan