Văn bản tôi đi học thuộc thể loại gì?
Văn bản Tôi đi học thuộc thể loại truyện ngắn, được in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Trong đó tác phẩm không thuộc loại truyện ngắn chứa đựng nhiều sự kiện, nhân vật, những xung đột xã hội.
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
Thanh Tịnh (1911 – 1988), tên khai sinh là Trần Văn Sinh. Ông sinh ra và lớn lên ở xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế. Thanh Tịnh là tác giả của rất nhiều tác phẩm nổi tiếng như” Hận chiến trường, quê mẹ, ngậm ngải tìm trầm, những giọt nước biển…. Có thể thấy các sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đẹp dằm thắm, tình cảm êm diu, trong trẻo, nhẹ nhàng, sâu lắng. Năm 2007, Ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Tác phẩm “Tôi đi học” là tác phẩm được in trong tập “Quê mẹ” xuất bản 1941.
Văn bản tôi đi học thuộc thể loại gì?
Tác phẩm “tôi đi học” là khúc ca cảm xúc trong trẻo của ngày đầu đến trường. Tác giả Thanh Tịnh đã viết một cách sâu sắc từng cung bậc cảm xúc, từng dòng chảy cảm xúc cứ len lỏi, nhẹ nhàng lan tỏa bồi hồi, bỡ ngỡ, rạo rực… trên từng dòng chữ.
Văn bản Tôi đi học thuộc thể loại truyện ngắn, được in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Trong đó tác phẩm không thuộc loại truyện ngắn chứa đựng nhiều sự kiện, nhân vật, những xung đột xã hội. Toàn bộ tác phẩm là “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” qua hồi tưởng của nhân vật “tôi”.
Bố cục tác phẩm
Truyện ngắn “tôi đi học” bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”. Qua dòng, hồi tưởng ấy mà Thanh Tịnh diễn tả cảm giác, tâm trạng theo trình tự thời gian của một buổi tựu trường. Có thể chia tác phẩm “tôi đi học” theo bố cục 4 phần như sau:
+ Phần 1: Từ đầu đến “tôi đi học”: Khởi nguồn của nỗi nhớ.
+ Phần 2: Tiếp theo đến “Trên ngọn núi”: Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi trên đường đến trường.
+ Phần 3: Tiếp theo đến “chút nào hết”: Tâm trạng và cảm xúc của nhân vật tôi khi đứng trong sân trường và phải tời tay mẹ để vào lớp học.
+ Phần 4: Còn lại: Tâm trạng của nhân vật Tôi khi vào lớp và đón nhận giờ học đầu tiên