Trào phúng là gì? Đặc điểm chính của văn học trào phúng
Trào phúng là một nghệ thuật độc đáo trong văn học. Trong chương trình ngữ văn có rất nhiều bài văn, bài thơ nổi tiếng được chắp bút bởi nghệ thuật trào phúng. Vậy bạn đã biết trào phúng là gì chưa? Nếu vẫn chưa hiểu rõ về định nghĩa nghệ thuật trào phúng là gì thì bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc đó. Hãy cùng Trang Tài Liệu tìm hiểu ngay khái niệm về nghệ thuật trào phúng là gì nhé.
Mục lục
Trào phúng là gì?
Trào phúng (tiếng Pháp : satire) là một loại đặc biệt của sáng tác văn học và đồng thời cũng là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật trong đó các yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước,… được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng… những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội.
Trào phúng theo nghĩa từ nguyên là dùng lời lẽ bóng bẩy, kín đáo để cười nhạo, mỉa mai kẻ khác, song trong lĩnh vực văn học, trào phúng gắn liên với phạm trù mỹ học và cái hài với các cung bậc hài hước umua, châm biếm. Văn học trào phúng bao hàm một lĩnh vực rộng lớn với những cung bậc cái hài khác nhau từ những truyện cười, truyện tiếu lâm đến tiểu thuyết (như Số đỏ), từ các vở hài kịch cho đến những bài thơ trào phúng, châm biếm (như của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,…). Đó là một khái niệm bao trùm lĩnh vực văn học của tiếng cười. Do yêu cầu của thực tế đấu tranh xã hội mà từ trào phúng tách ra loại châm biếm , như một vũ khí sắc bén, nhưng không nên đồng nhất loại này với trào phúng.
Việc xếp trào phúng vào loại nào của văn học đã có một lịch sử lâu đời cùng với sự xuất hiện của nó. Từ thời cổ đại, lí luận văn học truyền thống coi trào phúng là một dạng của trữ tình (bộc lộ thái độ bên trong của con người trước thực tại). Đến thời Phục hưng, quan niệm này bị nghi ngờ khi đứng trước những tác phẩm có dung lượng hiện thực đồ sộ của Xéc-van-tex, Ra-bơ-le,… Đến thế kỷ XIX, Hê-ghen cho rằng trào phúng không mang tính sử thi và cũng không phù hợp với trữ tình. Theo L.I. Ti-mô-phê-ép, trào phúng là một loại đặc biệt của sáng tác văn học gần gũi với trữ tình, sử thi và kịch trong những trường hợp cụ thể.
Nghệ thuật trào phúng là gì?
Nghệ thuật trào phúng trước giờ luôn được đánh giá cao về giá trị thực tiễn mà nó mang lại cho xã hội và con người. Vậy nghệ thuật trào phúng là gì?
Theo định nghĩa trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, thì nghệ thuật trào phúng là gì được định nghĩa như sau: “Trào phúng là một loại nghệ thuật đặc biệt trong sáng tác văn học và đồng thời nó cũng là một nguyên tắc để phản ánh nghệ thuật.
Trong đó các yếu tố như tiếng cười mỉa mai, châm biếm, lối nói phóng đại, khoa trương, hài hước… được sử dụng với mục đích là để chế nhạo, lên án chỉ trích, tố cáo, phản kháng những cái tiêu cực, điều xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội hiện thực.
Về nguồn gốc của từ trào phúng, đây là từ bắt nguồn từ tiếng Pháp. Trong tiếng Pháp trào phúng được viết là “satire”, có nghĩa là dùng các lời lẽ dù rất tinh tế, kín đáo và bóng bẩy để nói lên một sự thật trong đời sống với thái độ chế giễu và châm biếm.
Cái hay trong cách kể chuyện của nghệ thuật trào phúng đó là vừa sắc sảo, kín đáo nhưng vẫn không thiếu các yếu tố cười nhạo, mỉa mai, phóng đại. Cách viết chân thực, sống động và pha chút tiếng cười châm biếm nhằm giúp cho mục đích phê phán những thói hư, tật xấu, những điều tiêu cực, lỗi thời trong xã hội một cách trọn vẹn và đặc sắc nhất.
Nghệ thuật trào phúng dần được phát triển và lan rộng ra nhiều mảng khác của văn học như thơ, truyện cười, truyện tiếu lâm, tiểu thuyết. Chỉ cần hiểu được bản chất của nghệ thuật trào phúng là gì và mục đích của việc sáng tạo thể loại trào phúng để làm gì thì có thể sẽ tạo nên được một tác phẩm độc đáo mang tính xã hội.
Chính vì thế nghệ thuật trào phúng được xem là phương thức hữu hiệu để các nhà thơ, nhà văn phản ánh lại những gì đang diễn ra trong đời sống xã hội một cách tinh tế và độc đáo nhất.
Văn học trào phúng là gì?
Trong văn học Việt Nam có một dòng văn học rất đặc sắc, độc đáo và rất “đời”, đó là văn học trào phúng. Thể loại văn học trào phúng này đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử văn học của dân tộc nhưng phải đến cuối thời kỳ trung đại, nhất là khoảng thời gian giữa thế kỷ 19, trào phúng mới thực sự phát triển đủ mạnh để hình thành một nhánh riêng trong văn học.
Với những điểm khác biệt trong lối hành văn, những nét đặc thù độc đáo, thể loại văn trào phúng đã tạo nên một nét chấm phá, đồng thời góp tiếng nói mạnh mẽ vào sự phát triển của nền văn học nước nhà.
Giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 được đánh giá là giai đoạn quan trọng nhất trong sự phát triển vượt bậc của dòng văn học trào phúng ở Việt Nam. Đây cũng là khoảng thời gian nền văn học nước nhà có được nhiều tác phẩm văn trào phúng xuất sắc nhất và có ý nghĩa đến tận bây giờ.
Theo đó, ở giai đoạn có thể nói là đỉnh cao nhất của dòng văn trào phúng, đã có hàng trăm bài văn được xuất bản. Những tác phẩm này đều diễn tả lại chính xác bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội, con người lúc bấy giờ bằng ngòi bút tinh tế và sắc sảo.
Đặc điểm chính của văn học trào phúng
Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của trào phúng là:
- Trào phúng thường gắn liền với các cung bậc hài hước, châm biếm.
- Văn học trào phúng bao hàm một lĩnh vực khá rộng cùng các cung bậc cái hài khác nhau như: truyện tiếu lâm, tiểu thuyết, truyện cười,…từ vở hài kịch đến thơ trào phúng.
- Vì yêu cầu thực tế đấu tranh xã hội nên tách ra thêm phần châm biếm, như một vũ khí sắc bén, nhưng vẫn không nên đồng nhất với trào phúng.
- Tại thời cổ đại, trào phúng trong lí luận văn học truyền thống được coi là một dạng của trữ tình, con người bộc lộ thái độ ở bên trong
- Ở thế kỉ XIX, theo L.I. Ti-mô-phê-ép, trào phúng rất đặc biệt với các sáng tác văn học, bởi nó gần gũi với trữ tình, sử thi và kịch
Những ngọn cờ đầu của văn học trào phúng tại Việt Nam
Nam Cao
Nam Cao (1915 – 1951) là bút danh của nhà văn – nhà báo – liệt sĩ Trần Hữu Tri. Các tác phẩm tiêu biểu của ông được nhắc đến nhiều nhất: truyện ngắn: Chí Phèo, Lão Hạc, Một bữa no, Trẻ con không được ăn thịt chó…Trong giai đoạn sáng tác, ông tập trung chủ yếu vào 2 hình tượng về:
- Hình tượng người nông dân nghèo
Qua ngòi bút sắc bén của Nam Cao, đã vẽ thành công bức tranh xã hội Việt Nam vào những năm 1930 – 1945, đói khổ, khốc liệt và tang thương. Với tư duy đào sau vào nội tâm nhân vật khi bị đày đọa những ý chí vẫn quyết tâm vươn lên. Đã tô nét rất rõ, sự phê phán xã hội thối nát vào thời kỳ đó. Nghệ thuật mà ông hướng tới là “Nghệ thuật vị nhân sinh”
- Hình tượng người trí thức nghèo
Với hình tượng này, Nam Cao đã khắc họa rất chân thực, về khung cảnh sống tăm tối, con người trở thành nô lệ trong chính kịch bản bi kịch cuộc đời mình. Nhưng không vì thế mà từ bỏ đi sự thánh thiên, họ luôn hướng đến chủ nghĩa chân chính của một người trí thức. Dưới ngòi bút của ông, tập trung hướng đến những khát vọng sâu xa, mãnh liệt vươn đến lẽ sống lớn lao của đời người
Ngô Tất Tố
Ngô Tất Tố sinh năm 1893 trên mảnh đất kinh kỳ, đây là nơi hội tụ rất nhiều những ngôi sao sáng trong văn học. Những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là: Tắt đèn, Lều chõng, Tập án gia đình, Việc làng.… Ngô Tất Tố là một trong các nhà văn được chứng kiến khoảnh khắc giao thời của đất nước từ chế độ phong kiến sang chế độ nô lệ tư bản.
Ông là một nhà văn hàng đầu trong lối văn hiện thực phê phán trước 1945. Đặc biệt, với tác phẩm nổi tiếng “Tắt đèn” một kiệt tác văn học xuất sắc, đã tô đậm tổng thể một bức tranh chân thực về xã hội đương thời, đầy rẫy những bế tắc, tăm tối. Nhân vật chị Dậu trong tác phẩm đã được thể hiện rõ nét qua ngòi bút tài tình của tác giả. người đọc có thể dễ dàng hình dung được khung cảnh, một con người bị đẩy vào cảnh ngộ vô cùng đau khổ của kiếp nhân sinh, với tâm tư trầm lắng sâu kín cùng tình mẫu tử thiêng liêng, tình nghĩa vợ chồng đã chạm đến trái tim người đọc.
Nguyên Hồng
Nguyên Hồng (1918 – 1982) Tên khai sinh của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Là nhà văn tài ba, với lối văn truyền cảm nhẹ nhàng nhưng vẫn phản ánh được hiện thực thực tế trong cuộc sống. Ông sở hữu các tác phẩm nổi bật như: Bỉ vỏ, cửa biển, Ngày thơ ấu,…
Dù có lối văn nhẹ nhàng, nhưng khi trải qua biến động lớn trong thời cuộc, ông đã bắt đầu chuyển hướng ngòi bút sang bức tranh hiện thực khốc liệt. Có thể kể đến, tác phẩm tiêu biểu “Bỉ vỏ” vào đầu năm 1937, đây là tiểu thuyết đã mang đến cho ông thành công và vị thế, tác phẩm đã phác họa rõ nét chân dung chân thực và đau đớn đến tận tâm cam của thân phận con người bé nhỏ nhưng lênh đênh giữa dòng đời vô định.
Thơ trào phúng là gì?
Khái niệm về thơ trào phúng
Thơ trào phúng là một nhánh của văn học trào phúng với phiên âm tiếng Pháp là “poésie satirique”. Thơ trào phúng là một thể thơ dùng tiếng cười để xây dựng nên tư tưởng, tình cảm cho con người, giúp chống lại những cái xấu xa, lạc hậu, thoái hóa của con người trong xã hội. Bên cạnh đó dòng thơ trào phúng còn được viết để đả kích, vạch mặt kẻ thù, đánh vào những tư tưởng, hành động mang tính chất thù địch với con người.
Thơ trào phúng là gì? Đây là thể loại thơ có vai trò vạch mâu thuẫn của sự vật giữa cái bên ngoài và cái bản chất sâu xa bên trong để làm cho người đọc cảm nhận được sự mỉa mai, trào lộng của sự vật đó. Đó chính là cách làm chủ yếu trong thơ trào phúng.
Do vậy những tác giả viết thơ trào phúng thường chuộng lối nói phóng đại, chơi chữ, so sánh dí dỏm nhằm thể hiện sự hài hước nhưng ẩn trong đó là thái độ châm biếm sâu cay.
Phân loại thơ trào phúng
Nhìn chung, có thể chia dòng thơ trào phúng ra làm hai loại, đó là: thơ châm biếm và thơ đả kích.
- Thơ châm biếm: Đây là thể loại thơ được viết nhằm mục đích giáo dục xã hội, giáo dục con người bằng nụ cười nhẹ nhàng mà kín đáo, dí dỏm mà sâu sắc. Đương nhiên nụ cười trong thơ châm biếm không chỉ là để giải trí mà đằng sau đó là bao hàm cả việc phê phán thực tế xã hội một cách hài hước để người đọc hiểu để rút ra bài học cho mình.
- Thơ đả kích: Là thể loại thơ nhằm lột mặt nạ xấu xa của kẻ thù bằng nụ cười có sức công phá mãnh liệt.
Cách triển khai văn học trào phúng
Triển khai văn trào phúng là quá trình sử dụng ngôn ngữ hài hước, mỉa mai, châm biếm hoặc nói theo cách mang tính châm biếm để diễn đạt ý kiến hoặc gây tiếng cười. Đây là một hình thức giao tiếp thông qua lời nói hoặc văn bản, thường được sử dụng trong các bài diễn thuyết, văn bản, tiểu thuyết hoặc các tác phẩm nghệ thuật khác.
Để triển khai văn trào phúng, có một số nguyên tắc cần lưu ý:
- Chọn đúng đối tượng: Xác định rõ đối tượng mà bạn muốn nhắm đến để tạo hiệu ứng hài hước. Đối tượng có thể là một cá nhân, một tình huống, một nhóm người hoặc một vấn đề cụ thể.
- Sử dụng ngôn ngữ hài hước: Sử dụng các biện pháp ngôn ngữ như từ ngữ hài hước, lời nói phóng đại, so sánh hài hước, đảo ngữ, câu chuyển nghĩa và các phương pháp khác để tạo ra hiệu ứng trào phúng.
- Chỉ trích một cách khéo léo: Đặt mục tiêu chỉ trích một cách thông minh và khéo léo, tránh xúc phạm trực tiếp hoặc gây tổn thương người khác. Sử dụng sự hài hước để gợi cảm xúc, tạo sự nhận thức hoặc gây tiếng cười một cách tinh tế.
- Tuân thủ văn hoá và ngữ cảnh: Hiểu rõ ngữ cảnh và văn hoá nơi bạn sử dụng văn trào phúng để đảm bảo rằng những gì bạn nói được hiểu và chấp nhận.
- Sự tinh tế và khéo léo: Trong văn trào phúng, cần có sự tinh tế và khéo léo để truyền đạt thông điệp một cách hài hòa và tạo nên hiệu ứng hài hước.
Tóm lại, triển khai văn trào phúng đòi hỏi sự linh hoạt, tinh tế và khéo léo trong sử dụng ngôn ngữ hài hước để tạo nên hiệu ứng hài hước và gây tiếng cười.
Trào phúng là một hình thức sử dụng ngôn ngữ hài hước, mỉa mai và châm biếm để diễn đạt ý kiến hoặc gây tiếng cười. Ý nghĩa của trào phúng là tạo ra sự giải trí, gây tiếng cười và mang tính chất giảm căng thẳng cho người nghe hoặc độc giả. Nó có thể được sử dụng để chỉ trích, châm biếm hoặc diễn tả các vấn đề xã hội, chính trị, văn hóa một cách tinh tế và sắc sảo. Trào phúng có thể giúp nâng cao nhận thức và suy ngẫm về các vấn đề trong xã hội thông qua góc nhìn hài hước. Đồng thời, nó cũng có thể tạo ra sự gắn kết trong cộng đồng, tạo niềm vui và giao lưu thông qua sự chia sẻ những câu chuyện, lời nói mang tính trào phúng. Tuy nhiên, trào phúng cũng cần được sử dụng một cách tế nhị và khéo léo để tránh xúc phạm trực tiếp hoặc gây tổn thương đến người khác.