Docly

Thế nào là câu rút gọn? Tác dụng và cách dụng câu rút gọn

Thế nào là câu rút gọn? Rút gọn câu là một trong những biện pháp nhằm lược bỏ một số thành phần để giúp cho câu trở nên ngắn gọn hơn. Vậy rút gọn gọn câu là gì? Rút gọn câu nhằm mục đích gì? Ví dụ về rút gọn câu? Hãy cùng Trang tài liệu tìm hiểu trong bài viết lần này nhé.

Thế nào là câu rút gọn?

Khái niệm: Câu rút gọn có thể hiểu đơn giản là những câu mà trong quá trình nói hoặc viết bạn có thể lược bỏ một số thành phần của câu để câu trở nên ngắn gọn hơn.

Tùy theo hoàn cảnh, mục đích nói hay viết mà chúng ta có thể lược bỏ những thành phần sao cho phù hợp. Tuy nhiên cần đảm bảo đúng nội dung cần truyền đạt và câu văn không trở nên cộc lốc, thiếu lịch sự.

  • Ví dụ 1: 

Câu đầy đủ là: Bạn có muốn đi ăn với mình không? –  Mình không đi được rồi.

Câu rút gọn là: Đi ăn với mình không? – Không đi được.

  • Ví dụ 2:

Câu đầy đủ là: Bao giờ bọn mình được nghỉ hè nhỉ? –  Tuần sau được nghỉ.

Câu rút gọn là:? Bao giờ được nghỉ hè nhỉ? – Tuần sau

Tác dụng của câu rút gọn

Câu rút gọn được sử dụng thường xuyên trong tiếng Việt vì một số mục đích sau:

– Giúp câu văn trở nên ngắn gọn hon, xúc tích hơn nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin bạn muốn truyền đạt đến người đọc, người nghe.

– Tránh trường hợp bị lặp từ quá nhiều khiến câu văn trở nên lủng củng, mất đi độ hay, độ trôi chảy.

– Lược bỏ những chủ ngữ không cần thiết giúp câu bao hàm được ý một cách tổng quát hơn. Người nghe tiếp nhận được thông tin nhanh, chính xác.

– Ngụ ý về hành động, suy nghĩ trong câu là dùng chung cho tất cả mọi người nên bất kỳ ai đều có thể hiểu.

– Rút gọn câu còn giúp cho người nói nhấn mạnh vào ý quan trọng; khiến cho người nghe có thể tập trung vào nội dung chính nhiều hơn.

Tuy nhiên câu rút gọn cần được sử dụng sao cho đúng hoàn cảnh; không nên sử dụng tùy tiện bởi có thể khiến người đọc, người nghe hiểu sai ý hoặc gây ra cảm giác khiếm nhã, bất lịch sự; để lại ấn tượng xấu với người nghe. Nhất là khi nói chuyện với người lớn tuổi bạn nên hạn chế dùng câu rút gọn.

Ví dụ về cách rút gọn khiến câu cụt ngủn, mất lịch sự:

  • Con đã ăn cơm chưa? – Chưa

Ở đây bạn cần phải trả lời đầy đủ là “ Con chưa” hoặc lễ phép hơn nữa là “Con chưa ạ” hoặc “Dạ, con chưa ạ”.

  • Bài kiểm tra Văn cuối kỳ con được mấy điểm? – 7 điểm

Bạn cần trả lời là “Con được 7 điểm” hoặc “ Bài thi của con được 7 điểm ạ”. Cách trả lời như vậy mới thể hiện được sự lễ phép, lịch sự với người lớn tuổi hơn mình.

Phân loại câu rút gọn và lấy ví dụ

Một câu rút gọn là một câu cơ bản có một mệnh đề độc lập – một ý nghĩ hoàn chỉnh có thể tự đứng vững. Có nhiều loại câu đơn giản khác nhau dựa trên số lượng chủ ngữ và động từ trong mệnh đề. Câu rút gọn sẽ giúp câu văn ngắn gọn và súc tích hơn nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin bạn muốn truyền đạt đến người đọc, người nghe. Câu rút gọn được chia thành 3 kiểu phố biến là: rút gọn chủ ngữ, rút gọn vị ngữ, rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ. Để có thể hiểu rõ hơn về những kiểu rút gọn này, hãy tham khảo ngay những ví dụ sau:

– Câu rút gọn bộ phận chủ ngữ

Hiểu đơn giản là câu đã được thu gọn chủ ngữ khi sử dụng. Ví dụ:

A: Mấy giờ bạn đi học?

B: 8 giờ

Ở đây, trong câu trả lời của B thành phần chủ ngữ đã bị rút gọn. Câu trả lời đầy đủ sẽ phải là: “8 giờ tớ đi học”

–  Câu rút gọn bộ phận vị ngữ

Là câu mà thành phần vị ngữ đã bị rút ngắn khi giao tiếp. Ví dụ:

A: Sáng nay ai là người đi vào sau mà không đóng cổng?

B: Chị

Trong câu trả lời của B chỉ được giữ lại phần chủ ngữ, vị ngữ bị lược bỏ. Câu đầy đủ sẽ là: “Chị là đi vào sau mà không đóng cổng nhé”.

– Câu rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ

Là những câu mà cả thành phần chủ ngữ, vị ngữ đều bị lược bỏ. Ví dụ:

A: Cậu thường thức dậy vào lúc mấy giờ?

B: 6 giờ sáng

Trong câu trả lời của B ở ví dụ trên thì cả thành phần chủ ngữ và vị ngữ đều được lược bỏ, chỉ phần trạng ngữ là được giữ lại. Câu đầy đủ là: “ 6 giờ sáng tớ sẽ thức dậy”.

Những lưu ý khi sử dụng câu rút gọn

– Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói

Ví dụ: Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại. Sân trường thật đông vui. Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co.

Trong đoạn trên các câu: “Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co.” là những câu bị rút gọn thành phần chủ ngữ. Những việc rút gọn này làm cho câu văn trở nên khó hiểu, người đọc, người nghe sẽ không thể hiểu được nghĩa của câu văn.

– Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã

Ví dụ:

– Mẹ ơi, hôm nay con được một điểm 10.

– Con ngoan quá! Bài nào được điểm 10 thế?

– Bài kiểm tra toán.

Trong ví dụ trên câu: “Bài kiểm tra toán” đã không thể hiện thái độ lễ phép với mẹ. Cần phải thêm các từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép như: Bài kiểm tra toán mẹ ạ.