Sau mind là gì? Cấu trúc và cách sử dụng Mind trong tiếng Anh
Bài học hôm nay Trang tàu liệu sẽ giải đáp cho các bạn câu hỏi sau Mind là gì? Cấu trúc và cách dùng Mind trong tiếng Anh. Bài học đơn giản nhưng chúng tôi chắc chắn rằng nó sẽ rất hữu ích cho các bạn đấy! What’s on your mind?
Mục lục
Mind là gì? Sau Mind là gì?
Mind có vai trò là một tính từ, danh từ hoặc động từ, vì vậy nó có rất nhiều ý nghĩa trong đó gồm có lý trí, linh hồn, lẽ phải, ý kiến, chú ý, để ý, hồi tưởng,…
Nếu dịch sát nghĩa thì nó còn là “bị làm phiền bởi, không thích hoặc là phản đối”. Tùy vào nội dung muốn truyền tải tới người đọc mà mind xuất hiện trong câu với các ý nghĩa khác nhau.
Ví dụ:
– There are so many thoughts running through my mother’s mind (Có biết bao suy nghĩ chạy qua tâm trí mẹ tôi).
– Who’s minding my mom tomorrow? (Ai chăm sóc mẹ tôi vào ngày mai?)
– He doesn’t mind paying double the price (Anh ta không ngại trả giá gấp đôi).
Chức năng của Mind trong câu
- Trong câu, Mind được dùng đẻ nhắc nhở, để ý, coi chừng người nào đó
- Mind thường được dùng trong câu nghi vấn và câu phủ định
Cấu trúc của Mind trong câu tiếng Anh
- Mind your step!
- • Mind your head. This is a very small door!
Chúng ta có thể dùng mind với nghĩa: quan tâm đến điều gì đó:
Ví dụ:
- • My mother has offered to mind the children while we are away.
Chúng ta không sử dụng mind như cách dùng remember:
Ví dụ
- • We must remember that it is our responsibility to protect and care for the environment.
Not: We must mind that …
Chúng ta có thể dùng don’t/doesn’t mind với nghĩa là “không lo lắng hay cảm xúc về điều gì”
Ví dụ
- • She doesn’t mind waiting up late.
Chúng ta nói “I don’t mind”, hoặc “it doesn’t matter”. Nhưng không được dùng “it doesn’t mind”:
Ví dụ:
- • A: Sorry, there are no more chairs!
- • B: I don’t mind. I can sit on the floor. (hoặc It doesn’t matter. I can sit on the floor.)
Not: It doesn’t mind …
Khi muốn nói về tương lai, ta vẫn phải chia động từ sau mind ở thể hiện tại:
Ví dụ
• I don’t mind what day they come and stay as long as it’s not Tuesday 12th because I’m away.
Not: … what day they will come and stay …
Cụm would you mind + -ing và do you mind + -ing dùng để yêu cầu ai đó làm điều gì một cách lịch sự. Would you mind lịch sự hơn và được dùng nhiều hơn:
Ví dụ
- • Would you mind opening the window, please?
- • Do you mind turning down the volume a little, please?
Khi chúng ta xin phép làm gì đó một cách lịch sự, ta dùng cụm would you mind if I + past hoặc do you mind if I + present:
Ví dụ
- • Would you mind if I turned on this light?
- • Do you mind if I sit here?
Khi một ai đó yêu cầu sự cho phép, chúng ta phản hồi bằng ‘I don’t mind’ hoặc ‘I’m happy with that’. Nếu chúng ta không đồng ý, ta có thể trả lời bằng cụm I’m afraid …:
Ví dụ
- • A: Do you mind if I use your phone?
- • B: I’m afraid the battery is dead.
Not: No. The battery is dead.
Cụm never mind được dùng khi muốn nói ai đó đừng lo lắng về điều gì đó vì nó không quan trọng:
Ví dụ
- • Never mind, Liz. It’s only a cup!
Chúng ta dùng mind you khong văn nói trong khi bỡn cợt hoặc dùng với ý nghĩa “nhưng chúng ta cũng nên nhớ răng” hoặc “nhớ lại đi!”:
Ví dụ
- • We had such terrible weather on our holiday. Mind you, it was winter in Tasmania when we went there.
- • Yeah. Must have a big back yard, mind you, to have ten holes of golf.
Lưu ý khi dùng cấu trúc Mind
- Trong mệnh đề phụ sau cấu trúc Mind, thì hiện tại thường được sử dụng nếu ta muốn diễn tả ý nghĩa tương lai. Ví dụ:
- Jenny’s mother don’t mind what she does after she leaves school. (Mẹ của Jenny không bận tâm chuyện cô ấy làm gì sau khi ra trường.)
- Có thể trả lời các câu hỏi cấu trúc Mind là “I don’t mind”, hoặc “it doesn’t matter”. Tuy nhiên, không được dùng “it doesn’t mind”.Ví dụ:
- Sorry, there are not enough chair for you! – I don’t mind/It doesn’t matter. I can sit on the floor. (Xin lỗi vì không còn đủ ghế cho bạn ạ! – Không sao đâu. Tôi có thể ngồi ở sàn cũng được.)