Kinh tuyến là gì? Vĩ tuyến là gì? Phân biệt kinh tuyến & vĩ tuyến
Mục lục
Kinh tuyến là gì?
Kinh tuyến là một nửa đường tròn trên bề mặt Trái Đất, nối liền hai địa cực, có độ dài khoảng 20000 km, chỉ hướng Bắc – Nam và cắt thẳng góc với đường xích đạo.
Có 2 loại kinh tuyến bao gồm:
– Kinh tuyến từ là các kinh tuyến nối liền các cực từ
– Kinh tuyến địa lý là những kinh tuyến nối liền các Địa cực
– Kinh tuyến hoạ đồ là các đường kinh tuyến vẽ trên bản đồ.
Vĩ tuyến là gì?
Trên Trái Đất, các hành tinh hay là những thiên thể hình cầu, vĩ tuyến là một vòng tròn tưởng tượng nối tất cả các điểm có cùng vĩ độ. Trên Trái đất, vĩ tuyến là vòng tròn có hướng từ đông sang tây.Vị trí trên vĩ tuyến được xác định bằng kinh độ. Một vĩ tuyến luôn vuông góc với một kinh tuyến tại giao điểm giữa chúng. Các vĩ tuyến càng gần điểm cực Trái Đất thì đường kính lại càng nhỏ.
Có bao nhiêu kinh tuyến, vĩ tuyến?
- Hiện nay, Trên Trái đất nếu tính cả đường xích đạo thì có tổng tất cả là 181 vĩ tuyến, các đường vĩ tuyến song song và không bao giờ cắt nhau.
- Có tất cả 360 đường kinh tuyến trên Trái Đất. Đường Kinh Tuyến gốc là đường kinh tuyến 0 độ chạy qua đài thiên văn Greenich ở Luân Đôn (Anh).
Phân biệt kinh tuyến và vĩ tuyến?
Mặc dù hai khái niệm kinh tuyến và vĩ tuyến khá đơn giản nhưng nhiều người vẫn thường lầm tưởng giữa chúng.
- Trên quả địa cầu, nếu mỗi kinh tuyến cách nhau 1 độ, thì sẽ có tổng cộng 360 kinh tuyến. Tương tự, nếu mỗi vĩ tuyến cách nhau 1 độ từ cực Bắc đến cực Nam trên bề mặt của Trái Đất, thì sẽ có tổng cộng 181 vĩ tuyến. Để đánh số các kinh tuyến và vĩ tuyến trên Trái Đất, cần chọn một kinh tuyến và một vĩ tuyến làm điểm gốc và gán cho chúng giá trị 0 độ. Do đó, Trái Đất có 360 kinh tuyến và chỉ có 181 vĩ tuyến.
- Tất cả các đường kinh tuyến trên Trái Đất đều gặp nhau ở cực Bắc và cực Nam, và có độ dài bằng nhau. Trong khi đó, các đường vĩ tuyến luôn song song với nhau và không bao giờ cắt nhau. Độ dài của chúng giảm dần khi gần đến hai vòng cực.