Docly

Bổ ngữ là gì? Cách sử dụng bổ ngữ trong Tiếng Anh

Kiến thức về bổ ngữ vẫn còn là điều khá xa lạ đối với nhiều người. Vậy bổ ngữ là gì? Cách sử dụng bổ ngữ trong tiếng anh như thế nào? Bài viết dưới đây Trang tài liệu sẽ giúp bạn làm rõ mảng kiến thức ngữ pháp này.

Bổ ngữ là gì?

Khái niệm: Bổ ngữ là một trong những thành phần phụ trong câu. Nó thường đứng trước hoặc sau động từ hoặc tính từ để tạo nên một cụm động từ hoặc cụm tính từ.

Bổ ngữ đi cùng với động từ giúp thêm ý nghĩa về đối tượng, thời gian, nói chốn, cách thức,v.v.

Bổ ngữ đi cùng với tính từ giúp thêm ý nghĩa về mức độ của tính chất.

Chú ý: Nếu thành phần bổ ngữ bị lược bỏ thì ý nghĩa của câu không thay đổi.

Ví dụ 1: Học sinh/chăm chỉ/học bài.

(Ở đây “chăm chỉ” là tính từ, “học bài” là bổ ngữ để nhấn mạnh cho “chăm chỉ”)

Ví dụ 2:  Học sinh/học bài/chăm chỉ.

(Ở câu này, “học bài” là động từ, “chăm chỉ” là bổ ngữ cho hoạt động “học bài”)

Các loại bổ ngữ trong tiếng Anh

Có 5 loại bổ ngữ trong tiếng Anh, cùng PREP.VN tham khảo ngay nội dung dưới đây là hiểu chi tiết về cách sử dụng 5 loại bổ ngữ đó bạn nhé:

1. Subject Complement – Bổ ngữ cho chủ ngữ

Birdy is my best friend => My best friend trong câu này là một Subject Complement – Bổ ngữ cho chủ ngữ. Nó giúp mô tả chủ ngữ Birdy bằng cách cung cấp một tên gọi khác. Nhờ có bổ ngữ này mà chúng ta hiểu được vai trò của Birdy là người bạn thân nhất của mình.

2. Object Complement – Bổ ngữ cho tân ngữ

The company made him a leader => Như đã nói, chúng ta có him ở đây là tân ngữ, chính vì thế a leader được gọi là Object Complement – Bổ ngữ cho tân ngữ. Bổ ngữ này giúp chúng ta biết được vị trí mà công ty đã bổ nhiệm cho anh ta là lãnh đạo. 

3. Adjective Complement – Bổ nghĩa tính từ

They were shocked to see me alive =>  Khi đọc câu này, thông tin đầu tiên chúng ta biết được là họ cảm thấy sốc. Tuy nhiên như thế vẫn chưa rõ ràng, chỉ khi cụm to see me alive được thêm vào, mình mới hiểu rõ hơn là họ sốc vì thấy tôi còn sống. Và to see me alive chính là một Adjective Complement – Bổ nghĩa tính từ. Nó bổ sung thông tin để làm rõ hơn một tính từ trong câu.

4. Verb Complement – Bổ nghĩa động từ

Joe wants more money => Bổ ngữ ở câu này là more money, đố các bạn biết nó bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong câu này? Quá dễ phải không? Đó chính là động từ want phía trước. Vì bổ sung ý nghĩa cho động từ, nên cụm more money này có tên gọi là Verb Complement – Bổ nghĩa động từ. 

5. Adverb Complement – Bổ nghĩa trạng từ

She works all day =>  Nhìn câu này khá giống câu trên ở chỗ bổ ngữ cũng giúp làm rõ động từ trong câu. Tuy nhiên đây lại không phải Bổ nghĩa động từ, mà là Adverb Complement – Bổ nghĩa trạng từ. Lý do là vì cụm từ all day đóng vai trò như một trạng từ, bổ sung ý nghĩa về tần suất, không giống như ở ví dụ trước, more money thể hiện rõ động từ want tác động lên thứ gì.

Bài tập áp dụng

Tìm thành phần bổ ngữ trong những câu sau đây và xác định đó là loại bổ ngữ gì:

  1. Em bé ngủ ngon lành

⇒ Bổ ngữ miêu tả

  1. Cậu bạn ngồi yên lặng bên gốc cây

⇒Bổ ngữ miêu tả

  1. Cô giáo từ trên bục giảng đi xuống, cười hiền hậu

⇒Bổ ngữ miêu tả

  1. Mình có trẻ quá

⇒ Bổ ngữ tình thái

  1. Bạn Nam leo hết mười tầng chung cư

⇒ Bổ ngữ tình thái

  1. Thị cười hả hê lắm

⇒Bổ ngữ tình thái

  1. Nó lôi thôi đến nỗi tôi không tài nào nhận ra

⇒ Bổ ngữ miêu tả hoặc bổ ngữ tình thái

  1. Vội đến nỗi anh cũng chẳng kịp ăn sáng

⇒ Bổ ngữ miêu tả hoặc bổ ngữ tình thái

  1. Em đã học thuộc trước bài hôm nay

⇒ Bổ ngữ miêu tả

  1. Cậu bé bước từng bước chắc chắn và chậm rãi về phía trước

⇒ Bổ ngữ miêu tả

  1. Ông lão ăn xin của chủ tiệm cơm

⇒ Bổ ngữ trực tiếp

  1. Hai chị em tôi chạy thật nhanh đi chợ mua thức ăn cho mẹ

⇒ “thật nhanh” là bổ ngữ miêu tả

⇒ “cho mẹ” là bổ ngữ gián tiếp

  1. Giờ ra chơi, bác bảo vệ đánh trống thùng thùng

⇒ Bổ ngữ miêu tả

  1. Ngoài trời, mưa rơi rào rào

⇒ Bổ ngữ miêu tả