Ba kích có tác dụng gì? Uống rượu ba kích có tác dụng gì?
Từ xưa đến nay, rượu ba kích là một loại đồ uống rất quen thuộc và phổ biến đối với cánh mày râu. Rượu ba kích không những có hương vị thơm ngon mà còn có công hiệu bồi bổ sức khỏe. Vậy liệu rằng đây có đúng là một “thần dược dành riêng cho phái mạnh? Hãy cùng Trang tài liệu tìm hiểu về loại đồ uống này nhé!
Mục lục
- Cây ba kịch là gì?
- Dấu hiệu nhận biết cây ba kích
- So sánh các loại ba kích
- Rượu ba kích có tác dụng gì?
- Tăng cường sinh lý cho đấng mày râu:
- Củng cố hệ miễn dịch của cơ thể:
- Chức năng giảm sưng, kháng viêm:
- Gia tăng tính dẻo dai và có tác động tích cực tới hoạt động của hệ nội tiết:
- Kiểm soát triệu chứng tăng huyết áp:
- Rượu ba kích giúp làm chậm quá trình loãng xương, tăng cường gân cốt:
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa và kích thích tinh thần sảng khoái hơn:
- Đối tượng nào không nên dùng ba kích
Cây ba kịch là gì?
Khái niệm: Ba kích (có tên khoa học là Morinda officinalis) còn có tên gọi khác là ba kích thiên, nhàu thuốc, ruột gà, diệp liễu thảo, đan điền âm vũ, chẩu phóng xì… Ba kích là loại cây thuộc chi Nhàu, họ Cà phê.
Cây ba kích thường phân bố ở ven rừng các vùng trung du và đồi núi thấp phía bắc, nhất là các tỉnh như Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Hà Giang, Hà Nội…
Dấu hiệu nhận biết cây ba kích
Cây ba kích (Morinda officinalis How.), họ Cà phê (Rubiaceae), là cây mọc hoang ở một số nơi thuộc rừng núi phía Bắc nước ta như: Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên… Hiện nay, đã có nhiều nơi trồng ba kích thành công để lấy nguyên liệu phục vụ cho yêu cầu làm thuốc trong nước.
Là loại dây, leo bằng thân quấn, thân non có màu tím, cành non có cạnh, lá mọc đối, dầy và cứng, cuống ngắn, màu xanh lục. Cụm hoa mọc thành tán ở đầu cành. Quả hình cầu, rời nhau hoặc dính liền thành khối, khi chín có màu
đỏ.
Sau khi thu hoạch, rễ cây cần được chế biến sơ bộ, rửa sạch, phơi khô se, đập nhẹ cho bẹp, bỏ lõi, rồi cắt thành đoạn 3 – 5 cm, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng tùy theo yêu cầu, có thể tiến hành chích rượu, chích muối ăn, chích cam thảo.
So sánh các loại ba kích
Ba kích có 2 loại là ba kích trắng và ba kích tím:
- Ba kích trắng: phần vỏ bên ngoài có màu vàng nhạt, bên trong thịt màu trắng. Khi ngâm loại ba kích này với rượu thì sẽ không đổi màu. Loại này khá dễ tìm và giá thành rẻ nhưng hiệu quả lại không cao bằng ba kích tím;
- Ba kích tím: màu sắc của vỏ thường đậm hơn ba kích trắng, đồng thời thịt bên trong có màu tím hoặc ánh tím. Ngâm rượu với ba kích tím sau một thời gian có thể thấy rượu đổi sang màu tím. Tất nhiên vì khó tìm và giá trị dược lý cao hơn nên loại này sẽ có giá thành mắc hơn.
Rượu ba kích có tác dụng gì?
Tăng cường sinh lý cho đấng mày râu:
Trong rượu ba kích có chứa sắt, kẽm và hoạt chất anthraglycosid hỗ trợ tăng cường sinh lý cho đàn ông. Cụ thể, những chất này giúp thay đổi tinh dịch và gia tăng lượng tinh trùng và bảo vệ ADN của tinh trùng trước các tác động có hại.
Không chỉ có vậy, rượu ba kích còn là bài thuốc có công dụng bồi bổ cho những trường hợp bị suy nhược thể lực hay rối loạn cương dương. Tuy nhiên đối với nam giới ít tinh dịch hoặc khi xuất tinh không có tinh trùng thì sử dụng rượu ba kích cũng chưa ghi nhận là có hiệu quả.
Củng cố hệ miễn dịch của cơ thể:
Nhờ hàm lượng khoáng chất và vitamin cao mà rượu ba kích giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Một thí nghiệm đã được tiến hành trên chuột đã cho thấy ba kích làm tăng độ dẻo dai, sức mạnh và đề kháng đối với độc chất. Ngoài ra, trong ba kích còn chứa vitamin B1 giúp cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể khi tham gia các hoạt động hàng ngày.
Chức năng giảm sưng, kháng viêm:
Bên cạnh khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch mà rượu ba kích còn có tác dụng chống viêm, thúc đẩy quá trình tăng sinh mô liên kết nhờ vitamin C chứa nhiều trong ba kích. Điều này tạo điều kiện để vết thương chóng lành hơn.
Gia tăng tính dẻo dai và có tác động tích cực tới hoạt động của hệ nội tiết:
Một số nghiên cứu ghi nhận trên chuột nhắt cho thấy rằng vị thuốc làm tăng sức dẻo dai cũng như thúc đẩy quá trình sản sinh androgen-một hormone điều chỉnh sự phát triển và duy trì đặc tính nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên người về vấn đề này vẫn còn hạn chế, cần được mở rộng thêm.
Kiểm soát triệu chứng tăng huyết áp:
Hiện nay có không ít người mắc phải bệnh tăng huyết áp và đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các bệnh lý về tim mạch. Theo thí nghiệm trên loài chuột thì nước sắc ba kích giúp ổn định huyết áp của chúng.
Rượu ba kích giúp làm chậm quá trình loãng xương, tăng cường gân cốt:
Hợp chất anthraquinone và choline có trong rượu ba kích giúp hỗ trợ cơ xương khớp, hạn chế tình trạng loãng xương, đau khớp cũng như tê bì chân tay một cách hiệu quả.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa và kích thích tinh thần sảng khoái hơn:
Nếu dùng rượu ba kích với một liều lượng hợp lý thì sẽ có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá, tăng cảm giác ngon miệng hơn bởi rượu giúp cung cấp một lượng chất vi sinh dồi dào nhờ quá trình lên men khi ngâm rượu. Không chỉ có vậy, con người cũng sẽ trở nên hưng phấn, kích thích hơn khi có sự tác động của men rượu.
Đối tượng nào không nên dùng ba kích
Mặc dù ba kích có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, đây không phải là loại dược liệu có thể dùng cho mọi đối tượng. Theo đó, rượu ba kích không phù hợp với những người mắc bệnh khó xuất tinh hay tinh trùng yếu, người có tiền sử bệnh tim mạch. Ngoài ra, tác dụng rượu ba kích sẽ phản tác dụng với người bị xơ gan, viêm thận mạn, người bị bệnh về đường tiêu hóa và bệnh về mắt, người già…
Hơn nữa, tác hại của rượu ba kích có thể ảnh hưởng đến một số tình trạng bệnh sau. Những đối tượng khác không nên dùng rượu ba kích gồm:
- Người có bệnh lý huyết áp thấp. Vì ba kích là vị thuốc có tác dụng hạ huyết áp, nên nếu tự ý dùng và dùng vô tội vạ thì có thể gây tai biến do tụt huyết áp đột ngột.
- Trẻ em, phụ nữ có thai, người cho con bú.
- Người bị tiểu buốt, khó tiểu.
- Những người chuẩn bị phẫu thuật.