Docly

Ăn hạt mít có tác dụng gì? 3 cách ăn hạt mít thơm ngon nhất

Mít là một loại trái cây quen thuộc và hầu như ai cũng biết đến hình dạng của hạt mít ra sao, thậm chí là ăn luôn cả hạt mít. Vậy hạt mít có thực sự tốt như bạn nghĩ? Cùng chuyên mục Khoa học – đời sống của Trang tài liệu tìm hiểu về hạt mít có tác dụng gì và một số lưu ý khi ăn hạt mít nhé!

Ăn hạt mít có tác dụng gì?

Một quả mít có thể chứa 100 đến 500 hạt. Khi nấu chín, hạt mít có hương thơm nhẹ, ruột bên trong bở, ăn bùi và ngậy. Các chuyên gia đã phân tích thành phần hoạt chất trong hạt mít và nhận định đây là loại hạt giàu dinh dưỡng.

Hàm lượng dinh dưỡng có trong hạt mít

Mít thuộc loại trái cây phổ biến ở các khu vực châu Á, rất được ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon và có công dụng tốt cho sức khỏe. Trung bình mỗi trái mít chứa từ 100 – 500 hạt mít nhưng chúng ta thường vứt bỏ các hạt mít này đi thay vì tận dụng ăn luôn cả hạt.

So với các loại hạt trái cây nhiệt đới khác, hạt mít chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như tinh bột, chất đạm (protein), chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất.

Cứ mỗi hạt mít (khoảng 28g) thì chứa các dinh dưỡng sau:

  • Calo: 53 calo.
  • Carbs: 11g.
  • Protein: 2g.
  • Chất béo: 0g.
  • Chất xơ: 0,5g.
  • Vitamin B: gồm có riboflavin 8% RDI (lượng tiêu thụ hàng ngày tham khảo) và thiamine 7% RDI (lượng tiêu thụ hàng ngày tham khảo).
  • Magiê: 5% RDI (lượng tiêu thụ hàng ngày tham khảo).
  • Photpho: 4% RDI (lượng tiêu thụ hàng ngày tham khảo).

Có thể nói rằng, do chứa nồng độ cao của hai loại vitamin B (thiamine và riboflavin) nên giúp cho cơ thể có nhiều năng lượng để thực hiện các chức năng quan trọng khác.

Đồng thời, hạt mít cũng chứa lượng tinh bột kháng và chất xơ đáng kể, giúp bạn kiểm soát được cơn đói, cải thiện hoạt động tiêu hóa, giảm lượng đường trong máu và độ nhạy của insulin.

Lợi ích tuyệt vời của hạt mít

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, từ lâu người dân đã sử dụng hạt mít như một loại thuốc để điều trị các vấn đề liên quan đến tiêu hóa và kích thích tình dục cũng như một số ứng dụng khác.

Một số lợi ích tuyệt vời mà hạt mít mang lại như:

Tác dụng kháng khuẩn

Trên thực tế, nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy hạt mít có tác dụng kháng khuẩn.

Lớp ngoài của hạt mít được bởi phủ bởi lớp màng – chứa nhiều hạt nhỏ hoạt động như các tác nhân kháng khuẩn. Chúng có khả năng chống lại các vi khuẩn thông thường như E.coli. Tuy nhiên, cần phải có thêm nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh tính hiệu quả của hạt mít cho những công dụng này.

Có đặc tính chống ung thư

Một số nghiên cứu cho thấy hạt mít có một số đặc tính chống ung thư, do chứa khá nhiều các hợp chất thực vật và chất chống oxy hóa:

  • Các hợp chất thực vật này có thể giúp chống viêm, tăng cường hệ thống miễn dịch và phục hồi sự tổn thương của cấu trúc DNA.

Ngoài ra, chiết xuất từ hạt mít còn làm giảm 61% sự hình thành mạch máu ung thư, nhưng nghiên cứu này chỉ giới hạn trên cơ thể một số động vật và trong ống nghiệm. Vì thế, cần có nhiều cuộc nghiên cứu hơn để kiểm chứng hạt mít có tác dụng chống ung thư ở người thực sự không?

Có lợi cho tiêu hoá

Nhờ chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan, nên hạt mít có công dụng cải thiện hoạt động của nhu động ruột, làm cho phân bạn trở nên mềm và đào thảo ra ngoài nhiều hơn.

Hơn thế nữa, chất xơ cũng được coi là prebiotic – nghĩa là nó có thể nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong ruột, giúp cho hệ tiêu hóa trở nên khỏe mạnh và tăng cường chức năng miễn dịch.

Lượng chất xơ trong hạt mít còn giúp làm giảm đi triệu chứng táo bón, bệnh trĩ và chống lại bệnh viêm ruột.

Giảm cholesterol trong cơ thể

Nghiên cứu cũng đã cho thấy rằng hạt mít có thể cải thiện mức cholesterol trong cơ thể nhờ sự hỗ trợ của hàm lượng chất xơ và chất chống oxy hóa cao.

Thường, nồng độ cholesterol LDL (có hại) tăng cao thì liên quan đến các bệnh như huyết áp cao, bệnh tiểu đường và bệnh tim. Trong khi, nồng độ cholesterol HDL (có lợi) nếu cao hơn thì có tác dụng bảo vệ tim.

Những lưu ý khi ăn hạt mít

Dù hạt mít có công dụng tốt cho sức khỏe nhưng bạn cũng nên chú ý đến một số lưu ý khi sử dụng loại hạt này, như:

Có thể tương tác với thuốc, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ

Khi sử dụng thuốc để chữa bệnh như: aspirin, thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông máu), thuốc chống tiểu cầu và thuốc chống viêm không chứ steroid (ibuprofen hoặc naproxen), bạn cần lưu ý khi dùng hạt mí, vì có thể:

  • Làm tăng nguy cơ chảy khả năng máu khi dùng với một số loại thuốc. Vì đã có một nghiên cứu chứng minh rằng: chiết xuất từ hạt mít có khả năng làm chậm quá trình đông máu và thậm chí ngăn ngừa cục máu đông hình thành ở người.

Chứa chất kháng dinh dưỡng

Hạt mít thô (khi còn sống) thường chứa chất chống độc rất mạnh – gọi là tannin và chất ức chế trypsin, có thể sẽ làm cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng và tiêu hóa.

  • Tannin là một loại polyphenol, thường chứa trong nhiều loại thực phẩm, liên kết với các khoáng chất như kẽm và sắt để tạo thành một khối không hòa tan, nhằm làm giảm đi khả năng hấp thụ các khoáng chất này trong cơ thể.
  • Chất ức chế trypsin là một loại protein, được tìm thấy trong các loại thực phẩm khác nhau (đậu nành, hạt đu đủ và hạt mít), có chức năng không khác gì tannin, chúng làm cản trở quá trình tiêu hóa protein và gây khó khăn cho việc tiêu hóa thức ăn.