Docly

SYS là gì? Một số điều bạn nên biết về huyết áp tâm thu

Máy đo huyết áp điện tử ngày càng trở nên phổ biến và cực kỳ hữu dụng trong mỗi gia đình, đặc biệt khi trong nhà có người cao tuổi. Ở bài viết này, mời các bạn cùng Trang tài liệu tìm hiểu chính xác chỉ số SYS là gì trong máy đo huyết áp, chỉ số có ý nghĩa như thế nào và một số lưu ý khi đo chỉ số này nhé!

SYS là gì?

Khái niệm: SYS là viết tắt của chữ Systole: là chỉ số lớn nhất nằm ở phía trên cùng được dùng để chỉ huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa).

DIA là gì?

Khái niệm: DIA là viết tắt của chữ Diastole: nằm ngay bên dưới SYS, dùng để chỉ huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu).

Những lưu ý để đo chỉ số SYS đúng

Để có chỉ số SYS đúng, giúp theo dõi chính xác tình trạng sức khỏe của đối tượng thì khi đo huyết áp cần lưu ý những điểm sau:

  • Trước khi tiến hành đo, người dùng cần được nghỉ ngơi khoảng 5 đến 10 phút.
  • Chọn tư thế ngồi thoải mái giúp cơ thể thả lỏng khi tiến hành đo huyết áp.
  • Trong khi đo huyết áp tuyệt đối không ăn uống, nói chuyện hoặc đi lại làm sai lệch kết quả đo.
  • Về vị trí đo thì tùy thuộc vào từng loại máy mà thực hiện đo ở bắp tay hay cổ tay, nhưng cần đảm bảo vị trí quấn vòng bít phải ngang với tim. Nếu thực hiện đo ở bắp tay thì người bệnh có thể đặt tay nằm ngửa trên mặt bàn, mép vòng bít cách khuỷu tay khoảng 2cm. Nếu đo ở cổ tay thì cần gập cánh tay một góc 45 độ để bộ phận này ngang với vị trí tim.
  • Nên thực hiện đo huyết áp ít nhất một ngày 2 lần vào buổi sáng (trước khi ăn, uống thuốc) và buổi chiều tối (sau khi ăn khoảng 1 giờ).
  • Nếu máy đo của bạn không có bộ nhớ lưu kết quả cùng thời gian đo thì nên tự ghi lại kết quả đo được mỗi lần, giúp việc theo dõi sức khỏe thuận tiện hơn.
  • Thường xuyên theo dõi lượng pin của máy đo huyết áp, thay pin hoặc sạc điện ngay khi cần bởi máy báo pin yếu sẽ làm sai lệch kết quả đo

Huyết áp tâm thu và tâm trương có ý nghĩa như thế nào

Huyết áp tâm thu và tâm trương là hai chỉ số quan trọng khi đo huyết áp. Bất kỳ dấu hiệu tăng giảm bất thường nào của hai chỉ số này cũng có thể là dấu hiệu báo động sức khỏe của bạn có vấn đề.

Nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương cùng cao

Khi cả 2 chỉ số huyết áp đều cao (VD: 140/90 mmHg hoặc 135/85 mmHg) trong thời gian dài không đổi, bạn có nguy cơ mắc bệnh tiền huyết áp cao. Khi gặp tình trạng này, bạn nên đến bệnh viện để làm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh. Thông thường, 2 chỉ số trên có thể cùng cao. Tuy nhiên nếu chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn nhiều lần huyết áp tâm trương thì bạn cần cẩn thận và đề phòng hơn.

Nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương quá gần nhau.

Sự chênh lệch của hai chỉ số huyết áp là một trong những yếu tố phản ánh mức độ nghiêm trọng của huyết áp. Nếu khoảng cách này càng nhỏ (chênh lệch từ 40-60) thì tình trạng bệnh của bạn càng nghiêm trọng.

Nếu huyết áp tâm thu nhỏ hơn huyết áp tâm trương

Trường hợp huyết áp tâm thu nhỏ hơn huyết áp tâm trương