Trắc Nghiệm Sinh 9 Bài 10: Bài Tập Giảm Phân Năm 2023 Có Đáp Án
>>> Mọi người cũng quan tâm:
Trắc Nghiệm Sinh 9 Bài 10: Bài Tập Giảm Phân Năm 2023 Có Đáp Án – Sinh Học 9 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN SINH HỌC 9 BÀI 10:
GIẢM PHÂN
Câu 1: Diễn biến của nhiễm sắc thể ở kì giữa của giảm phân II là
A. Nhiễm sắc thể đơn xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
B. Nhiễm sắc thể kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
C. Nhiễm sắc thể kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
D. Nhiễm sắc thể đơn xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Câu 2: Một loài có bộ NST 2n= 20. Có 30 tế bào của loài này tham gia giảm phân hình thành giao tử đực thì ở kì sau của giảm phân II thống kê trong tổng số các tế bào con có bao nhiêu NST ở trạng thái đơn?
A. 60 B. 80 C. 1200 D. 20
Câu 3: Trong giảm phân I, đặc điểm của kì giữa là
A. Các NST kép co ngắn, đóng xoắn
B. Các cặp NST kép tương đồng tập trung và xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
C. Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào
D. Các cặp NST kép nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội
Câu 4: Diễn biến của nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của giảm phân I là
A. 2n nhiễm sắc thể đơn xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
B. 2n nhiễm sắc thể kép tương đồng xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
C. 2n nhiễm sắc thể đơn xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
D. 2n nhiễm sắc thể kép tương đồng xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Câu 5: Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở
A. Tế bào sinh dưỡng B. Tế bào mầm sinh dục
C. Tế bào sinh dục vào thời kì chín D. Hợp tử và tế bào sinh dưỡng
Câu 6: Trong phân bào lần I của giảm phân, diễn ra tiếp hợp cặp đôi của các NST kép tương đồng theo chiều dọc và bắt chéo với nhau ở kì nào?
A. Kì sau B. Kì giữa. C. Kì đầu D. Kì cuối.
Câu 7: Trong phân bào lần II của giảm phân, NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì nào?
A. Kì đầu B. Kì cuối. C. Kì sau D. Kì giữa
Câu 8: Điều đúng khi nói về sự giảm phân ở tế bào là
A. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 1 lần B. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 2 lần
C. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 1 lần D. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 2 lần
Câu 9: Đặc trưng nào dưới đây của nhiễm sắc thể là phù hợp với kì cuối của giảm phân I?
A. Các nhiễm sắc thể đơn tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.
B. Các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội kép.
C. Các nhiễm sắc thể kép tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.
D. Các nhiễm sắc thể đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội.
Câu 10: Trong giảm phân, sự tự nhân đôi của NST xảy ra ở
A. Kì giữa của lần phân bào II B. Kì trung gian của lần phân bào II
C. Kì giữa của lần phân bào I D. Kì trung gian của lần phân bào I
Câu 11: Ở ruồi giấm, khi quan sát bộ nhiễm sắc thể người ta thấy có 4 cặp NST đang bắt chéo nhau, tế bào quan sát được đang ở kì nào?
A. Kì giữa của nguyên phân B. Kì đầu của nguyên phân
C. Kì giữa của giảm phân I D. Kì đầu của giảm phân I
Câu 12: Phát biểu nào đúng về kì trung gian I và II?
A. Chỉ có kì trung gian I mới xảy ra nhân đôi NST
B. Chỉ có kì trung gian II mới xảy ra nhân đôi NST
C. Đều xảy ra tiếp hợp giữa các cromatit
D. Đều xảy ra nhân đôi NST
Câu 13: Từ 1 tế bào (2n) giảm phân có thể tạo ra 4 tế bào con vì
A. Quá trình giảm phân gồm hai lần phân bào
B. Có hai tế bào thực hiện quá trình giảm phân
C. Trong giảm phân NST đã nhân đôi 2 lần
D. Kì giữa phân bào 1 các NST kép xếp 2 hàng
Câu 14: Ở ruồi giấm, khi quan sát bộ nhiễm sắc thể người ta thấy có 4 cặp nhiễm sắc thể đang bắt chéo với nhau, tế bào quan sát đang ở kì nào?
A. Kì giữa của nguyên phân B. Kì giữa của giảm phân 1.
C. Kì đầu của giảm phân 1. D. Kì đầu của nguyên phân.
Câu 15: Hoạt động các NST kép bắt đầu xoắn và co ngắn, cặp NST tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể xảy ra trao đổi chéo, sau đó lại tách rời nhau. Đây là kì nào của lần phân bào nào trong giảm phân?
A. Kì đầu của lần phân bào I B. Kì đầu của lần phân bào II
C. Kì giữa của lần phân bào I D. Kì giữa của lần phân bào II
ĐÁP ÁN
1 |
B |
4 |
D |
7 |
D |
10 |
D |
13 |
A |
2 |
A |
5 |
C |
8 |
B |
11 |
B |
14 |
C |
3 |
D |
6 |
C |
9 |
B |
12 |
A |
15 |
A |
Ngoài Trắc Nghiệm Sinh 9 Bài 10: Bài Tập Giảm Phân Năm 2023 Có Đáp Án – Sinh Học 9 thì các tài liệu học tập trong chương trình 9 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Trắc nghiệm Sinh 9 Bài 10 về bài tập giảm phân là một phần quan trọng trong quá trình học tập về di truyền và sinh học lớp 9. Bài 10 tập trung vào các bài tập và vấn đề liên quan đến quá trình giảm phân, giúp học sinh nắm vững kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này.
Trong trắc nghiệm này, bạn sẽ tìm thấy một loạt các câu hỏi liên quan đến quá trình giảm phân, bao gồm các khái niệm về phân chia tế bào, quá trình diễn ra trong quá trình giảm phân, và quá trình hình thành tế bào con.
Đáp án và lời giải chi tiết được cung cấp để bạn có thể tự kiểm tra và đối chiếu kết quả của mình. Đáp án giúp bạn hiểu rõ hơn về các khái niệm và quy trình liên quan đến quá trình giảm phân trong sinh học.
>>> Bài viết có liên quan: