Docly

Trắc Nghiệm Sử 9 HK1 Tỉnh Quảng Nam Có Đáp Án – Vòng 1

Trắc Nghiệm Sử 9 HK1 Tỉnh Quảng Nam Có Đáp Án – Vòng 1 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

Trắc nghiệm là một trong những hình thức kiểm tra năng lực hiệu quả trong giáo dục. Và hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một đề thi trắc nghiệm lịch sử lớp 9 vô cùng thú vị. Đó chính là “Trắc Nghiệm Sử 9 HK1 Tỉnh Quảng Nam Có Đáp Án – Vòng 1”. Đây là một trong những đề thi đánh giá năng lực của học sinh lớp 9 tại tỉnh Quảng Nam trong học kì 1 năm học 2021-2022. Hãy cùng tìm hiểu và khám phá đề thi này để nâng cao kiến thức của mình về môn sử 9.

Tài liệu liên quan:

Đề Thi Học Sinh Giỏi Sinh 9 Sở GD Quảng Nam 2020-2021 Có Đáp Án
Đề Thi Học Sinh Giỏi Môn Sinh Lớp 9 Sở GD Quảng Nam 2021-2022 Có Đáp Án
Đề Kiểm Tra Học Kì 2 Môn Sinh 9 THCS Phước Thắng 2021-2022 Có Đáp Án
Đề Thi Chuyên Sinh Vào Lớp 10 Sở GD Quảng Nam 2021-2022 Có Đáp Án
Đề Thi Chuyên Sinh Vào Lớp 10 Sở GD Quảng Nam – Đề 1

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG NAM

ĐỀ CHÍNH THỨC



(Đề có 02 trang)

KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019 - 2020

MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 9

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)


MÃ ĐỀ: A


A/ TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm)

Hãy chọn ý đúng trong các câu sau:


Câu 1: Vật liệu mới nào giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong đời sống của con người và các ngành công nghiệp?

A. Hợp kim. B. Chất pô-li-me. C. Nhôm. D. Vải tổng hợp.

Câu 2: Nền kinh tế Mĩ phát triển chiếm ưu thế tuyệt đối trong thế giới tư bản vào khoảng thời gian nào?

A. Trong những năm 1945 đến 1950.

B. Trong những năm 70 của thế kỉ XX.

C. Giữa những năm 80 của thế kỉ XX.

D. Từ những năm 1990 đến năm 2000.

Câu 3: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế

Nhật Bản sau Chiến tranh thế gới thứ hai?

A. Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

B. Con người được đào tạo chu đáo, có kỷ luật cao.

C. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước.

D. Áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.

Câu 4: Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau những năm 70 của thế kỉ XX có sự thay đổi như thế nào?

A. Xóa bỏ hoàn toàn các Hiệp ước an ninh với Mĩ.

B. Mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới.

C. Chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á.

D. Tăng cường quan hệ song phương với các nước Mĩ-la-tinh.

Câu 5: Một trong những mục tiêu chủ yếu của Mĩ trong “chiến lược toàn cầu” là

A. phát động cuộc Chiến tranh lạnh trên thế giới.

B. thực hiện chiến tranh xâm lược trên toàn thế giới.

C. làm sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

D. cản trở Tây Âu, Nhật Bản trở thành trung tâm kinh tế thế giới.

Câu 6: Hội nghị I-an-ta diễn ra trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai

A. bùng nổ. B. đã kết thúc.

C. đang diễn ra ác liệt. D. bước vào giai đoạn kết thúc.

Câu 7: Xu thế chung của thế giới sau Chiến tranh lạnh là

A. vừa đối đầu vừa hợp tác khi cần thiết.

B. hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế.

C. hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.

D. điều chỉnh chiến lược lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm.

Câu 8: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của Mĩ trong việc phát động Chiến tranh lạnh?

A. Đầu tư khoa học kĩ thuật để phát triển kinh tế.

  1. Tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.

C. Thành lập các khối quân sự và căn cứ quân sự.

D. Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang.

Câu 9: Những năm 1967 - 1969, sản lượng lương thực của Nhật cung cấp

A. 50% nhu cầu trong nước. B. 60% nhu cầu trong nước.

C. 70% nhu cầu trong nước. D. 80% nhu cầu trong nước.

Câu 10: Nội dung nào không phải nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc?

A. Duy trì hoà bình an ninh thế giới.

B. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia dân tộc.

C. Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá, xã hội.

D. Can thiệp vào công việc nội bộ của các nước trên thế giới.

Câu 11: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Tập trung sản xuất và tư bản cao.

B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

C. Áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

D. Buôn bán vũ khí cho các nước tham gia chiến tranh thế giới.

Câu 12: Cuộc cách mạng nào đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người?

A. “cách mạng trắng”. B. “cách mạng xanh”.

C. “cách mạng màu”. D. “cách mạng chất xám”.

Câu 13: Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh vì

A. sự thành công của cách mạng Trung Quốc.

B. Mĩ vươn lên thành nước tư bản giàu mạnh.

C. sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.

D. cuộc chạy đua vũ trang làm suy giảm “thế mạnh” hai nước.

Câu 14: Nội dung nào không phản ánh hệ quả tích cực của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ năm 1945 đến nay?

  1. Nhiều trung tâm công nghiệp mới được hình thành.

B. Tạo ra các loại vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại.

C. Thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp.

D. Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.

Câu 15: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ năm 1945 đến nay là

A. khoa học gắn liền với kĩ thuật.

B. kĩ thuật đi trước mở đường cho sản xuất.

C. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

D. mọi phát minh khoa học đều bắt nguồn từ sản xuất.


B/ TỰ LUẬN: (5.0 điểm)

Câu 1: Nêu hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN. Theo em, Việt Nam tham gia vào tổ chức ASEAN có những cơ hội gì? (3.0 điểm)

Câu 2: Bằng kiến thức đã học về những thành tựu Liên Xô đạt được từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, hãy chứng minh Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc của hòa bình và cách mạng thế giới”. (2.0 điểm)



----------------------------------- HẾT -----------------------------------

( Lưu ý: HS làm bài trên giấy thi, không được làm bài trên đề thi)





SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC

QUẢNG NAM



ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: LỊCH SỬ – LỚP 9

MÃ ĐỀ: A



A. TRẮC NGHIỆM: ( 5.0 điểm)

Chọn câu trả lời đúng nhất: (Mỗi câu đúng được 0.33 điểm)

(3 câu đúng được 1.0 điểm )

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

Đáp án

B

A

A

C

C

D

C

C

D

D

C

B

D

B

C

B. TỰ LUẬN: (5.0 điểm).

Câu

Nội dung

Điểm





1

Nêu hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN. Theo em Việt Nam tham gia vào tổ chức ASEAN có những cơ hội gì?

3.0


a/ Nêu hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN.

- Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á ngày càng nhận thức rõ sự cần thiết phải cùng nhau hợp tác để phát triển đất nước.

- Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

- Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan)

- Với sự tham gia của 5 nước là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan và Xin-ga-po.

2.0

0.5


0.5

0.5


0.5


b/ Theo em Việt Nam tham gia vào tổ chức ASEAN có những cơ hội .

- Tăng cường giao lưu, hợp tác, mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, tiếp cận khoa học kỹ thuật hiện đại, học hỏi kinh nghiệm phát triển đất nước…

- Tranh thủ diễn đàn ASEAN để bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh khu vực…

(Tùy theo cách trả lời của HS, GV có cách chấm cho thích hợp)

1.0


0.5


0.5






2

Bằng kiến thức đã học về những thành tựu Liên Xô đạt được từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, em hãy chứng minh Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc của hòa bình và cách mạng thế giới.

2.0

- Kinh tế:

+ Đạt được nhiều thành tựu quan trọng. (Sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm tăng 9,6%...).

+ Cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mĩ.

- Khoa học – kĩ thuật:

+ Năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử phá vỡ thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mỹ, tạo thế cân bằng quân sự.

+ Năm 1957, phóng thành công vệ tinh nhân tạo nước mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của con người.

+ Năm 1961 phóng tàu "Phương Đông" đưa con người (I. Gagarin) lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất.

- Về đối ngoại: Liên Xô chủ trương duy trì hoà bình thế giới, quan hệ hữu nghị với các nước và ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc.

Như vậy đến những năm 70 của thế kỉ XX, với những thành tựu đạt được Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc của hòa bình và cách mạng thế giới.


0.25


0.25


0.25


0.25


0.25


0.5


0.25




( Lưu ý: Học sinh có thể chỉ ra ý khác và lập luận phù hợp thì dùng để thay thế ý trong hướng dẫn chấm này)

HẾT



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG NAM

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề có 02 trang)

KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019 - 2020

MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 9

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

MÃ ĐỀ: B


A/ TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm)

Hãy chọn ý đúng trong các câu sau:


Câu 1: Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới từ khi nào?

A. Những năm 60 của thế kỉ XX. B. Những năm 70 của thế kỉ XX.

C. Những năm 80 của thế kỉ XX. D. Những năm 90 của thế kỉ XX.

Câu 2: Nước nào nắm ¾ trữ lượng vàng của thế giới và là chủ nợ duy nhất trên thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Trung Quốc. B. Hà Lan.

C. Liên Xô. D. Mĩ.

Câu 3: Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Tập trung sản xuất và tư bản cao.

B. Đất nước không bị chiến tranh tàn phá.

C. Sử dụng nguồn viện trợ bên ngoài để phát triển.

D. Được yên ổn sản xuất và bán vũ khí cho các nước tham chiến.

Câu 4 : Chính sách đối ngoại cơ bản của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai

A. thực hiện chính sách hòa bình, trung lập.

B. hoà bình, hợp tác với các nước trên thế giới.

C. quan hệ bình đẳng với các nước tư bản phương Tây.

D. đề ra và thực hiện “chiến lược toàn cầu” thống trị thế giới.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế

Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên.

B. Con người được đào tạo chu đáo, có kỷ luật cao.

C. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước.

D. Áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.

Câu 6: Nền tảng căn bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Luôn là đối trọng của Mĩ.

B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

C. Hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc.

D. Liên minh chặt chẽ với các nước Tây Âu.

Câu 7: Tháng 2 - 1945, Hội nghị I-an-ta được tổ chức với sự tham gia của nguyên thủ những nước nào?

A. Anh, Pháp, Mĩ. B. Anh, Pháp, Liên Xô.

C. Liên Xô, Anh, Mĩ. D. Liên Xô, Mĩ, Pháp.

Câu 8: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ năm 1945 đến nay là

A. khoa học gắn liền với kĩ thuật.

B. kĩ thuật đi trước mở đường cho sản xuất.

C. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

D. mọi phát minh khoa học đều bắt nguồn từ sản xuất.


Câu 9: Trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai được gọi là

A. Trật tự hai cực I-an-ta. B. trật tự Viên.

C. trật tự thế giới đa cực. D. hệ thống Vecxai – Oasinhtơn.

Câu 10: Liên Xô đối phó với tình trạng Chiến tranh lạnh bằng biện pháp nào sau đây?

A. Tăng cường phát triển kinh tế để vượt qua Mĩ.

B. Cùng các nước xã hội chủ nghĩa đàm phán với Mĩ.

C. Tiến hành chiến tranh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.

D. Tăng ngân sách quốc phòng và củng cố khả năng phòng thủ.

Câu 11: Nội dung nào dưới đây không phải là hậu quả của Chiến tranh lạnh?

A. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng.

B. Sự đối lập về mục tiêu giữa Liên Xô và Mĩ.

C. Mối quan hệ đồng minh chống phát xít bị phá vỡ.

D. Chi phí một khối lượng lớn về tiền và của cho việc chạy đua vũ trang.

Câu 12: Vai trò lớn nhất của Liên hợp quốc là gì?

A. Duy trì hòa bình an ninh thế giới.

B. Giải quyết các tranh chấp trên lĩnh vực kinh tế.

C. Thúc đẩy quan hệ hợp tác văn hóa giữa các quốc gia.

D. Giải quyết những mâu thuẫn về sắc tộc trên thế giới.

Câu 13: Trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ năm 1969, nước Mĩ đã đạt được thành tựu gì?

A. Đưa người lên Mặt Trăng.

B. Thử thành công bom nguyên tử.

C. Chế tạo thành công máy bay siêu âm.

D. Xây dựng trạm vũ trụ trên khoảng không.

Câu 14: Cừu Đô-li, động vật đầu tiên được ra đời bằng phương pháp

A. sinh sản hữu tính. B. sinh sản vô tính.

C. công nghệ phôi thụ tinh trong ống nghiệm. D. biến đổi gen.

Câu 15: Nội dung nào không phản ánh đúng những hậu quả tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ năm 1945 đến nay?

A. Tài nguyên vơi cạn.

B. Ô nhiễm môi trường.

C. Cơ cấu dân cư lao động thay đổi.

D. Tai nạn lao động và tai nạn giao thông.


B/ TỰ LUẬN: (5.0 điểm)

Câu 1: Nêu quá trình phát triển từ “ASEAN 6” thành “ASEAN 10”. Theo em, Việt Nam tham gia vào tổ chức ASEAN gặp những thách thức gì? (3.0 điểm)

Câu 2: Bằng kiến thức đã học về những thành tựu Liên Xô đạt được từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, hãy chứng minh Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc của hòa bình và cách mạng thế giới. (2.0 điểm)


----------------------------------- HẾT -----------------------------------


( Lưu ý: HS làm bài trên giấy thi, không được làm bài trên đề thi)



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC

QUẢNG NAM



ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: LỊCH SỬ – LỚP 9

MÃ ĐỀ: B


A. TRẮC NGHIỆM: ( 5.0 điểm)

Chọn câu trả lời đúng nhất: (Mỗi câu đúng được 0.33 điểm)

(3 câu đúng được 1.0 điểm )

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

Đáp án

B

D

C

D

A

B

C

A

A

D

B

A

A

B

C

B. TỰ LUẬN: (5 điểm).

Câu

Nội dung

Điểm







1

Hãy nêu quá trình phát triển từ “ASEAN 6” thành “ASEAN 10”. Theo em Việt Nam tham gia vào tổ chức ASEAN gặp những thách thức gì?

3.0

a/ Hãy nêu quá trình phát triển từ “ASEAN 6” thành “ASEAN 10”.

2.0

- Năm 1984, sau khi giành độc, Bru-nây tham gia là thành viên thứ 6.

- Sau Chiến tranh lạnh, nhất là khi "vấn đề Cam-pu-chia" được giải quyết...

- Lần lượt các nước đã gia nhập ASEAN: Việt Nam vào năm 1995, Lào và Mi-an-ma vào năm 1997, Cam-pu-chia vào năm 1999.

- ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế...

0.5

0.25

1.0

0.25


b. Theo em Việt Nam tham gia vào tổ chức ASEAN gặp những thách thức.

1.0

- Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các nước trong khu vực.

- Sự cạnh tranh quyết liệt giữa nước ta với các nước trong khu vực.

- Hội nhập dễ bị “hòa tan”, đánh mất bản sắc văn hóa và truyền thống của dân tộc.

(Tùy theo cách trả lời của HS, GV có cách chấm cho thích hợp)

0.25


0.25

0.5






2

Bằng kiến thức đã học về những thành tựu Liên Xô đạt được từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, hãy chứng minh Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc của hòa bình và cách mạng thế giới.

2.0

- Kinh tế:

+ Đạt được nhiều thành tựu quan trọng. (Sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm tăng 9,6%...).

+ Cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mĩ.

- Khoa học – kĩ thuật:

+ Năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử phá vỡ thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mỹ, tạo thế cân bằng quân sự.

+ Năm 1957, phóng thành công vệ tinh nhân tạo nước mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của con người

+ Năm 1961 phóng tàu "Phương Đông" đưa con người (I. Gagarin) lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất.

- Về đối ngoại : Liên Xô chủ trương duy trì hoà bình thế giới, quan hệ hữu nghị với các nước và ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc.

Như vậy đến những năm 70 của thế kỉ XX với những thành tựu đạt được, Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc của hòa bình và cách mạng thế giới.


0.25


0.25


0.25


0.25


0.25



0.5


0.25



( Lưu ý: Học sinh có thể chỉ ra ý khác và lập luận phù hợp thì dùng để thay thế ý trong hướng dẫn chấm này.)

HẾT














Trắc nghiệm Sử 9 HK1 Tỉnh Quảng Nam năm học 2021-2022 với đáp án đã giúp các em học sinh có thêm tài liệu để ôn tập và chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Đề thi môn Sử 9 với những câu hỏi trắc nghiệm chất lượng đã được tổ chức và thực hiện với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, giúp cho các em học sinh có thể kiểm tra kiến thức của mình một cách chính xác và đầy đủ. Chúc các em học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới!

Ngoài Trắc Nghiệm Sử 9 HK1 Tỉnh Quảng Nam Có Đáp Án – Vòng 1 thì các đề thi trong chương trình lớp 9 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Xem thêm:

Đề Thi Chuyên Sinh Vào Lớp 10 Sở GD Quảng Nam – Đề 2
Đề Thi Chuyên Sinh Vào Lớp 10 Sở GD Quảng Nam 2020-2021 Có Đáp Án – Sinh Học 9
10 Đề Kiểm Tra Học Kì 2 Môn Sinh 9 Có Đáp Án – Sinh Học 9
Đề Thi Học Sinh Giỏi Môn Sinh 9 Huyện Thanh Oai 2021 Vòng 1 Có Đáp Án
20 Đề Thi Sinh 9 Học Kì 1 Có Đáp Án – Sinh Học 9
Đề Thi Giữa Kì 2 Môn Sinh 9 Năm 2021-2022 Có Đáp Án Và Ma Trận
Đề Thi Giữa HK2 Môn Sinh 9 Năm 2022 Có Đáp Án – Sinh Học 9
Đề Kiểm Tra Học Kì 2 Môn Sinh Năm 2022 Có Đáp Án Và Ma Trận
Đề Kiểm Tra Lịch Sử 9 Giữa Học Kì 1 Năm 2022-2023 Có Đáp Án-Đề 1
Trắc Nghiệm Sử 9 HK1 Quảng Nam 2021-2022 Có Đáp Án – Lịch Sử 9