Trắc Nghiệm Sinh 9 Bài 1: Menden Và Di Truyền Học Có Đáp Án
>>> Mọi người cũng quan tâm:
Trắc Nghiệm Sinh 9 Bài 1: Menden Và Di Truyền Học Có Đáp Án – Sinh Học 9 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN SINH HỌC 9 BÀI 1:
MENDEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
Câu 1: Theo Menđen, nội dung của quy luật phân li là
A. Mỗi nhân tố di truyền (gen) của cặp phân li về mỗi giao tử với xác suất như nhau, nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền (alen) của bố hoặc của mẹ.
B. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trội : 1 lặn.
C. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 1 : 2 : 1.
D. Ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng lặn.
Câu 2: Người ta sử dụng phép lai phân tích nhằm mục đích gì?
A. Cả B và C B. Để tìm ra các thể đồng hợp trội
C. Để nâng cao hiệu quả lai D. Để phân biệt thể đồng hợp và thể dị hợp
Câu 3: Phép lai phân tích được tiến hành như thế nào?
A. Cho cơ thể có kiểu hình trội cần phân tích kiểu gen giao phối với cơ thể có kiểu hình lặn
B. Theo dõi đời con (nếu không phân tính thì cơ thể đem lai là cơ thể đồng hợp, nếu phân tính thì cơ thể đem lai là thể dị hợp)
C. Các cơ thể có kiểu hình trội giao phối với nhau
D. Cả A và B
Câu 4: Ý nghĩa thực tiễn của di truyền học là
A. Cung cấp cơ sở lí luận cho khoa học chọn giống
B. Cung cấp cơ sở lí luận cho y học, công nghệ sinh học
C. Cung cấp những kiến thức làm cơ sở để tiếp thu các môn học khác
D. Cả B và C
Câu 5: Theo Menđen, mỗi tính trạng của cơ thể do
A. Một nhân tố di truyền quy định. B. Một cặp nhân tố di truyền quy định.
C. Hai nhân tố di truyền khác loại quy định. D. Hai cặp nhân tố di truyền quy định.
Câu 6: Bản chất của sự di truyền độc lập là
A. Sự di truyền của mỗi cặp tính trạng không phụ thuộc vào các cặp tính trạng khác
B. Sự phân li độc lập của các cặp gen tương ứng
C. Các gen trong giao tử được tổ hợp với nhau một cách tự do
D. Cả B và C
Câu 7: Thể đồng hợp là
A. Là các gen trong một cặp tương ứng ở tế bào sinh dưỡng giống nhau
B. Là các gen trong tế bào cơ thể đều giống nhau
C. Là hầu hết các cặp gen trong tế bào sinh dưỡng đều giống nhau
D. Cả B và C
Câu 8: Ý nghĩa của phép lai phân tích là
A. Phát hiện được tính trạng trội và tính trạng lặn
B. Phát hiện được thể đồng hợp trong chọn giống
C. Phát hiện được thể dị hợp trong thực tế
D. Cả A và B, C
Câu 9: Tính trạng là
A. Những biểu hiện về hình thái của cơ thể
B. Những đặc điểm cụ thể về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể
C. Những đặc điểm sinh lí, sinh hóa của một cơ thể
D. Cả A và C
Câu 10: Định luật di truyền nói lên điều gì?
A. Phản ánh xu hướng tất yếu của sự biểu hiện các tính trạng của bố mẹ ở các thế hệ con cháu
B. Giải thích tại sao con cháu lại giống cha mẹ, ông bà tổ tiên
D. Phản ánh tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình ở các thế hệ lai
Câu 11: Phương pháp nghiên cứu của Menđen gồm các nội dung
1. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.
2. Lai các dòng thuần và phân tích các kết quả F1, F2, F3, …
3. Tiến hành thí nghiệm chứng minh.
4. Tạo các dòng thuần bằng tự thụ phấn.
Thứ tự thực hiện các nội dung trên là:
A. 4 – 3 – 2 – 1. B. 4 – 2 – 3 – 1. C. 4 – 2 – 1 – 3. D. 4 – 1 – 2 – 3.
Câu 12: Menđen đã tiến hành việc lai phân tích bằng cách
A. Lai giữa hai cơ thể có kiểu hình trội với nhau.
B. Lai giữa hai cơ thể thuần chủng khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản.
C. Lai giữa cơ thể đồng hợp với cá thể mang kiểu hình lặn.
D. Lai giữa cơ thể mang kiểu hình trội chưa biết kiểu gen với cơ thể mang kiểu hình lặn.
Câu 13: Quy luật phân li có ý nghĩa thực tiễn gì?
A. Xác định được các dòng thuần.
B. Cho thấy sự phân li của tính trạng ở các thế hệ lai.
C. Xác định được tính trạng trội, lặn để ứng dụng vào chọn giống.
D. Xác định được phương thức di truyền của tính trạng.
Câu 14: Trong phương pháp nghiên cứu của Menđen không có nội dung nào sau đây?
A. Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được, từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng đó của bố mẹ cho các thế hệ sau.
B. Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
C. Kiểm tra độ thuần chủng của bố mẹ trước khi đem lai.
D. Lai phân tích cơ thể lai F3.
Câu 15: Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly là
A. Sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh đưa đến sự phân li và tổ hợp của các alen trong cặp.
B. Sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.
C. Sự phân li của các alen trong cặp trong giảm phân.
D. Sự phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân.
ĐÁP ÁN
1 |
A |
4 |
D |
7 |
A |
10 |
C |
13 |
C |
2 |
D |
5 |
B |
8 |
D |
11 |
C |
14 |
D |
3 |
D |
6 |
A |
9 |
B |
12 |
D |
15 |
A |
Ngoài Trắc Nghiệm Sinh 9 Bài 1: Menden Và Di Truyền Học Có Đáp Án – Sinh Học 9 thì các tài liệu học tập trong chương trình 9 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 1: Mendel và Di truyền học là một bài tập trắc nghiệm trong môn Sinh học dành cho học sinh lớp 9. Bài tập này tập trung vào khái niệm về di truyền và công cuộc nghiên cứu của nhà di truyền học Gregor Mendel.
Trong bài tập này, bạn sẽ được đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm đa lựa chọn liên quan đến công cuộc nghiên cứu của Mendel về di truyền. Bạn sẽ được yêu cầu hiểu về các khái niệm cơ bản như gen, kiểu gen, kiểu hình, quá trình lai tạo, và nguyên lý phân li.
Đáp án chính xác cùng với lời giải chi tiết được cung cấp để bạn kiểm tra và đối chiếu kết quả của mình. Bằng cách làm bài tập và xem đáp án, bạn có thể tự đánh giá mức độ hiểu biết và chuẩn bị cho các bài kiểm tra và kỳ thi thực tế.
>>> Bài viết có liên quan: