Docly

Giáo Án Ngữ Văn 6 Sách Chân Trời Sáng Tạo Bài 4: Những Trải Nghiệm Trong Đời

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Bài Tập Trắc Nghiệm Lớp 6 Tiếng Anh Global Success Bài 1 My New School Có Lời Giải
Giáo Án Toán 6 Sách Chân Trời Sáng Tạo Học Kì 1 Phương Pháp Mới (Bộ 1)
Đề Cương Giáo Dục Công Dân Lớp 6 Kì 1 Năm 2022-2023 Kèm Đáp Án
Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 Ôn Tập Học Kỳ 2 Kèm Đáp Án Chi Tiết
Toán Lớp 6 Chương Trình Mới Sách Chân Trời Sáng Tạo Kèm Hướng Dẫn

Giáo Án Ngữ Văn 6 Sách Chân Trời Sáng Tạo Bài 4: Những Trải Nghiệm Trong Đời – Ngữ Văn 6 Sách Chân Trời Sáng Tạo là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.

BÀI 4:

NHỮNG TRẢI NGHIỆM TRONG ĐỜI

(13 tiết)



I. MỤC TIÊU

1. Kiếnthức

Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại; người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.

Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản gợi ra.

Nhận biết được tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ; biết cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.

Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; kể được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.

2. Năng lực:

Giúp học sinh phát triển:

* Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học: tự nghiên cứu bài ở nhà; tìm kiếm nguồn học liệu qua các kênh sách hoặc trên internet; hoàn thành các phiếu học tập được giao; tự đánh giá và đánh giá, tranh luận, phản biện qua các hoạt động nhóm.

Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết lựa chọn nội dung, ngôn từ và các phương tiện giao tiếp khác phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp, biết kiểm soát cảm xúc, thái độ trong giao tiếp; biết sống hòa hợp và hóa giải các mâu thuẫn, thiết lập mối quan hệ với người khác; phát triển khả năng làm việc nhóm.

Năng lực giải quyết vấn đề: phối hợp, vận dụng những kinh nghiệm của bản thân, kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống trong học tập.

* Năng lực chuyên biệt:

Năng lực ngôn ngữ: Có khả năng diễn đạt các vấn đề trôi chảy, sử dụng từ ngữ, đặt câu chuẩn xác.

Năng lực thẩm mĩ: HS khám phá, thưởng thức, rung cảm về những cái đẹp qua 4 văn bản trong bài học, vận dụng trong cách đặt câu và hình thành đoạn văn, bài văn.

3. Phẩmchất

Nhân ái: biết yêu thương, đùm bọc mọi người; biết cảm thông, độ lượng, sẵn lòng giúp đỡ người khác.

Trung thực: Thật thà, ngay thẳng; biết đứng ra bảo vệ lẽ phải, biết nhận lỗi, sữa lỗi.

Trách nhiệm: Có trách nhiệm với chính bản thân mình và cộng đồng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  • SGK, SGV

  • Tranh, ảnh liên quan đến bài học

  • Máy tính, ti vi chiếu tranh ảnh, trích đoạn phim.

  • Bảng phụ để trình bày kết quả hoạt động nhóm.

  • Phiếu học tập

  • Bảng kiểm, rubric chấm đoạn văn, bài trình bày của học sinh.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

  1. Mục tiêu

Kết nối tri thức, dẫn dắt học sinh nhận biết chủ điểm bài học.

Tạo hứng khởi cho cho sinh trước khi vào bài mới.

  1. Nội dung

Hs tìm các chữ cái qua việc đoán tên tác phẩm hoặctừ các hình ảnh.

HS sắp xếp các chữ cái thành một từ khóa thể hiện chủ điểm bài học.

  1. Sản phẩm

HS đoán được tên của 4 văn bản có trong chủ điểm bài mới và 4 văn bản đã học trước đó.

HS sắp xếp các chữ cái thành từ khóa “TRẢI NGHIỆM” từ đó nêu được chủ điểm bài học.

  1. Tổ chức thực hiện

B1. Chuyển giao nhiệm vụ

  • Giáo viên cho hs đoán tên văn bản hoặc nhân vật qua các hình ảnh để tìm ra các chữ cái

+ Có tổng cộng 10 chữ cái cần tìm

+ Giáo viên chiếu 8 hình ảnh trên máy chiếu, yêu cầu học sinh tìm ra mối liên quan giữa các hình ảnh với các văn bản trong sgk từ bài 1 đến bài 4. Mỗi hình ảnh đoán đúng thì nhóm sẽ có từ 1 hoặc 2 chữ cái tương ứng.

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4


+ Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ: mỗi nhóm có 2 bức tranh để tìm tên tác phẩm và tên nhân vật, mỗi kết quả đúng sẽ có 1 đến 2 chữ cái hiện ra.

+ Thời gian thực hiện: 5 phút

Nhóm 1

Nhóm 2














Nhóm 3


Nhóm 4













Giáo viên cho sắp xếp các chữ cái tìm được thành một từ khóa liên quan đến chủ đề bài học.

+ Các nhóm ghép các chữ cái tạo thành 1 từ khóa, yêu cầu ghép đúng và đọc chính xác, nêu được sự liên quan của từ khóa đến chủ đề bài học.

+ Thời gian thực hiện: 3 phút


TỪ KHÓA

Sắp xếp các chữ cái thành 1 từ có liên quan có liên quan đến chủ đề bài học

N, M, G, A, I, R, E, T, I , H











B2. Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn: nhóm có thể có từ 4 bạn đến 8 bạn

  • Các nhóm quan sát tranh, tìm văn bản và nhân vật có liên quan

+ Các thành viên nhóm suy nghĩ cá nhân và ghi kết quả vào vị trí của mình trong vòng 2 phút

+ Kết thúc làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận trong vòng 3 phút và thống nhất câu trả lời

+ Viết ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (bảng phụ)

  • Các nhóm sắp xếp các chữ cái đã có thành 1 từ có liên quan đến chủ đề bài học

+ Các thành viên nhóm suy nghĩ các nhân và cùng chia sẻ, thảo luận và thống nhất ghép các chữ cái vào bảng từ khóa gv thiết kế sẵn trên giấy A3

B3. Báo cáo thảo luận

  • Giáo viên chụp các sản phẩm của các nhóm chiếu lên ti vi/ máy chiếu hoặc các nhóm lên dán sản phẩm trên bảng

  • Các nhóm cử đại diện đứng lên trình bày sản phẩm của nhóm mình về các văn bản hoặc nhân vật được gợi ý từ các hình ảnh.

  • Các nhóm cử đại diện đứng lên trình bày về kết quả sắp xếp từ khóa và nói lên sự liên quan của từ khóa với chủ đề bài học.

  • Các thành viên còn lại chú ý theo dõi và nhận xét, bổ sung (nếu cần)

B4. Kết luận, nhận định

  • Giáo viên chiếu kết quả trên máy chiếu, so sánh, đối chiếu với sản phẩm của các nhóm

  • Giáo viên kết luận, nhận định và dẫn dắt vào chủ đề bài học

N

(Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ)

M

(Cô gió mất tên)

G

(Giọt sương đêm)

A, I

(Bài học đường đời đầu tiên)

R

(Rùa vàng)

E
(
Em bé thông minh)

T

(Thánh Gióng)

I, H

(Sự tích Hồ Gươm)


TỪ KHÓA

Sắp xếp các chữ cái thành 1 từ có liên quan có liên quan đến chủ đề bài học

N, M, G, A, I, R, E, T, I , H

T

R

I

N

G

H

I

M

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI


ĐỌC HIỂU VĂN BẢN


Văn bản 1: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN

(Trích: Dế Mèn phiêu lưu kí)

Tô Hoài


1. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại như: cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật.

- Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba

- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra

1.2. Năng lực

Giúp học sinh phát triển:

* Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học: tự nghiên cứu bài ở nhà; tìm đọc trọn vẹn tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí; hoàn thành các phiếu học tập; chia sẻ, thảo luận, đánh giá qua các hoạt động nhóm.

Năng lực giao tiếp và hợp tác: có thái độ chừng mực trong giao tiếp; biết sống hòa hợp với người khác; phát triển khả năng làm việc nhóm.

Năng lực giải quyết vấn đề: phối hợp, vận dụng những kinh nghiệm của bản thân, kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống trong học tập.

* Năng lực chuyên biệt:

Năng lực ngôn ngữ: Có khả năng diễn đạt các vấn đề trôi chảy.

Năng lực thẩm mĩ: HS khám phá, thưởng thức, rung cảm về những cái đẹp qua văn bản.

1.3. Phẩmchất

Nhân ái: yêu thương, đùm bọc mọi người; cảm thông, độ lượng, sẵn lòng giúp đỡ người khác.

Trung thực: Thật thà, ngay thẳng; biết đứng ra bảo vệ lẽ phải, biết nhận lỗi, sữa lỗi.

Trách nhiệm: Có trách nhiệm với chính bản thân mình và cộng đồng.

2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  • SGK, SGV

  • Tranh, ảnh liên quan đến bài học

  • Máy tính, ti vi chiếu tranh ảnh, video bài hát Chuyện Dế Mèncủa NXB Kim Đồng

  • Link video https://www.youtube.com/watch?v=hCp3RxXpKYc

  • Phiếu học tập.

(lưu ý: tùy theo tình hình, gv có thể cung cấp phiếu học tập từ tiết trước cho hs phô tô hoặc cho hs kẻ sẵn vào trong vở )

Phiếu học tập số 1

Em đã biết điều gì về bài học qua câu chuyện

Những điều em muốn biết thêm

Kết luận của giáo viên

Câu hỏi

Cách hiểu của em














Phiếu học tập số 2: Hướng dẫn đọc trải nghiệm

Câu hỏi suy luận

Cách hiểu của em

Trao đổi với bạn

Kết luận của giáo viên

1. Những chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật “tôi” trong đoạn này là lời của ai? Điều này giúp em biết được gì về tính cách nhân vật?




2. Qua cách nhân vật “tôi” tự miêu tả hành động của mình ở đoạn này, em biết thêm điều gì về đặc điểm của nhân vật?




3. Những từ ngữ “hung hăng”, “hống hách”, “ngu dại”, “ân hận” cho thấy nhân vật “tôi” có thái độ và đánh giá như thế nào về trải nghiệm sắp kể ra dưới đây?




4. Việc Dế Choắt muốn đào một cái ngách sang nhà nhân vật “tôi” phòng khi có kẻ nào bắt nạt cho thất Dế Choắt suy nghĩ, đánh giá như thế nào về nhân vật tôi?





Phiếu học tập số 3.1: Từ hay

Trang

Từ hay, từ mới

Ý nghĩa

Cách hiểu của em

Kết luận của giáo viên














Phiếu học tập số 3.2: Từ khó

Từ khó hiểu

Trang

Cách hiểu của em

Trao đổi với bạn














Phiếu học tập số 4: Thể loại


Cách hiểu của em

Trao đổi với bạn

Kết luận của giáo viên

Thể loại




Ngôi kể




Bố cục





Phiếu học tập số 5: Dế Choắt

Dế Choắt

Trong con mắt của Dế Mèn

Theo cách hiểu của em

Ngoại hình

Tính cách

Ngoại hình

Tính cách











Phiếu học tập số 6: Bài học đường đời đầu tiên của Dế mèn



Phiếu học tập số 7: Lời kể và lời thoại của Dế mèn



  • Bảng phụ.

  • Bảng đánh giá

3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HĐ 1. Xác định vấn đề

  1. Mục tiêu

Kết nối tri thức, dẫn dắt học sinh nhận biết mục tiêu văn bản.

Tạo hứng khởi cho cho sinh trước khi vào bài mới.

  1. Nội dung

Hs hoạt động nhóm đôi nghe bài hát qua video và nêu nội dung bài hát.

HS hoạt động độc lập qua phiếu học tập số 1.

  1. Sản phẩm

HS nêu được nội dung bài hát và mối liên hệ với văn bản.

HS điền vào phiếu học tập số 1

  1. Tổ chức thực hiện

B1. Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên chiếu video bài hát Chuyện Dế Mèn.

? Bài hát nói về ai? Nội dung là gì? Nội dung này có liên quan đến bài học ngày hôm nay không? Em hãy kể lại một chuyện đáng nhớ mà em từng trải qua.

Gv phát phiếu học tập số 1 cho cá nhân làm việc độc lập.

B2. Thực hiện nhiệm vụ

HS xem video, nghe nội dung bài hát và suy nghĩ.

Hs điền vào phiếu học tập số 1.

B3. Báo cáo thảo luận

Hs trả lời câu hỏi của giáo viên.

Hs giữ phiếu học tập và chia sẻ với giáo viên và cả lớp về những vấn đề cần trao đổi.

B4. Kết luận, nhận định

Gv nhận xét câu trả lời của Hs và kết nối vào phần kiến thức mới.


HĐ 2. Hình thành kiến thức mới

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Biết được những thông tin cơ bản về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí.

- Biết được những thông tin chung về thể loại và nội dung chính của tác phẩm

b) Nội dung:

- Gv hỏi thông tin chung về tác giả, tác phẩm

- Hs trả lời dựa vào phần giới thiệu tác phẩm được đóng khung ở đầu văn bản và thông tin về tác giả ở cuối văn bản.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

- GV sử dụng kĩ thuật tia chớp

Hoạt động của thầy và trò

Dự kiến sản phẩm

B1. Chuyển giao nhiệm vụ

Gv cho hs tìm hiểu thông tin về tác giả Tô Hoài

? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Tô Hoài?

B2. Thực hiện nhiêm vụ

Hs quan sát phần thông tin trong sgk

B3. Báo cáo thảo luận

Hs trả lời câu hỏi

B4. Kết luận, nhận định

Gv nhận xét câu trả lời của học sinh và chốt kiến thức lên màn hình.

- Tô Hoài (1920-2014)

- Quê: Hà Nội

- Là nhà văn lớn của Việt Nam

- Sáng tác nhiều thể loại

- Lối viết thông minh, hóm hỉnh,

tinh tế.

- Có nhiều tác phẩm dành cho thiếu nhi.



2. Đọc trải nghiệm cùng văn bản

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Nhận biết khái niệm và đặc điểm truyện đồng thoại.

- Biết được những thông tin chung về thể loại và nội dung chính của tác phẩm

b) Nội dung:

- Gv hỏi thông tin chung về tác phẩm

- Hs trả lời dựa vào phần giới thiệu tác phẩm được đóng khung ở đầu văn bản.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phiếu học tập số 2

d) Tổ chức thực hiện

Gv sử dụng kĩ thuật “động não”.

Hoạt động của thầy và trò

Dự kiến sản phẩm

B1. Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv tổ chức đọc trải nghiệm cùng văn bản theo nhóm từ 4 -5 bạn (có thể gợi ý cách đọc phân vai).

- Phát phiếu học tập số 2,3,4 trước khi cho hs đọc.

- Mỗi đoạn kết thúc có câu hỏi suy luận thì tạm dừng 2 phút để suy ngẫm, trao đổi với bạn và điền câu trả lời ngắn gọn vào phiếu học tập.

B2. Thực hiện nhiêm vụ

- Gv đọc mẫu 1 đoạn. Các nhóm đọc trực tiếp vb.

- Điền các câu trả lời ngắn gọn vào phiếu học tập.

B3. Báo cáo thảo luận

Đại diện các nhóm Hs chia sẻ kết quả cách hiểu của mình và trao đổi với bạn.


- Thể loại: Truyện dài – truyện đồng thoại.

- Ngôi kể: Ngôi kể thứ nhất – Dế Mèn là người kể.

- Bố cục: Văn bản chia làm 2 phần

+ Phần 1: Từ đầu … sắp đứng đầu thiên hạ rồi.

Bức chân dung tự họa của Dế Mèn.

+ Phần 2: phần còn lại.

Bài học đường đời đầu tiên.




B4. Kết luận, nhận định

- Gv nhận xét về thái độ học tập, nhận xét hoạt động đọc của các nhóm.

- Gv nhận xét phần chia sẻ câu trả lời của học sinh và chốt kiến thức lên màn hình, hướng dẫn hs ghi kết luận vào phiếu học tập và lưu trong vở.


Phiếu học tập số 2: Hướng dẫn đọc trải nghiệm


Câu hỏi suy luận

Cách hiểu của em

Trao đổi với bạn

Kết luận của giáo viên

1. Những chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật “tôi” trong đoạn này là lời của ai? Điều này giúp em biết được gì về tính cách nhân vật?



- Lời tự thuật của của Dế Mèn

- Rất tự tin, vui vẻ, hoạt bát, yêu đời và có đôi chút khoe khoang.

2. Qua cách nhân vật “tôi” tự miêu tả hành động của mình ở đoạn này, em biết thêm điều gì về đặc điểm của nhân vật?




- Kiêu căng, hợm hĩnh, hung hăng, xốc nổi.

3. Những từ ngữ “hung hăng”, “hống hách”, “ngu dại”, “ân hận” cho thấy nhân vật “tôi” có thái độ và đánh giá như thế nào về trải nghiệm sắp kể ra dưới đây?



- Ân hận, day dứt, ám ảnh về thói hung hăng, bậy bạ của mình.

- Tự nhận thức về lỗi lầm của mình và luôn tự nhắc nhở mình và mọi người về thái độ sống đúng mực và hành vi đúng đắn.


4. Việc Dế Choắt muốn đào một cái ngách sang nhà nhân vật “tôi” phòng khi có kẻ nào bắt nạt cho thất Dế Choắt suy nghĩ, đánh giá như thế nào về nhân vật tôi?



- Dế Choắt đánh giá nhân vật “tôi” rất cao, tin tưởng người bạn hàng xóm đủ mạnh mẽ để có thể che chở, giúp đỡ mình

lúc khó khăn, hoạn nạn.

Phiếu học tập số 4: Thể loại


Cách hiểu của em

Trao đổi với bạn

Kết luận của giáo viên

Thể loại



- Truyện dài – truyện đồng thoại

Ngôi kể



- Ngôi thứ nhất, Dế Mèn là người kể

Bố cục



- 2 phần:

+ Bức chân dung tự họa của Dế Mèn.

+ Bài học đường đời đầu tiên.


- Phiếu học tập số 3.1, 3.2: giáo viên giải đáp thắc mắc một cách linh hoạt theo tình huống cụ thể.



II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Bức chân dung tự họa của Dế Mèn

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Nhận ra được những nét đẹp và nét chưa đẹp qua ngoại hình và tính cách của Dế Mèn.

b) Nội dung:

- Gv yêu cầu hs tìm hiểu các chi tiết về ngoại hình và tính cách của Dế Mèn

- Hs hoạt động nhóm 4-5 bạn. Vẽ phác họa chân dung hoặc một hoạt động của Dế Mèn kèm mô tả ngoại hình, tính cách.

c) Sản phẩm:

Hs trình bày sản phẩm của nhóm mình.

d) Tổ chức thực hiện

GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh.


Hoạt động của thầy và trò

Dự kiến sản phẩm

B1. Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv chia nhóm 4-5 người. Mỗi nhóm sẽ sử dụng giấy A3 để vẽ phác họa chân dung hoặc một hoạt động thể hiện được hình dáng, tính cách của Dế Mèn. Có mô tả phía dưới hoặc bên cạnh bức tranh.


B2. Thực hiện nhiêm vụ

- Các nhóm tìm các chi tiết trong văn bản để vận dụng vào phác họa một bức tranh.

- Viết mô tả hình dáng, tính cách của Dế Mèn ở dưới bức tranh.

B3. Báo cáo thảo luận

- Các nhóm treo tranh của mình và tham khảo tranh của các nhóm khác.

- Lần lượt đại diện của từng nhóm lên thuyết trình sản phẩm của nhóm mình, các nhóm khác tranh luận, phản biện, đánh giá.

B4. Kết luận, nhận định

Gv nhận xét sản phẩm của từng nhóm và chốt kiến thức lên màn hình.




- Ngoại hình:

+ Càng: mẫm bóng

+ Vuốt: cứng, nhọn hoắt, đạp phành phạch

+ Cánh: áo dài chấm đuôi

+ Đầu: to, nổi từng tảng

+ Răng: đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp

+ Râu: dài, uốn cong


Có vẻ đẹp cường tráng, trẻ trung, tự tin, yêu đời, chứa đầy sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ.


- Tính cách:

Đi đứng oai vệ, làm điệu, nhún chân, rung râu; tợn lắm, khà khịa với tất cả mọi người trong xóm; quát mấy chị cào cao, đá ghẹo anh Gọng Vó; ….


Kiêu căng, tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình, xem thường mọi người, hung hăng, xốc nổi.



2. Bài học đường đời đầu tiên

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Nhận biết bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

- Biết được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã gợi ra

b) Nội dung:

- Gv yêu cầu hs tìm hiểu các chi tiết về ngoại hình và tính cách của Dế Choắt.

- Tìm hiểu tình huống xảy ra dẫn đến cái chết của Dế Choắt khiến Dế Mèn phải ân hận suốt đời.

- Hs hoạt động nhóm đôi. Trả lời câu hỏi 5W1H

c) Sản phẩm:

Hs trình bày sản phẩm của nhóm mình.

d) Tổ chức thực hiện

GV sử dụng phiếu học tập, kĩ thuật động não, kĩ thuật Kipling

Hoạt động của thầy và trò

Dự kiến sản phẩm


B1. Chuyển giao nhiệm vụ


- Gv cho hs thực hiện nhóm đôi.

- Yêu cầu học sinh đọc và điền vào phiếu học tập số 5 về ngoại hình và tính cách của Dế Choắt.

- Sử dụng kĩ thuật động não và kĩ thuật Kipling để tìm hiểu về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.


? Dế Mèn gây sự với ai?

? Nguyên nhân DM gây sự với chị Cốc?

? Trêu chị Cốc xong, Dế Mèn có hành động như thế nào?

? Hậu quả của hành động ấy?

? Thái độ DM sau khi hậu quả xảy ra như thế nào?

? Bài học rút ra được là gì?




B2. Thực hiện nhiêm vụ

- Hs thực hiện nhóm đôi, đọc văn bản, điền vào phiếu học tập số 5 và trả lời các câu hỏi 5W1H. điền vào phiếu học tập số 6


B3. Báo cáo thảo luận

Hs chia sẻ kết quả cách hiểu của mình.



- Dế Mèn đối với Dế Choắt: Coi thường Dế Choắt yếu ớt, xấu xí, lười nhác, đáng khinh. Từ chối lời đề nghị giúp đỡ của Dế Choắt.

Dế Mèn là kẻ trịnh thượng, ích kỉ, coi thường và bắt nạt bạn.


- Dế Mèn trêu chị Cốc:

+ Muốn ra oai với Dế Choắt

+ Muốn chứng tỏ mình đứng đầu thiên hạ.

+ Trêu xong chui vào hang.

+ Khi chị Cốc mổ Choắt: Dế Mèn nằm im thin thít.

+ Chị Cốc đi: DM mon men bò lên

Dế Mèn là kẻ nghịch ranh, huênh hoang nhưng hèn nhát.


- Hậu quả:

- Dế Choắt bị chị Cốc mổ chết thảm thương.

Ăn năn, hối lỗi, thức tỉnh lương tâm.

  • Bài học được rút ra

- Bài học về thói kiêu căng: Kẻ kiêu căng có thể làm hại người khác, khiến mình phải ân hận suốt đời.

- Bài học về tình thân ái: Nên sống đoàn kết, thân ái với mọi người.


B4. Kết luận, nhận định

- Gv nhận xét phần chia sẻ câu trả lời của học sinh và chốt kiến thức lên màn hình, hướng dẫn hs ghi kết luận vào phiếu học tập và lưu trong vở..


Phiếu học tập số 5: Dế Choắt

Dế Choắt

Trong con mắt của Dế Mèn

Theo cách hiểu của em

Ngoại hình

Tính cách

Ngoại hình

Tính cách

- Trạc tuổi Dế Mèn,

- Người gầy gò, dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.

- Cánh ngắn ngủn. - Râu một mẩu.

- Mặt mũi ngẩn ngơ.


- Ăn xổi ở thì, lười nhác

- Gầy gò, ốm yếu, không có sức làm việc.

- Gọi Dế Mèn: gọi “anh”, xưng “em”. Trước khi mất: gọi “anh”, xưng “tôi”

-Với chị Cốc: xưng hô “chị - em”.

- Với tội lỗi Dế Mèn: không trách cứ.

Khiêm tốn, nhã nhặn, bao dung, độ lượng.


Phiếu học tập số 6: Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn




III. TỔNG KẾT

  1. Mục tiêu

Tổng kết lại nội dung và nghệ thuật của văn bản Bài học đường đời đầu tiên.

  1. Nội dung

Tóm tắt lại nội dung, nêu ý nghĩa văn bản.

Nghệ thuật kể chuyện, ngôi kể, lời thoại, lời người kể chuyện

Học sinh điền vào bảng đánh giá

  1. Sản phẩm

HS trả lời câu hỏi

  1. Tổ chức thực hiện

Gv sử dụng kĩ thuật tia chớp.


Hoạt động của thầy và trò

Dự kiến sản phẩm


B1. Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi.


? Nội dung chính của văn bản này là gì?

? Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì để miêu tả nhân vật? tác dụng của biện pháp tu từ ấy đối với văn bản?

? Em hãy nhận xét về cách miêu tả nhân vật của tác giả?

? Văn bản được kể bằng ngôi thứ mấy? nêu tác dụng của ngôi kể?

? Văn bản muốn gửi gắm cho người đọc những bài học gì?

Học sinh điền vào bảng đánh giá.


B2. Thực hiện nhiệm vụ

Hs suy nghĩ, trả lời.

B3. Báo cáo thảo luận

Hs chia sẻ với giáo viên và cả lớp về câu trả lời của mình và nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn

B4. Kết luận, nhận định

Gv nhận xét câu trả lời, chốt kiến thức lên màn hình, hướng dẫn hs ghi ý chính vào vở.

Hs điền vào bảng đánh giá



HĐ 3. Luyện tập


  1. Mục tiêu

Nhận biết được các dấu hiệu để nhận diện thể loại văn bản Bài học đường đời đầu tiên.

  1. Nội dung

Học sinh làm bài tập số 1, 2, 6 trong phần suy ngẫm và phản hồi.

  1. Sản phẩm

HS trả lời được các câu hỏi 1,2,6. Điền vào phiếu học tập số 7.

Rút ra kết luận về đặc điểm thể loại văn bản.

  1. Tổ chức thực hiện


Hoạt động của thầy và trò

Dự kiến sản phẩm


B1. Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên sử dụng kĩ thuật tia chớp yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 1

Câu 1: Thời điểm Dế Mèn kể lại cho chúng ta nghe bài học đường đời đầu tiên là trước hay sau cái chết của Dế Choắt? Dựa vào chi tiết nào mà em cho là như vậy?

Gv sử dụng kĩ thuật động não cho hs trả lời câu hỏi 2,6 và điền vào phiếu học tập số 6

Câu 2: Hãy tìm một vài câu thể hiện lời kể của Dế Mèn (lời kể xưng “tôi”) và lời đối thoại của Dế Mèn với nhân vật khác.

Câu 6: Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Bài học đường đời đầu tiên là truyện đồng thoại?

B2. Thực hiện nhiệm vụ

Hs suy nghĩ, tìm chi tiết trong văn bản và trả lời.

Hs điền vào phiếu học tập số 7 và ghi ý chính vào vở.

B3. Báo cáo thảo luận

Hs trả lời câu hỏi của giáo viên.

Hs giữ phiếu học tập và chia sẻ với giáo viên và cả lớp về kết quả của mình.

B4. Kết luận, nhận định

Gv nhận xét câu trả lời, chốt kiến thức lên màn hình, hướng dẫn hs ghi ý chính vào vở.



- Câu 1/Suy ngẫm và phản hồi: Thời điểm Dế Mèn kể lại cho chúng ta nghe bài học đường đời đầu tiên là sau cái chết của Dế Choắt. Dựa vào các chi tiết như: “Chao ôi, có biết đâu rằng: …..làm lại được”, “Ngẫm ra thì tôi chỉ nói … Hồi ấy, tôi có tính tự đắc, cứ miệng mình … nghe mình không.”.


- Câu 2/Suy ngẫm và phản hồi: Lời kể và lời thoại của Dế Mèn

+ Lời người kể chuyện: Giúp các sự việc hiện lên và nối tiếp nhau thành câu chuyện, mang theo thái độ và cách nhìn của người kể.

+ Lời nhân vật: Là lời nói giao tiếp, đối thoại với nhân vật khác hoặc đôi khi là tự nói với chính mình.


- Câu 6/ Suy ngẫm và phản hồi: Những dấu hiệu nhận biết Bài học đường đời đầu tiên là truyện đồng thoại:

+ Nhân vật là các loài vật đã được nhân hóa: Dế Mèn, Dế Choắt, Chị Cốc, chị Cào Cào, …

+ Thể hiện đặc điểm sinh hoạt của loài vật như: Dế Mèn được miêu tả bằng những chi tiết đặc trưng của loài dế (râu, càng, cánh, đầu, răng), qua hành động (đạp phanh phách, .. đào hang, …) nhưng cũng thể hiện đặc điểm của con người như: tự tin, trẻ trung, yêu đời, xốc nổi, kiêu căng, coi thường người khác.



Phiếu học tập số 7: Lời kể và lời thoại của Dế Mèn

HĐ 4. Vận dụng



  1. Mục tiêu

Từ những tri thức đã được học qua văn bản, vận dụng thêm những kinh nghiệm của bản thân, kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống trong cuộc sống.

  1. Nội dung

Học sinh làm bài tập số 7 trong phần suy ngẫm và phản hồi.

  1. Sản phẩm

HS trả lời được các câu hỏi 7..

  1. Tổ chức thực hiện


Hoạt động của thầy và trò

Dự kiến sản phẩm

B1. Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi.


Câu 1: Từ trải nghiệm và bài học của Dế Mèn, em hiểu thêm điều gì về lỗi lầm của những người ở tuổi mới lớn và về thái độ cần có trước những lỗi lầm có thể mắc phải trong cuộc sống?

Lưu ý: câu trả lời mở nhưng học sinh cần đưa ra được lập luận hợp lí, phù hợp với nội dung của văn bản.

B2. Thực hiện nhiệm vụ

Hs suy nghĩ, trả lời.

B3. Báo cáo thảo luận

Hs chia sẻ với giáo viên và cả lớp về câu trả lời của mình và nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn

B4. Kết luận, nhận định

Gv nhận xét câu trả lời, chốt kiến thức lên màn hình, hướng dẫn hs ghi ý chính vào vở.


- Câu 7/ Suy ngẫm và phản hồi:

- Những người mới lớn thường có một vẻ đẹp đầy sức sống của tuổi trẻ, có sự tự tin, yêu đời nhưng cũng như vậy mà cũng dễ trở nên kiêu căng, tự phụ và xốc nổi, dễ mắc lỗi lầm.

- Tuy nhiên, trước những sai lầm ấy, ta cần phải biết nhận ra và sữa chữa những lỗi lầm ấy. phải biết tự trọng, nghiêm khắc rèn luyện trước những thiếu sót của bản thân mình.


ĐỌC HIỂU VĂN BẢN


Văn bản 2: GIỌT SƯƠNG ĐÊM

Trần Đức Tiến


Ngày soạn:…………………… Ngày dạy: ………………….

Tuần: …………………………..




1. MỤC TIÊU

1.1 Về kiến thức:

- Những nét tiêu biểu về nhà văn Trần Đức Tiến.

- Người kể chuyện ở ngôi thứ ba.

- Trật tự sắp xếp các sự việc trong truyện ( văn bả tự sự)…

- Tính chất của truyện đồng thoại được thể hiện trong văn bản “Giọt sương đêm”.

1.2 Về năng lực:

- Xác định được ngôi kể trong văn bản Giọt sương đêm.

- Nhận biết được cốt truyện, nhân vật, lời người kể truyện và lời nhân vật.

- Rút ra bài học về cách ứng xử với bạn bè với quê hương, xóm làng

1.3 Về phẩm chất:

- Nhân ái, khoan hoà, yêu quê hương, đất nước.

2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Máy chiếu, máy tính.

- Tranh ảnh về nhà văn Trần Đức Tiến và văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.


+ Phiếu số 1:


Các phương diện của ngôi kể

Ngôi kể thứ nhất

Ngôi kể thứ 3

Biểu hiện

Người kể xưng tôi

Người kể giấu mình đi và gọi nhân vật bằng tên

Lợi thế




+ Phiếu số 2

Sự việc …..

Sự việc …..

Sự việc …..

Sự việc …..

Sự việc …..

……………..

…………………

………………..

………………….

………………..


+ Phiếu học tập số 3

Biện pháp nghệ thuật

Biểu hiện qua các từ ngữ

Nhân hóa

- Dùng từ vốn để gọi người để gọi vật: …………….

-Dùng từ vốn để chỉ hoạt động tích chất của người để chỉ tính chất của vật: ……………

-Trò chuyện xưng hô với vật như với người: ………………..



3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


HĐ 1: Xác định vấn đề

  1. Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.

  2. Nội dung: HS trả lời câu hỏi chuẩn bị đọc, qua đó trình bày những ý kiến ban đầu của bản

thân.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

  2. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

  • Cho học sinh nghe bài hát Quê hương của Đỗ Trung Quân - nhạc: Giáp văn Thạch

https://www.youtube.com/watch?v=s9tQ-GdMTp4

  • Giáo viên giải thích quê hương là nơi sinh ra và lớn lên, nơi đó có những người trong gia đình thân yêu của chúng ta, nơi chứa đựng những kỉ niệm đẹp đẽ.

? Các em đã bao giờ đi xa nhà chưa? Tâm trạng chúng ta khi xa nhà như thế nào?Vậy tình yêu quê hương là như thế nào? Liệu trong chúng ta có tình yêu đối với quê hương không? Làm thế nào để thể hiện tình yêu của mình với quê hương? ( Kĩ thuật: K, W, L)

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân

B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV

B4: Kết luận, nhận định (GV):

Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

HĐ 2: Hình thành kiến thức mới

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về nhà văn Trần Đức Tiến và tác phẩm “Giọt sương đêm.

b) Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi.

- Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin để trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi

? Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Trần Đức Tiến ?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS đọc và tìm thông tin.

HS quan sát SGK.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời.

HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.


- Trần Đức Tiến. sinh 1953

- Quê: làng Cao Đà, xã Nhân Mỹ , huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam

- Trần Đức Tiến viết nhiều tác phẩm cho thiếu nhi, trong đó có truyện đồng thoại như: Dế mùa thu, làm mèo, Xóm bờ giậu….

- Truyện của ông mang nét tinh tế hồn nhiên



2. Tác phẩm

a)Mục tiêu: Giúp HS

- Biết đọc đúng, đặc biệt là lời của nhân vật.

- Biết được những nét chung của văn bản (Thể loại, ngôi kể, cốt truyện …)

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi đàm thoại, gợi mở, sử dụng KT khăn trải bàn, cho HS thảo luận nhóm.

- HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Câu trả lời và phiếu học tập đã hoàn thành của HS

d) Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

* Nhiệm vụ 1

- Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc. Gv có thể đọc cùng học sinh để có định hướng cho học sinh đọc đúng.

(Khi đọc đến các kí hiệu cuối của đoạn học sinh có thể dừng lại để theo dõi và suy luận, tìm hiểu.)

? Theo em, lời nói của các nhân vật nên đọc như thế nào? Vì sao?

- Trong quá trình đọc cho học sinh dừng lại để giải quyết tất cả các câu hỏi theo dõi và suy ngẫm

bằng cách trả lời vào giấy note cá nhân .




* Nhiệm vụ 2

- Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ:

? Qua truyện “Dế mèn phiêu lưu kí” em hãy xác định thể loại truyện của văn bản “ Giọt sương đêm”? Dựa vào đâu em nhận ra điều đó?

? Truyện gồm những nhân vật nào ? Ai là người kể truyện? Từ đặc điểm trên cho thấy truyện được kể theo ngôi kể thứ mấy?

* Gv gợi mở nêu vấn đề để học sinh phát hiện vấn đề : Tại sao không có ngôi kể thứ 2?

( Thực hiện KT đàm thoại, gợi mở)


? Ở ngôi kể thứ ba em thấy có gì khác so với ngôi kể thư nhất em đã học ở văn bản trước?

( Thực hiện KT Khăn trải bàn) ( Phiếu học tập số 1)



*Nhiệm vụ 3:

? Hãy sắp xếp các sự việc được nêu ở câu hỏi 3 Trong SGK Phần suy ngẫm và phản hồi theo thứ tự được kể trong truyện? ( Sơ đồ sự việc. Phiếu học tập số2)

Từ việc sắp xếp các sự việc trên em hãy tóm tắt lại truyện .

? Theo em sự việc nào là quan trọng nhất vì sao?

Sự việc này có liên hệ như thế nào đối với nhan đề của văn bản?

? Việc sắp xếp các sự việc để thể hiện môt nội dung cụ thể nào đó gọi là cốt truyện . vậy cốt truyện của văn bản ta đang học là gì?


B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

* Nhiệm vụ : 1

- Đọc văn bản, giáo viên đọc cùng với học sinh

- Học sinh làm việc cá nhân bằng việc viết ra ý kiến của mình sau đó đưa ý kiến của mình vào vị trí ô của mình và trao đổi trong nhóm, thống nhất.

HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào phiếu học tập, cử đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình

- Học sinh trình bày suy nghĩ cá nhân ra giấy note phát huy tối đa khả năng cảm nhận cá nhân.

* Nhiệm vụ: 2

HS: Thực hiện theo hướng dẫn của GV

- Tiến hành hoạt động cá nhân khoảng 2’ sau khi có kết quả thảo luận nhóm trong vòng 5’ để đi đến thống nhất kết quả của nhóm. ( Sử dụng phiếu học tập số : 1)

* Nhiệm vụ 3:

HS: Thực hiện theo hướng dẫn của GV

- Tiến hành thảo luận nhóm trong vòng 5’ để đi đến thống nhất kết quả của nhóm.

( Sử dụng phiếu học tập số :2)

GV:

- Hướng dẫn và ra câu hỏi gợi mở giúp cho HS tìm được kiến thức cần đạt.

- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.

B3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

GV:

- Nhận xét cách đọc của HS.

- Hướng dẫn HS trình bày

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .

* Đọc văn bản

- HS đọc đúng. ( giọng nhẹ nhàng, gần với lối nói của trẻ em)


-Giọng điệu phù hợp thái độ tính cách của nhân vật.



( Ý nghĩa lời nói của cụ giáo Cóc: Đôi khi có những thứ tưởng chừng như nhỏ bé, bình thường lại có thể tác động sâu sắc và đánh thức những cảm xúc, tình cảm ẩn sâu trong lòng mỗi người)


- Văn bản là truyện đồng thoại, rút ra từ tập “ Xóm bờ giậu.”


- Tác giả là người kể truyện → ngôi kể thứ 3.

Người kể giấu mình và lời kể linh hoạt không giới hạn bởi không gian và thời gian.











Sự việc theo trình tự thời gian:

e → b → d → a → c


Sự việc (a)là quan trọng nhất vì nó khiến Bọ Rùa thay đổi suy nghĩ và đi đến quyết định về quê sau nhiều năm buôn bán xa nhà

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

Trải nghiệm của Bọ Rùa

a)Mục tiêu: Giúp HS

- Biết, và củng cố thêm về biện pháp nhân hóa, đặc trưng của thể loại truyện đồng thoại….

- Thấy được trải nghiệm của Bọ Rùa

- Rút ra bài học về cách ứng xử với bạn bè với quê hương, xóm làng

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm.

- HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Câu trả lời và phiếu học tập đã hoàn thành của HS

d) Tổ chức thực hiện


HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Nhiệm vụ 1:

? Cuộc sống của Bọ Rùa được giới thiệu như thế nào?Vì sao Bọ Rùa phải tìm chỗ ở trọ để nghỉ qua đêm?

Qua những chi tiết trên em có thể có cái nhìn đầy đủ về Bọ Rùa là người như thế nào?






Nhiệm vụ 2:

? Lí do gì đã khiến Bọ Rùa quyết định về quê sau một đêm mất ngủ ở xóm bờ giậu?


?Vậy trải nghiệm của Bọ Rùa ở đây là gì?







? Qua văn bản tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì về thái độ cách ứng xử và tình cảm với quê hương?









Nhiệm vụ 3:

Văn bản kết thúc bằng lời của cụ giáo Cóc khiến người dọc cần phải suy nghĩ, cảm nhận chứ không rói ra một cách rõ ràng. Đây được coi là một kế thúc mở tạo suy nghĩ dư âm trong lòng người đọc.

? Nếu là em, em sẽ viết lại kết thúc truyện như thế nào cho rõ ràng.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Nhiệm vụ 1: Học sinh thảo luận nhóm, đưa ra nhận định đánh giá.

- Nhiệm vụ 2: Học sinh làm việc cá nhân bằng việc viết ra ý kiến của mình sau đó đưa ý kiến của mình vào vị trí ô của mình và trao đổi trong nhóm, thống nhất. ( Sử dụng kĩ KT khăn phủ bàn)

- Nhiệm vụ 3: hoạt động cá nhân 5’ sau đó trình bày trước lớp.

B3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

GV:

- Nhận xét đánh giá các sản phẩm của học sinh.

- Nhắc lại trải nghiệm mà Bọ Rùa đã trải qua.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .


1. Cuộc sống của Bọ Rùa.

- Cuộc sống bận rộn với công việc.

- Buôn bán xa nhà xa quê hương.

- Do mải công việc Bọ Rùa quên mất dành thời gian về thăm nhà, quê hương


2. Trải nghiệm của Bọ Rùa


- Khung cảnh xung quanh và đặc biệt giọt sương đêm lạnh toát khiến Bọ Dừa trằn trọc nhớ về quê hương


- Chợt nhận ra bấy lâu nay mình quá mải mê làm việc mà quên mất nên về thăm quê.


3. Thông điệp

Dù chúng ta có bận rộn với những lo toan trong cuộc sống, để rồi có những lúc ta vô tình lãng quên nhưngtrong sâu thẳm tâm hồn chúng ta luôn cháy bỏng tình yêu quê hương tha thiết.

- Chúng tacần có trách nhiệm với quê hương, nơi chúng ta đã sinh ra và lớn lên.



HĐ 3. Luyện tập:


a)Mục tiêu: Giúp HS

- Học sinh luyện được cách đọc đúng về giọng đọc, đặc biệt là lời nói của nhân vật.

- Học sinh khắc sâu được kiến thức đã học về đặc điểm về truyện đồng thoại, cách đọc, bước đầu muốn chia sẻ những trải nghiệm của bản thân.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT sơ đồ tư duy kết hợp với kỹ thuật phòng tranh,.

- HS suy nghĩ cá nhân thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Câu trả lời và phiếu học tập đã hoàn thành của HS, Sơ đồ tư duy theo yêu cầu

d) Tổ chức thực hiện


HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Hãy nhắc lại yêu cầu của việc đọc văn bản nói riêng và truyện đồng thoại nói chung.

? Từ việc miêu tả về thế giới của loài bọ cánh cứng qua lời của cụ giáo Cóc em có nhận xét gì về thế giới của chúng?

? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để gọi tên các loài này?

? Hãy chỉ ra các từ ngữ thể hiện biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong đoạn văn.

Qua đó thấy được đặc điểm nổi bật của truyện đồng thoại là gì? (Phiếu học tập số 3)

- Các em hãyvẽ lại sơ đồ tư duy về đặc điểm của truyện đồng thoại.

-Phân nhóm giao nhiệm vụ

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh suy nghĩ và nhắc lại yêu câu của việc đọc văn bản ( hoạt động cá nhân 5’)

- Học sinh đọc đoạn văn đầu ( cuộc trò chuyện đầu tiên giữa Bọ Rùa với Thằn Lằn.)

- Học sinh thảo luận và thực hiện các yêu cầu trong phiếu học tập.

- Hs chuẩn bị giấy A0 và bút màu. Hs thảo luận và cùng nhau hoàn thành sơ đồ tư duy trên giấy, mỗi đặc điểm thể hiện bằng một màu phù hợp( Thực hiện KT sơ đồ tư duy, KT phòng tranh).

B3: Báo cáo, thảo luận

HS: Cử 01 bạn trình bày sản phẩm của nhóm mình sau khi treo sơ đồ tư duy đã hoàn thành. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

GV:

- Nhận xét đánh giá các sản phẩm của học sinh.

- Củng cố lại đặc điểm của thể loại truyện đồng thoại thông qua sơ đồ tư duy hoàn chỉnh nhất.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .




- Biện pháp nhân hóa là đặc điểm tiêu biểu trong truyện đồng thoại

- Biện pháp miêu tả tương phản và liệt kê cho thấy sự phong phú và sinh động về loài bọ cánh cứng.


Biện pháp nghệ thuật

Biểu hiện qua các từ ngữ

Nhân hóa

- Dùng từ vốn để gọi người để gọi vật: ông khách, trưởng thôn, quý vị….

-Dùng từ vốn để chỉ hoạt động tích chất của người để chỉ tính chất của vật: nhã nhăn, làm ơn, kể….

-Trò chuyện xưng hô với vật như với ngườii: tôi, bác, vâng, ….




- HS vẽ được sơ đồ tư duy của truyện đồng thoại.

HĐ 4. Vận dụng:

a)Mục tiêu: Giúp HS

- Học sinhcó thể chia sẻ về một số trải nghiệm của bản thân với bạn bè.

- Biết được thái độ, cách ứng xử, cần có đối với quê hương và những người xung quanh.

b) Nội dung:

- GV sử dụng câu hỏi gợi mở.

- HS suy nghĩ cá nhânđể hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Câu trả lời và phiếu học tập đã hoàn thành của HS

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Qua văn bản chúng ta nên có thái độ và cách ứng xử như thế nào cho đúng với quê hương, với nơi chúng ta được sinh ra và lớn lên.?

? Nếu là em, em sẽ viết phần kết cho câu chuyện này như thế nào?

? Hãy suy nghĩ và chuẩn bị một trải nghiệm đáng nhớ của em cho bài viết và bài nói và nghe ở tiết sau

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Hs suy nghĩ cá nhân và viết ra giấy

B3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày kết quả của mình trước lớp, các bạn khác theo dõi bổ sung ( nếu cần).

- GV: Nhận xét và định hướng theo ý nghĩa của văn bản đã gợi ra.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Nhắc nhở học sinh về ý thức chuẩn bị bài ở nhà để chuẩn bị cho các tiết sau của bài.



Văn bản 4: CÔ GIÓ MẤT TÊN

(Trích Những câu chuyện hay viết cho thiếu nhi)

Xuân Quỳnh


1. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức:

- Kiến thức về: truyện đồng thoại, người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba; tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ trong văn bản.

1.2. Năng lực:

- Năng tự đọc hiểu văn bản và đọc hiểu một truyện ngắn.

- Nhận biết được chủ đề văn bản.

- Nhận biết tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ trong văn bản.

- Tóm tắt văn bản một cách ngắn gọn.

1.3. Phẩm chất

- Yêu thương, thấu hiểu trân trọng tình cảm người khác.

- Trân trọng thế giới xung quanh, giá trị cuộc sống, biết đem lại niềm vui cho người khác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  • SGK, SGV

  • Tranh, ảnh liên quan đến bài học

  • Bảng phụ để trình bày kết quả hoạt động nhóm.

  • Phiếu học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:


I. Đọc văn bản:

a) Mục tiêu: HS vận dụng, củng cố kĩ năng đọc hiểu truyện đồng thoại.

b) Nội dung: GV hướng dẫn HS cách đọc, tìm hiểu nội dung văn bản - HS thực hiện đọc ở nhà.

c) Sản phẩm: HS biết cách đọc và tiếp nhận văn bản.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

B1. Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chiếu hình ảnh tác giả Xuân Quỳnh và tác phẩm, giới thiệu sơ nét:




- Đọc văn bản và thực hiện các câu hỏi bên dưới:

? Chỉ ra những đặc điểm của thể loại đồng thoại được thể hiện trong văn bản Cô gió mất tên (Xuân Quỳnh)

? Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc qua văn bản này là gì?

B2. Thực hiện nhiệm vụ: (thực hiện ở nhà)

- HS Thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ cá nhân ở nhà.

B3. Báo cáo kết quả: (thực hiện trong tiết ôn tập. )HS trình bày kết quả đọc, tìm hiểu văn bản trên lớp

B4. Kết luận, nhận định: (thực hiện trong tiết ôn tập)

- Nhận xét việc tự học ở nhà của HS và chốt (trên lớp)

- Dẫn chuyển vào nội dung tiếp theo


  1. Đọc văn bản:

- Thể loại: truyện đồng thoại.


II. Trình bày kết quả đọc:

a) Mục tiêu: Giúp HS kết nối các kiến thức đã học, trình bày kết quả đọc.

b) Nội dung:

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành bài tập được giao ở nhà.

c) Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân, nhóm của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

B1. Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chiếu lại câu hỏi đã giao cho HS thực hiện khi đọc ở nhà:

Phiếu học tập số 1

Đặc điểm

Đặc điểm của truyện đồng thoại

Nội dung phản ánh


Nhân vật


Cốt truyện


Phiếu học tập số 2

Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc qua văn bản Cô gió mất tên (Xuân Quỳnh) là gì?

………………………………………………………………………………………………………………………

B2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS: trình bày kết quả tìm hiểu sau khi đọc ở nhà trước lớp.

- Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra ô cá nhân.

- Thảo luận nhóm 3 phút, thống nhất ý kiến trong nhóm.

- GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu cần).

B3. Báo cáo, thảo luận.

GV: - Yêu cầu đại diện của nhóm lên trình bày

HS: - Đại diện HS trình bày sản phẩm. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.

B4. Kết luận, nhận định

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS. Chốt kiến thức

II. Nội dung:

1. Các đặc điểm của truyện đồng thoại:

- Thể loại văn học dành cho thiếu nhi.

Đặc điểm

Đặc điểm của truyện đồng thoại

Nội dung phản ánh

Vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người.

Nhân vật

Thường là loài vật, đồ vật được nhân hóa.

Cốt truyện

Mang yếu tố hư cấu, tưởng tượng; sự việc theo trật tự thời gian.


2. Thông điệp của văn bản:

Những việc làm tốt có thể không ai nhìn thấy nhưng chỉ cần chúng ta luôn biết quan tâm, giúp đỡ, mang lại niềm vui và tiếng cười cho người khác thì mọi người sẽ yêu thương và quý trọng bạn. (Gió không có hình dáng, tên nhưng ai cũng nhận ra cô)


3. Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng (thực hiện ở nhà)

a) Mục tiêu: Vận dụng những hiểu biết về văn bản để làm bài tập.

b) Nội dung: hoạt động cá nhân

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

B1. Chuyển giao nhiệm vụ:

? Bạn đã từng làm việc gì đem lại niềm vui cho ai chưa? Hãy viết đoạn văn ngắn (từ 4 đến 6 câu) kể lại ngắn gọn trải nghiệm ấy.

B2. Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ thực hiện rèn viết đoạn văn ở nhà

B3. Báo cáo kết quả: HS nộp đoạn văn ở tiết học sau.

B4. Kết luận, nhận định

  • HS hoàn thành và nộp vào đầu giờ tiết học hôm sau.

  • GV nhận xét, đánh giá, chốt hoạt động ở nhà của HS.


ĐỌC HIỂU VĂN BẢN


Văn bản 3: Đọc kết nối chủ điểm:

(thời gian: 1 tiết)

VỪA NHẮM MẮT, VỪA MỞ CỬA SỔ

Nguyễn Ngọc Thuần


1. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức:

- Kiến thức về: truyện đồng thoại, người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba; tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ trong văn bản.

1.2. Năng lực:

- Vận dụng kĩ năng đọc để nhận biết tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ trong văn bản.

- Nhân biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.

- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra.

- Liên hệ, kết nối với văn bản Bài học đường đời đầu tiên, Giọt sương đêm để hiểu hơn về chủ điểm Những trải nghiệm trong đời.

1.3. Phẩm chất

- Yêu thương, thấu hiểu trân trọng tình cảm người khác.

- Trân trọng thế giới xung quanh, giá trị cuộc sống, biết đem lại niềm vui cho người khác.

2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  • SGK, SGV

  • Tranh, ảnh liên quan đến bài học

  • Bảng phụ để trình bày kết quả hoạt động nhóm.

  • Phiếu học tập

3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

HĐ 1: Xác định vấn đề

1. Mục tiêu: Định hướng chú ý cho học sinh. HS kết nối các kiến thức đã học vào nội dung của bài học.

2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc, tiếp nhận văn bản (có thể thực hiện trước ở nhà hoặc trên lớp)

- GV đặt câu hỏi để định hướng HS tìm hiểu nội dung văn bản, HS suy nghĩ trả lời.

3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

B1. Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV có thể cho HS đọc nhan đề và quan sát hình ảnh minh họa của văn bản:


Vừa nhắm

mắt

vừa

mở

cửa

sổ


? Dựa vào nhan đề và hình ảnh minh họa của văn bản, em đoán xem văn bản này sẽ đưa em đến với trải nghiệm nào của nhân vật?

B2. Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ trả lời cá nhân.

B3. Báo cáo kết quả: HS trả lời câu hỏi của GV

B4. Kết luận, nhận định:

- Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:


I. Đọc văn bản:

a) Mục tiêu: HS biết cách đọc (tiếp nhận) văn bản.

b) Nội dung: GV hướng dẫn HS cách đọc, đọc mẫu 1 đoạn - HS thực hiện đọc văn bản.

c) Sản phẩm: HS biết cách đọc và tiếp nhận văn bản.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

B1. Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chiếu hình ảnh nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần

? Qua tìm hiểu ở nhà, em biết gì về giả Nguyễn Ngọc Thuần?



  • GV hướng dẫn HS đọc văn bản – GV đọc mẫu 1 đoạn – HS thực hiện đọc văn bản.

? Xác định phương thức biểu đạt và bố cục văn bản.

B2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc văn bản.

- HS trình bày hiểu biết về tác giả.

B3. Báo cáo kết quả:

  • HS trả lời câu hỏi.

  • HS nhận xét, bổ sung phần trả lời của bạn.

B4. Kết luận, nhận định:

- Nhận xét việc tự học ở nhà của HS và chốt

- Dẫn chuyển vào nội dung tiếp theo

  1. Đọc văn bản:

1. Tác giả: Nguyễn Ngọc Thuần (1972).

- Nội dung các tác phẩm của ông là thế giới tươi sáng, mơ hồ mà quyến rũ của tuổi thơ.

2. Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

  1. Bố cục:

+ Phần 1: Từ đầu… cháu có con mắt thần: Bố dạy nhân vật tôi cách nhắm mắt đoán hoa trong vườn.

+ Phần 2: Phần còn lại: Bố dạy nhân vật tôi cách đón nhận tình cảm, trân trọng thế giới xung quanh.


II. Tìm hiểu giá trị văn bản:

a) Mục tiêu: Giúp HS kết nối các kiến thức đã học

b) Nội dung:

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân, nhóm của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

B1. Chuyển giao nhiệm vụ:

- Chia lớp thành 5 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Cụ thể:

Nhóm

Câu hỏi

1

? Em hiểu thế nào về câu nói của nhân vật bố: Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó?

2

? Em cảm nhận như thế nào về tình cảm cha con trong văn bản?

3

? Thông điệp mà tác gỉa muốn gửi đến chúng ta qua câu văn những bông hoa chính là người đưa đường là gì? Từ đó, em có nhận xét gì về thái độ của tác giả đối với thế giới tự nhiên?

4

? Em có đồng tình với thái độ của người bố khi nhận món quà của Tý không? Vì sao? Qua đó, em rút ra được bài học gì về cách ứng xử trong cuộc sống?

5

? Em đánh giá như thế nào về cách cảm nhận thế giới tự nhiên của nhân vật “tôi” trong câu chuyện? Theo em, cách cảm nhận ấy đem lại ý nghĩa gì cho cuộc sống của chúng ta?

B2. Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Làm việc cá nhân 3 phút, ghi kết quả ra ô cá nhân

-Thảo luận nhóm 6 phút, thống nhất ý kiến ghi ra ô giữa.

GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu cần).

* Dự kiến sản phẩm:

Câu hỏi

Gợi ý

1

- Món quà chính là tình cảm, tấm lòng của người tặng đã gửi gắm vào đó

Cách khi ta nhận hay cho một món quà thể hiện nét đẹp của chính mình.

2

- Người cha thể hiện tình cảm yêu thương với con thông qua những bài học sâu sắc từ cuộc sống.

3

- Câu văn cho ta hiểu thế giới chính là những điều thân thuộc, gần gũi với chính mình. Khi nhắm mắt lại và cảm nhận mọi thứ bằng mọi giác quan, bạn sẽ thấy con đường đi của riêng mình. Tác giả thể hiện thái độ trân trọng, yêu thương thế giới tự nhiên.

4

- Đồng tình. Thể hiện thái độ trân trọng, biết ơn của người bố với món quà mà mình được nhận.

Bài học: cần trân trọng, biết ơn tình cảm, tấm lòng của người khác dành cho mình.

5

- Nhân vật đã có sự thay đổi trong cảm nhận thế giới, cảm nhận thế giới tự nhiên bằng nhiều giác quan và khi càng hiểu, nhân vật càng trân trọng và thêm yêu thiên nhiên quanh mình.

B3. Báo cáo, thảo luận.

GV: - Yêu cầu đại diện của nhóm lên trình bày

HS: - Đại diện HS trình bày sản phẩm. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.

B4. Kết luận, nhận định

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS. Chốt kiến thức.

II. Gía trị văn bản:
























































1. Nghệ thuật:

- Ngôi kể thứ nhất.

- Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm.

- Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, gần gũi, giàu cảm xúc.

2. Ý nghĩa văn bản:

- Cần trân trọng, biết ơn tình cảm, tấm lòng của người khác dành cho mình.

- Hãy cảm nhận thế giới xung quanh ta bằng cả tâm hồn và tình yêu thương, ta sẽ phát hiện được những vẻ đẹp, những giá trị từ những điều bình dị nhất.

HĐ 3: Luyện tập:

a) Mục tiêu: Vận dụng những hiểu biết về văn bản để làm bài tập

b) Nội dung: HS chia sẻ theo cặp.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

B1. Chuyển giao nhiệm vụ:

- Cuộc sống là sự trải nghiệm của bản thân. Bạn đã có trải nghiệm nào thú vị của bản thân mình chưa? Hãy thử chia sẻ trải nghiệm ấy với người bạn kế bên của mình và cả lớp?

B2. Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ, chia sẻ với bạn kế bên (thời gian từ 3 – 5 phút)

  • GV gọi 1 - 2 HS chia sẻ trước lớp.

B3. Báo cáo kết quả: HS trình bày trải nghiệm bản thân mình.

B4. Kết luận, nhận định

  • HS nhận xét về trải nghiệm của bạn mình.

  • GV nhận xét, đánh giá, chốt hoạt động.


HĐ 4: Vận dụng:

a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học thực hành viết đoạn văn.

b) Nội dung: Hoạt động cá nhân

c) Sản phẩm: Đoạn văn của HS

d) Tổ chức thực hiện

B1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS chép bài tập về nhà

Viết đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại ngắn gọn một trải nghiệm bản thân mà em nhớ nhất.

B2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS ghi câu hỏi về nhà làm.

B3. Báo cáo kết quả: Nộp đoạn văn ở tiết học sau.

B4. Kết luận, nhận định:

  • HS hoàn thành và nộp vào đầu giờ tiết học hôm sau.

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT:


MỞ RỘNG THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU BẰNG CỤM TỪ

(Thời gian 2 tiết )


Ngày soạn:…………………… Ngày dạy: ………………….

Tuần: …………………………..


1. MỤC TIÊU

1. Kiếnthức: - Kiến thức về cụm từvà cấu tạo của cụm từ.

- Cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.

- Tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.

2. Năng lực:

Giúp học sinh:

- Nhận biết các loại cụm từ và cấu tạo cùa cụm từ.

-Nhận biết tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.

-Biết cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.

3. Phẩm chất:

Yêu mến và trân trọng vẻ đẹp và sự phong phú, linh hoạt, uyển chuyển trong cách đặt câu

của Tiếng Việt.

2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  • Máy tính, máy chiếu, SGK, SGV và các tài liệu tham khảo.

  • Phiếu học tập.

  • Bảng kiểm.

3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1: Xác định vấn đề

1. Mục tiêu: -Tạo tâm thế hứng khởi cho HS.

-HS xác định được mục tiêu của bài học.

2. Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn” thời gian 3 phút., GV đặt câu hỏi.

3. Sản phẩm: Ý kiến phản hồi của HS dưới sự dẫn dắt của GV

4. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Đọc đoạn văn sau xác định câu đơn và xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu đơn tìm được?

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu,

tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt

ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”

?Nêu yêu cầu cần đạt của bài học.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:- Đọc đoạn văn và thực hiên yêu cầu.

- HS xác định CN, VN của các câu. GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:- Yêu cầu HS lên trình bày.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:-Trình bày kết quả làm việc.

- Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.HS nêu lại yêu cầu cần đạt của tiết học.

HĐ 2: Hình thành kiến thức mới

  1. TRI THỨC TIẾNG VIÊT

  1. Cụm từ

  1. Mục tiêu: Nhận biết được các loại cụm từ và cấu tạo của cụm từ.

  2. Nội dung: Gv nêu yêu cầu, HS thảo luận trả lời

  3. Sản phẩm:Ý kiến cá nhân Hs dưới sự nhận xét của hs khác và GV.

  4. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò

Dự kiến sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV đặt câu hỏi:

? Nêu các thành phần chính của câu.

?Xác định CN, VN trong các câu sau.

1.Gà gáy.

2.Hoa nở.

3. Con gà nhà tôi gáy rất to.

4. Những bông hoa cúc nở vàng rực cả khu vườn.

?Nhận xét về cấu tạo của các thành phần chính trong các câu trên.

? Nêu cấu tạo của cụm từ.

- Giao nhiệm vụ: HS thực hiện các yêu cầu của GV.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:- Đọc phần cụm từ SGK.

?HS quan sát ví dụ trên máy chiếu xác định CN, VN của các câu. Nhận xét cấu tạo của các thành phần chính và cụm từ.

GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:- Yêu cầu HS lên trình bày.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:-Trình bày kết quả làm việc.

- Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.

- Chốt kiến thức lên màn hình.

- Chuyển dẫn sang câu hỏi b.



  1. Cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ

a. Mục tiêu: Giúp HS:Hiểu các cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.

b. Nội dung:

Nội dung: - GV chia nhóm cặp đôi

- HS làm việc cá nhân 2’, thảo luận 3’ và hoàn thiện nhiệm vụ nhóm.

c. Sản phẩm: Phiếu học tập của các nhóm, ý kiến cá nhân.

d.Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò

Dự kiến sản phẩm

B1. Chuyển giao nhiệm vụ:

Gv yêu cầu HS đọc sgk thảoluận nhóm cặp đôi sau đó viết vào phiếu học tập các cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.

B2. Thực hiện nhiêm vụ:

HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi với bạn.

B3. Báo cáo thảo luận:

- GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.

B4. Kết luận, nhận định:

- Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau.

Các cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ:

  • Biến CN và VN của câu từ 1 từ thành 1 cụm từ.

  • Biến CN và VN của câu từ cụm từ có thông tin đơn giản thành cụm từ có những thông tin cụ thể, chi tiết hơn.

  • Có thể mở rộng cả CN, VN hoặc mở rộng cả thành phần CN và VN.

  1. Tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.

a. Mục tiêu: Giúp HS: Nhận biết được tác dụng của việc cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.

b. Nội dung: Hs hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Ý kiến cá nhân dưới sự nhận xét cúa HS khác và sự hướng dẫn của GV.

d.Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò

Dự kiến sản phẩm

B1. Chuyển giao nhiệm vụ:

-Hs theo dõi ví dụ trên má chiếu.

?Xác định chủ ngữ và vị ngữ của 2 câu.

? HS so sánh nghĩa của câu có thành phần chính là một từ với câu đã được mở rộng bằng một cụm từ. Để rút ra tác dụng của việc mở rộng câu bằng một cụm từ.

B2. Thực hiện nhiêm vụ:

Hs thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV theo dõi, quan sát hỗ trợ HS (nếu cần)

B3. Báo cáo thảo luận:

- GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.

B4. Kết luận, nhận định:

- Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau.











Tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng 1 cụm từ: làm cho thông tin của câu trở nên chi tiết, rõ ràng.


HĐ 3. Luyện tập

  1. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

  1. Mục tiêu: Giúp HS:

-Củngcố, vận dụng lí thuyết tiếng việt vào việc nhận biết, pân tích, so sánh, đánh giá hiệu quả của việc mở rộng thành phần chính cúa câu trog các văn bản đọc hiểu.

- Biết cách viết câu dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính của câu.

- Ôn lại kiến thức về từ láy và phép so sánh đã học ở bài trước.

  1. Nội dung:

Làm bài tập 1, 2,3,4,5,6

  1. Sản phẩm: Cá nhân, sản phẩm nhóm trên phiếu học tập.

  2. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò

Dự kiến sản phẩm


B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Gv tổ chức HS hoạt động theo nhóm cặp đôi. Thực hiện yêu cầu bài tập 1

- Xác định chủ ngữ trong câu a,b SGK.

-So sánh để nhận ra sự khác biệt về thông tin chủ ngữ ở từng cặp câu.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS đọc SGK và xác định chủ ngữ trong từng cặp câu. So sánh chủ ngữ của cặp câu.

B3: Báo cáo, thảo luận

HS báo cáo sản phẩm thảo luận nhóm.

GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuyển dẫn vào HĐ sau.



Bài tập 2:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên cho HS đọc xác định yêu cầu của bài tập 2.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS: xác định VN ở từng cặp câu,cho biết cấu tạo VN ở từng câu là cụm ĐT hay TT và cho HS so sánh để nhận ra sự khác biệt về thông tin VN ở từng cặp câu.

HS suy nghĩ hoàn thành yêu cầu bài tập.

B3: Báo cáo, thảo luận:

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định:GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.







Bài tâp 3

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS, Bài tập 3: Gv chia nhóm. HS làm việc cá nhân 3phút, thảo luận thống nhất kết quả của nhóm 3 phút.

  • GV phát phiếu học tập.

Tên văn bản

Câu có vị ngữ là một chuỗi các cụm ĐT, TT

Tác dụng

Bài học đường đời dầu tiên.



Giọt sương đêm.



B2: Thực hiện nhiệm vụ

-HS suy nghĩ thực hiện, thống nhất kết quả của nhóm vào phiếu học tập.

-GV theo dõi hộ trợ các nhóm.

B3: Báo cáo, thảo luận:

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của nhóm mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của nhóm khác (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá bài làm của các nhóm bằng điểm số.


Bài tập 4:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ.

  • Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập.

  • GV yêu cầu hS làm việc cá nhân thực hiện yêu cầu bài tập.Thời gian 7 phút.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

  • Hs suy nghĩ thực hiện nhiệm vụ.

  • GV quan sát, hỗ trợ HS.

B3: Báo cáo, thảo luận:

HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét bổ sung.

B4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét, đánh giá thái độ và kết quả bài làm của HS.


Bài tập 5:


B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Hs đọc bài tập và xác định yêu cầu của bài tập.

  • HS hoạt động theo nhóm cặp đôi. HS làm việc cá nhân 3 phút, sau đó thảo luận nhóm 3 phút. HS thực hiện yêu cầu của bài tập.


B2: Thực hiện nhiệm vụ

- Hs suy nghĩ thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS.

B3: Báo cáo, thảo luận:


- Đại diện nhóm cặp đôi trình bày kết quả.

- Nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung.

B4: Kết luận, nhận định:GV nhận xét, chốt kiến thức. GV thu sản phẩm của các nhóm chấm điểm.



Bài tập 6.


B1: Chuyển giao nhiệm vụ.

HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập. HS hoạt động theo nhóm. Thời gian 5 phút.

? Xác định nghĩa của từ “tợn” có trong từ điển.

? Nghĩa của từ “tợn” có trong đoạn văn trên.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- Hs suy nghĩ thực hiện nhiệm vụ.

-GV quan sát, hỗ trợ HS.

B3: Báo cáo, thảo luận:

GV dùngcông nghệ thông tin chiếu kết quả của nhóm.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

- Nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung.


B4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét, đánh giá.

?Bài học hôm nay các em cần nắm được những đơn vị kiến thức nào.



GV có thể cho HS chốt kiến thức bằng sơ đồ tư duy.


Bài tập 1

  • Câu a có chủ ngữ "vuốt" là một danh từ.

  • Câu b có chủ ngữ "những cái vuốt ở chân, ở khoeo" là một cụm danh từ

Tác dụng của việc dùng cụm danh từ làm chủ ngữ: là làm cho thông tin của câu được đầy đủ, chi tiết hơn. Cụm danh từ làm chủ ngữ ở câu b đã cho biết thêm vị trí của những chiếc vuốt được miêu tả.








Bài tập 2

a. So với cách dùng vị ngữ “bò lên” thì cách diễn đạt “mon men bò lên” đã bổ sung thêm những thành phần miêu tả cách thức thực hiện hành động từ đó giúp ta hình dung rõ hơn thái độ của Dế Mèn đó là rón rén, sợ sệt, từ từ bò lên sau khi biết chị Cốc đã bỏ đi.

b. So với cách dùng vị ngữ “khóc” thì cụm động từ “khóc thảm thiết” đã bổ sung thêm những thành phần miêu tả cách thức thực hiện hành động từ đó giúp ta hình dung diễn tả mức độ khóc lóc vô cùng thương tâm, đau xót.

c. So với cách diễn đạt “nóng”, cụm tính từ “nóng hầm hập” giúp ta hình dung mức độ nóng đạt tới đỉnh điểm, vô cùng oi bức, khó chịu.

Tác dụng của việc sử dụng các cụm ĐT,TT làm vị ngữ bổ sung thông tin chi tiết,cụ thể cho việc miêu tả hành động, tính chất của chủ thể được nói đến trong câu.



Bài tâp 3

Văn bản Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài):

- Tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống.

=> Vị ngữ trong câu là chuỗi gồm hai cụm động từ.

- Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. .

=> Vị ngữ trong câu này là chuỗi gồm hơn hai cụm động từ.



Giọt sương đêm (Trần Đức Tiến)

- Bọ Dừa rùng mình, tỉnh hẳn.

=>Vị ngữ trong câu là chuỗi gồm hai cụm động từ.

- Thằn Làn vừa chui ra khỏi bình gốm vỡ, chưa kịp vươn vai tập mấy động tác thể dục, đã thấy ông khách quần áo chỉnh tề đứng chờ. =>Vị ngữ trong câu này là chuỗi gồm hơn hai cụm động từ.




Bài tâp 4: Mở rộng thành phần câu:

a. Vị khách đó/ giật mình.

b. Những chiếc lá của cây bàng/ rơi xào xạc

c. Trời/ rét buốt.

=> Tác dụng: Những câu mở rộng thành phần câu giúp thể hiện nghĩa của câu chi tiết, rõ ràng hơn so với các câu chưa mở rộng.




Bài tập 5

  1. Các từ láy: phanh phách, hủn hoẳn, phành phạch, giòn giã, rungrinh.

=> Tác dụng: Các từ láy góp phần diễn tả rõ ràng, chi tiết hơn vẻ đẹp cường tráng, khoẻ mạnh của chú Dế Mèn.

b. Những câu văn sử dụng phép so sánh:  Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.

=>Tác dụng : Làm cho việc miêu tả trở nên sinh động và hấp dẫn hơn, giúp người đọc hình dung rõ hơn về sự lợi hại của những chiếc vuốt ở nhân vật Dế Mèn, qua đó góp phần thể hiện niềm tự hào, kiêu hành của nhân vật về chính mình.



Bài tập 6

a. Từ “tợn” có các nghĩa sau:

1. Dữ.

2. Bạo đến mức liễu lĩnh, không biết sợ hãi là gì.

3. Ở mức độ cao một cách khác thường (thường có hàm ý chê)

b. Từ “tợn” trong đoạn văn trên được sử dụng với nghĩa : Bạo đến mức liều lĩnh, không biết sợ hãi gì , lộ rõ vẻ thách thức.

- Cơ sở để xác định là dựa vào nội dung những câu văn sau đó: “Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại”.







Hoạt động 4: Vận dụng

VIẾT NGẮN

  1. Mục tiêu: HS sáng tạo, tích hợpvận dụng kiến thức, kĩ năng từ việc học đọc với việc học Tiếng Việt của bài học vào việc viết đoạn văn ngắn.

  2. Nội dung:HS về nhà làm bài tập và GV sẽ kiểm tra, đánh giá ở tiết học viết

  3. Sản phẩm: Bài làm của HS.

  4. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò

Dự kiến sản phẩm

B1. Chuyển giao nhiệm vụ:

HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.

GV hướng dẫn HS viết đoạn văn và đánh giá sản phẩm của các bạn bằng bảng kiểm sau:


Tiêu chí

Đạt/ chưa đạt

1.Sử dụng đúng ngôi kể.


2. Nội dung bài học phù hợp với văn bản.


3. Sử dụng ít nhất hai câu mở rộng thành phần chính bằng cụm từ.


4. Hình thức đoạn văn khoảng (150 đến 200 chữ).



B2. Thực hiện nhiêm vụ:

HS về nhà hoàn thành đoạn văn theo các tiêu chí trên.

B3. Báo cáo thảo luận:

Hs trình bày kết quả bài làm ở tiết viết.

B4: Kết luận, nhận định:


VIẾT:

VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA BẢN THÂN

(Thời gian 2 tiết )

Ngày soạn:…………………… Ngày dạy: ………………….

Tuần: …………………………..

1. MỤC TIÊU

1.1. Về kiến thức:

-Các bước chuẩn bị trước khi viết : Xác định đề tài,tìm ý,lập dàn ý,viết bài ,xem và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

- Trải nghiệm đáng nhớ của bản thân

- Người kể chuyện ngôi thứ nhất

- Cảm xúc của người viết trước sự việc được kể

1.2. Về năng lực:

-Biết và thực hiện các bước trước khi viết

- Biết kể chuyện ở ngôi thứ nhất.

- Kể được trải nghiệm đáng nhớ của bản thân

- Tập trung vào sự việc đã xảy ra

1.3. Về phẩm chất:

- Nhân ái, chia sẽ,trân trọng trải nghiệm của bản thân.

2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV, máy chiếu, máy tính.

- Phiếu học tập.

- Bảng kiểm: Bài viết,bảng kiểm kỹ năng kể lại

III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :


HĐ1: Xác định vấn đề : GIỚI THIỆU KIỂU BÀI

a.Mục tiêu : - Biết được kiểu bài kể chuyện về một trải nghiệm của bản thân .

- Nhận biết ngôi kể thứ nhất trong văn kể chuyện .

b.Nội dung : GV nêu câu hỏi,HS trả lời

c.Sản phẩm : Ý kiến phản hồi của HSdưới sự dẫn dắt của GV


d.Tổ chức thực hiện:


? Bức tranh trên minh họa cho sự việc gì trong VB?


HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

-Gv chiếu hình ảnh Dế Mèn đứng trước nấm mộ Dế Choắt .

?Bức tranh trên minh họa cho sự việc gì trong VB

?Đọc VB “Bài học đường đời đầu tiên” Dế Mèn kể lại trải nghiệm đáng nhớ nào ?


?Em học được kinh nghiệm nào của Dế Mèn từ câu chuyện ?

? Trong câu chuyện ai là người kể chuyện ? Nhân vật kể chuyện xưng gì ? Kể như vậy là sử dụng ngôi kể nào ?

? Em có trải nghiệm nào đáng nhớ không ?

Hãy chia sẻ trải nghiệm của em một cách ngắn gọn ?

GV gợi mở cho HS :

Trải nghiệm của em tên gì ? (Kỉ niệm vui hay buồn hay lỗi lầm ) Trải nghiệm đó ở thời điểm nào

B2: Thực hiện nhiệm vụ :

HS làm việc cá nhân :

Quan sát VB : Bài học đường đời đầu tiên

HS chia sẻ trải nghiệm của bản thân một cách ngắn gọn .

B3: Học sinh trình bày sản phẩm :

GV dùng trò quay xúc xắc chỉ định 3 HS có tên trả lời .

-HS khác nhận xét cho bạn

B4: GV kết luận nhận định:

-GV kết luận câu trả lời của HS:( Nếu các em viết về những trải nghiệm của bản thân sẽ giúp em có cơ hội giãi bày sẽ chia,lan tỏa đến nhiều người .Làm thế nào để kể câu chuyện về trải nghiệm của bản thân hấp dẫn và lôi cuốn người đọc )

-Kết nối với mục tiêu bài học mới :



-Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên ”-Dế Mèn kể về bài học đường đời đầu tiên của bản thân .Đó là trêu chị Cốc để rồi dẫn đến cái chết thảm thương của Dế Choắt để rồi xót xa ân hận .

-Kể chuyện theo ngôi kể thứ nhất .

-Trải nghiệm về kỉ niệm vui,buồn,ân hận, bài học cho bản thân ….vv



HĐ2: Hình thành kiến thức mơi

TÌM HIỂU YÊU CẦU ĐỐI VỚI BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM

a.Mục tiêu :

-Nhận biết được các yêu cầu đối với bài văn tự sự nói chung và kiểu bài kể lại một trải nghiệm nói riêng .

-Sử dụng ngôi kể thứ nhất

-Nhận biết được bố cục và nhiệm vụ của từng phần trong bài văn .

- Biết cách kể trải nghiệm của bản thân

b.Nội dung: -Hoạt đông nhóm, thảo luận, HS thực hiện trên phiếu học tập.

- Hoạt động cá nhân

c. Sản phẩm : Phiếu học tập của các nhóm ,Ý kiến cá nhân

d.Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: GVchuyển giao nhiệm vụ :

-Gọi 1 HS đọc khá nhất lớp đọc bài mẫu SGK

Chia nhóm theo dãy bàn và giao nhiệm vụ

-Phát phiếu học tập

- Nội dung phiếu :

Quan sát kĩ những dấu hiệu trên từng đoạn văn của bài văn mẫu SGK Trang 107 và trả lời câu hỏi sau:

1. Câu chuyện trên được kể bằng ngôi thứ mấy ?

2. Phần nào giới thiệu câu chuyện ? Phần nào tập trung kể các sự việc chính của câu chuyện ? Liệt kê các sự việc chính trong câu chuyện



3. Chỉ ra chi tiết nhân vật ‘tôi”sử dụng yếu tố miêu tả khi kể trải nghiệm.Việc sử dụng yếu tố đó có tác dụng gì ?

4. Nhân vât tôi ‘’ nhận ra được ý nghĩa của trải nghiệm ?Vì sao ý nghĩa đó lại được trình bày ở đoạn cuối của bài văn ?

GV quan sát hỗ trợ HS nếu cần .

  • Hoạt động cá nhân :

5. Từ câu chuyện trên, em học được điều gì về cách kể lại một trải nghiệm của bản thân ?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

a .Hoạt động nhóm

-Thảo luận

-Ghi nội dung thảo luận vào phiếu học tập

-Quan sát những dấu hiệu trên từng đoạn văn để trả lời các câu hỏi nhận ra được đặc điểm của kiểu VB

b . Hoạt động cá nhân:

Rút ra đặc điểm của kiểu bài kể lại một trải nghiệm của bản thân.




B3: HS báo cáo kết quả thảo luận :

- HS trình bày sản phẩm của nhóm

-Các nhóm khác theo dõi nhận xét và bổ sung

-HS rút ra đặc điểm của kiểu bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân

B4 : Kết luận và nhận định của GV

-Nhận xét,kết luận

- Chiếu bảng chốt KT : Yêu cầu của kiểu bài với mục “Kể lại một trải nghiệm của bản thân

-Kết nối sau:

Bài mẫu : Kể lại một trải nghiệm của bản thân


1. Câu chuyện sử dụng ngôi kể thứ nhất. Người kể chuyện xưng Tôi


2.

*Đoạn 1 : Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm

*Đoạn 2,3,4:Tập trung kể các sự việc chính:

* Đoạn 5: Nêu cảm xúc của bản thân

+Liệt kê các sự việc chính trong câu chuyện .

-Làng tôi có con sông, chúng tôi thường rủ nhau tắm sông.

-Buổi trưa hôm ấy, sau khi đá bóng, đám trẻ rủ nhau ra sông tắm và nảy ra ý định tổ chức cuộc thi bơi giữa đám trẻ trong và ngoài làng.

-Tôi nhận lời thách đấu, đã bơi nhanh và khi nhận ra đã bơi khá xa bờ.

-Bỗng bắp chân bị chuột rút và đau đớn, tôi sợ hãi tột độ.

-Một người làng đi câu cá gần đấy đã nghe tiếng kêu, nhanh chóng bơi ra và đưa tôi vào bờ.

-Tôi rút ra bài học chỉ nên bơi lội ở nơi an toàn, có sự giám sát của người lớn.

3. Một số chi tiết có sử dụng yếu tố miêu tả:

-Vào mùa hè, nước sông thường cạn nên chúng tôi tung tăng bơi lội, trêu đùa rộn rã cả một góc sông.

-Trận đấu diễn ra vô cùng căng thẳng, gay cấn, quyết liệt.

-Tôi cố ngôi lên mặt nước để kêu cứu nhưng càng vùng vẫy tôi lại càng chìm nhanh hơn và không thể thở được.

=>Việc sử dụng yếu tố miêu tả giúp cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, cuốn hút người đọc.

4. Nhân vật “tôi” đã nhận ra sau trải nghiệm ấy là bài học sâu sắc, cần nghe lời người lớn và chỉ nên bơi lội ở nơi an toàn, có sự giám sát của người lớn.

5.

-Dùng ngôi thứ nhất để kể

-Kết hợp kể và miêu tả.

-Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lí

-Nêu ý nghĩa của trai nghiệm đối với bản thân.

-Bài văn phải đảm bảo bố cục 3 phần:

MB: giới thiệu trải nghiệm

TB; Trình bày diển biến sự việc

KB: Nêu được ý nghĩa của trải nghiệm đối với người viết.

HĐ3: THỰC HÀNH VIẾT THEO CÁC BƯỚC

a. Mục tiêu :

-Giúp HS thực hành viết theo các bước : Lựa chọn đề tài để viết ,tìm ý,lập dàn ý,viết bản thảo,chỉnh sửa rút kinh nghiệm .

-Tập trung vào các sự việc đã xẩy ra .Sử dụng ngôi kể thứ nhất

b. Nội dung : Dùng sơ đồ,Phiếu học tập,sử dụng kỹ thật động não để lựa chọn đề tài . Làm việc cá nhân

c. Sản phẩm :

d. Tổ chức thực hiện :


HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

-GV dùng sơ đồ giới thiệu quy trình viết và giải thích rõ cho HS ý nghĩa của từng bước .

(GV gợi ý mẫu cách viết trải nghiệm mà thầy cô đã trải qua )

B1: Chuyển giao nhiệm vụ :

? Em viết về điều gì

? VB mà em viết nhằm mục đích gì ?

? Người đọc VB này là ai

  • GV phát phiếu tìm ý và hoàn thiện phiếu tìm ý

  • GV hướng dẫn HS đọc gợi ý trong phiếu

(Hs làm việc cá nhân)


-ND phiếu : Phiếu ghi chép câu chuyện về trải nghiệm của tôi

B2 Thực hiện nhiệm vụ:

Đọc gợi ý và lựa chọn đề tài

Tìm ý bằng cách hoàn thiện phiếu

B3. Báo cáo sản phẩm:

-GV yêu cầu HS báo cáo SP cá nhân

-HS đọc nhanh SP của mình

-HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến cho bạn

B4 : Kết luận, nhận định của GV:

-Nhận xét thái độ học tập và SP của HS

-Dẫn vào mục lập dàn ý


B1. Chuyển giao nhiệm vụ:

-GV chiếu sơ đồ phác thảo tìm ý

-GV yêu cầu HS sắp xếp những ý trong sơ đồ để trở thành dàn ý của bài văn kể chuyện về một trải nghiệm của bản thân

B2 . Thực hiện nhiệm vụ :

HS thực hiện nhiệm vụ trong vòng 2 phút

B3. Báo cáo sản phẩm :

-HS đọc nhanh sản phẩm

-Chia sẽ ý tưởng của mình cho các bạn góp ý

-HS khác góp ý cho bạn (nếu cần)

B4. Kết luận và nhận định của GV

Kết luận và nhận xét


B1 . GV chuyển giao nhiệm vụ :

Yêu cầu HS Dựa vào dàn ý trên : Viết phàn mở bài và kết bài cho đề bài Kể lại một trải nghiệm của bản thân.

Nhóm 1 Viết phần mở bài

Nhóm 2 : Viết phần kết bài

B2 . Học sinh thực hiện nhiệm vụ :

-Bám vào yêu cầu của dàn bài để viết các phần mở bài và thân bài

-Thống nhất về ngôi kể

B3. Báo cáo sản phẩm :

GV gọi HS 1-3 em đọc

HS khác lắng nghe và nhận xét cho bạn

B4 :Kết luận và nhận định của GV

-GV kết luận và giao nhiệm vụ

-HS về nhà hoàn thiện viết thành bải văn hoàn chỉnh


B1: GV giao nhiệm vụ:

GV chiếu bảng kiểm

- HS trao đổi bài cho nhau

- Dùng bảng kiểm để góp ý

B2 : HS thực hiện nhiệm vụ:

HS thực hiện theo yêu cầu cuả GV

B3: Báo cáo sản phẩm :

-GV yêu cầu HS nhận xét bài củabạn

- HS nhận xét và đưa ra hướng viết của mình nếu như làm Bài của bạn .

B4: Kết luận ,nhận định của GV:

GV chốt lại những ưu điểm và nhược điểm của bài viết .

Yêu cầu HS chỉnh sửa lại và hoàn thiện hơn bài viết .

Chuẩn bị cho bài nói tiết sau dựa trên dàn ý của bài viết : Kể lại một trải nghiệm của bản thân.





1.Trước khi viết:

a.Lựa chọn đề tài

-Mục đích viết

-Người đọc


2 Tìm ý và Lập dàn ý

a.Tìm ý

-? Trải nghiệm tôi định kể là gì?

Câu chuyện tôi sẽ kể là chuyện gì? Kể cho ai nghe ?


Chuyện xẩy ra ở đâu,khi nào ?


Những sự kiện gì tôi còn nhớ ?


Sự việc đã xẩy ra có ý nghĩa gì đối với tôi?








b. Lập dàn bài:

MB: Không gian thời gian xảy ra câu chuyện ,Cảm xúc

TB:

-Địa điểm và thời điểm xẩy ra câu chuyện ,nhân vật ….

-Sự kiện thứ nhất …..cảm xúc

-Sự kiện thứ hai …..cảm xúc

-Sự kiện thứ ba …..cảm xúc

KB:

-Ý nghĩa của trải nghiệm

-Bài học kinh nghiệm


3.Viết bài :

a. Viết đoạn mở bài :




b.Viết đoạnkết bài













Bước 4: Xem lại chỉnh sửa rút kinh nghiệm


-Bảng kiểm bài viết kể lại một trải nghiệm của bản thân







NÓI VÀ NGHE

KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA BẢN THÂN


Ngày soạn:…………………… Ngày dạy: ………………….

Tuần: …………………………..

1. MỤC TIÊU

1.1. Về kiến thức:

-Ngôi kể và người kể chuyện

-Trải nghiệm đáng nhớ của bản thân

1.2. Về năng lực:

- Biết kể chuyện ở ngôi thứ nhất.

- Nói được trải nghiệm đáng nhớ của bản thân

- Biết cách nói và nghe phù hợp với đặc trưng kiểu bài kể lại một trải nghiệm của bản thân .

1.3. Về phẩm chất:

- Nhân ái, chia sẽ,trân trọng trải nghiệm của bản thân.

2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV, máy chiếu, máy tính.

- Bảng kiểm đánh giá hoạt động

3. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

HĐ1: Xác định vấn đề :

1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

2. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Giới thiệu bài học nói

HĐ2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói

a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài.

b. Nội dung: Hs sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV –HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV nêu rõ yêu cầu: HS xác định mục đích nói, bám sát mục đích nói và đối tượng nghe.

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung nói.

- GV hướng dẫn HS luyện nói theonhóm, góp ý cho nhau vê nội dung, cách nói.

B 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

- Các nhóm luyện nói

B 3: Báo cáo kết quả hoạt động vàNthảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

B 4: GV kết luận và nhận định

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

- Ghi lên bảng.



1. Chuẩn bị bài nói

2. Các bước tiến hành

Trước khi viết

- Lựa chọn đê tài - Tìm ý

- Lập dàn ý

Viết bài

Chỉnh sửa bài

Hoạt động 2: Trình bày bài nói

a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói.

b. Nội dung: HS dựa vào bài viết đã chuẩn bị có tiết hoạt động viết để thực hiện hoạt động nói.Hoạt động lắng nghe theo dõi hoạt động của bạn trình bày

c. Sản phẩm học tập: Phần trình bày của HS

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV_HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: chuyển giao nhiệm vụ

-Gv yêu cầu HS nói theo dàn ý của hoạt động viết

-GV chiếu yêu cầu nói lên bảng

B2: HS thực hiện nhiệm vụ

- HS xem lại dàn ý của HĐ viết ,xác định các ý cần nói

-GV chỉ định HS nói theo dàn ý bài viết

B3: Báo cáo sản phẩm

- HS trình bày bài nói

- GV chú ý lắng nghe

B4: Kết luận và nhận định đánh giá

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

2. Trình bày bài viết. Ghi lên bảng.


*Hoạt động nói :

-Phần mở đầu : lời chào,lời giới thiệu

-Phần nội dung : Kể lại một ...

-Phần kết thúc : lời chào,lời cảm ơn ,mong muốn nhận được góp ý trao đổi của các bạn.

* Yêu cầu nói :

-Nói đúng mục đích

-Nội dung có mở đâu và kết thúc hợp lí

-Nói to,rõ ràng,truyền cảm,có ngữ điệu thu hút sự chú ý lôi cuốn người nghe.

Hoạt động 3: Trao đổi về bài nói

a. Mục tiêu: Giúp HS nhận xét đánh giá hoạt động của nhau dựa trên bảng kiểm .Biết trình bày ý kiến của mình trước tập thể

b. Nội dung: HS nhận xét bài của nhau ,biết đánh giá ưu điểm và nhược điểm cần khắc phục .HS làm việc cá nhân,làm việc nhóm

c. Sản phẩm học tập: Bài nói và ý kiến đánh giá nhận xét của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV trình chiếu bảng kiểm đánh giá HĐ nói

-Yêu cầu HS đánh giá

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV hướng dẫn HS nhận xét đánh giá theo bảng kiểm

-HS ghi nhận xét đánh giá HĐ nói của bạn ra giấy

B3: Báo cáo SP

- HS trình bày sản phẩm thảo luận dựa trên bảng kiểm các tiêu chí ;


B4: GV KL và nhận định đánh giá

- GV nhận xét HĐ nói của HS

- Chốt hướng khắc phục .

Nội dung kiểm tra

Đạt/ Chưa đạt

Bài trình bày có đủ ba phần: giới thiệu, nội dung và kết thúc.

 

Câu chuyện kể về trải nghiệm của người nói.

 

Câu chuyện được giới thiệu rõ ràng về (các) nhân vật, không gian, thời gian xảy ra.

 

Các sự việc được kể theo trình tự hợp lí.

 

Kết hợp kể và tả khi kể.

 

Trình bày suy nghĩ/ bài học rút ra từ câu chuyện

 

Giọng kể to, rõ, mạch lạc, thể hiện cảm xúc phù hợp với nội dung câu chuyện.

 

Người nói tự tin, nhìn vào người nghe khi nói, sử dụng giọng kể, nét mặt, cử chỉ hợp lí.

 


HĐ3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào việc thực hiện các BT .

b. Nội dung: HS thực hiện BT mà GV giao

c. Sản phẩm học tập: Bài tập của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B.1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Đóng vai nhân vật Dế Mèn kể lại câu chuyện “Bài học đường đời đầu tiên”

B.2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Liệt kê các sự việc trong câu chuyện và kể lại.

- Xác định nhân vật kể chuyện: Tôi

B.3: Báo cáo sản phẩm:

HS trình bày sản phẩm

HS khác quan sát lắng nghe

B.4 GV kết luận ,nhận định đánh giá

-GV nhận xét và chốt kiến thức

*Các sự việc chính của văn bản Bài học đường đời đầu tiên:

-Dế Mèn là một thanh niên cường tráng,

-Dế mèn khinh thường và rất thích trêu trọc Dế Choắt vì anh ta nhỏ con, thấp bé

-Một lần, Dế Mèn trêu chọc chị Cốc rồi lủi vào hang sâu.

-Chị Cốc tưởng lầm là Dế Choắt nên đã đánh Dế Choắt bị thương đến chết

-Dế Mèn chứng kiến cảnh tượng ấy từ hung hăng, kiêu ngạo đã trở nên sợ hãi, nhút nhát.

-Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ.


HĐ 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi để thực hiện

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

-GV yêu cầu HS: HS thực hành nói lại, dựa trên những góp ý và đánh giá của GVvà các bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Bài nói :

Đóng vai nhân vật Dế Mèn kể lại câu chuyện “Bài học đường đời đầu tiên”

ÔN TẬP

1. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức

- Củng cố kiến thức về các văn bản đọc, viết, nói, nghe, kiến thức chủ điểm “Những trải nghiệm trong đời”.

- Có suy ngẫm về ý nghĩa của trải nghiệm đối với cuộc sống.

1.2. Năng lực

Giúp học sinh phát triển:

* Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học: Tự tóm tắt được 3 văn bản đã học trong chủ điểm. Nhận biết được kiểu bài kể lại trải nghiệm của bản thân. Nhận ra được văn bản thuộc thể loại truyện đồng thoại

Năng lực giải quyết vấn đề: thấy được sự giống và khác trong cách cảm nhận cuộc sống của các nhân vật trong 3 văn bản.

Năng lực giao tiếp và hợp tác: Nói lên được suy nghĩ về ý nghĩa của trải nghiệm đối với cuộc sống

* Năng lực chuyên biệt:

Năng lực ngôn ngữ: Có khả năng diễn đạt các vấn đề trôi chảy.

1.3. Phẩmchất

Nhân ái, trung thực, có trách nhiệm với chính bản thân mình và cộng đồng.

2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  • SGK, SGV

  • Máy tính, ti vi/ máy chiếu.

  • Phiếu học tập.

Phiếu học tập số 1:

Phiếu học tập số 2: Cách cảm nhận cuộc sống của ba nhân vật


Phiếu học tập số 3: Điền vào sơ đồ tư duy những đặc điểm của truyện đồng thoại

Phiếu học tập số 4: Đặc điểm kiểu bài kể lại một trải nghiệm của bản thân

3. TIẾN TRÌNH ÔN TẬP

  1. Mục tiêu

HS chủ động tổng hợp, củng cố kiến thức về đọc, viết, nói, nghe.

  1. Nội dung

Hs trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập vào phiếu học tập

  1. Sản phẩm

Hs điền vào phiếu học tập

  1. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò

Dự kiến sản phẩm

B1. Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên chiếu các mẫu phiếu lên ti vi/ máy chiếu cho hs ghi lại vào vở hoặc đưa cho lớp chủ động pho tô cho các bạn.

GV đọc yêu cầu:

  1. Tóm tắt nội dung của 3 văn bản trong bài học?

  2. Cách cảm nhận cuộc sống của các nhân vật trong 3 văn bản có điểm gì giống và khác nhau?

  3. Trong 3 văn bản trên, văn bản nào thuộc thể loại đồng thoại và các đặc điểm thể hiện văn bản đó là truyện đồng thoại?

  4. Điền đặc điểm kiểu bài kể lại một trải nghiệm của bản thân vào trong sơ đồ như trong sgk

  5. Em rút ra được bài học kinh nghiệm gì về cách kể lại một trải nghiệm của bản thân?

  6. Em nghĩ gì về ý nghĩa của trải nghiệm đối với cuộc sống của chúng ta?

B2. Thực hiện nhiệm vụ

HS về nhà tìm câu trả lời và điền vào phiếu học tập

B3. Báo cáo thảo luận

Hs báo cáo thảo luận trên lớp. hoạt động nhóm, trao đổi ý kiến với bạn và chia sẻ kết quả với cả lớp

B4. Kết luận, nhận định

Gv nhận xét câu trả lời của Hs và chốt kiến thức lên màn hình

Câu 5:

Câu 6:


Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4






Ngoài Giáo Án Ngữ Văn 6 Sách Chân Trời Sáng Tạo Bài 4: Những Trải Nghiệm Trong Đời – Ngữ Văn 6 Sách Chân Trời Sáng Tạo thì các tài liệu học tập trong chương trình 6 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Giáo Án Ngữ Văn 6 “Những Trải Nghiệm Trong Đời” là một phần trong chuỗi giáo án của sách “Chân Trời Sáng Tạo”. Bài học này nhằm giúp học sinh lớp 6 khám phá và tìm hiểu về những trải nghiệm quan trọng trong cuộc sống.

Trong bài học này, học sinh sẽ được tiếp cận với các tác phẩm văn học và các bài thơ mang thông điệp về tình yêu, tình bạn, sự đoàn kết và sự chia sẻ. Họ sẽ được khuyến khích đọc và hiểu những câu chuyện, những cảm xúc và thông điệp sâu sắc mà tác giả muốn truyền tải qua từng dòng văn.

Giáo án sẽ cung cấp cho học sinh các hoạt động phân tích và thảo luận, giúp họ hiểu sâu hơn về nghệ thuật viết văn, ý nghĩa của các tác phẩm và cách áp dụng những bài học từ đó vào cuộc sống hàng ngày.

Ngoài ra, giáo án cũng đề cao việc rèn kỹ năng viết văn của học sinh, từ cách viết đoạn văn ngắn, miêu tả cho đến viết một bài văn hoàn chỉnh với cấu trúc rõ ràng và ý thức về người đọc.

>>> Bài viết có liên quan

Đề Cương Giáo Dục Công Dân Lớp 6 Kì 2 Năm 2022-2023 Kèm Hướng Dẫn
Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 Ôn Tập Chương Những Hình Hình Học Cơ Bản
Phân Phối Chương Trình Toán 6 Sách Cánh Diều Năm Học 2021-2022
Đề Thi Giáo Dục Công Dân 6 Học Kì 1 Kết Nối Tri Thức 2022-2023 (Đề 2) Có Đáp Án
Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 Góc Số Đo Góc Các Góc Đặc Biệt Chi Tiết
Các Công Thức Toán 6 Học Kì 1 Sách Kết Nối Tri Thức Môn Số Học 6 (Bộ 2)
Đề Cương Giáo Dục Công Dân Lớp 6 Kì 1 Năm 2022-2023 Kèm Lời Giải
Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 Đoạn Thẳng Trung Điểm Của Đoạn Thẳng Hay Nhất
Phân Phối Chương Trình Toán 6 Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống
Đề Kiểm Tra 45 Phút Giáo Dục Công Dân 6 (Đề 7) Năm 2022-2023 Có Đáp Án