Đề Thi Chuyên Sinh Vào Lớp 10 Chuyên Sở GD&ĐT Quảng Nam 2022-2023 Có Đáp Án
>>> Mọi người cũng quan tâm:
Đề Thi Chuyên Sinh Vào Lớp 10 Chuyên Sở GD&ĐT Quảng Nam 2022-2023 Có Đáp Án – Sinh Học 9 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NAM |
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 VÀO TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2022-2023 |
|
(Đề thi gồm có 02 trang) |
Môn thi: SINH HỌC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Khóa thi ngày: 14-16/6/2022
|
Câu 1. (2,0 điểm)
Khi cho lai hai giống cà chua (P) thuần chủng quả màu đỏ, dạng quả bầu dục và quả màu vàng, dạng quả tròn được F1 đều cho cà chua quả đỏ, dạng quả tròn. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau thì ở F2 thu được 901 cây quả đỏ, tròn: 299 cây quả đỏ, bầu dục: 301 cây quả vàng, tròn: 103 cây quả vàng, bầu dục.
a. Hãy xác định quy luật di truyền chi phối từng cặp tính trạng và hai cặp tính trạng nói trên.
b. Hãy biện luận để xác định kiểu gen của P.
c. Khi cho 2 cây quả đỏ, tròn và quả đỏ, bầu dục ở F2 giao phấn với nhau thu được F3 với tỉ lệ 3 cây quả đỏ, tròn: 3 cây quả đỏ, bầu dục: 1 cây quả vàng, tròn: 1 cây quả vàng, bầu dục. Biện luận và viết sơ đồ lai từ F2 đến F3.
d. Chọn ngẫu nhiên 2 cây quả đỏ, tròn ở F2 cho giao phấn với nhau. Theo lí thuyết, tính xác suất xuất hiện cây quả vàng, bầu dục ở F3. (Cho biết không có đột biến và không có chọn lọc)
Câu 2. (1,0 điểm)
a. Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với gen a qui định thân thấp; gen B qui định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với gen b qui định hoa trắng. Cho biết các cặp gen này không liên quan đến cặp nhiễm sắc thể giới tính và không xảy ra hoán vị gen. Nếu lai phân tích cây dị hợp 2 cặp gen, theo lí thuyết hãy xác định kiểu gen, kiểu hình ở đời con.
b. Di truyền liên kết có ý nghĩa như thế nào trong chọn giống?
Câu 3. (1,5 điểm)
a. Hình 1 là ảnh chụp bộ nhiễm sắc thể bất thường ở một người. Người này mắc bệnh gì? Nêu những biểu hiện của người mắc bệnh đó.
Hình 1
b. Một tế bào sinh giao tử có các cặp nhiễm sắc thể kí hiệu: AaBbDd. Theo lí thuyết tế bào này giảm phân cho bao nhiêu loại giao tử? Viết tổ hợp nhiễm sắc thể của các loại giao tử đó.
c. Một cơ thể chứa các tế bào sinh giao tử có các cặp nhiễm sắc thể kí hiệu: AaBbDDEe. Theo lí thuyết các tế bào sinh giao tử này giảm phân cho tối đa bao nhiêu loại giao tử? Để đạt số loại giao tử tối đa đó thì cần tối thiểu bao nhiêu tế bào sinh giao tử đực hoặc bao nhiêu tế bào sinh giao tử cái?
(Cho biết quá trình giảm phân xảy ra bình thường, không có đột biến).
Câu 4. (2,5 điểm)
Gen B có chiều dài 408nm và có số nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại T bằng 200 và số nuclêôtit loại G chiếm 15% tổng số nuclêôtit của mạch.
a. Tính số nuclêôtit từng loại của gen B.
b. Gen B thực hiện phiên mã một số lần đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 600 nuclêôtit loại U. Xác định số nuclêôtit từng loại trong một phân tử ARN được phiên mã từ gen B.
c. Gen B bị đột biến thành gen b. Cặp gen Bb trải qua 2 lần nhân đôi liên tiếp đòi hỏi môi trường cung cấp 2883 nuclêôtit loại A và 4317 nuclêôtit loại G. Xác định dạng đột biến xảy ra đối với gen B (biết rằng đột biến chỉ liên quan đến một cặp nuclêôtit trong gen B).
Câu 5. (1,5 điểm)
a. Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có gen tương ứng trên Y. Một người phụ nữ bình thường có bố bị bệnh máu khó đông kết hôn với một người đàn ông bình thường. Cặp vợ chồng này dự định sinh 2 người con. Tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh 2 con trong đó có một con trai bình thường và một con gái bình thường.
b. Tại sao khả năng mắc bệnh máu khó đông ở nữ giới ít hơn ở nam giới, trong khi đó khả năng mắc bệnh bạch tạng ở hai giới là ngang nhau?
Câu 6. (1,5 điểm)
a. Các tập hợp sau đây có phải là quần thể sinh vật hay không? Giải thích.
(1) Tập hợp các cây sống ở rừng quốc gia Cúc Phương.
(2) Tập hợp cá rô phi sống ở hồ Phú Ninh.
b. Trình bày các thành phần cấu trúc chủ yếu của một hệ sinh thái hoàn chỉnh?
c. Giả sử lưới thức ăn trong một hệ sinh thái được mô tả ở hình 2. Chuột và ếch trong lưới thức ăn này có mối quan hệ gì? Trình bày đặc điểm của mối quan hệ đó.
Hình 2
--------------- HẾT ---------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: .................................................................. Số báo danh: ...........................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NAM |
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 VÀO TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2022-2023 |
|
|
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC |
(Bản hướng dẫn này gồm 04 trang)
Câu 1. (2 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1a. (0,25 điểm) |
Xác định quy luật di truyền + Xét riêng từng cặp tính trạng: Pt/c khác nhau về 1 cặp tính trạng -> F1 đồng tính ->F2 phân tính 2 loại kiểu hình => Mỗi cặp tính trạng đều bị chi phối bởi quy luật phân li của Menden. (chỉ cần nêu được quy luật di truyền: 0,125) Thí sinh giải cách khác mà kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa |
0,125 |
+ Xét chung 2 cặp tính trạng: Pt/c khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản -> F1 đồng tính -> F1 dị hợp hai cặp gen -> F2 có 4 loại kiểu hình => 2 cặp tính trạng trên được chi phối bởi quy luật phân li độc lập của Menden. (chỉ cần nêu được quy luật di truyền: 0,125) Thí sinh giải cách khác mà kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa |
0,125 |
|
1b. (0,25 điểm) |
Biện luận để xác định kiểu gen của P + F1 100% quả đỏ, tròn => quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng; quả tròn trội hoàn toàn so với quả bầu dục. Quy ước gen: A – quả đỏ; a – quả vàng; B – quả tròn; b – quả bầu dục |
0,125 |
=> Ptc: Quả đỏ, bầu dục (AAbb) x Quả vàng, tròn (aaBB) Thí sinh giải cách khác mà kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa |
0,125 |
|
1c. (1,25 điểm)
|
Biện luận và viết sơ đồ lai + Tỉ lệ phân li kiểu hình từng cặp tính trạng ở F3: - Quả đỏ: Quả vàng = (3 +3) : (1 + 1) = 3: 1 (F2: Aa x Aa) - Quả tròn : Quả bầu dục = (3 + 1) : (3 + 1) = 1 : 1 (F2: Bb x bb) |
0,25 0,25 |
Sơ đồ lai: F2: Cây quả đỏ, tròn (AaBb) x Cây quả đỏ, bầu dục (Aabb) G F2: (1AB: 1Ab: 1aB: 1ab) (1Ab: 1ab) F3: TLKG: 1AABb: 2AaBb: 1AAbb: 2Aabb: 1aaBb: 1aabb TLKH: 3 Đỏ, tròn : 3 Đỏ, bầu dục: 1 vàng, tròn:1 vàng, bầu dục Thí sinh giải cách khác mà kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa |
0,125 0,125 0,25 0,25 |
|
1d. (0,25 điểm) |
Cho hai cây đỏ, tròn F2 giao phấn, tính xác suất xuất hiện cây quả vàng, bầu dục Khi giao phấn 2 cây quả đỏ, tròn F2 để xuất hiện cây quả vàng, bầu dục ở F3 thì cây quả đỏ, tròn F2 phải có kiểu gen dị hợp AaBb |
0,125 |
- Xác suất chọn được cây quả đỏ, tròn có kiểu gen dị hợp ở F2 là 4/9. - Nếu P: AaBb x AaBb thì xác suất xuất hiện cây quả vàng, bầu dục là 1/16. => Xác suất xuất hiện cây quả vàng, bầu dục ở F3 là: 4/9 x 4/9 x 1/16 = 1/81 Thí sinh giải cách khác mà kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa |
0,125 |
Câu 2. (1,0 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
2a. (0,75 điểm) |
Kiểu gen, kiểu hình của phép lai phân tích + Trường hợp 1: Hai cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể (di truyền phân li độc lập) Pa: AaBb x aabb Fa: Kiểu gen: 1AaBb: 1Aabb: 1aaBb: 1aabb KH: 1 cao, đỏ: 1 cao, trắng: 1 thấp, đỏ: 1 thấp, trắng |
0,125 0,125 |
+ Trường hợp 2: - Hai cặp gen nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể (di truyền liên kết), kiểu gen AB/ab Pa: AB/ab x ab/ab Fa: Kiểu gen: 1AB/ab: 1 ab/ab KH: 1 cao, đỏ: 1 thấp, trắng - Hai cặp gen nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể (di truyền liên kết), kiểu gen Ab/aB. Pa: Ab/aB x ab/ab Fa: Kiểu gen: 1Ab/ab: 1 aB/ab KH: 1 cao, trắng: 1 thấp, đỏ Thí sinh giải cách khác mà kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa. |
0,125 0,125
0,125 0,125 |
|
2b. (0,25 điểm)
|
Ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên một NST. Vì vậy trong chọn giống có thể chọn các nhóm tính trạng tốt đi kèm với nhau. |
0,25 |
Câu 3. (1,5 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
3.a (0,5 điểm) |
+ Người này mắc bệnh Đao Người mắc bệnh Đao có biểu hiện bên ngoài: Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hay thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn. Về sinh lí: Bị si đần bẩm sinh và không có con. |
0,125 0,25
0,125 |
3.b (0,5 điểm) |
- Nếu đó là tế bào sinh tinh thì cho tối đa 2 loại tinh trùng. Tổ hợp nhiễm sắc thể của các loại tinh trùng đó: ABD và abd hoặc ABd và abD hoặc AbD và aBd hoặc aBD và Abd |
0.125
0.125 |
- Nếu đó là tế bào sinh trứng thì cho tối đa 1 loại tinh trứng. Tổ hợp nhiễm sắc thể của các loại trứng đó: ABD hoặc abd hoặc ABd hoặc abD hoặc AbD hoặc aBd hoặc aBD hoặc Abd |
0.125
0.125 |
|
3.c (0,5 điểm) |
Cơ thể chứa các tế bào sinh dục có các cặp nhiễm sắc thể AaBbDDEe Cho tối đa 23 = 8 loại giao tử. Để đạt số giao tử tối đa đó thì cần tối thiểu 4 tế bào sinh giao tử đực hoặc 8 tế bào sinh giao tử cái. |
0,25 0,25
|
Câu 4. (2,5 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
4a. (1,0 điểm)
|
+ Tổng số nu của gen là: N = 2L/3,4 = 2.4080/ 3,4 = 2400 (nu) |
0,5 |
+ Số nuclêôtit từng loại của gen B T = A= 20% . N = 20% x 2400 = 480 (nu) X = G = N/2 – A = 2400/2 - 480 = 720 (nu) Thí sinh giải cách khác mà kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa. |
0,25 0,25 |
|
4b. (1,0 điểm)
|
Tính số nuclêôtit từng loại trong mỗi phân tử ARN được phiên mã từ gen B + Số nu từng loại trên mỗi mạch đơn của gen là: T1 = A2 = 200 (nu) A1 = T2 = A – A2 = 480 - 200 = 280 (nu) G1 = X2 = 15%. N/2 = 15% . 1200 = 180 (nu) X1 = G2 = G – G1 = 720 – 180 = 540 (nu) |
0,125 0,125 0,125 0,125 |
+ Gen B phiên mã 1 số lần đòi hỏi môi trường cung cấp 600U, Vì U của ARN bổ sung với A mạch gốc nên U môi trường cung cấp là bội số của A mạch gốc. => Mạch 2 là mạch gốc |
0,25
|
|
+ Vậy số nuclêôtit từng loại của phân tử ARN do gen B quy định là rA = T2 = 280 (nu); rU = A2 = 200 (nu) rG = X2 = 180 (nu); rX = G2 = 540 (nu) Thí sinh giải cách khác mà kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa. |
0,25 |
|
4c. (0,5 điểm) |
Xác định dạng đột biến xảy ra đối với gen B + Theo đề ta có: Amtcc = (AB + Ab )(22 – 1) =2883 (nu) (1) + Mà AB = 480 (nu), thay vào (1) Suy ra số nuclêôtit loại A của gen b: Ab = 2883: 3 – 480 = 481(nu) |
0,125 |
+ Theo đề ta có Gmtcc = (GB + Gb )(22 – 1) = 4317 (nu) (2) + Mà GB = 720 (nu), thay vào (2) Suy ra số nuclêôtit loại G của gen b: Gb = 4317: 3 – 720 = 719 (nu) So với gen B thì gen b có số nuclêôtit loại A, T tăng 1, số nuclêôtit loại G, X giảm 1. + Vậy đột biến xảy ra đối với gen B là thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T Thí sinh giải cách khác mà kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa. |
0,125
0,25 |
Câu 5. (1,5 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
5a. (1,0 điểm) |
Quy ước gen: M: bình thường, m: bệnh máu khó đông. |
0,125 |
- Người phụ nữ bình thường nhưng có bố bị mắc bệnh máu khó đông nên người phụ nữ này chắc chắn nhận được giao tử Xm từ người bố, do đó: Kiểu gen của người vợ là: XMXm, chồng bình thường sẽ có kiểu gen: XMY. |
0,125 |
|
- Sơ đồ lai: P: XMY x XMXm GP: XM , Y XM , Xm F1: XMXM, XMXm, XMY, XmY - Xác suất sinh 1 con trai bình thường là 1/4 - Xác suất sinh con gái bình thường là 1/2 |
0,25
0,125 0,125 |
|
- Xác suất sinh 1 con trai bình thường, 1 con gái bình thường: 1/4 x 1/2 x 2 = 1/4 Thí sinh giải cách khác mà kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa. |
0,25 |
|
5b. (0,5 điểm) |
- Bệnh máu khó đông là bệnh do gen lặn trên NST giới tính X không có gen trên Y, ở nam chỉ cần 1 gen lặn gây bệnh đã biểu hiện bệnh (XmY), còn ở nữ cần đến hai alen lặn (XmXm) mới biểu hiện bệnh nên bệnh này ít xuất hiện ở nữ giới hơn nam giới. |
0,25 |
- Bệnh bạch tạng do gen lặn trên nhiễm sắc thể thường quy định, cặp nhiễm sắc thể thường giống nhau ở hai giới nam, nữ nên khả năng mắc bệnh bạch tạng ở hai giới là ngang nhau. |
0,25 |
Câu 6. (1,5 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
6a. (0,5 điểm)
|
(1) Tập hợp các cây sống ở ở rừng quốc gia Cúc Phương không phải là quần thể vì tập hợp này gồm nhiều loài cây khác nhau. (2) Tập hợp cá rô phi ở hồ Phú Ninh là quần thể vì đây là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định vào thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. |
0,25
0,25 |
6b. (0,5 điểm)
|
Các thành phần chủ yếu của hệ sinh thái: - Các thành phần vô sinh: Nước, không khí, nhiệt độ… - Sinh vật sản xuất: Thực vật, tảo….. - Sinh vật tiêu thụ: Động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt. - Sinh vật phân giải: Vi khuẩn, nấm… |
0,125 0,125 0,125 0,125 |
6c. (0,5 điểm)
|
- Chuột và ếch trong lưới thức ăn này có mối quan hệ cạnh tranh khác loài. - Đặc điểm của mối quan hệ cạnh tranh khác loài: Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau. |
0,25
0,25 |
------------------- HẾT-----------------
Ngoài Đề Thi Chuyên Sinh Vào Lớp 10 Chuyên Sở GD&ĐT Quảng Nam 2022-2023 Có Đáp Án – Sinh Học 9 thì các tài liệu học tập trong chương trình 9 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Đề thi chuyển sinh vào lớp 10 chuyên là một bài kiểm tra quan trọng để đánh giá năng lực và kiến thức của học sinh muốn theo học trong chương trình chuyên của Sở GD&ĐT Quảng Nam. Đề thi bao gồm các môn học như Toán, Văn, Tiếng Anh và một số môn chuyên đối với từng ngành chuyên.
Đề thi này sẽ đánh giá khả năng giải quyết bài tập, hiểu biết kiến thức và khả năng vận dụng trong các môn học chính. Các câu hỏi được thiết kế để đòi hỏi học sinh có khả năng suy luận, phân tích và tư duy logic.
Đáp án được cung cấp để giúp học sinh kiểm tra và đánh giá kết quả của mình. Nó cũng giúp học sinh hiểu rõ hơn về cách giải quyết và các bước vận dụng kiến thức trong các bài tập.
>>> Bài viết có liên quan: