Docly

Giáo Án Ôn Tập Địa Lí 9 Học Kì 2 Năm 2022-2023 Có Giải

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Bộ Đề Kiểm Tra 1 Tiết Vật Lí 9 Năm 2022 Có Đáp Án – Vật Lí Lớp 9
Đề Thi HSG Tiếng Anh Lớp 9 Sở GD Quảng Nam 2021-2022 Có File Nghe Và Đáp Án
Đề Thi HSG Anh 9 (Vòng 2) Huyện Thanh Oai 2016-2017 Có Đáp Án Và File Nghe – Tiếng Anh Lớp 9
Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý 9 giữa kì 1 Có Đáp Án – Vật Lí Lớp 9
Đề Thi Vật Lý 9 HK2 Trường THSC Tân Long Năm Học 2020-2021

Giáo Án Ôn Tập Địa Lí 9 Học Kì 2 Năm 2022-2023 Có Giải – Địa Lí 9 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HKII

MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Học sinh cần nắm được các kiến thức cơ bản của 2 vùng kinh tế mà các em đã được học gồm vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, cụ thể các nội dung sau:

- Vị trí và giới hạn lãnh thổ

- Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên của vùng (thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội).

- Tình hình phát triển kinh tế.

- Các trung tâm kinh tế của vùng.

B. HỆ THỐNG CÂU HỎI THAM KHẢO

I. Trắc nghiệm:

Câu 1. Loi đất chiếm din tích ln nht Tây Nguyên là

A. ba dan.

B. mùn núi cao.

C. phù sa.

D. phù sa c.

Câu 2. Địa điểm nổi tiếng về trồng rau và hoa quả ôn đới ở vùng Tây Nguyên là thành phố

A. Đà Lạt.

B. Plây Ku.

C. Buôn Ma Thuật.

D. Kon Tum.

Câu 3. Cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên là

A. chè.

B. điều.

C. cao su.

D. cà phê.

Câu 4. Loại khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn ở vùng Tây Nguyên?

A. Sắt.

B. Bô xít.

C. Apatit.

D. Than đá.

Câu 5. Ở Tây Nguyên có thể trồng được cả cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè) nhờ có

A. đt đỏ ba dan thích hợp.

B. khí hậu các cao nguyên trên 1000m mát mẻ.

C. các cao nguyên bằng phẳng.

D. một mùa đông nhiệt độ giảm thấp.

Câu 6. Tây Nguyên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt quốc phòng chủ yếu do

A. có biên giới kéo dài với Lào và Campuchia.

B. giáp với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. rất gần với TP Hồ Chí Minh.

D. có nhiều rừng núi.

Câu 7. Cây công nghip lâu năm được trng nhiu nht Đông Nam B

A. điu.

B. h tiêu.

C. cà phê.

D. cao su.

Câu 8. Vùng biển của Đông Nam Bộ có thế mạnh phát triển ngành kinh tế nào nhất?

A. Nghề làm muối.

B. Khai thác dầu khí.

C. Phát triển thủy điện.

D. Thu nhặt tổ chim yến.

Câu 9. Đầu mối giao thông quan trọng nhất của Đông Nam Bộ là

A. Thành phố Hồ Chí Minh.

B. Biên Hòa.

C. Bà Rịa - Vũng Tàu.

D. Đồng Nai.

Câu 10. Yếu tố không ảnh hưởng đến sự phát triển cây cao su ở Đông Nam Bộ là

A. thị trường ổn định.

B. tỉ lệ dân thành thị cao.

C. có đất xám, đất đỏ ba dan.

D. khí hậu nóng ẩm quanh năm.

Câu 11. Điểm giống nhau giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về tự nhiên là

A. có đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng lớn.

B. có đất badan tập trung thành vùng lớn.

C. sông ngòi dày đặc, nhiều nước quanh năm.

D. nhiệt độ quanh năm cao trên 27oC.

Câu 12. Nhà máy thủy điện nào dưới đây thuộc vùng Đông Nam Bộ?

A. Yaly.

B. Sông Hinh.

C. Trị An.

D. Thác Bà.

Câu 13. Trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí của vùng Đông Nam Bộ là

A. Thành phố Hồ Chí Minh.

B. Bà Rịa- Vũng Tàu.

C. Tây Ninh.

D. Bình Dương.

Câu 14. Huyện đảo thuộc vùng Đông Nam Bộ là

A. Vân Đồn.

B. Phú Quý.

C. Côn Đảo.

D. Phú Quốc.

Câu 15. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của vùng Đông Nam Bộ là

A. hoa quả.

B. lúa, gạo.

C. dầu thô.

D. mía, dừa.

Câu 16. Yếu tố nào sau đây không phải là lợi thế thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vào Đông Nam Bộ?

A. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.

B. Lao động có chuyên môn kỹ thuật.

C. Cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng.

D. Khí hậu nhiệt đới có một mùa khô.

Câu 17. Ngành công nghiệp trọng điểm nào của vùng Đông Nam Bộ sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có?

A. Cơ khí - điện tử.

B. Khai thác nhiên liệu.

C. Chế biến lương thực, thực phẩm.

D. Vật liệu xây dựng.

Câu 18. Ngành công nghiệp trọng điểm nào của vùng Đông Nam Bộ sử dụng nhiều lao động?

A. Dệt may.

B. Điện.

C. Hoá chất.

D. Vật liệu xây dựng

Câu 19. Vấn đề cần đặc biệt quan tâm nhất hiện nay ở Đông Nam Bộ là

A. dân số đông.

B. thu nhập thấp.

C. nghèo tài nguyên.

D. ô nhiễm môi trường.

Câu 20. Điểm giống nhau giữa Tây Nguyên và Đông Nam Bộ về tự nhiên là

A. đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng lớn.

B. đất badan tập trung thành vùng lớn.

C. sông ngòi dày đặc, nhiều nước quanh năm.

D. khí hậu phân hóa theo độ cao.

II. Tự luận

Câu 1: Trình bày tình hình phát triển các ngành kinh tế của vùng Tây Nguyên

Nông nghiệp

- Trong cơ cấu kinh tế của Tây Nguyên, nông nghiệp giữ vai trò quan trọng. Một số cây công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao: Cà phê, cao su, chè, điều..

- Tp’Đà Lạt nổi tiếng về trồng hoa, rau quả ôn đới.

Công nghiệp

- Chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu GDP nhưng đang chuyển biến nhanh.

- Các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản phát triển khá nhanh

- Một số dự án phát triển thuỷ điện với quy mô lớn đã và đang triển khai trên sông Xê-xan

Dịch vụ

- Tây Nguyên là vùng xuất khẩu nông sản đứng thứ hai cả nước. Góp phần đưa nước ta trở thành một trong những nước xuất khẩu nhiều cà phê nhất trên thế giới.

- Du lịch sinh thái và du lịch văn hoá cũng là thế mạnh của vùng.

Câu 2. Vùng Tây Nguyên có những thế mạnh gì về tự nhiên để trở thành vùng trọng điểm trồng cây công nghiệp dài ngày lớn nhất cả nước?

- Vùng có diện tích đất đỏ badan rộng lớn, màu mỡ thích hợp với cây công nghiệp lâu năm.

- Khí hậu cận xích đạo, nguồn nước phong phú, là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển; mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy.

Câu 3. Trình bày thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng Đông Nam Bộ?

a. Thuận lợi: Nhiều tài nguyên để phát triển kinh tế:

* Trên đất liền:

- Địa hình thoải nên có mặt bằng xây dựng tốt

- Đất badan, đất xám; khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm, nguồn sinh thủy tốtthích hợp trồng các cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, đậu tương, mía đường…và cây ăn quả

* Vùng biển:

- Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tếThuận lợi đánh bắt hải sản, giao thông, dịch vụ, du lịch biển.

- Thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng dầu khíthuận lợi khai thác dầu khí ở thềm lục địa

b. Khó khăn: trên đất liền ít khoáng sản, diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp, nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng

Câu 4: Trình bày tình hình phát triển các ngành kinh tế của vùng Đông Nam Bộ

Công nghiệp

- Là khu vực công nghiệp tăng trưởng nhanh chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng. Cơ cấu sản xuất cân đối, gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại như dầu khí, điện tử, công nghệ cao.Vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh.

- Trung tâm công nghiệp: TP’ HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu, TP’ HCM chiếm 50% giá trị sản lượng công nghiệp toàn vùng, Bà Rịa-Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.

Nông nghiệp

- Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp và cây ăn quả trọng điểm của cả nước: Cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, đậu tương, mía đường, thuốc lá, cây ăn quả (sầu riêng, xoài, mít tố nữ, chôm chôm).

- Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng áp dụng phương pháp công nghệ.

- Nuôi trồng thuỷ sản vùng nước mặn, lợ ven biển và đánh bắt đem lại nguồn lợi lớn.

Dịch vụ: Hoạt động dịch vụ của vùng phát triển rất đa dạng.

- Đông Nam Bộ là địa bàn có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài.

- TP’ HCM là đầu mối giao thông vận tải, là trung tâm du lịch lớn và quan trọng hàng đầu của Đông Nam Bộ và của cả nước.

Câu 5: Vì sao Tp Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất của vùng Đông Nam Bộ?

- Vị trí địa lí rất thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế - xã hội.

- Cơ sơ hạ tầng và vật chất kỹ thuật hoàn thiện nhất cả nước, đặc biệt giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

- Có nguồn lao động dồi dào; lành nghề có trình độ cao; năng động, sáng tạo trong nền kinh tế thị trường. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Là địa phương có sự thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Có nhiều chính sách năng động trong phát triển kinh tế.



Ngoài Giáo Án Ôn Tập Địa Lí 9 Học Kì 2 Năm 2022-2023 Có Giải – Địa Lí 9 thì các tài liệu học tập trong chương trình 9 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Giáo Án Ôn Tập này được biên soạn dựa trên chương trình học môn Địa lí lớp 9, bao gồm các chủ điểm quan trọng, kiến thức cơ bản và những kiến thức nâng cao được sắp xếp một cách hợp lý và logic.

Tài liệu gồm các bài tập ôn tập đa dạng về địa lí các khu vực, dân cư, tài nguyên, môi trường, và các yếu tố văn hóa trong cả nước và thế giới. Mỗi bài tập đi kèm với lời giải chi tiết và giải thích, giúp học sinh hiểu rõ và nắm vững kiến thức. Giáo Án Ôn Tập Địa Lí 9 Học Kỳ 2 Năm 2022-2023 Có Giải sẽ giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải bài tập, làm quen với các dạng câu hỏi thường gặp trong kỳ thi và tự đánh giá kiến thức của mình.

>>> Bài viết có liên quan:

Đề Thi Học Kỳ 2 Vật Lý 9 Năm Học 2019-2020 Trường THCS Bản Luốc Có Đáp Án
Đề Tuyển Sinh Lớp 10 Môn Anh Chung Sở GD Quảng Nam 2018-2019 Có Đáp Án – Tiếng Anh Lớp 9
Đề Tuyển Sinh Lớp 10 Môn Anh Chung Sở GD Quảng Nam 2018-2019 Có Đáp Án – Tiếng Anh Lớp 9
Đề Thi HSG Vật Lý 9 Huyện Thanh Oai 2021 Vòng 1 Có Đáp Án – Vật Lí Lớp 9
Đề Thi Vật Lý 9 Học Kỳ 1 Năm Học 2020-2021 Có Đáp Án – Vật Lí Lớp 9
Bộ Đề Thi Giữa Kì 1 Vật Lý 9 Năm 2020 – 2021 Có Đáp Án – Vật Lí Lớp 9
Bộ Đề Thi Vật Lý 9 HK2 Có Đáp Án – Vật lý Lớp 9
Đề Thi Vật Lý 9 Học Kỳ 2 Tỉnh Quảng Nam – Vật Lí Lớp 9
Đề Thi Vật Lý 9 Học Kì 1 tỉnh Quảng Nam – Đề 1
Đề Thi Vật Lý 9 Học Kì 1 tỉnh Quảng Nam – Đề 2