Docly

Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Văn Có Lời Giải (Đề 14)

Đề thi tham khảo

700 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Lịch Sử 12 Có Đáp Án
Đề Thi HSG Tiếng Anh 12 Trường Nông Công I Có Đáp Án

Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Văn Có Lời Giải (Đề 14) được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

Chào mừng bạn đến với “Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Văn Có Lời Giải (Đề 14)”! Kỳ thi THPT Quốc Gia là một cột mốc quan trọng trong hành trình học tập của bạn, và môn Văn đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuẩn bị. Bộ đề thi này sẽ giúp bạn rèn luyện và nâng cao kỹ năng Văn của mình, chuẩn bị tốt cho kỳ thi quan trọng này.

“Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Văn Có Lời Giải (Đề 14)” là bộ tài liệu thiết kế dựa trên cấu trúc và yêu cầu của kỳ thi THPT Quốc Gia. Bộ đề này bao gồm các bài tập và câu hỏi đa dạng, từ viết luận, phân tích văn bản cho đến giải thích các khái niệm văn học. Bạn sẽ được thử thách và đánh giá khả năng đọc hiểu, phân tích và sáng tạo trong việc tiếp cận các tác phẩm văn học.

Bộ đề thi này không chỉ cung cấp cho bạn câu trả lời đúng và lời giải chi tiết, mà còn giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc đề thi và cách tiếp cận các dạng bài trong kỳ thi THPT Quốc Gia môn Văn. Bạn sẽ có cơ hội rèn luyện kỹ năng phân tích văn bản, xây dựng luận điểm và trình bày ý kiến một cách logic và sáng tạo.

Hãy sử dụng “Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Văn Có Lời Giải (Đề 14)” như một công cụ quan trọng trong quá trình ôn tập và chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc Gia. Bộ tài liệu này sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết để đạt được thành tích cao trong môn Văn. Hãy tận dụng cơ hội này để nâng cao khả năng Văn của mình, trau dồi kỹ năng phân tích văn bản và đạt được thành công trong kỳ thi THPT Quốc Gia môn Văn.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

ĐỀ 14

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT

NĂM 2022

MÔN NGỮ VĂN



I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Tôi nghĩ rằng “vận may” khác với “thành quả”. Ta không thể đạt được sự may mắn. Ta không thể tạo ra vận may. Điều đó cũng giống như ta không thể sắp đặt trước một cuộc hẹn mà ở đó ta sẽ gặp tiếng sét ái tình. Nhưng mặt khác, chúng ta có thể nỗ lực để tạo ra những thành quả. Đừng gọi thành quả của mình là may mắn, vì như vậy là vứt bỏ ý chí và nỗ lực của bản thân. Cũng đừng xem may mắn là thành quả, vì như thế là từ chối vẻ đẹp bí ẩn và đầy bất ngờ của cuộc sống.

          (…) Hãy cứ tin vào sự may mắn, rằng đôi lúc nó rơi xuống cuộc đời ai đó như một món quà (…) Tuy nhiên, như một câu ngạn ngữ xưa đã nói “sự may mắn chẳng tặng không ai cái gì bao giờ, nó chỉ cho vay mà thôi”. Vì vậy, đừng tìm kiếm nó, đừng trông chờ hay thậm chí đổ lỗi cho nó… Và hãy nhớ rằng mọi vận may chỉ là khởi đầu.

(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn 2018, trang 166 -167)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Theo tác giả, chúng ta có thể tạo ra thành quả bằng cách nào?

Câu 3 . Vì sao tác giả cho rằng: đừng tìm kiếmđừng trông chờ hay thậm chí đổ lỗi cho vận may?

Câu 4. Lời khuyên: “ Đừng gọi thành quả của mình là may mắn, vì như vậy là vứt bỏ ý chí và nỗ lực của bản thân” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh chị?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) để thuyết phục mình và mọi người nhận thức được mọi vận may chỉ là khởi đầu.

Câu 2 (5,0 điểm)

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức.



Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh một phương.

(Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)

Cảm nhận của anh/chị về 2 đoạn thơ trên trong bài Sóng của Xuân Quỳnh. Từ đó, nhận xét về quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh thể hiện trong bài thơ.

.........HẾT………



HƯỚNG DẪN CHẤM


Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I


Đọc hiểu

3.0


1

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận/phương thức nghị luận

0.5


2

Chúng ta có thể nỗ lực để tạo ra những thành quả

0.5



3

Tác giả cho rằng: đừng tìm kiếmđừng trông chờ hay thậm chí đổ lỗi cho vận may vì:

- “Vận may” là điều tích cực đến với con người một cách ngẫu nhiên, bất ngờ.

- Tìm kiếm, trông chờ vận may sẽ dẫn đến thụ động, dựa dẫm, kìm hãm sự nỗ lực của bản thân, thành công đạt được có thể không bền vững.

- Không nên đổ lỗi cho vận may vì như thế chứng tỏ bản thân chưa có đầy đủ nhận thức về cuộc sống.

- Vì thế, mỗi người hãy luôn sống chủ động, tích cực, nỗ lực hết mình để có được sự thành công.


1.0




4

- Khẳng định đây là lời khuyên đúng đắn và rất có ý nghĩa với bản thân

- Vì mỗi thành quả đạt được, ngoài yếu tố may mắn bao giờ cũng là kết quả của một quá trình cố gắng, quyết tâm.

- Trong cuộc sống cần biết nắm bắt vận may, đồng thời cố gắng, nỗ lực hết mình để gặt hái thành công.

-…..

1.0



II

Câu

Làm văn

7.0


1

Trình bày suy nghĩ về vấn đề: để thuyết phục mình và mọi người nhận thức được mọi vận may chỉ là khởi đầu.

2.0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: thuyết phục mình và mọi người nhận thức được mọi vận may chỉ là khởi đầu. (0.25)

0.25




c.Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ về cách để thuyết phục mình và mọi người nhận thức được mọi vận may chỉ là khởi đầu. Có thể triển khai theo hướng sau:

1. Mở đoạn: thuyết phục mình và mọi người nhận thức được mọi vận may chỉ là khởi đầu.

2. Thân đoạn:

a. Giải thích: “vận may” là điều tích cực đến với con người một cách ngẫu nhiên. “Mọi vận may chỉ là khởi đầu” khẳng định những điều may mắn không thể là yếu tố quyết định, cũng không thể là cơ sở đánh giá sự thành công hay thất bại của một ai đó mà chỉ là sự bắt đầu.

b. Bàn luận

- Mỗi cá nhân cần nhận thức được “vận may” đến ngẫu nhiên, không thể trông chờ tuyệt đối vào nó. Mà chỉ xem đó là sự khởi đầu thuận lợi (nếu có)

- Luôn tự tin, nỗ lực từng ngày, đặt ra những mục tiêu, ước mơ thật cụ thể, hợp lí

- Luôn trau dồi kiến thức, đọc sách, học hỏi không ngừng

- …..

Dẫn chứng:

c. Mở rộng: Phê phán một số cá nhân lười biếng, ỷ lại, trông chờ vào vận may mà sống không có mục đích, lí tưởng,…

3. Kết đoạn:

- Khẳng định lại vấn đề.

- Liên hệ bản thân…

1.0

d. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0.25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0.25


2

Trình bày cảm nhận của anh/ chị về nỗi nhớ, sự thủy chung trong tình yêu thể hiện qua đoạn trích bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh); nhận xét về quan niệm tình yêu của XQ.

5.0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về đoạn thơ

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (2 vấn đề)

- Đoạn thơ “Con sóng dưới lòng sâu

Hướng về anh một phương”.

- Quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh.

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc vấn đề nghị luận và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:

1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ:

- Tác giả Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu cho những nhà thơ trẻ thời kì chống Mỹ. Hồn thơ XQ hồn nhiên, tươi tắn của một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường.

- “Sóng” được Xuân Quỳnh sáng tác năm 1967 tại biển Diêm Điền trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Bài thơ được in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).

- Khái quát nội dung 2 đoạn thơ: Nỗi nhớ nhung da diết cùng lòng thủy chung sắt son.

2. Cảm nhận về 2 đoạn thơ:

a. Đoạn thơ “Con sóng…còn thức”: Hình tượng sóng gắn liền với nỗi nhớ trong tình yêu

- Hình ảnh đối lập “dưới lòng sâu - trên mặt nước”: con sóng vẫn nhớ về bờ, thao thức trên đại dương xa thẳm

- Thủ pháp nhân hóa “Ôi con sóng nhớ bờ/ ngày đêm không ngủ được”: nỗi nhớ đến cồn cào, day dứt.

- Lòng em cũng luôn hướng về anh, về tình yêu của cuộc đời em: nỗi nhớ đã vượt qua khuôn khổ của ý thức, tồn tại cả trong vô thức, vì đã in sâu vào cõi vô thức: “Cả trong mơ còn thức”.

=>Bày tỏ nỗi nhớ một cách trực tiếp, mạnh dạn nhưng đầy chân thành, nỗi nhớ da diết, nỗi nhớ đi sâu vào tiềm thức.

b. Đoạn thơ “Dẫu xuôi…một phương”: Hình tượng sóng gắn liền với lòng chung thủy sắt son:

- Hình ảnh đối: xuôi về phương bắc><ngược về phương nam kết hợp với điệp cấu trúc “Dẫu …” -> Khoảng không gian đặt ra trong khổ thơ nói lên độ dài cách trở, gian lao của thực tế đối với con người thế nhưng càng xa cách bao nhiêu thì lòng người lại thể hiện rõ sự chung thủy bấy nhiêu.

- “Hướng về anh một phương” như một lời khẳng định mạnh mẽ, dứt khoát. Một lời thề thủy chung sắt son.

c. Nghệ thuật: Đoạn thơ với thể thơ 5 chữ, cách ngắt nhịp, phối âm, hình ảnh giàu sức biểu cảm; vận dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, điệp, đối; ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên,…đã thể hiện nỗi nhớ nhung da diết của một tình yêu nồng nàn và thủy chung son sắt.

3. Nhận xét về quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh:

- XQ thể hiện 1 quan niệm tình yêu mang tính chất truyền thống. Biểu hiện cụ thể qua nỗi nhớ của người phụ nữ đang yêu được ẩn dụ kín đáo qua hình tượng sóng. Tình yêu còn gắn liền với sự chung thủy, với khát vọng về một mái ấm gia đình hạnh phúc.

- Bên cạnh đó, bài thơ thể hiện quan niệm mới mẻ hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu. Đó là một tình yêu với nhiều cung bậc phong phú, đa dạng: dữ dội, ồn ào, dịu êm, lặng lẽ. Người phụ nữ khi yêu chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và rung động rạo rực trong lòng mình “Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể”, khao khát kiếm tìm một tình yêu lớn của cuộc đời, dám sống hết mình cho tình yêu, hòa nhập tình yêu cá nhân vào tình yêu rộng lớn của cuộc đời, với khát khao được “tan ra” để hòa vào “biển lớn tình yêu”.

- Hai quan niệm này không đối lập mà bổ sung cho nhau làm nên vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng.

- Quan niệm ấy thể hiện qua thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu mang âm điệu của sóng, hình ảnh ẩn dụ của “sóng” mang tính chất biểu tượng.

=>Quan niệm ấy đã góp phần tạo nên thành công cho thi phẩm, tạo dấu ấn trong phong cách thơ XQ, qua đó người đọc thấy được khát vọng tình yêu cao đẹp là khát vọng sống vô cùng nhân văn.

4. Kết luận:

- Khẳng định lại giá trị của tác phẩm và nét đẹp trong những khát khao, xúc cảm của người con gái trong tình yêu.

- Mở rộng liên hệ thực tế (hướng đến tình yêu chân chính, thủy chung; biết sống hết mình với tình yêu đích thực, cao đẹp…).

4.0



0.5













2.0




























0.5





1.0


d. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0.25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

0.25

…………HẾT………..

Ngoài Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Văn Có Lời Giải (Đề 14) thì các đề thi trong chương trình lớp 12 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Xem thêm

Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Văn Có Đáp Án (Đề 11)
14 Đề Thi Học Kỳ 2 Toán 12 Có Đáp Án
Đề Thi THPT Quốc Gia 2022 Môn Anh THPT Phụ Dực Có Đáp Án
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Văn Có Lời Giải (Đề 12)
Chuyên Đề Đạo Hàm Và Hàm Số Mũ, Hàm Số Logarit Luyện Thi THPT Quốc Gia
Tài Liệu Lịch Sử 12 Từ 1954 Đến 1975
Đề Thi Học Kì 1 Tiếng Anh 12 Năm 2022-2023 Có Đáp Án
Đề Thi Học Kỳ 2 Toán 12 Sở GD & ĐT Quảng Nam 2020-2021 Có Đáp Án
Đề Thi Văn THPT Quốc Gia 2021 Có Lời Giải (Đề 13)