Đề Thi HSG Sử 9 Tỉnh Quảng Nam Có Đáp Án – Đề Số 1
Đề Thi HSG Sử 9 Tỉnh Quảng Nam Có Đáp Án – Đề Số 1 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.
Trong hành trình chinh phục kiến thức của mình, các em học sinh luôn tìm kiếm những thử thách để kiểm tra và đánh giá năng lực của mình. Một trong những thử thách đó chính là thi học sinh giỏi, giúp các em khẳng định và nâng cao trình độ của mình. Trong đó, môn Sử được coi là một trong những môn thi thường xuyên và quan trọng nhất. Và hôm nay, chúng ta sẽ cùng đến với đề thi HSG Sử 9 Tỉnh Quảng Nam Có Đáp Án – Đề Số 1, một trong những đề thi học sinh giỏi sử cấp huyện được đánh giá là khá thử thách. Cùng với đó, chúng ta cũng sẽ tìm hiểu về lý do tại sao lớp 9 nên thi học sinh giỏi môn Sử và những điều cần lưu ý để đạt kết quả tốt trong kì thi này. Hãy cùng tìm hiểu và trau dồi kiến thức nhé!
Đề thi tham khảo:
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM
ĐỀ CHÍNH THỨC
|
KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH NĂM HỌC 2017 - 2018 Môn thi: LỊCH SỬ Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 17/4/2018
|
Câu 1. (3,5 điểm)
Nêu những yếu tố chung góp phần thúc đẩy Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu trở thành ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới vào nửa sau thế kỉ XX. Xác định yếu tố quan trọng nhất và giải thích.
Câu 2. (2,5 điểm)
Những sự kiện lịch sử nào chứng tỏ: “Một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX?
Câu 3. (4,5 điểm)
Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam? Những yếu tố tác động đến việc lựa chọn con đường cứu nước mới của Người.
Câu 4. (2,5 điểm)
Hoàn thành nội dung các phong trào cách mạng 1936 – 1939 và 1939 – 1945 ở Việt Nam theo mẫu sau:
Nội dung |
Phong trào dân chủ 1936 – 1939 |
Phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945 |
Kẻ thù |
|
|
Mục tiêu đấu tranh |
|
|
Phương pháp đấu tranh |
|
|
Câu 5 . (7,0 điểm)
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975) của dân tộc Việt Nam, hãy xác định:
a. Thắng lợi trên mặt trận ngoại giao trong năm 1954 và 1973. Ý nghĩa của những thắng lợi đó đối với cách mạng Việt Nam.
b. Những trận đánh tiêu biểu mở ra khả năng quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ. Chỉ ra những điểm giống và khác nhau của những trận đánh đó.
-------- HẾT ---------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: ………………………………….. Số báo danh: ……….
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM
|
KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH NĂM HỌC 2017 – 2018 |
|
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ Ngày thi: 17/4/2018 |
(Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang)
I. Hướng dẫn chung.
- Nếu bài làm của học sinh diễn đạt theo cách riêng nhưng vẫn đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của nội dung hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn chấm.
- Không làm tròn điểm (giữ nguyên điểm lẻ đến 0,25)
II. Đáp án và biểu điểm.
Câu |
Nội dung |
Điểm |
||||||||||||||||
1
|
Nêu những yếu tố chung góp phần thúc đẩy Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu trở thành ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới vào nửa sau thế kỉ XX. Xác định yếu tố quan trọng nhất và giải thích. |
3.5 |
||||||||||||||||
|
Những yếu tố chung - Đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật; áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật, điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm… - Vai trò quản lí và điều tiết có hiệu quả của nhà nước. Các chính sách và biện pháp phù hợp của nhà nước có vai trò thúc đẩy kinh tế phát triển. - Trình độ tập trung sản xuất, tập trung tư bản cao... (HS có thể nêu yếu tố chung khác, dùng để thay thế cho ý 3) |
1.0
0.75
0.25 |
||||||||||||||||
Yếu tố quan trọng nhất Đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật; áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật,… Giải thích Do đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật; áp dụng triệt để những thành tựu khoa học - kĩ thuật vào các ngành sản xuất kinh tế, các nước đó đã tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm nên có khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường… |
0.75
0.75 |
|||||||||||||||||
2
|
Những sự kiện lịch sử nào chứng tỏ: “Một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX? |
2.5 |
||||||||||||||||
+ Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, sau Chiến tranh lạnh và vấn đề Campuchia được giải quyết bằng việc kí Hiệp định Pari về Campuchia (10/1991). Tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt. + Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN: 01/1984 Brunây, 7/1995 Việt Nam, 9/1997 Lào và Myanma, 4/1999 Campuchia. ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên. Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất. + ASEAN chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh. + Năm 1992, ĐNA thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA); Năm 1994 lập Diễn đàn khu vực (ARF) … -> Kết luận |
0.75
0.75
0.5
0.25
0.25
|
|||||||||||||||||
3 |
Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam? Những yếu tố tác động đến việc lựa chọn con đường cứu nước mới của Người. |
4.5
|
||||||||||||||||
|
* Sự kiện: Tháng 7 – 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. Người đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản. * Những yếu tố tác động: - Yếu tố thời đại + Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa với các mâu thuẫn trong lòng nó diễn ra gay gắt -> Người nhận ra bản chất của CNTB nên không lựa chọn con đường CMTS. + Cách mạng Tháng Mười Nga thành công mở ra cho các dân tộc bị áp bức “một thời đại giải phóng dân tộc”; CN Mác Lênin được truyền bá; Quốc tế Cộng sản được thành lập…đã chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng cho các dân tộc bị áp bức -> giúp cho Người tìm hiểu lý luận và thực tiễn để lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn. - Yếu tố dân tộc + Sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam diễn ra liên tục và anh dũng. Các con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản đều không thành công. Đất nước lâm vào “ tình hình đen tối tưởng như không có đường ra”,-> đặt ra yêu cầu tìm một con đường mới. - Yếu tố cá nhân: trí tuệ và nhãn quan chính trị của Nguyễn Ái Quốc + Thấy được hạn chế trong con đường cứu nước của ông cha… + Kết hợp nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tiễn nhiều quốc gia trên thế giới để tìm ra ưu điểm, hạn chế của cách mạng từng nước… + Phát hiện thấy trong Luận cương của Lênin “con đường giải phóng cho chúng ta” là con đường GPDT theo khuynh hướng vô sản. |
1.0
0.5
0.5
1.0
0.5 0.5
0.5 |
||||||||||||||||
4 |
Hoàn thành nội dung các phong trào cách mạng 1936 – 1939 và 1939 – 1945 ở Việt Nam theo mẫu sau: |
2.5 |
||||||||||||||||
|
||||||||||||||||||
5
|
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) của dân tộc Việt Nam, hãy xác định: |
7.0 |
||||||||||||||||
a. Thắng lợi trên mặt trận ngoại giao trong năm 1954 và 1973. Ý nghĩa của những thắng lợi đó đối với cách mạng Việt Nam. * Thắng lợi trên mặt trận ngoại giao trong năm 1954 và 1973 - Năm 1954: Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương được kí kết. - Năm 1973: Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được kí kết. * Ý nghĩa của những thắng lợi đó đối với cách mạng Việt Nam. Ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ.
- Hiệp định Giơnevơ cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ ở Việt Nam, đánh dấu sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. - Hiệp định Giơnevơ là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng. - Với Hiệp định Giơnevơ, Pháp buộc phải rút quân về nước; Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương; miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. Ý nghĩa của Hiệp định Pari Hiệp định Pari là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta ở hai miền đất nước. Là văn bản pháp lí công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, Mĩ phải rút hết quân về nước. Đây là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam. |
4.0
0.5 0.5
0.5
0.5
0.5
1.5 |
|||||||||||||||||
b. Những trận đánh tiêu biểu mở ra khả năng quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ. Chỉ ra những điểm giống và khác nhau của những trận đánh đó. * Trận đánh tiêu biểu - Trận Ấp Bắc (1963). - Trận Vạn Tường (1965). * Giống nhau: - Là những chiến thắng có ý nghĩa mở đầu cho thắng lợi của ta trong hai chiến lược chiến tranh. - Mở ra khả khả năng quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược chiến tranh mới của Mĩ. - Mở ra những cao trào đấu tranh mạnh mẽ sau đó. * Khác nhau: - Chiến thắng Ấp Bắc là thắng lợi của quân dân ta chống lại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đánh bại cuộc hành quân của quân đội Sài Gòn. Đánh vào âm mưu “bình định” của kẻ thù. - Chiến thắng Vạn Tường là thắng lợi của quân dân ta chống lại chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đánh bại cuộc hành quân của quân đội Mĩ, đồng minh Mĩ và quân đội Sài Gòn. Đánh bại cuộc hành quân có quy mô lớn của Mĩ với phương tiện chiến tranh hiện đại và sự phối hợp của nhiều binh chủng… Đánh vào âm mưu “tìm diệt” và “bình định” của kẻ thù. |
3.0
1.0
0.75
0.5
0.75 |
HẾT
Trong bài kiểm tra kỳ này, các em học sinh lớp 9 đã có cơ hội thể hiện khả năng của mình trong nhiều môn học khác nhau. Tuy nhiên, trong số đó, môn Sử luôn được đánh giá là một trong những môn học quan trọng và có tính thực tiễn cao. Để đạt được kết quả cao trong kì thi học sinh giỏi, việc lựa chọn môn Sử là một trong những lựa chọn sáng suốt và hợp lý. Với Đề Thi HSG Sử 9 Tỉnh Quảng Nam Có Đáp Án – Đề Số 1 cùng với những đề thi học sinh giỏi sử cấp huyện, các em học sinh đã có cơ hội rèn luyện và nâng cao kiến thức của mình trong môn Sử. Chúc mừng các em đã vượt qua được kỳ thi này và tiếp tục phấn đấu học tập để đạt được thành tích tốt trong tương lai.
Ngoài Đề Thi HSG Sử 9 Tỉnh Quảng Nam Có Đáp Án – Đề Số 1 thì các đề thi trong chương trình lớp 9 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Xem thêm: