Docly

Đề Thi HSG Địa 9 Tỉnh Quảng Nam Có Đáp Án – Đề 2

Đề Thi HSG Địa 9 Tỉnh Quảng Nam Có Đáp Án – Đề 2 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

Kỳ thi học sinh giỏi Địa Lý là một trong những sân chơi quan trọng cho các em học sinh trên đường học tập và phát triển bản thân. Và trong Đề Thi HSG Địa 9 Tỉnh Quảng Nam – Đề 2, các thí sinh sẽ đối mặt với những câu hỏi thử thách về kiến thức và kỹ năng phân tích địa lý của một khu vực. Đây là một trong những đề thi học sinh giỏi địa 9 cấp huyện, đòi hỏi các em phải có kiến thức vững chắc và khả năng suy luận tốt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Đề Thi HSG Địa 9 Tỉnh Quảng Nam – Đề 2 cùng với đáp án chi tiết. Hãy cùng đến với chúng tôi để khám phá và nâng cao kiến thức của mình trong môn Địa Lý 9.

Tham khảo đề thi lớp 9

Đề Thi HSG Sử 9 Tỉnh Quảng Nam Có Đáp Án – Đề Số 2
Đề Thi HSG Sử 9 Tỉnh Quảng Nam 2019-2020 Có Đáp Án – Lịch Sử 9
Đề Thi HSG Sử 9 Tỉnh Quảng Nam 2020-2021 Có Đáp Án – Lịch Sử 9
Đề Thi HSG Sử 9 Sở GD Quảng Nam 2021-2022 Có Đáp Án – Lịch Sử 9
Trắc Nghiệm Sử 9 HK1 Năm 2022-2023 Có Đáp Án

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG NAM


KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9

NĂM HỌC 2018-2019

ĐỀ CHÍNH THỨC


Môn thi: ĐỊA LÍ

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Ngày thi: 04/4/2019






Câu 1. (3,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

a. Nhận xét sự phân bố dân cư ở nước ta.

b. Cho biết tại sao ở miền núi nước ta có mật độ dân số thấp?

Câu 2. (5,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

a. Nêu ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở nước ta.

b. Trình bày và giải thích sự phát triển của ngành công nghiệp điện ở nước ta. Tại sao ở nước ta công nghiệp điện luôn được ưu tiên đi trước một bước?

Câu 3. (5,5 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

a. So sánh tiềm năng về tài nguyên khoáng sản, thủy điện giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với vùng Tây Nguyên.

b. Chứng minh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thuận lợi về tự nhiên để phát triển tổng hợp kinh tế biển.

Câu 4. (2,5 điểm).

a. Kể tên các huyện đảo của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

b. Tại sao cần phải ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ?

Câu 5. (4,0 điểm). Cho bảng số liệu sau:

SỐ DÂN THÀNH THỊ, NÔNG THÔN NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2018

(Đơn vị: nghìn người)

Năm


2005


2011

2014

2018

Thành th

22332

27888

30035

34658

Nông thôn

60060

59952

60694

60909

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu số dân thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 2005 - 2018.

b. Nhận xét và giải thích cơ cấu số dân thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn trên.

----- HẾT -----

- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)

- Giám thị không giải thích gì thêm.



- Họ và tên thí sinh: ………………………………… Số báo danh: …………………..



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TỈNH QUẢNG NAM

KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9

Năm học 2018 - 2019


HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN

Môn: Địa lí

(Hướng dẫn chấm này gồm 4 trang)

Câu

Ý

Nội dung yêu cầu

Điểm

1

(3,0 điểm)

a

Nhận xét sự phân bố dân cư ở nước ta

2,0

- Dân cư nước ta phân bố không đều.

0,25

- Phân bố không đều giữa đồng bằng và miền núi.

+ Dẫn chứng: Mật độ dân số đồng bằng.

+ Dẫn chứng: Mật độ dân số miền núi.

0,25

0,25

0,25

- Phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn.

(Dẫn chứng số liệu)

0,25

0,25

- Phân bố không đều trong nội bộ từng vùng.

(Dẫn chứng)

0,25

0,25

b

Ở miền núi nước ta có mật độ dân số thấp vì:

1,0

- Địa hình bị chia cắt, gây khó khăn đối với việc phát triển sản xuất, đời sống sinh hoạt …

0,5

- Các nguyên nhân khác: cơ sở hạ tầng, kinh tế (các ngành công nghiệp, dịch vụ) còn hạn chế.

0,5

2

(5,0 điêm)

a

Trình bày ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở nước ta.

1.0

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

0,25

- Tạo ra sản phẩm có giá trị xuất khẩu: như cà phê, cao su…

0,25

- Khai thác tốt các nguồn tài nguyên: đất, khí hậu;/ phá thế độc canh trong nông nghiệp.

0,25

- Góp phần bảo vệ môi trường: chống xói mòn đất, điều hòa khí hậu …

0,25

Nếu thí sinh chưa nêu đủ 4 ý trên, nhưng nêu được một trong các ý khác như: Góp phần giải quyết việc làm; điều chỉnh phân bố dân cư, lao động;…thì chấm 0,25 điểm nhưng tổng số điểm ý a không quá 1,0 điểm.


b

Trình bày và giải thích sự phát triển của ngành công nghiệp điện ở nước ta.

3,0

* Trình bày sự phát triển


- Công nghiệp điện lực nước ta gồm nhiệt điện và thủy điện.

0,25

- Sản lượng điện ngày càng tăng.

(Dẫn chứng số liệu)

0,25

0,25

- Các nhà máy thủy điện có công suất lớn: Sơn La, Hòa Bình, Yaly…

- Các nhà máy nhiệt điện có công suất lớn: Phú Mỹ, Phả Lại, Cà Mau…

0,25


0,25

- Hệ thống trạm và đường dây tải điện trải dài từ Bắc vào Nam

0,25

* Giải thích sự phát triển


- Ngành điện phát triển để phục vụ sản xuất, sinh hoạt, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

0,5

- Nước ta có nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp điện: Nguồn than, dầu mỏ, khí đốt; trữ lượng thủy năng trên các hệ thống sông lớn.

0,5

- Nhu cầu về điện cho sản xuất và đời sống ngày càng tăng.

- Các thế mạnh khác: Cơ sở vật chất kĩ thuật, đường lối chính sách...

0,25

0,25

Ở nước ta công nghiệp điện luôn được ưu tiên đi trước một bước vì:

1,0

- Công nghiệp điện tác động mạnh, toàn diện đến các ngành kinh tế về quy mô, công nghệ, chất lượng sản phẩm…

0,5

- Điện năng là mặt hàng tiêu thụ thiết yếu, đảm bảo cuộc sống văn minh, hiện đại của người dân.

0,5

3

(5,5 điểm)

a


So sánh tiềm năng về tài nguyên khoáng sản, thủy điện giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (TDMNBB) với vùng Tây Nguyên.

3,0

Giống nhau


- Hai vùng đều có những những loại khoáng sản có trữ lượng lớn.

0,5

- Hai vùng đều có tiềm năng lớn về thủy điện.

0,5

Khác nhau:


* Về khoáng sản:

- TDMNBB:

+ Giàu tài nguyên khoáng sản nhất nước ta.

+ Có nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn.

+ Dẫn chứng: Than đá, apatit, thiếc, sắt,…

- Tây Nguyên: có bôxit với trữ lượng lớn



0,25

0,25

0,25

0,25

* Về thủy điện:

- TDMNBB: Tiềm năng thủy điện lớn nhất nước (khoảng 37% trữ năng thủy điện cả nước), tập trung chủ yếu trên hệ thống sông Hồng.

- Tây Nguyên: Tiềm năng thủy điện xếp thứ hai sau TDMNBB (khoảng 21% trữ năng thủy điện cả nước), tập trung chủ yếu trên các hệ thống sông: Xê Xan, Xrê Pôk.


0,5



0,5

b

Chứng minh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thuận lợi về tự nhiên để phát triển tổng hợp kinh tế biển.

2,5

Thế mạnh về thủy sản:

- Vùng biển giàu hải sản, có các ngư trường lớn (Hoàng Sa, Trường Sa, …) thuận lợi cho khai thác hải sản.

- Ven bờ có các vùng nước mặn, nước lợ thích hợp cho nghề nuôi trồng thủy sản.


0,5


0,25


Giao thông vận tải biển: Đường bờ biển dài, có nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho xây dựng cảng như: Đà Nẵng, Dung Quất, Cam Ranh,…

0,5



Du lịch biển - đảo:

- Dọc bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp thuận lợi phát triển du lịch biển như Non Nước, Quy Nhơn, Nha Trang, Mũi Né…

- Nhiều cảnh quan đẹp ở các vùng biển và đảo ven bờ.


0,5


0,25

Khoáng sản biển:

- Ven bờ có titan, cát thủy tinh.

- Nhờ có nhiệt độ cao, nhiều nắng nên nghề làm muối phát triển thuận lợi, nhất là Sa Huỳnh, Cà Ná.


0,25

0,25


Nếu thí sinh chưa nêu đủ các ý trên, nhưng nêu được ý: Một số đảo ven bờ có yến sào đem lại giá trị kinh tế cao chấm 0,25 điểm


4

(2,5 điểm)

a

Kể tên các huyện đảo của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: Hoàng Sa, Lý Sơn, Trường Sa, Phú Quý.

(Nêu đúng mỗi huyện đảo cho 0,25 điểm)

1,0

b

Phải ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ vì:

1,5

- Hoạt động khai thác hải sản của nước ta còn nhiều bất hợp lí: Trong khi sản lượng đánh bắt ven bờ đã cao gấp 2 lần khả năng cho phép thì sản lượng đánh bắt xa bờ mới chỉ bằng 1/5 khả năng cho phép.

0,5

- Khai thác được sản lượng lớn, cho giá trị kinh tế cao.

0,25

- Tránh nguy cơ cạn kiệt hải sản ven bờ.

0,25

- Khẳng định chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ nước ta.

0,25

- Ngư dân vươn khơi, bám biển góp phần bảo vệ an ninh cho Tổ quốc.

0,25

5

(4,0 điểm)

a

Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu số dân thành thị và nông thôn nước ta

2,5

Xử lí số liệu

CƠ CẤU SỐ DÂN THÀNH THỊ, NÔNG THÔN

NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005-2018

(Đơn vị: %)

Năm

(Đơn vị: nghìn người)Năm


2005


2011

2014

2018

Thành th

27,1

31,7

33,1

36,3

Nông thôn

72,9

68,3

66,9

63,7

Tng số

100,0

100,0

100,0

100,0


1,0

Thí sinh có thể làm tròn số để lấy 1 hoặc 2 chữ số thập phân. Nếu sai số liệu 1 năm trừ 0,25 điểm, 2 năm trừ 0,5 điểm, sai số liệu 3 năm trở lên không cho điểm, không ghi đơn vị trừ 0,25 điểm


- Vẽ biểu đồ miền (các loại biểu đồ khác không cho điểm)

+ Đảm bảo chính xác về số liệu, khoảng cách năm.

+ Ghi đầy đủ thông tin, tên biểu đồ, có chú giải.

+ Có tính thẩm mĩ, trực quan.

(Nếu không đủ, đúng các yêu cầu trên thì trừ 0,25 điểm đối với mỗi yêu cầu)

1,5

b

Nhận xét, giải thích cơ cấu số dân thành thị , nông thôn nước ta

1,5

Nhận xét

0,75

- Tỉ lệ dân nông thôn luôn lớn hơn thành thị.

0,25

- Xu hướng chuyển dịch: tỉ lệ dân thành thị tăng, tỉ lệ dân nông thôn giảm. (Dẫn chứng)

0,5

Giải thích

0,75

- Tỉ lệ dân thành thị tăng, tỉ lệ dân nông thôn giảm là do nước ta thực hiện quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa.

0,5

- Tỉ lệ dân thành thị còn thấp do nước ta xuất phát điểm là nước nông nghiệp; trình độ đô thị hóa thấp.

0,25

* Thí sinh có thể làm bài theo các cách khác nhau nhưng có ý đúng thì chấm theo

điểm tối đa của mỗi ý.

----- HẾT -----




















Kết thúc Đề Thi HSG Địa 9 Tỉnh Quảng Nam – Đề 2, các em học sinh đã có cơ hội thử thách và nâng cao kiến thức của mình trong môn Địa Lý 9. Những đề thi học sinh giỏi luôn là những bài kiểm tra khó nhằn, đòi hỏi sự tập trung và chuẩn bị kỹ lưỡng từ các em. Tuy nhiên, qua đề thi này, các em đã có thể củng cố và nâng cao kiến thức của mình, từ đó cải thiện kết quả học tập của mình. Để đạt thành tích tốt nhất, hãy cố gắng học tập và luyện tập thường xuyên, sử dụng những đề thi học sinh giỏi như Đề Thi HSG Địa 9 Tỉnh Quảng Nam – Đề 2 để củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng phân tích địa lý. Hãy cùng nhau nỗ lực và đam mê để trở thành những người học giỏi và thành công trong con đường học tập và phát triển bản thân!

Ngoài Đề Thi HSG Địa 9 Tỉnh Quảng Nam Có Đáp Án – Đề 2 thì các đề thi trong chương trình lớp 9 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

>> Xem thêm:

Trắc Nghiệm Sử 9 HK1 Quảng Nam 2021-2022 Có Đáp Án – Lịch Sử 9
Trắc Nghiệm Sử 9 HK1 Tỉnh Quảng Nam Có Đáp Án – Vòng 1
Đề Thi Sinh 9 Học Kì 1 Tỉnh Quảng Nam Có Đáp Án – Vòng 1
Đề Thi Sinh 9 Học Kì 1 Tỉnh Quảng Nam Có Đáp Án – Vòng 2
Đề Kiểm Tra Học Kì 2 Môn Sinh 9 Tỉnh Quảng Nam – Đề Số 2
Đề Thi Giữa Học Kì 2 Lớp 9 Môn Sử THCS Trung Thành 2021-2022 Có Đáp Án Và Ma Trận
Đề Kiểm Tra Học Kì 2 Môn Sinh 9 THCS Bát Tràng 2021-2022 Có Đáp Án – Lịch Sử 9
Đề Thi Chuyên Sử Vào 10 Sở GD Quảng Nam Có Đáp Án – Đề Số 1
Đề Thi Chuyên Sử Vào 10 Sở GD Quảng Nam Có Đáp Án – Đề Số 2
Đề Thi HSG Sử 9 Tỉnh Quảng Nam Có Đáp Án – Đề Số 1