Docly

Đề Thi HSG Địa 9 Sở GD Quảng Nam Có Đáp Án – Đề 1

Đề Thi HSG Địa 9 Sở GD Quảng Nam Có Đáp Án – Đề 1 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

Các em học sinh lớp 9 luôn là những người đang phải đối mặt với những thử thách khó khăn của môn học Địa Lý. Để giúp các em nâng cao kiến thức và kỹ năng trong môn học này, các đề thi học sinh giỏi địa 9 đã được ra đời, trong đó có Đề Thi HSG Địa 9 Sở GD Quảng Nam – Đề 1. Đây là một trong những đề thi hsg địa 9 cấp huyện rất được các em quan tâm và mong muốn làm tốt.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và nỗ lực học tập, các em có thể cải thiện kết quả học tập của mình, đồng thời trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để phát triển trong tương lai. Vì vậy, để đạt kết quả tốt nhất, các em cần phải rèn luyện kỹ năng giải đề thi học sinh giỏi địa 9, đặc biệt là đề hsg địa 9.

Với Đề Thi HSG Địa 9 Sở GD Quảng Nam – Đề 1, các em sẽ có cơ hội thử sức và nâng cao kiến thức của mình về các khái niệm, địa danh, địa hình, và tình hình kinh tế – xã hội của các vùng miền. Các em sẽ được kiểm tra khả năng phân tích, suy luận, và đưa ra những giải pháp hợp lý trong các tình huống thực tế.

Hãy cùng đón nhận thử thách và nỗ lực học tập để đạt được kết quả tốt nhất trong Đề Thi HSG Địa 9 Sở GD Quảng Nam – Đề 1 và các đề thi học sinh giỏi địa 9 khác!

> Đề thi tham khảo:

Đề Thi Giữa Học Kì 2 Lớp 9 Môn Sử THCS Trung Thành 2021-2022 Có Đáp Án Và Ma Trận
Đề Kiểm Tra Học Kì 2 Môn Sinh 9 THCS Bát Tràng 2021-2022 Có Đáp Án – Lịch Sử 9
Đề Thi Chuyên Sử Vào 10 Sở GD Quảng Nam Có Đáp Án – Đề Số 1
Đề Thi Chuyên Sử Vào 10 Sở GD Quảng Nam Có Đáp Án – Đề Số 2
Đề Thi HSG Sử 9 Tỉnh Quảng Nam Có Đáp Án – Đề Số 1

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH

QUẢNG NAM NĂM HỌC 2017-2018

ĐỀ CHÍNH THỨC










Môn thi: ĐỊA LÝ

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Ngày thi: 17/4/2018


CÂU I (4,0 điểm).

1. Dựa vào các hình thể hiện độ dài ngày và đêm theo vĩ độ dưới đây, cho biết các địa điểm sau thuộc vĩ độ nào và giải thích lí do? (Chú thích: Đêm Ngày )

ĐỊA ĐIỂM A ĐỊA ĐIỂM B

Tháng

Giờ 0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12


Tháng

Giờ 0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

6













6













12













12













18













18













24













24













2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nêu sự giống nhau về đặc điểm khí hậu của hai vùng khí hậu Đông Bắc Bộ và Tây Bắc Bộ.



CÂU II (3,5 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

1. Nêu đặc điểm phân bố cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Liên hệ thực tế, em hãy cho biết những chính sách góp phần thúc đẩy phát triển giáo dục ở miền núi nước ta?

2. Chứng minh rằng: Cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.


CÂU III (4,5 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

1. Trình bày vai trò và tình hình phát triển ngành ngoại thương ở nước ta.

2. Lập bảng thống kê thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo thành phần kinh tế năm 2000 và 2007, từ đó rút ra nhận xét về sự chuyển dịch và giải thích.



CÂU IV (4,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

1. Kể tên 04 khu kinh tế ven biển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

2. Trình bày sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa tiểu vùng Đông Bắc với Tây Bắc của Trung du và miền núi Bắc Bộ.


CÂU V (4,0 điểm). Cho bảng số liệu sau:

SỐ DÂN VÀ SẢN LƯỢNG ĐIỆN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1995 – 2014

Năm

1995

2005

2010

2014

Số dân (triệu người)

72,0

82,4

86,9

90,5

Sản lượng điện (tỉ kwh)

14,7

52,1

96,0

141,3

1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng của số dân, sản lượng điện và sản lượng điện bình quân trên đầu người của nước ta, giai đoạn 1995 – 2014.

2. Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét cần thiết và giải thích.

------------------- Hết -------------------

- Thí sinh được sử dụng máy tính bỏ túi và Atlat Địa lí Việt Nam.

- Họ và tên thí sinh:…………………………. Số báo danh:…………





SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH

QUẢNG NAM NĂM HỌC 2017-2018



Môn thi: ĐỊA LÝ

Ngày thi: 17/04/2018

HƯỚNG DẪN CHẤM HSG ĐỊA 9 CẤP TỈNH - NĂM 2018

(Gồm: 03 trang)

CÂU

Ý

NỘI DUNG

ĐIỂM

I


1

* Các địa điểm sau thuộc vĩ độ nào và giải thích.

- Địa điểm A: 900 B (Cực Bắc).

- Vì có ngày dài 24 giờ từ ngày 21.3 đến 23.9 và đêm dài 24 giờ từ ngày 23/9 đến 21/3 (hoặc 6 tháng ban ngày vào mùa hè và 6 tháng ban đêm vào mùa đông).

- Địa điểm B: 00 (Xích đạo).

- Vì có ngày và đêm bằng nhau và bằng 12 giờ trong cả năm.


0,5



0,5

0,5

0,5

2

* Sự giống nhau về đặc điểm khí hậu của 2 vùng:

- Đều thuộc miền khí hậu phía Bắc.

- Khí hậu mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

- Khí hậu phân chia 2 mùa rõ rệt: mùa đông: lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều.

- Chế độ nhiệt: biên độ nhiệt khá cao, mùa đông có những tháng nhiệt độ < 200 c.

- Lượng mưa: khá lớn, có sự phân hóa đa dạng:

+ Phân hóa theo mùa: mùa mưa (mùa hạ), mùa khô (mùa đông)

+ Phân hóa theo không gian: khác nhau do chịu tác động của địa hình.

- Gió: là các vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.


0,25

0,25


0,25


0,25

0,25

0,25


0,25

0,25

II

1

* Đặc điểm phân bố cộng đồng các dân tộc:

- Các dân tộc ít người sinh sống chủ yếu ở miền núi, trung du, trong đó:

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có hơn 30 dân tộc.

+ Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có hơn 20 dân tộc.

+ Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Chăm, Khơ-me.

+ Hiện nay, phân bố dân tộc đã có nhiều thay đổi.

- Dân tộc Việt (Kinh) chiếm đa số, phân bố rộng khắp cả nước nhưng tập trung nhiều ở đồng bằng, trung du và duyên hải.

- Chính sách nhà nước:

+ Thành lập các trường nội trú.

+ Chế độ phụ cấp cho giáo viên, học sinh.

+ Cộng điểm xét tuyển vào các trường.

+ Các ý khác…


0,25


0,25

0,25

0,25

0,25


0,25


0,25

0,25

0,25

0,25

2

* Sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành:

- Lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp luôn chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng giảm mạnh.

- Lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng có tỉ trọng tăng.

- Lao động trong ngành dịch vụ có tỉ trọng tăng.


0,5

0,25

0,25




III

1

* Vai trò của ngoại thương:

- Giải quyết đầu ra cho sản phẩm.

- Đổi mới công nghệ.

- Mở rộng sản xuất với chất lượng cao.

- Cải thiện đời sống nhân dân.

* Tình hình phát triển:

- Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu tăng.

- Hàng xuất khẩu chủ yếu: công nghiệp nặng và khoáng sản, CN nhẹ và tiểu thủ CN,..

- Hàng nhập khẩu chủ yếu: máy móc, thiết bị, phụ tùng, nguyên, nhiên, vật liệu…

- Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Hoa kì, Nhật, EU…

- Thị trường nhập khẩu chủ yếu: ASEAN, Trung Quốc, Nhật…


0,25

0,25

0,25

0,25


0,25


0,25


0,25

0,25

0,25

2

* Lập bảng thống kê: CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CỦA CẢ NƯỚC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ 2007 (Đơn vị: %)

Năm

2000

2007

Khu vực Nhà nước

34,2

20,0

Khu vực ngoài Nhà nước

24,5

25,4

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

41,3

44,6

Tổng số

100,0

100,0

(Tên, đơn vị: 0,25 điểm;số liệu mỗi năm đúng đạt 0,25 điểm)

* Nhận xét: Nhìn chung, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo thành phần kinh tế ở nước ta từ năm 2000 - 2007 có sự chuyển dịch, trong đó:

- Tỉ trọng giá trị SXCN của KV Nhà nước giảm nhanh: 14,2%

- Tỉ trọng giá trị SXCN của KV ngoài Nhà nước tăng nhanh: 10,9%

- Giá trị SXCN của KV có vốn đầu tư ngoài luôn chiếm tỉ trọng cao nhất và tăng: 3,3%

* Giải thích:

- Nước ta đang phát triển nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường nhiều thành phần.

- Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu tư (đặc biệt từ khi gia nhập WTO)…

(Nếu học sinh không nêu rõ 2 ý mà chỉ nêu chung: thành tựu công cuộc Đổi mới chỉ được 0.25 điểm).

0,75











0,25

0,25


0,25


0,25



0,25


0,25

IV

1

* Các khu kinh tế ven biển của vùng Nam Trung Bộ:

- Chu Lai.

- Dung Quất.

- Nhơn Hội.

- Nam Phú Yên.

- Vân Phong. (kể được 4 trong 5 khu kinh tế cho điểm tối đa).

1,0


2

* Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế:

Tiểu vùng

Đông Bắc

Tây Bắc

Tự nhiên

Núi TB, thấp, cánh cung.

Núi cao, địa hình hiểm trở.

Khí hậu NĐA có mùa đông lạnh.

Khí hậu NĐA có mùa đông lạnh ít hơn.

Thế mạnh

Khai thác khoáng sản

Tiểm năng thủy điện

Rừng, cây CN, dược liệu, rau quả ôn đới…

Rừng, cây CN lâu năm

Du lịch sinh thái

Chăn nuôi gia súc lớn

Kinh tế biển: Thủy sản, du lịch, giao thông.





0,5


0,5


0,5


0,5

0,5


0,5

V

1

* Vẽ biểu đồ:

- Xử lí số liệu:

Năm

1995

2005

2010

2014

ĐBQ (Kwh/người)

204,2

632,3

1104,7

1561,3

TĐTT ĐBQ (%)

100

309,6

541,0

764,6

TĐTT Dân số (%)

100

114,4

120,7

125,7

TĐTT SLĐ (%)

100

354,4

653,1

961,2

(tính mỗi đối tượng đúng 0,25điểm)

- Vẽ biểu đồ: BĐ đường (các biểu đồ khác không có điểm- đúng mỗi đường 0,5 điểm - có tên, chú thích, khoảng cách năm, số liệu… thiếu mỗi ý -0,25điểm).



1,0





1,5


2

* Nhận xét: Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của số dân, sản lượng điện và sản lượng điện bình quân trên đầu người của nước ta, giai đoạn 1995 – 2014 đều tăng liên tục, nhưng không đều. Trong đó:

- Số dân tăng chậm nhất, tăng 25,7%.

- Sản lượng điện tăng nhanh nhất, tăng 861,2%.

- Sản lượng điện bình quân trên đầu người tăng khá nhanh, tăng 664,6%.

* Giải thích:

- Dân số tăng chậm do nước ta thực hiện tốt chính sách dân số.

- Sản lượng điện tăng nhanh nhất do nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển CN điện lực và nhu cầu cao.

(Nếu học sinh giải thích được: do quá trình CNH – HĐH thì cũng đạt 0,25 điểm).




0,25

0,25

0,25


0,25


0,25


0,25




Trong bài thi học sinh giỏi Địa 9, sự chuẩn bị kỹ càng và nỗ lực học tập không ngừng nghỉ sẽ giúp các em đạt kết quả tốt. Đề thi HSG Địa 9 Sở GD Quảng Nam Có Đáp Án – Đề 1 là một trong những bài kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh trên lãnh vực địa lý. Với độ khó và nội dung đa dạng, đề thi này đòi hỏi các em phải có kiến thức vững chắc và kỹ năng giải quyết bài tập tốt.

Tuy nhiên, đừng quá lo lắng và nản chí trước thử thách này. Các em hãy luôn tin tưởng vào năng lực của mình và cố gắng hết sức để hoàn thành bài thi một cách tốt nhất có thể. Nếu đã chuẩn bị đầy đủ và tự tin với kiến thức của mình, các em hoàn toàn có thể vượt qua bài thi này một cách xuất sắc.

Với kết quả thu được từ đề thi HSG Địa 9 Sở GD Quảng Nam Có Đáp Án – Đề 1, các em có thể sử dụng để cải thiện và hoàn thiện thêm kiến thức của mình, cũng như đánh giá năng lực bản thân. Hãy tiếp tục học tập chăm chỉ và đam mê môn địa lý, để có thể trở thành những người có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực này và đạt được thành tích cao trong các kỳ thi tương lai.

Ngoài Đề Thi HSG Địa 9 Sở GD Quảng Nam Có Đáp Án – Đề 1 thì các đề thi trong chương trình lớp 9 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

> Xem thêm:

20 Đề Thi Sinh 9 Học Kì 1 Có Đáp Án – Sinh Học 9
Đề Thi Giữa Kì 2 Môn Sinh 9 Năm 2021-2022 Có Đáp Án Và Ma Trận
Đề Thi Giữa HK2 Môn Sinh 9 Năm 2022 Có Đáp Án – Sinh Học 9
Đề Kiểm Tra Học Kì 2 Môn Sinh Năm 2022 Có Đáp Án Và Ma Trận
Đề Kiểm Tra Lịch Sử 9 Giữa Học Kì 1 Năm 2022-2023 Có Đáp Án-Đề 1
Trắc Nghiệm Sử 9 HK1 Quảng Nam 2021-2022 Có Đáp Án – Lịch Sử 9
Trắc Nghiệm Sử 9 HK1 Tỉnh Quảng Nam Có Đáp Án – Vòng 1
Đề Thi Sinh 9 Học Kì 1 Tỉnh Quảng Nam Có Đáp Án – Vòng 1
Đề Thi Sinh 9 Học Kì 1 Tỉnh Quảng Nam Có Đáp Án – Vòng 2
Đề Kiểm Tra Học Kì 2 Môn Sinh 9 Tỉnh Quảng Nam – Đề Số 2