Đề Thi Giữa Kì 2 Văn 7 KNTT Có Đáp Án Và Ma Trận
Đề Thi Giữa Kì 2 Văn 7 KNTT Có Đáp Án Và Ma Trận được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.
Chào mừng đến với trang tài liệu đặc biệt dành cho từ khoá “Đề Thi Giữa Kì 2 Văn 7 KNTT Có Đáp Án Và Ma Trận”. Kỳ thi giữa kì 2 môn Văn là một cơ hội để bạn thể hiện sự sáng tạo và khả năng ứng dụng tri thức đã học vào việc diễn đạt ý tưởng một cách chính xác và độc đáo.
Trang tài liệu này đã được tạo ra nhằm cung cấp cho bạn Đề Thi Giữa Kì 2 Văn 7 KNTT, đi kèm với đáp án chi tiết và ma trận đặc tả. Bộ đề thi này được biên soạn dựa trên những yêu cầu và kiến thức mới trong chương trình học Văn lớp 7, nhằm giúp bạn rèn luyện khả năng phân tích văn bản và biểu đạt ý tưởng một cách sáng tạo.
Tài liệu này sẽ giúp bạn mở rộng tri thức và nắm vững kiến thức cần thiết trong môn Văn. Bạn sẽ có cơ hội tiếp cận với các bài tập và câu hỏi đa dạng, giúp bạn phát triển khả năng phân tích, diễn đạt ý tưởng và sáng tạo trong việc viết văn.
Đáp án chi tiết và ma trận đặc tả sẽ giúp bạn hiểu rõ cách giải quyết từng bài tập và những yếu tố quan trọng trong việc phân tích văn bản. Bạn có thể sử dụng đáp án và ma trận đặc tả để kiểm tra, đánh giá và cải thiện kỹ năng của mình, từ đó nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi giữa kì 2.
Chúng tôi hy vọng rằng tài liệu này sẽ là nguồn cảm hứng và hướng dẫn thú vị cho bạn trong việc phát triển khả năng sáng tạo và viết văn. Hãy sử dụng tài liệu này để ôn tập và chuẩn bị tốt cho kỳ thi giữa kì 2. Chúc bạn thành công và tiếp tục khám phá chân trời sáng tạo của văn học.
Đề thi tham khảo
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Môn Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
KIẾN VÀ CHÂU CHẤU
Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít. Bỗng chú bắt gặp bạn kiến đi ngang qua, bạn ấy đang còng lưng cõng một hạt ngô để tha về tổ. Châu chấu cất giọng rủ rê: “Bạn kiến ơi, thay vì làm việc cực nhọc, chi bằng bạn hãy lại đây trò truyện và đi chơi thoả thích cùng tớ đi!”. Kiến trả lời: “Không, tớ bận lắm, tớ còn phải đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông sắp tới. Bạn cũng nên làm như vậy đi bạn châu chấu ạ”. “Còn lâu mới tới mùa đông, bạn chỉ khéo lo xa”. Châu chấu mỉa mai. Kiến dường như không quan tâm tới những lời của châu chấu xanh, nó tiếp tục tha mồi về tổ một cách chăm chỉ và cần mẫn.
Thế rồi mùa đông lạnh lẽo cũng tới, thức ăn trở nên khan hiếm, châu chấu xanh vì mải chơi không chuẩn bị lương thực nên giờ sắp kiệt sức vì đói và rét. Còn bạn kiến của chúng ta thì có một mùa đông no đủ với một tổ đầy những ngô, lúa mì mà bạn ấy đã chăm chỉ tha về suốt cả mùa hè.
(Truyện ngụ ngôn “Kiến và Châu chấu”- trang 3-NXB thông tin)
Câu 1. Truyện Kiến và châu chấu thuộc thể loại nào?
A. Truyện ngụ ngôn. B. Truyện đồng thoại. C. Truyền thuyết. D. Thần thoại.
Câu 2. Vào những ngày hè, chú châu chấu đã làm gì?
A. Nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng ca hát ríu ra ríu rít.
B. Siêng năng làm bài tập về nhà cô giáo phát.
C. Cần cù thu thập đồ ăn dự trữ cho mùa đông.
D. Giúp châu chấu mẹ dọn dẹp nhà cửa.
Câu 3. Châu chấu đã rủ kiến làm gì cùng mình?
A. Cùng nhau thu hoạch rau củ trên cánh đồng.
B. Trò chuyện và đi chơi thoả thích.
C. Cùng nhau về nhà châu chấu chơi.
D. Cùng nhau chuẩn bị lương thực cho mùa đông.
Câu 4. Trạng ngữ trong câu sau được dùng để làm gì ?
“Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít.”
A. Chỉ nguyên nhân. B. Chỉ thời gian.
C. Chỉ mục đích. C. Chỉ phương tiện.
Câu 5. Vì sao kiến không đi chơi cùng châu chấu?
A. Kiến không thích đi chơi.
B. Kiến không thích châu chấu.
C. Kiến đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông.
D. Kiến không muốn lãng phí thời gian.
Câu 6. Theo em, châu chấu là những hình ảnh đại diện cho những kiểu người nào trong cuộc sống?
A. Những người vô lo, lười biếng.
B. Những người chăm chỉ.
C. Những người biết lo xa .
D. Những người chỉ biết hưởng thụ.
Câu 7. Vì sao kiến lại có một mùa đông no đủ?
A. Kiến còn dư thừa nhiều lương thực.
B. Kiến chăm chỉ, biết lo xa.
C. Kiến được bố mẹ cho nhiều lương thực.
D. Được mùa ngô và lúa mì.
Câu 8. Từ “kiệt sức” có nghĩa là gì?
A. Không còn sức để làm.
B. Không có sức khỏe.
C. Yếu đuối.
D. Yếu ớt.
Câu 9. Nếu là châu chấu trong câu chuyện, em sẽ làm gì trước lời khuyên của kiến?
Câu 10 . Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Trò chơi điện tử là món tiêu khiển khiển hấp dẫn, nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?
------------------------- Hết -------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Môn: Ngữ văn lớp 7
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
|
ĐỌC HIỂU |
6,0 |
|
1 |
A |
0,5 |
2 |
A |
0,5 |
|
3 |
D |
0,5 |
|
4 |
B |
0,5 |
|
5 |
C |
0,5 |
|
6 |
A |
0,5 |
|
7 |
B |
0,5 |
|
8 |
A |
0,5 |
|
|
9 |
- HS nêu được : - Em sẽ nghe theo lời kiến - Em sẽ chăm chỉ cùng kiến đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông |
1,0 |
|
10 |
Bài học rút ra:
|
1,0 |
II |
|
VIẾT |
4,0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận |
0,25 |
|
|
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm về trò chơi điện tử |
0,25 |
|
|
c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: |
0,5 |
|
|
- Nêu được vấn đề cần nghị luận - Giải thích được khái niệm trò chơi điện tử là gì? - Thực trạng của việc chơi trò chơi điện tử của lứa tuổi học sinh. - Chỉ ra những lợi ích và tác hại của trò chơi điện tử. - Đề xuất giải pháp. |
2.5 |
|
|
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. |
0,25 |
|
|
e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. |
0,25 |
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||
1
|
Đọc hiểu
|
Truyện ngụ ngôn |
3 |
0 |
5 |
0 |
0 |
2 |
0 |
|
60 |
2 |
Viết
|
1. Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40 |
Tổng |
15 |
5 |
25 |
15 |
0 |
30 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
20 |
40% |
30% |
10% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
||||||
Nhận biết |
Thông hiểu
|
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||||
1 |
Đọc hiểu |
Truyện ngụ ngôn |
Nhận biết: - Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu của văn bản. - Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện. - Nhận diện được nhân vật, tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngụ ngôn. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu. - Trình bày được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện trong tác phẩm. - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với bài học được thể hiện qua tác phẩm. |
3TN
|
5TN
|
2TL
|
|
|||
|
||||||||||
2 |
Viết |
Nghị luận về một vấn đề trong đời sống.
|
Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản, về vấn đề nghị luận. Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (Từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản…) Vận dụng: Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống. Lập luận mạch lạc, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề nghị luận; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện được cảm xúc của bản thân trước vấn đề cần bàn luận. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. |
|
|
|
1TL*
|
|||
Tổng |
|
3TN |
5TN |
2 TL |
1 TL |
|
||||
Tỉ lệ % |
|
20 |
40 |
30 |
10 |
|
||||
Tỉ lệ chung |
|
60 |
40 |
|
Ngoài Đề Thi Giữa Kì 2 Văn 7 KNTT Có Đáp Án Và Ma Trận thì các đề thi trong chương trình lớp 7 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Xem thêm