Docly

Đề Thi Giữa Kì 2 Văn 7 Năm 2021-2022 Có Đáp Án Và Ma Trận

Đề Thi Giữa Kì 2 Văn 7 Năm 2021-2022 Có Đáp Án Và Ma Trận được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

Chào mừng đến với trang tài liệu đặc biệt dành cho từ khoá “Đề Thi Giữa Kì 2 Văn 7 Năm 2021-2022 Có Đáp Án Và Ma Trận”. Kỳ thi giữa kì 2 đã đến gần và đây là cơ hội để bạn thể hiện kiến thức và khả năng văn hóa của mình.

Trang tài liệu này đã được tạo ra nhằm cung cấp cho bạn bộ Đề Thi Giữa Kì 2 Văn 7 của năm học 2021-2022, kèm theo đáp án chi tiết và ma trận đánh giá. Bộ đề thi này được biên soạn một cách tỉ mỉ và dựa trên nội dung chương trình học Văn lớp 7, nhằm giúp bạn ôn tập và chuẩn bị tốt cho kỳ thi quan trọng này.

Tài liệu này cung cấp cho bạn một loạt các đề thi đa dạng về nội dung và hình thức. Bạn sẽ được tiếp cận với các bài tập và câu hỏi thú vị, giúp bạn mở rộng kiến thức và nắm vững những kiến thức cần thiết. Đồng thời, ma trận đánh giá sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tiêu chí và yêu cầu đánh giá của kỳ thi, từ đó chuẩn bị tốt cho các phần kiểm tra và bài viết.

Đáp án chi tiết được cung cấp cùng với từng đề thi, giúp bạn tự kiểm tra và đánh giá kết quả của mình. Bạn có thể sử dụng đáp án để tự nắm vững kiến thức và cải thiện kỹ năng của mình, từ đó chuẩn bị tốt cho kỳ thi giữa kì 2.

Chúng tôi hy vọng rằng tài liệu này sẽ là nguồn cảm hứng và hướng dẫn thú vị cho bạn trong quá trình ôn tập và chuẩn bị cho kỳ thi Văn học kì 2. Hãy tận dụng tài liệu này một cách hiệu quả và chúc bạn thành công trong kỳ thi sắp tới!

Đề thi tham khảo

10 Đề Thi Văn Lớp 7 Học Kì 2 Năm 2022 Có Đáp Án
Đề Thi Văn Lớp 7 Học Kì 2 Sở GD Quảng Nam 2020-2021 Có Đáp Án
Đề Thi Văn Lớp 7 Học Kì 2 Sở GD Quảng Nam 2019-2020 Có Đáp Án
14 Đề Thi Văn Lớp 7 Học Kì 2 Có Đáp Án
Đề Thi Giữa Kì 2 Văn 7 THCS Đạo Trù 2021-2022 Có Đáp Án Và Ma Trận

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II

MÔN NGỮ VĂN 7


I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: (3 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Con thường sống ngẩng cao đầu mẹ ạ

Tính tình con hơi ngang bướng kiêu kì

Nếu có vị chúa nào nhìn con vào mắt

Con chẳng bao giờ cúi mặt trước uy nghi.


Nhưng mẹ ơi, con xin thú thật

Trái tim con dù kiêu hãnh thế nào

Đứng trước mẹ dịu dàng chân chất

Con thấy mình bé nhỏ làm sao.”

(Hen-rích Hai-nơ: Thư gửi mẹ. Tế Hanh dịch)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ ?

Câu 2. (1,5 điểm): Trong đoạn thơ có sử dụng một cặp từ trái nghĩa. Hãy phát hiện và nêu tác dụng của cặp từ đó?

Câu 3 (1 điểm): Qua đoạn thơ, em hiểu điều tâm sự của người con muốn nói với mẹ những gì?

II. TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 4 (2 điểm): Từ đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn biểu cảm (khoảng 200 chữ) với chủ đề: Mẹ ơi, con yêu mẹ!

Câu 5 (5 điểm): Tục ngữ có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.


ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM

  1. PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Câu 1

(0,5 điểm)

- Phương thức biểu đạt chín: biểu cảm.

Câu 2

(1,5 điểm)

- Học sinh chỉ ra được cặp từ trái nghĩa: “ngẩng >< cúi” (0,5 điểm).

- Tác dụng: thể hiện cách sống không chịu khuất phục trước uy quyền của nhà thơ (1 điểm).

Câu 3

(1 điểm)

- Có thể nêu cách hiểu của mình về lời tâm sự của người con với mẹ. Trọng tâm cần đạt được ý cơ bản sau: Đoạn thơ là lời tâm sự của người con với mẹ: con thường sống ngẩng cao đầu, uy quyền không khuất phục được con nhưng trước mẹ dịu dàng, chân chất, bao giờ con cũng thấy mình bé nhỏ khiêm nhường.

  1. TẠO LẬP VĂN BẢN

Câu 4

(2 điểm)

- Cảm nhận nội dung đoạn thơ: Đoạn thơ là lời tâm sự, là tình cảm của người con dành cho mẹ...

- Từ tình cảm của người con dành cho mẹ trong đoạn thơ, HS bộc lộ tình cảm, cảm xúc của bản thân với mẹ.

Câu 5

(5 điểm)

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh biết vận dụng những kiến thức về đặc điểm, cách làm bài văn văn nghị luận: xác lập luận điểm, luận cứ và cách lập luận.

- Bài văn có bố cục 3 phần, hệ thống ý sáng rõ, có sự liên kết giữa các phần, các đoạn.

* Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể có những cách cảm nhận khác nhau nhưng cần đảm bảo một số nội dung cơ bản sau:

1. Mở bài:

- Dẫn dắt và nêu vấn đề: Lòng biết ơn là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.

- Trích dẫn câu tục ngữ.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

b.1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ 

* Nghĩa đen: “quả” là trái cây. Khi ăn một trái cây chín vàng, ngon ngọt, ta phải biết nhớ ơn nguời trồng cây.

* Nghĩa bóng: “quả” là thành quả lao động về vật chất và tinh thần. Được hưởng thụ thành quả lao động phải biết nhớ ơn những người - “kẻ trồng cây” đã có công tạo dựng nên.

=> Thông qua hình ảnh ẩn dụ, câu tục ngữ nêu ra một truyền thống, đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta: lòng biết ơn

b.2. Chứng minh

- Nội dung câu tục ngữ hoàn toàn đúng:

+ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một truyền thống quý báu của dân tộc từ xưa đến nay.

+ Tất cả những thành quả mà chúng ta được hưởng hiện nay không tự nhiên mà có.

+ Được thừa hưởng giá trị vật chất, tinh thần ngày nay, chúng ta phải biết ơn, hướng về nơi xuất phát để bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn.

+ Người sống biết ơn ý thức được trách nhiệm sống của mình. Họ sống tích cực phát huy cao độ khả năng sáng tạo dựa trên sự kế thừa phát huy những thành quả của người đi trước. Người sống biết ơn sẽ luôn được yêu quý, trân trọng.

+ Khi chúng ta biết ơn quá khứ, trân trọng giá trị nguồn cội cũng là khi chúng ta đang làm giàu vốn văn hoá cho bản thân và góp phần bảo vệ văn hoá truyền thống của đất nước.

- Các biểu hiện thực tế đời sống thể hiện đạo lí:

+ Lễ hội tưởng nhớ tổ tiên 10/3, Lễ hội Đống Đa (Quang Trung), Trần Hưng Đạo,

+ Những ngày lễ lớn trong năm 8/3, 27/7, 20/11,

+ Thờ cúng tổ tiên…

b.3. Mở rộng

- Phê phán một bộ phận giới trẻ ngày nay đang quay lưng với truyền thống, sống ích kỷ, chỉ biết cho riêng mình.

- Mỗi chúng ta cần nhận thức được ý nghĩa của lối sống đẹp.

- Không chỉ sống biết ơn, chúng ta phải biết sống cống hiến, như vậy mới là thái độ sống tốt nhất.

3. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề: Bài học sâu sắc về lòng biết ơn, đạo lí làm người thích hợp.

* Cách cho điểm:

- Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên.

- Điểm 4: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, tri thức trong bài khách quan, diễn đạt tương đối tốt, có thể còn một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt.

- Điểm 2 - 3: Đáp ứng được khoảng một nửa số ý trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ.

- Điểm 1: Trình bày sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.

- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.


............................................................................................................................................................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II

Bộ môn: Ngữ văn 7


A. BẢNG MÔ TẢ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao


Đọc – hiểu văn bản

- Nhận ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

- Chỉ ra cặp từ trái nghĩa có trong đoạn thơ.


- Hiểu được lời con muốn nói với mẹ trong đoạn thơ.

- Hiểu được tác dụng của việc sử dụng cặp từ trái nghĩa.


Vận dụng kiến thức phần đọc – hiểu văn bản để viết đoạn văn với câu chủ đề: Mẹ ơi, con yêu mẹ!




Tạo lập văn bản








Tạo lập văn bản miêu tả tả cảnh giờ ra chơi.


B. BẢNG MA TRẬN

Cấp độ


Chủ đề

(Nội dung, chương…)


Nhận biết


Thông hiểu


Vận dụng thấp


Vận dụng cao


Cộng



Chủ đề 1: Đọc – hiểu văn bản

- Nhận ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

- Nhận biết được biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn.


- Hiểu được nội dung của đoạn văn.



Vận dụng kiến thức phần đọc – hiểu văn bản để viết đoạn văn với câu chủ đề: Mẹ ơi, con yêu mẹ!



Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

Số câu: 1

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ: 5 %


Số câu: 1

Số điểm: 1,5

Tỉ lệ: 15 %

Số câu: 1

Số điểm:1

Tỉ lệ: 10 %


Số câu: 3

Số điểm: 3

Tỉ lệ: 30 %


Chủ đề 2: Tạo lập văn bản




Tạo lập văn bản biểu cảm về nội dung bài thơ Mẹ ơi, con yêu mẹ!

Tạo lập văn bản chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ



Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ: %

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ: 0%

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ lệ:20 %

Số câu: 1

Số điểm: 5

Tỉ lệ: 50 %

Số câu: 2

Số điểm: 7

Tỉ lệ: 70 %

Tổng số câu:

Tổng số điểm:

Tỉ lệ:

Số câu: 1

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ: 5 %


Số câu: 1

Số điểm:1,5

Tỉ lệ: 15 %

Số câu: 2

Số điểm: 3

Tỉ lệ: 30 %

Số câu: 1

Số điểm: 5

Tỉ lệ: 50 %

Số câu: 5

Số điểm: 10

Tỉ lệ: 100 %



Ngoài Đề Thi Giữa Kì 2 Văn 7 Năm 2021-2022 Có Đáp Án Và Ma Trận thì các đề thi trong chương trình lớp 7 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Xem thêm

Đề Thi HK2 Văn 7 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án Và Đặc Tả
Đề Thi Giữa HK1 Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo 2022-2023 Có Đáp Án
Đề Thi HK2 Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo Có Đáp Án Và Đặc Tả
Đề Thi HK2 Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo Có Đáp Án Và Ma Trận
Đề Thi Giữa Kì 1 Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo Có Đáp Án Và Ma Trận
Đề Thi Giữa Kì 2 Văn 7 KNTT Có Đáp Án Và Ma Trận
Đề Văn Lớp 7 Học Kì 2 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án Và Đặc Tả
Đề Văn Lớp 7 Học Kì 2 KNTT Có Đáp Án Và Ma Trận
Đề Thi Giữa Học Kì 1 Văn 7 Cánh Diều Có Đáp Án
Đề Thi Văn Lớp 7 Học Kì 2 Năm 2021-2022 Có Đáp Án