Docly

Bộ Đề Thi Giữa Học Kỳ 2 Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo Có Đáp Án

Bộ Đề Thi Giữa Học Kỳ 2 Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo Có Đáp Án được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

Trong quá trình học tập, đề thi giữa học kỳ 2 môn Văn 7 không chỉ là cơ hội để học sinh củng cố kiến thức mà còn là thách thức để khám phá chân trời sáng tạo. Việc thể hiện tư duy sáng tạo, khả năng diễn đạt ý tưởng và phân tích văn bản là những yếu tố quan trọng trong việc làm bài thi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá bộ đề thi giữa học kỳ 2 Văn 7 chân trời sáng tạo, đồng thời cung cấp đáp án để học sinh tự đánh giá và nắm bắt được những khía cạnh cần cải thiện.

Bộ đề thi giữa học kỳ 2 Văn 7 chân trời sáng tạo bao gồm một loạt các bài tập đa dạng và thú vị. Những đề thi này không chỉ tập trung vào việc kiểm tra kiến thức văn hóa, từ ngữ, ngữ pháp và kỹ năng viết mà còn khuyến khích học sinh phát triển khả năng tư duy sáng tạo, suy luận và phân tích. Bằng cách thử sức với các bài tập trong bộ đề này, học sinh sẽ được khám phá và khai phá sự sáng tạo của bản thân, mở rộng tầm nhìn và nâng cao khả năng diễn đạt.

Đặc biệt, bộ đề thi này cung cấp đáp án chi tiết, giúp học sinh tự đánh giá kết quả và hiểu rõ hơn về cách giải quyết các bài tập. Qua việc làm bài và đọc đáp án, học sinh sẽ có cơ hội nắm vững các phương pháp, kỹ thuật và cấu trúc làm bài thiệu quả. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để học sinh tự tin hơn và chuẩn bị tốt hơn cho các kỳ thi và thử thách tương lai.

Hãy cùng nhau khám phá bộ đề thi giữa học kỳ 2 Văn 7 chân trời sáng tạo, với đáp án chi tiết để học sinh tự tin và tiến bộ trong hành trình học tập.

Đề thi tham khảo

Đề Thi Văn Cuối Kì 2 Lớp 7 Cánh Diều 2022-2023 Có Đáp Án Và Ma Trận
Đề Thi HSG Văn 7 Cấp Huyện Minh Họa 2022-2023 Có Đáp Án Và Ma Trận
Các Dạng Đề Thi HSG Văn 7 Có Đáp Án Và Lời Giải
10 Đề Thi Văn Cuối Kì 2 Lớp 7 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án Và Ma Trận
10 Đề Thi Văn Giữa Kì 2 Lớp 7 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án Và Ma Trận
20 Đề Thi Học Sinh Giỏi Văn 7 Năm 2022-2023 Có Lời Giải

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 7

Thời gian làm bài: 90 phút


I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm):

Đọc ngữ liệu sau:

Không có gì diệt tình bằng hữu(1) và những hảo ý(2) bằng thói nhiều chuyện. Không cần nói nhiều mà cần nói nghĩa lý và có duyên.

Kẻ nhiều chuyện phá hoại danh dự của kẻ khác, gây những cảm tưởng sai lầm, làm cho người ta nghi kị nhau, oán ghét nhau, vì vậy đi tới đâu, ai cũng trốn tránh như trốn bệnh dịch vậy.

Nhiều chuyện là một thói trời sinh cũng có, nhưng lắm khi do lòng tự ti mặc cảm. Ai cũng muốn được người biết mình, để ý tới mình, và khi không có tài năng gì khác người thì phải kiếm cách nói xấu bạn bè, vu oan, thêm bớt cho người nghe chú ý tới mình để mình thành trung tâm điểm trong đám đông.

Muốn trừ tật ấy thì trước khi nói điều gì về ai bạn tự hỏi:

- Lời đó đúng không?

- Nếu trúng, ta nhắc lại có ích lợi gì không?

- Ta có cần phải nhắc lại lời ấy không?

Trong sự kinh doanh, người nhiều chuyện thường làm hỏng việc, và mười người bị đuổi khỏi hãng thì có chín người vì có tật nhiều chuyện.

(Trích Bảy bước đến thành công”, Nguyễn Hiến Lê)

*Chú thích:

(1) Bằng hữu: bạn bè.

(2) Hảo ý: ý tốt.

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 2. Vấn đề chính của đoạn trích là gì?

A. Bàn về hảo ý.

B. Bàn về lòng tự ti.

C. Bàn về thói nhiều chuyện.

D. Bàn về tình bằng hữu.

Câu 3. Phép liên kết nào được sử dụng nhiều nhất trong ngữ liệu?

A. Phép lặp từ ngữ

B. Phép thế

C. Phép nối

D. Phép liên tưởng

Câu 4. Câu văn nào có sử dụng phép so sánh?

A. Không có gì diệt tình bằng hữu và những hảo ý bằng thói nhiều chuyện.

B. Không cần nói nhiều mà cần nói nghĩa lý và có duyên.

C. Kẻ nhiều chuyện phá hoại danh dự của kẻ khác, gây những cảm tưởng sai lầm, làm cho người ta nghi kị nhau, oán ghét nhau, vì vậy đi tới đâu, ai cũng trốn tránh như trốn bệnh dịch vậy.

D. Nhiều chuyện là một thói trời sinh cũng có, nhưng lắm khi do lòng tự ti mặc cảm.

Câu 5. Thành ngữ liên quan đến thói nhiều chuyện là

A. Ngứa mồm ngứa miệng.

B. Miệng nói tay làm.

C. Miệng ăn núi lở.

D. Kiến bò miệng chén.

Câu 6. Luận cứ nào không có trong ngữ liệu?

A. Tác hại của thói nhiều chuyện.

B. Nguyên nhân của thói nhiều chuyện.

C. Mặt tích cực của thói nhiều chuyện.

D. Giải pháp để loại bỏ thói nhiều chuyện.

Câu 7. Câu Muốn trừ tật ấy thì trước khi nói điều gì về ai bạn tự hỏi thì từ “ấy” là phương tiện liên kết của

A. phép lặp.

B. phép thế.

C. phép nối.

D. phép liên tưởng.

Câu 8. Theo tác giả, nhiều chuyện chỉ do trời sinh. Đúng hay sai?

A. Đúng. B. Sai.

Câu 9. Vì sao nhiều chuyện sẽ diệt tình bằng hữu?

Câu 10. Nếu em nhận ra mình có thói nhiều chuyện thì em nên duy trì hay loại bỏ thói ấy? Vì sao?


II. VIẾT (4.0 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) bàn về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.


------------- Hết -------------

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

Môn: Ngữ văn lớp 7


Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I


ĐỌC HIỂU

6.0

1

D

0.5

2

C

0.5

3

A

0.5

4

C

0.5

5

A

0.5

6

C

0.5

7

B

0.5

8

B

0.5

9

Học sinh lí giải hợp lí, thuyết phục. Dưới đây là gợi ý:

- Thói "nhiều chuyện" có thể gây hại đến tình bạn bè bởi vì nó có thể dẫn đến những hiểu lầm và xung đột. Khi một người có thói quen nói nhiều, đôi khi họ có thể không suy nghĩ kỹ trước khi nói hoặc không hiểu rõ ý nghĩa của những gì họ đang nói.

- Điều này có thể gây ra những hiểu lầm và khiến người khác cảm thấy bị xúc phạm hoặc bất mãn.

- Nếu một người có thói quen nói nhiều, họ có thể trở nên quá tập trung vào chính họ và bỏ qua nhu cầu và cảm xúc của người khác. Điều này có thể dẫn đến sự khó chịu và bất mãn từ phía bạn bè.

- Nếu một người nói nhiều về những chuyện không quan trọng hoặc có tính chất riêng tư, điều này có thể khiến bạn bè cảm thấy không thoải mái và mất lòng tin.

1.0

10

Thói quen "nhiều chuyện" có thể gây hại đến mối quan hệ và giao tiếp của bạn với người khác. Dưới đây là một số lý do vì sao nên loại bỏ thói quen này:

- Gây phiền toái cho người khác.

- Làm giảm sự quan tâm của người khác.

- Dễ gây hiểu lầm.

- Gây mất thời gian.

1.0

II


VIẾT

4.0


a. Đảm bảo bố cục bài văn tự sự gồm 3 phần: MB, TB, KB.

0,25


b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Nghị luận về một vấn đề trong đời sống: lòng biết ơn.

0,25


c. Nêu ý kiến, quan điểm của bản thân.

HS trình bày ý kiến về vấn đề mình quan tâm, cần đảm bảo các ý sau:

*Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lòng biết ơn trong cuộc sống.

- Nêu ý kiến của bản thân: Lòng biết ơn là đạo lí, truyền thống tốt đẹp.

- Trích dẫn ngữ liệu: Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.

*Thân bài

Giải thích câu tục ngữ

- Nghĩa trên chữ: “Uống nước” phải nhớ đến nới tạo ra nguồn nước.

- Nghĩa ẩn dụ: Khi hưởng thành quả phải biết ơn người ta ra thành quả ấy.

- Nội dung câu tục ngữ: Lời khuyên của người xưa rằng con người cần có lòng biết ơn.

Bàn luận về câu tục ngữ

- Đánh giá câu tục ngữ: Đạo lí tốt đẹp.

- Đưa ra lý lẽ và bằng chứng lý giải tính tốt đẹp của câu tục ngữ:

+ Lý lẽ: Không có gì tự nhiên mà có. Mỗi cá nhân hay xã hội đều thừa hưởng những thành quả mà cá nhân hay xã hội trước để lại; Người sống biết ơn sẽ được mọi người kính trọng, yêu mến và họ có mối quan hệ tốt đẹp với mọi người; Sống biết ơn sẽ làm cho xã hội tốt đẹp, đất nước phát triển vì lẽ biết ơn không chỉ là chuyện nhớ ơn mà còn phát huy thành quả ấy hay tự tạo ra một thành quả mới để thế hệ sau kế thừa.

+ Bằng chứng: Người Việt luôn nhớ ơn anh hùng liệt sĩ như Ngày Thương binh, liệt sĩ; nhớ ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ trong Lễ Tết; nhớ ơn thầy cô trong Ngày nhà giáo Việt Nam.

- Nêu phản đề: Phê phán kẻ sống vô ơn, Ăn cháo đá bát, Qua cầu rút ván,…

*Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề: Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” là một quan niệm sống đúng đắn, một nét đẹp trong văn hóa dân tộc.

- Bài học cho bản thân:

+ Nhận thức: Lòng biết ơn là một lối sống cao đẹp.

+ Hành động: Cần biết ơn mọi người, thể hiện lòng biết ơn bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

3,0



0,5

2,0






0.5


d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0.25


e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục.

0.25



MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7


TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm




Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao





TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL


1



Đọc hiểu

- Văn bản nghị luận

- Thành ngữ

- Liên kết trong văn bản

- Phép so sánh

4

0

4

0

0

2

0


60

2

Viết


Nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

25

5

15

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%


Tỉ lệ chung

60%

40%




BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7

Thời gian: 90 phút


TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/ Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

- Văn bản nghị luận


Nhận biết:

- Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận.

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống và nghị luận phân tích một tác phẩm văn học.

Thông hiểu:

- Xác định được mục đích, nội dung chính của văn bản.

- Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng.

- Phân tích được vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề.

- Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

Vận dụng:

- Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với vấn đề đặt ra trong văn bản.

- Rút ra những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản.

4 TN


















4 TN



















2 TL





















- Thành ngữ

- Liên kết trong văn bản

Nhận biết:

- Nhận biết được thành ngữ.

- Nhận biết được phép liên kết, phương tiện liên kết trong văn bản.


2

Viết

Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống.


Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản, về vấn đề nghị luận.

Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản)

Vận dụng: Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống. Lập luận mạch lạc, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề nghị luận; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện cảm xúc của bản thân trước sự việc cần bàn luận.

Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục.




1 TL*







Tổng


4 TN

4 TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %


30

30

30

10

Tỉ lệ chung


60

40




ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 7

Thời gian làm bài: 90 phút


I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm):

HS đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Trái đất thân yêu của chúng ta đang nóng lên trong khoảng mấy thập kỉ gần đây. Sự ấm nóng ấy đã, đang làm ảnh hưởng đến Đại dương và bầu Khí quyển bao la. Người ta ví Đại dương giống như người mẹ vĩ đại và Khí quyển là người cha khổng lồ cao vời vợi. Đại dương và Khí quyển – người mẹ, người cha thiên nhiên đó gắn bó thân thiết, thủy chung hàng triệu triệu năm không thể tách rời. Nếu với con người “Biển cho ta cá như lòng mẹ/ Nuôi lớn đời ta tự thuở nào” (Huy Cận), thì Khí quyển lại cho ta nguồn oxy quý giá vô cùng, chỉ vài phút thôi không có oxy, sự sống của con người có thể không tồn tại. Người cha khổng lồ đã dang rộng vòng tay yêu thương, lấy thân mình che chở Trái đất bớt đi những tia tử ngoại của Mặt trời để muôn loài được bình an. Vậy mà loài người đang làm Đại dương và Khí quyển bị tổn thương nặng vì sự ấm nóng lên của Trái đất dẫn đến biến đổi khí hậu…

Những hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra khắp nơi không từ một đất nước, dân tộc nào, ảnh hưởng tới nhiều mặt của cuộc sống muôn loài. Đó chính là do sự thay đổi của một vài yếu tố thiên nhiên nhưng nguyên nhân chính vẫn là do các chất khí CO2, metan, … vào bầu khí quyển do các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người đang làm bề mặt Trái đất nóng lên, dẫn đến đại dương nóng lên…

(Trích sách “Luyện kĩ năng đọc hiểu theo đặc trưng thể loại” quyển 2 – Nguyễn Thị Hậu chủ biên – NXBĐHQG Hà Nội, trang 79 và 81)

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì?

A. Nghị luận

B. Miêu tả

C. Tự sự

D. Biểu cảm

Câu 2. Nguyên nhân nào làm Trái đất nóng lên?

A. Con người thiếu oxy

B. Đại dương rộng lớn

C. Các chất khí CO2, metan, ... từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người vào bầu khí quyển

D. Loài người đang làm Đại dương và Khí quyển bị tổn thương nặng

Câu 3. Theo em, nhan đề của văn bản trên là:

A. Con người với thiên nhiên

B. Mẹ thiên nhiên

C. Cần bảo vệ cuộc sống của em

D. Biến đổi khí hậu với đại dương và khí quyển

Câu 4. Văn bản trên bàn về vấn đề gì trong cuộc sống hiện nay?

A. Giá trị của thời gian

B. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng xấu đến trái đất

C. Giá trị của tri thức

D. Con người và thiên nhiên

Câu 5. Câu văn nào sử dụng phép so sánh trong văn bản trên?

A. Sự ấm nóng ấy đã, đang làm ảnh hưởng đến Đại dương và bầu Khí quyển bao la.

B. Trái đất thân yêu của chúng ta đang nóng lên trong khoảng mấy thập kỉ gần đây

C. Những hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra khắp nơi không từ một đất nước, dân tộc nào, ảnh hưởng tới nhiều mặt của cuộc sống muôn loài.

D. Người ta ví Đại dương giống như người mẹ vĩ đại và Khí quyển là người cha khổng lồ cao vời vợi.

Câu 6. Hai từ “Đại dương” và “Khí quyển” thể hiện phép liên kết câu nào?

A. Phép lặp

B. Phép thế

C. Phép nối

D. Tất cả đều sai

Câu 7. Bầu khí quyển giúp ích gì cho đời sống con người?

A. Không giúp ích gì cả

B. Cung cấp nước

C. Che chở Trái đất bớt đi những tia tử ngoại của mặt trời

D. Giúp ta học hành, vui chơi

Câu 8. Bầu khí quyển rất quan trọng với con người vì cho ta nguồn oxy quý giá vô cùng, chỉ vài phút thôi không có oxy, sự sống của con người có thể không tồn tại. Nhận định này đúng hay sai?

A. Đúng. B. Sai.

Câu 9. Em hiểu gì về tác hại của biến đổi khí hậu đến cuộc sống con người ngày nay?

Câu 10. Từ văn bản trên, em nhận thấy mình cần phải làm gì để bảo vệ môi trường em đang sống?


II. VIẾT (4.0 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm.


------------- Hết -------------



HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

Môn: Ngữ văn lớp 7


Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I


ĐỌC HIỂU

6.0

1

A

0.5

2

C

0.5

3

D

0.5

4

B

0.5

5

D

0.5

6

A

0.5

7

C

0.5

8

A

0.5

9

Học sinh lí giải hợp lí, thuyết phục. Dưới đây là gợi ý:

Biến đổi khí hậu làm trái đất nóng lên, băng tan, nước biển dâng cao. Ảnh hưởng xấu đến con người.

- Khô hạn kéo dài, bão lũ, sóng thần, động đất

- Sinh vật biển hao hụt

- Thời tiết khắc nghiệt, cháy rừng

- Hao hụt lương thực, chỗ ở bị thu hẹp

- Sức khỏe suy giảm

1.0

10

HS trả lời những việc làm của bản thân để bảo vệ môi trường mình đang sống. Sau đây là định hướng:

- Tiết kiệm điện.

- Sử dụng các vật dụng tái chế, hạn chế dùng bao nylon.

- Bỏ rác đúng nơi quy định.

- Thường xuyên vệ sinh phòng và nhà ở.

- Giữ gìn cây xanh.

(HS trả lời đúng 2 ý được 0,5 đ, đúng từ 3 ý trở lên được 1,0 đ)

1.0

II


VIẾT

4.0


a. Đảm bảo bố cục bài văn tự sự gồm 3 phần: MB, TB, KB.

0,25


b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0,25


c. Nêu ý kiến, quan điểm của bản thân.

HS trình bày ý kiến về vấn đề mình quan tâm, cần đảm bảo các ý sau:

- Giải thích những từ ngữ, khái niệm quan trọng

- Trình bày được quan điểm, ý kiến của em

+ Khẳng định ý kiến tán thành hoặc phản đối

+ Đưa ra lý lẽ và bằng chứng để thuyết phục mọi người về quan điểm của mình.

+ Nhắn gửi thông điệp về vấn đề trong đời sống

- Khẳng định lại ý kiến và nêu bài học nhận thức của bản thân

3,0



0,5

2,0






0.5


d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0.25


e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục.

0.25


MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7


TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm




Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao





TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL


1



Đọc hiểu

Văn bản nghị luận


4

0

4

0

0

2

0


60

2

Viết


Nghị luận về một vấn đề trong đời sống


0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

25

5

15

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%


Tỉ lệ chung

60%

40%




BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7

Thời gian: 90 phút


TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/ Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

- Văn bản nghị luận


Nhận biết:

- Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận.

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống và nghị luận phân tích một tác phẩm văn học.

Thông hiểu:

- Xác định được mục đích, nội dung chính của văn bản.

- Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng.

- Phân tích được vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề.

- Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

Vận dụng:

- Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với vấn đề đặt ra trong văn bản.

- Rút ra những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản.

4 TN


















4 TN



















2 TL



















2

Viết

Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống.


Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản, về vấn đề nghị luận.

Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản)

Vận dụng: Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống. Lập luận mạch lạc, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề nghị luận; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện cảm xúc của bản thân trước sự việc cần bàn luận.

Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục.




1 TL*







Tổng


4 TN

4 TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %


30

30

30

10

Tỉ lệ chung


60

40


Ngoài Bộ Đề Thi Giữa Học Kỳ 2 Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo Có Đáp Án thì các đề thi trong chương trình lớp 7 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Xem thêm

Đề Kiểm Tra 1 Tiết GDCD 7 Học Kì 1 Năm 2022-2023 Có Đáp Án
Đề Kiểm Tra 1 Tiết GDCD 7 Học Kì 1 Có Đáp Án Và Ma Trận
Đề Kiểm Tra 1 Tiết GDCD 7 Học Kì 1 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án Và Ma Trận
Đề Kiểm Tra GDCD 7 Cuối Học Kì 2 Năm Học 2021-2022 Có Đáp Án
Đề Kiểm Tra GDCD 7 Cuối Học Kì 2 Năm 2022 Có Đáp Án
Đề Kiểm Tra 1 Tiết GDCD 7 Học Kì 1 Năm 2021-2022 Có Đáp Án
15 Đề Kiểm Tra 1 Tiết GDCD 7 Học Kì 1 Có Đáp Án
10 Đề Kiểm Tra GDCD 7 Cuối Học Kì 2 Có Đáp Án
Bộ Đề Thi Văn Cuối Kì 2 Lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo Có Đáp Án Và Ma Trận
Đề Thi HSG Văn 7 Huyện Lục Ngạn 2022-2023 Có Đáp Án