Docly

Bộ Đề Thi Văn Cuối Kì 2 Lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo Có Đáp Án Và Ma Trận

Bộ Đề Thi Văn Cuối Kì 2 Lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo Có Đáp Án Và Ma Trận được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

Trong cuộc hành trình khám phá tri thức của mỗi học sinh, môn Văn luôn có vị trí đặc biệt và quan trọng. Văn không chỉ là nguồn cảm hứng sáng tạo mà còn là nền tảng để phát triển khả năng ngôn ngữ, tư duy và sự nhạy bén với thế giới xung quanh. Và hôm nay, chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến bạn đọc “Bộ Đề Thi Văn Cuối Kì 2 Lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo” – một tài liệu hữu ích với đáp án và ma trận điểm.

“Bộ Đề Thi Văn Cuối Kì 2 Lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo” là một nguồn tư liệu quý giá dành cho các em học sinh lớp 7, giúp các em ôn tập và kiểm tra kiến thức đã học trong môn Văn. Được biên soạn với sự tỉ mỉ và chuyên nghiệp, bộ đề thi này cung cấp cho các em một loạt câu hỏi và bài tập đa dạng, từ văn bản đọc hiểu, văn bản tác phẩm đến văn bản viết và phân tích tác phẩm văn học.

Đặc biệt, bộ đề thi này không chỉ cung cấp đáp án chi tiết để các em tự đánh giá bài làm của mình, mà còn kèm theo ma trận điểm, giúp các em nắm rõ tiêu chí đánh giá và cách tính điểm trong môn Văn. Điều này sẽ giúp các em xác định điểm mạnh, điểm yếu và cải thiện kỹ năng viết, phân tích và diễn đạt ý tưởng một cách chính xác và sáng tạo.

Bằng việc sử dụng “Bộ Đề Thi Văn Cuối Kì 2 Lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo” này, chúng tôi hy vọng rằng các em học sinh sẽ có cơ hội rèn luyện và nâng cao khả năng văn chương của mình, đồng thời khám phá thêm những cung bậc tình cảm và tư duy trong từng trang sách. Điều quan trọng là cùng nhau tạo nên một chân trời sáng tạo mới, nơi mà sự sáng tạo và tri thức không ngừng khám phá và lan tỏa.

Đề thi tham khảo

Đề Kiểm Tra GDCD 7 Cuối Học Kì 2 Năm Học 2021-2022 Có Đáp Án
Đề Kiểm Tra GDCD 7 Cuối Học Kì 2 Năm 2022 Có Đáp Án
Đề Kiểm Tra 1 Tiết GDCD 7 Học Kì 1 Năm 2021-2022 Có Đáp Án
15 Đề Kiểm Tra 1 Tiết GDCD 7 Học Kì 1 Có Đáp Án
10 Đề Kiểm Tra GDCD 7 Cuối Học Kì 2 Có Đáp Án

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

TRƯỜNG THCS….

LỚP: 7……….

HỌ VÀ TÊN:

SBD: ……………………….

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II - Năm học: 2022 -2023

MÔN: NGỮ VĂN 7

THỜI GIAN: 90 phút (Không tính thời gian phát đề)

* Lưu ý: HS làm bài trực tiếp trên giấy này

ĐIỂM

LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN





ĐỀ 1

I. TRẮC NGHIỆM ĐỌC - HIỂU: (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

TRÒ CHƠI “CHIM BAY CÒ BAY”

a. Mục đích:

Trò chơi Chim bay cò bay hình thành tinh thần tập thể, luyện sự chú ý và phản xạ tốt, tập thể dục nhẹ nhàng cho trẻ.

b. Chuẩn bị:

Tập hợp các bé đứng thành một vòng tròn, mặt hướng vào tâm.

Bài đồng giao được sử dụng trong trò chơi

Xấu hổ
Lấy rổ mà che
Lấy nong mà đậy
Lấy chày đập bóng.”

c. Hướng dẫn chơi:

Mọi người đứng chung quanh tạo thành một vòng tròn và sẽ có một người điều khiển trò chơi đứng ở ngay giữa.

Người điều khiển nói “chim bay” đồng thời nhảy bật lên, giang hai cánh tay như chim đang bay.

Lúc đó, các trẻ phải làm động tác và hô theo người điều khiển.

Nếu người điều khiển hô những vật không bay được chẳng hạn như “nhà bay” hay “bàn bay” mà trẻ nào làm động tác bay theo người điều khiển hay những vật bay được mà lại không làm động tác bay thì sẽ bị phạt bằng cách lò cò một vòng bên ngoài vòng tròn.

Trong lúc bị phạt lò cò, các trẻ còn lại có thể vừa vỗ tay vừa hát các câu đồng dao có ý chọc bạn như:

Xấu hổ

Lấy rổ mà che

Lấy nong mà đậy

Lấy chày đập bóng.

Điều này, sẽ tạo nên sự lôi cuốn cho trò chơi hơn, có thể biến tấu thêm phần “cá lặn” hay “tàu lặn,vịt lặn”…để xem kẽ với trò “Chim bay, cò bay”.

( In trong 100 trò chơi dân gian cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng , 2014)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Văn bản “Chim bay cò bay” thuộc thể loại nào ?

A. Văn bản nghị luận

B. Văn bản truyện ngụ ngôn

C. Văn bản truyền thuyết

D. Văn bản thông tin

Câu 2: Văn bản chim bay cò bay” cung cấp được những thông tin cơ bản nào?

A. Mục đích, hướng dẫn chơi, luật chơi

B. Mục đích, chuẩn bị, hướng dẫn chơi

C. Nguồn gốc, hướng dẫn chơi, luật chơi

D. Mục đích, hướng dẫn chơi, hình thức xử phạt

Câu 3: Văn bản Chim bay cò bayhướng dẫn bao nhiêu cách chơi? A. 3 cách chơi

B. 2 cách chơi

C. 1 cách chơi

D. 4 cách chơi

Câu 4: Số từ là:

A. Là từ biểu thị số lượng và số thứ tự của sự vật.

B. Số từ biểu thị số lượng ước chừng.

C. Số từ biểu thị số thứ tự.

D. Số từ biểu thị số lượng.

Câu 5: Thông tin trong mục “Hướng dẫn cách chơi” được triển khai theo cách nào?

A. Theo trình tự thời gian

B. Theo trình tự không gian

C. Theo quan hệ nhân quả

D. Theo diễn biến tâm lí

Câu 6: Trong các tò chơi sau trò chơi nào không phải là trò chơi dân gian?

A. Rồng rắn lên mây

B. Đua thuyền trên cạn

C. Ô ăn quan

D. Trò chơi điện tử

Câu 7: Xác định ý nghĩa của số từ được in đậm trong câu thơ:

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt”

A. Biểu thị số lượng

B. Biểu thị số thứ tự

C. Biểu thị lượng từ

D. Biểu thị số lượng ước chừng

Câu 8: Tìm cụm từ dùng làm chủ ngữ trong câu “Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang

A. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời

B. Dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang

C. Người dân cày Việt Nam

D. Dưới bóng tre xanh

Câu 9: Trò chơi “Bịt mắt bắt dê” mang đến cho em những trải nghiệm gì?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 10: Hãy kể tên hai lễ hội mà em biết ở địa phương em?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

II. VIẾT: (4,0 điểm)

Đề: Suy nghĩ về hiện tượng bạo lực học đường trong trường học hiện nay.

TRƯỜNG THCS ……

LỚP: 7……….

HỌ VÀ TÊN:

SBD: ……………………….

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II - Năm học: 2022 -2023

MÔN: NGỮ VĂN 7

THỜI GIAN: 90 phút (Không tính thời gian phát đề)

* Lưu ý: HS làm bài trực tiếp trên giấy này

ĐIỂM

LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN




ĐỀ 2

I. TRẮC NGHIỆM ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

TRÒ CHƠI “BỊ MẮT BẮT DÊ”

  1. Mục đích

Trò chơi bịt mắt bắt dê giúp trẻ rèn luyện kĩ năng di chuyển, nhanh nhẹn, khéo léo và khả năng phán đoán. Trò chơi giúp tạo không khí vui vẻ, sôi động và tăng thêm tính đoàn kết.

  1. Hướng dẫn chơi

Tùy theo mỗi vùng miền mà có cách chơi khác nhau. Sau đây là 2 cách chơi bịt mắt bắt dê phổ biến như sau: 

 Cách 1: 

Cả nhóm cùng oẳn tù tì hoặc chọn một người xung phong bịt mắt đi bắt dê, khăn bịt mắt, những người xung quanh đứng thành vòng tròn rộng. Người chơi chạy xung quanh người bịt mắt cho đến khi người đó hô “đứng lại” thì phải đứng lại không được di chuyển, lúc này người bịt mắt đi quanh vòng tròn và bắt một người bất kỳ, người chơi cố tạo ra tiếng động để người bịt mắt mất phương hướng khó phán đoán. Cho đến khi người bịt mắt bắt được và đoán đúng tên một ai đó thì người đó phải thế chỗ cho người bịt mắt. Nếu không bắt được ai lại hô bắt đầu để mọi người di chuyển.  

Cách 2:

Chọn hai người vào chơi, một người làm dê, một người đi bắt dê. Cả hai cùng đứng trong vòng tròn và bịt bịt mắt, đứng quay lưng vào nhau. Sau đó nghe theo hiệu lệnh người làm dê vừa di chuyển vừa kêu “be be” để người bắt dê định hình phương hướng và đuổi bắt. Những người đứng xung quanh hò reo tạo không khí sôi động. Người săn bắt được dê thì dê được thay chỗ làm người săn và một người khác ở hàng rào vào làm dê, người săn thắng cuộc trở lại làm hàng rào.

c. Luật chơi trò bịt mắt bắt dê

- Mắt phải được bịt kín

- Người chơi chỉ được cổ vũ, không được nhắc hoặc mách cho bạn đi bắt dê

- Không được đi ra khỏi vòng tròn

- Nếu trong một thời gian quy định mà không bắt được dê thì coi như bên dê thắng và thay người khác vào chơi.

( In trong 100 trò chơi dân gian cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng , 2014)


Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Văn bản “Bịt mắt bắt dê” thuộc thể loại nào?

A. Văn bản nghị luận

B. Văn bản truyện ngụ ngôn

C. Văn bản truyền thuyết

D. Văn bản thông tin

Câu 2: Văn bản Bịt mắt bắt dê” cung cấp được những thông tin cơ bản nào?

A. Mục đích, hướng dẫn chơi, luật chơi

B. Mục đích, chuẩn bị, hướng dẫn chơi

C. Nguồn gốc, hướng dẫn chơi, luật chơi

D. Mục đích, hướng dẫn chơi, hình thức xử phạt

Câu 3: Văn bản Bịt mắt bắt dêhướng dẫn bao nhiêu cách chơi?

A. 1 cách chơi

B. 2 cách chơi

C. 3 cách chơi

D. 4 cách chơi

Câu 4: Dùng cụm từ để mở rộng thành phần nào trong câu?

A. Chủ ngữ, vị ngữ

B. Chủ ngữ, trạng ngữ

C. Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ

D. Vị ngữ, trạng ngữ

Câu 5: Thông tin trong mục “Hướng dẫn cách chơi” được triển khai theo cách nào?

A. Theo trình tự thời gian

B. Theo trình tự không gian

C. Theo quan hệ nhân quả

D. Theo diễn biến tâm lí

Câu 6: Vì sao trong trò chơi “ Bịt mắt bắt dê” người viết lại hướng dẫn 2 cách chơi? (Hiểu)

A. Vì mắt phải được bịt kín

B. Vì trò chơi giúp tạo không khí vui vẻ, sôi động và tăng thêm tính đoàn kết.

C. Vì người chơi không được đi ra khỏi vòng tròn

D. Vì tùy theo mỗi vùng miền mà có cách chơi khác nhau

Câu 7: Xác định chức năng của số từ in đậm trong câu ca dao sau:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hoàn núi cao”

A. Biểu thị số thứ tự cho danh từ

B. Biểu thị số lượng ước chừng cho danh từ

C. Biểu thị số lượng cho danh từ

D. Biểu thị lượng từ cho danh từ

Câu 8: Hãy xác định trạng ngữ trong câu “Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường.

A. Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh

B. Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng

C. Những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường

D. Treo kín bốn bức tường

Câu 9: Trò chơi “Bịt mắt bắt dê” mang đến cho em những trải nghiệm gì?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 10: Hãy kể tên hai di tích lịch sử ở địa phương em?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….


II. VIẾT: (4,0 điểm)

Đề: Suy nghĩ về hiện tượng bạo lực học đường trong trường học hiện nay


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7

ĐỀ 1

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I


ĐỌC HIỂU

6.0


1

D

0.5

2

B

0.5

3

C

0.5

4

A

0.5

5

A

0.5

6

D

0.5

7

B

0.5

8

C

0.5

9

Mang đến cho em những trải nghiệm: Giúp em hình thành tinh thần tập thể, luyện sự chú ý và phản xạ tốt. Trò chơi giúp tạo không khí vui vẻ, sôi động và tăng thêm tính đoàn kết

1.0

10

- Lễ hội ở địa phương em:

+ Lễ hội Kate của xã Phú Lạc

+ Lễ hội Nghinh Ông

1.0

ĐỀ 2

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I


ĐỌC HIỂU

6.0


1

D

0.5

2

A

0.5

3

B

0.5

4

C

0.5

5

A

0.5

6

D

0.5

7

C

0.5

8

B

0.5


9

Mang đến cho em những trải nghiệm: Giúp rèn luyện kĩ năng di chuyển, nhanh nhẹn, khéo léo và khả năng phán đoán. Trò chơi giúp tạo không khí vui vẻ, sôi động và tăng thêm tính đoàn kết

1.0


10

- Kể tên hai di tích lịch sử ở địa phương em:

+ Chùa Cổ Thạch ở xã Bình Thạch

+ Tháp Chăm pa ở xã Phú Lạc

1.0



II

VIẾT (DÀNH CHO CẢ 2 ĐỀ)

ĐIỂM



4.0


a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận..

- Mở bài giới thiệu được đối tượng cần bàn luận

- Thân bài triển khai vấn đề cần bàn luận.

- Kết bài khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề


0,5



b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống.


0,5


c. HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần lựa chọn chi tiết, thông tin chọn lọc, tin cậy về đối tượng.

* HS trình bày các ý sau:

1. Mở bài: Giới thiệu về bạo lực học đường.

2. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường

- Trình bày được các ý sau

+ Thế nào là bạo lực học đường?

+ Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay

+ Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường

+ Hậu quả của bạo lực học đường

+ Biện pháp khắc phục nạn bạo lực học đường

+ Đưa ra bài học cho bản thân

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.






2.06


d. Chính tả, ngữ pháp: 0,25

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Nếu bài làm mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp

0.5


0.5


e. Sáng tạo: 0.5

- Lựa chọn sự việc, chi tiết và sắp xếp diễn biến câu chuyện một cách nghệ thuật; diễn đạt sáng tạo.

- Có những suy nghĩ, cảm nhận mới mẻ, sáng tạo.





MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7


TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm




Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao





TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL


1



Đọc hiểu

- Truyện khoa học viễn tưởng

- Mở rộng thành phần chính và trạng ngữ trong câu bằng cụm từ

- Ngữ cảnh

- Phép tu từ

4

0

4

0

0

2

0


60

2

Viết


Viết bài văn biểu cảm về con người

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

25

5

15

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%


Tỉ lệ chung

60%

40%






BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7

Thời gian: 90 phút


TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/ Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

-Truyện khoa học viễn tưởng


Nhận biết:

- Nhận biết được thể loại, phương thức biểu đạt, đề tài, không gian,… trong truyện khoa học viễn tưởng.

Thông hiểu:

-Hiểu được ý nghĩa từ truyện khoa học viễn tưởng.

Vận dụng:

- Rút ra những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản.

4 TN


















4 TN



















2 TL





















- Mở rộng thành phần chính và trạng ngữ trong câu bằng cụm từ


Nhận biết:

- Nhận biết được thành phần được mở rộng trong câu.

- Nhận biết được phép liên kết, phương tiện liên kết trong văn bản.




- Ngữ cảnh


- Hiểu được ý nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh.







- Phép tu từ

Xác định được phép tu từ trong câu.





2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về con người

Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của bài văn biểu cảm về con người.

Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản)

Vận dụng: Viết được bài văn biểu cảm về con người. Biểu lộ được tình cảm, cảm xúc sâu sắc cho nhân vật.

Vận dụng cao: Có kết hợp yếu tố miêu tả, tự sự trong bài văn biểu cảm.




1 TL*







Tổng


4 TN

4 TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %


30

30

30

10

Tỉ lệ chung


60

40




ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 7

Thời gian làm bài: 90 phút


I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm):

Đọc ngữ liệu sau:

[…] Tàu No-ti-lớt lặn xuống sâu hai, ba ngàn mét và ngày 20 tháng 4 lại nổi lên cách mặt biển một ngàn năm trăm mét. […] Khoảng 11 giờ trưa, Nét Len lưu ý tôi giữa đám tảo đó có một con vật gì đó rất đáng sợ.

[…] Tôi cũng đưa mắt nhìn qua ô cửa và bất giác lùi lại. Trước mắt tôi, một quái vật đang bơi tới. Đó là một con bạch tuộc dài chừng tám mét. Nó bơi lùi rất nhanh về phía tàu. Mắt nó màu xanh xám, nhìn thẳng không động đậy. Tám cánh tay, hay đúng hơn, tám chân từ đầu mọc dài gấp đôi thân và luôn luôn uốn cong. Nhìn thấy rõ hai trăm rưỡi cái giác ở phía trong vòi. Hai hàm răng bạch tuộc giống cái mỏ vẹt bằng sừng, luôn luôn mở ra, khép lại. Lưới nó cũng bằng chất sừng, hàm răng nhọn, rung lên bần bật mỗi khi thò ra khỏi mồm. Thân nó hình thoi phình ở giữa, là một khối thịt nặng chừng hai mươi, hai lăm tấn. Màu sắc nó thay đổi rất nhanh từ màu xám chì sang màu nâu đỏ.

Vì sao con bạch tuộc tức giận? Hẳn là vì sự xuất hiện của tàu No-ti-lớt to lớn hơn nó và vì vòi cũng như hai hàm răng của nó chẳng làm nên chuyện gì…

[…] Cuộc chiến đấu kéo dài mười lăm phút. Lũ bạch tuộc chiến bại, phần bị chết, phần bị thương, cuối cùng phải bỏ chiến trường mà lẩn xuống biển sâu. Thuyền trưởng Nê-mô, mình nhuốm đầy máu, đứng lặn người bên chiếc đèn pha mà nhìn xuống biển cả vừa nuốt mất một người đồng hương của mình. Mắt Nê-mô ứa lệ.

(Trích Hai vạn dặm dưới đáy biển, Giuyn Véc-nơ)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 2. Thể loại của đoạn trích trên là?

A. Truyện cổ tích

B. Truyền thuyết

C. Truyện cười

D. Truyện khoa học viễn tưởng.

Câu 3. Đề tài của văn bản là

A. phát minh khoa học, công nghệ.

B. khám phá thế giới bí ẩn dưới đáy đại dương.

C. chế tạo dược liệu.

D. du hành vũ trụ.

Câu 4. Không gian trong đoạn trích trên là ở đâu?

A. Vũ trụ.

B. Lòng đất.

C. Biển cả.

D. Âm phủ.




Câu 5. Nê-mô ứa lệ vì lí do gì?

A. Bạch tuộc nuốt mất người đồng hương của mình.

B. Lũ bạch tuộc chiến bại.

C. Anh ta nhìn thấy con quái vật đáng sợ.

D. Bạch tuộc bỏ chiến trường mà lẩn xuống biển sâu.

Câu 6. Có thể đặt tên cho đoạn trích là

A. Dòng Sông Đen.

B. Xưởng Sô-cô-la.

C. Một ngày của Ích-chi-an.

D. Bạch tuộc.

Câu 7.Trong câu Mắt Nê-mô ứa lệ, từ “lệ” có nghĩa là gì?

A. Bạch tuộc.

B. Thuyền trưởng.

C. Chảy nước mắt.

D. Nước mắt.

Câu 8. Thành phần nào được mở rộng trong câu sau là gì?

Tám cánh tay, hay đúng hơn, tám chân từ đầu mọc dài gấp đôi thân và luôn luôn uốn cong.

A. Chủ ngữ.

B. Vị ngữ.

C. Chủ ngữ và vị ngữ.

D. Trạng ngữ.

Câu 9. Trong câu “Vì sao con bạch tuộc tức giận?” có sử dụng phép tu từ nhân hóa. Đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Câu 10. Từ đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn ngắn (5-7 dòng) về sự kì diệu của trí tưởng tượng.


II. VIẾT (4.0 điểm)

Viết bài văn bày tỏ cảm xúc của em về một thầy cô mà em yêu quý.


------------- Hết -------------

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

Môn: Ngữ văn lớp 7


Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I


ĐỌC HIỂU

6.0

1

A

0.5

2

D

0.5

3

B

0.5

4

C

0.5

5

A

0.5

6

D

0.5

7

D

0.5

8

A

0.5

9

A

0.5

10

- Hình thức: đúng thể thức một đoạn văn (0,25 điểm)

- Nội dung: Đảm bảo các ý cơ bản sau: (0,75 điểm)

Sự kì diệu của trí tưởng tượng: Trí tưởng tượng đưa chúng ta đến với những thế giowid không có trong đời thực, hấp dẫn, độc đáo. Trí tưởng tượng là động lực thúc đẩy sự sáng tạo trong lao động theo sự hình dung, mơ ước của mình. Trí tưởng tượng giúp con người hình dung hoặc đưa ra dự báo về sự thay đổi của thế giới trong tương lai.

- Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp (0,25 điểm).

- Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, đọc đáo (0,25 điểm)

1.5

II


VIẾT

4.0


a. Đảm bảo bố cục bài văn biểu cảm gồm 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

0,25


b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Biểu cảm về một thầy cô giáo mà em yêu quý.

0,25


c. Các phần của bài viết

*Mở bài

- Giới thiệu thầy cô mà mình muốn bộc lộ cảm xúc.

- Giới thiệu được cảm xúc sâu sắc của mình dành cho thầy cô.

*Thân bài

Giải thích câu tục ngữ

- Biểu cảm được những đặc điểm nổi bật của thầy cô.

- Biểu cảm được vai trò của thầy cô đối với bản thân.

*Kết bài

- Khẳng định được tình cảm, cảm xúc dành cho thầy cô.

- Rút ra được điều đáng nhớ đối với bản thân.

3,0



0,5

2,0






0.5


d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0.25


e. Sáng tạo: Sử dụng sáng tạo các chi tiết miêu tả, tự sự khi bộc lộ cảm xúc.

0.25





Ngoài Bộ Đề Thi Văn Cuối Kì 2 Lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo Có Đáp Án Và Ma Trận thì các đề thi trong chương trình lớp 7 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Xem thêm

10 Đề Thi Địa Lý Lớp 7 Cuối Học Kì 2 Có Đáp Án
Bộ Đề Thi Công Dân 7 Học Kì 2 Kết Nối Tri Thức Năm Học 2022-2023 Có Đáp Án
Đề Kiểm Tra GDCD 7 Học Kì 1 Năm 2022-2023 Có Đáp Án Và Ma Trận-Đề 1
Đề Kiểm Tra GDCD 7 Học Kì 1 Năm 2022-2023 Có Đáp Án Và Ma Trận-Đề 1
Đề Kiểm Tra 1 Tiết GDCD 7 Học Kì 1 Năm Học 2022-2023 Có Đáp Án Và Đặc Tả
Đề Kiểm Tra 1 Tiết GDCD 7 Học Kì 1 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án Và Đặc Tả
Đề Kiểm Tra GDCD 7 Cuối Học Kì 2 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án
Đề Kiểm Tra 1 Tiết GDCD 7 Học Kì 1 Năm 2022-2023 Có Đáp Án
Đề Kiểm Tra 1 Tiết GDCD 7 Học Kì 1 Có Đáp Án Và Ma Trận
Đề Kiểm Tra 1 Tiết GDCD 7 Học Kì 1 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án Và Ma Trận