Docly

Bộ Đề Thi GDCD Lớp 6 Học Kì 2 Năm 2022-2023 Có Đáp Án Ma Trận

Bộ Đề Thi GDCD Lớp 6 Học Kì 2 Năm 2022-2023 Có Đáp Án Ma Trận được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

Trong hành trình học tập của học sinh lớp 6, môn Giáo dục công dân (GDCD) đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành những đức tính, phẩm chất và kiến thức về xã hội. Để giúp các em rèn luyện và kiểm tra kiến thức của mình, bộ đề thi GDCD lớp 6 học kì 2 năm 2022-2023 đã được biên soạn.

Bộ đề thi này không chỉ đặt ra các câu hỏi về lý thuyết mà còn tập trung vào việc áp dụng kiến thức vào thực tế và khuyến khích sự sáng tạo trong tư duy của các em. Đáp án được cung cấp kèm theo để các em có thể tự kiểm tra và đánh giá kết quả của mình.

Đặc biệt, ma trận đánh giá trong bộ đề thi này sẽ giúp các em có cái nhìn tổng quan về mức độ khó và yêu cầu của từng câu hỏi. Điều này sẽ giúp các em định hướng học tập và nắm vững những kiến thức quan trọng trong môn GDCD.

Việc tham gia làm các bài thi trong bộ đề này không chỉ giúp các em củng cố và nâng cao kiến thức, mà còn giúp phát triển nhận thức về tình cảm, đạo đức và trách nhiệm xã hội.

Hy vọng rằng bộ đề thi GDCD lớp 6 học kì 2 năm 2022-2023 cùng đáp án và ma trận đánh giá sẽ là công cụ hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức và thành công trong hành trình học tập môn GDCD. Chúc các em gặt hái được nhiều thành công và trở thành những công dân tương lai tốt bụng, có ý thức và đóng góp tích cực cho xã hội!

Đề thi tham khảo

Đề Thi Giữa Học Kỳ 1 Tin Học 6 Năm 2022-2023 Có Đáp Án – Đề 1
Đề Thi Học Kỳ 1 Tin Học 6 Năm 2022-2023 Có Đáp Án Và Ma Trận – Đề 1
Đề Thi Tin Học Lớp 6 Cuối Học Kì 2 THCS Quang Vinh 2021-2022 Có Đáp Án Và Đặc Tả
Đề Thi Tin Học Lớp 6 Cuối Học Kì 2 THCS Mỹ Thắng 2021-2022 Có Đáp Án
Đề Thi Tin Học Lớp 6 Cuối Học Kì 2 Kết Nối Có Đáp Án Và Ma Trận

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2022 - 2023

MÔN: Giáo dục công dân 6 . Thời gian: 45 phút

KHUNG MA TRẬN DÀNH CHO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II

Môn Giáo dục công dân 6 – Cuối kì II


TT

Mạch nội dung

Chủ đề

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tỉ lệ

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Giáo dục KNS

Ứng phó với tình huống nguy hiểm.

2 câu








2 câu


0.5

2

Giáo dục kinh tế

Tiết kiệm

3 câu







3 câu


0.75

3

Giáo dục pháp luật

Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2 câu



1 câu





2 câu

1 câu

2. 5

Quyền trẻ em.

3 câu



1/2 câu




1/2 câu

3 câu

1 câu

3.75



Thực hiện quyền trẻ em

2 câu





1 câu



2 câu

1 câu

2. 5

Tổng

12



1+ 1/2


1 câu


1/2câu

12

3



10 điểm

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

30%

70%

Tỉ lệ chung

60%

40%

100%



1.4. Bản đặc tả đề kiểm tra cuối học kì II lớp 6

MÔN: GDCD LỚP 6

TT

Mạch nội dung

Chủ đề

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Giáo dục KNS

1. Ứng phó với tình huống nguy hiểm

Nhận biết:

- Nhận biết được các tình huống nguy hiểm đối với trẻ em.

- Nêu được hậu quả của những tình huống nguy hiểm đối với trẻ em.


2 TN




2

Giáo dục kinh tế

2. Tiết kiệm

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm của tiết kiệm.

- Nêu được biểu hiện của tiết kiệm (thời gian, tiền bạc, đồ dùng, điện, nước, ...).


3 TN





Giáo dục pháp luật


3. Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm công dân.

- Nêu được quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Thông hiểu:

- Trình bày được căn cứ để xác định quốc tịch Việt Nam, công dân Việt Nam.

Vận dụng:

Thực hiện được một số quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam.

2 TN

1TL



4. Quyền trẻ em.

Nhận biết:

- Nêu được các quyền cơ bản của trẻ em.

Thông hiểu:

- Nhận xét, đánh giá được việc thực hiện quyền trẻ em của bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng;

- Giải thích được ý nghĩa của quyền trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em.

- Phân biệt được hành vi thực hiện quyền trẻ em và hành vi vi phạm quyền trẻ em.

Vận dụng cao:

Thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em.

3 TN

1/2 TL


1/2 TL



5. Thực hiện quyền trẻ em

Nhận biết:

- Nêu được trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em.

Vận dụng:

Bày tỏ được nhu cầu để thực hiện tốt hơn quyền trẻ em.


2 TN


1TL


Tổng


12 TN

1.5 TL

1.0 TL

1/2 TL

Tỉ lệ %


30

30

30

10

Tỉ lệ chung


60%

40%



ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

Thời gian làm bài: 45 phút

(Không tính thời gian phát đề)

Môn : GDCD - Lớp 6


PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)

Khoanh vào chữ cái trước phương án đúng.

Câu 1. Tình huống nguy hiểm nào dưới đây gây ra bởi con người?

  1. Dông, sét.

  2. Bão, lũ lụt.

  3. Bị bắt cóc.

  4. Dòng nước xoáy.

Câu 2. Ngạt và nhiễm độc khí dẫn tới tử vong là hậu quả của tình huống nguy hiểm nào dưới đây?

  1. Hoả hoạn.

  2. Đuối nước.

  3. Điện giật.

  4. Sét đánh.

Câu 3. Tiết kiệm là biết sử dụng hợp lý, đúng mức

  1. tiền bạc, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

  2. của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

  3. các nguồn điện năng, nước ngọt, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

  4. các đồ vật quý hiếm, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

Câu 4. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của tiết kiệm?

  1. Tập trung cất giữ tiền mà không chi tiêu.

  2. Sử dụng đồ vật của người khác, bảo quản đồ vật của mình.

  3. Tiết kiệm tiền, phung phí sức khoẻ và thời gian.

  4. Tận dụng thời gian để học tập và hoàn thiện bản thân.

Câu 5: Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm?

A.Tiết kiệm tiền để mua sách.

B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.

C. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng.

D. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi.

Câu 6. Công dân là cá nhân, con người cụ thể, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi, có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của

  1. một quốc gia.

  2. nhiều quốc gia.

  3. một số quốc gia lớn.

  4. toàn thế giới.

Câu 7: Theo Hiến pháp 2013, công dân Việt Nam không có quyền nào dưới đây?

  1. Có nơi ở hợp pháp.

  2. Tự do đi lại và cư trú trong nước.

  3. Tiếp cận mọi thông tin liên quan đến bí mật quốc gia.

  4. Tự do ngôn luận.

Câu 8. Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền tham gia của trẻ em?

  1. Trẻ em có quyền có quốc tịch.

  2. Trẻ em mồ côi được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ.

  3. Trẻ em được tiêm phòng vacxin theo quy định của nhà nước.

  4. Trẻ em được viết thư kết bạn giao lưu với bạn bè.

Câu 9. Quyền nào dưới đây không phải là quyền cơ bản của trẻ em?

A. Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể.

B. Quyền được chăm sóc sức khoẻ.

C. Quyền tự do vui chơi, giải trí thoả thích.

D. Quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện.

Câu 10: Theo công ước LHQ, các quyền cơ bản của trẻ em được phân chia theo ………… nhóm quyền.

  1. 6 B.5 C.4 D.7

Câu 11. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự thiếu trách nhiệm gia đình đối với việc thực hiện quyền trẻ em?

  1. Nuôi ăn mặc đầy đủ nhưng luôn để các em ở nhà một mình.

  2. Lắng nghe ý kiến cá nhân của các em.

  3. Đưa đi kiểm tra và khám sức khoẻ định kì.

  4. Không cho phép các em bỏ học để đi làm.

Câu 12. Hành vi nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối việc thực hiện quyền trẻ em?

  1. Tiến hành phổ cập giáo dục đối với học sinh Trung học cơ sở.

  2. Thu hẹp các khu vui chơi giải trí của trẻ em để xây dựng nhà ở.

  3. Xét xử qua loa với những vụ bạo hành trẻ em.

  4. Yêu cầu trẻ phải vâng lời người lớn một cách vô điều kiện.

PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Các bạn T, D trong các trường hợp dưới đây có phải là công dân Việt Nam không? Vì sao?

a. T được sinh ra và lớn lên Hà Nội, có bố là người Anh, mẹ mang quốc tịch Việt Nam. Bố mẹ T quyết định sinh sống tại Việt Nam và đăng kí khai sinh cho T ở Việt Nam. (1.0 đ)

b. D là con lai, em có màu tóc, màu mắt của người Châu Âu. Ai cũng bảo em giống người Pháp nhưng từ khi sinh ra em lại không biết bố mẹ mình là ai. Em đang được nuôi dạy tại một nhà Dòng ở Sài Gòn. (1.0 đ)

Câu 2 (2,0 điểm)

Bố mẹ lo sợ bị bạn xấu lôi kéo rủ rê nên đã kiểm soát bạn H rất chặt chẽ. Hằng ngày, bố mẹ luôn tự đưa đón H đi học dù nhà gần trường. Bố mẹ còn không cho H tham gia bất cứ hoạt động ngoại khoá nào do lớp hoặc trường tổ chức. Thậm chí có lần, H còn bắt gặp mẹ đang đọc nhật kí của mình. H rất buồn nhưng chỉ in lặng không dám nói gì.

a. Em có nhận xét gì về suy nghĩ và hành động im lặng của H trong trường hợp trên? (1.0 đ)

b. Nếu em là H, em sẽ làm gì để bảo vệ các quyền cơ bản của mình? (1,0 đ)

Câu 3 (3,0 điểm)

Em hãy chỉ ra được những hoạt động thể hiện quyền trẻ em mà em đã được hưởng trong cuộc sống hằng ngày. ( ít nhất là 6 hoạt động).


-------------HẾT -----------

(Giám thị không giải thích gì thêm)


ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2022 – 2023

Thời gian làm bài: 45 phút

(Không tính thời gian phát đề)


I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

C

A

B

D

A

A

C

D

C

C

A

A

* Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu hỏi

Nội dung

Điểm

Câu 1

(2,0 điểm)

a. T là công dân Việt Nam vì bạn ấy có quốc tịch Việt Nam, mặc dù Bố là quốc tịch nước ngoài, mẹ là quốc tịch Việt Nam và bố mẹ T đã thoả thuận để T được khai sinh ở Việt Nam, tức là mang quốc tịch Việt Nam.

b. D là công dân Việt Nam vì trẻ em bị bỏ rơi ở Việt Nam đều được mang quốc tịch Việt Nam và trở thành công dân Việt Nam.

Lưu ý: Trường hợp chỉ nêu đúng được các bạn trong mỗi trường hợp a, b, c là công dân Việt Nam nhưng không giải thích được thì trừ 0.5 điểm/ trường hợp.

  1. điểm



  1. điểm



Câu 2

(2,0 điểm)

a.Em có nhận xét gì về suy nghĩ và hành động im lặng của H trong trường hợp trên?

Nêu được nhận xét và giải thích phù hợp cho nhận xét của em về hành đông của H; trường hợp chỉ nêu được nhận xét.

b. Nếu em là H, em sẽ làm gì để bảo vệ các quyền cơ bản của mình?

Đề xuất được cách làm phù hợp kèm hành động phù hợp; trường hợp chỉ đề xuất được cách làm.

1.0 điểm






1.0 điểm

Câu 3

(3.0 điểm)

Những hoạt động thể hiện quyền trẻ em mà em đã được hưởng trong cuộc sống hằng ngày:

Mỗi ý đúng: 0.5đ

- Được bố mẹ yêu thương, chăm sóc.

- Được bố mẹ cho đi tiêm vắc xin

- Tham gia các hoạt động TTTD

- Bày tỏ ý kiến nguyện vọng

- Được PL bảo vệ tính mạng, danh dự, thân thể nhân phẩm.

- Được làm giấy khai sinh, được đi học…

3.0 điểm












MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ, ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2022-2023

MÔN: GDCD 6

Thời gian làm bài: 45 phút.


  1. KHUNG MA TRẬN DÀNH CHO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II


TT

Mạch nội dung

Chủ đề

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tỉ lệ

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Giáo dục KNS

Ứng phó với tình huống nguy hiểm

2 câu








2 câu


0.5

2

Giáo dục kinh tế

Tiết kiệm

3 câu








3 câu


0.75

3

Giáo dục pháp luật

Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

4 câu



1 câu





4 câu

1 câu

4.0


Quyền trẻ em

3 câu





1/2 câu


1/2 câu

3 câu

1 câu

4.75

Tổng

12



1


1/2


1/2

12

2

10 điểm

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

30%

70%

Tỉ lệ chung

60%

40%

100%



II. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA:

TT

Mạch nội dung

Chủ đề

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Giáo dục KNS

1. Ứng phó với tình huống nguy hiểm

Nhận biết:

- Nhận biết được các tình huống nguy hiểm đối với trẻ em

- Nêu được hậu quả của những tình huống nguy hiểm đối với trẻ em

Thông hiểu:

Nêu được cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn

Vận dụng:

Thực hành cách ứng phó trong một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn.

2 TN




2

Giáo dục kinh tế

2. Tiết kiệm

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm của tiết kiệm

- Nêu được biểu hiện của tiết kiệm (thời gian, tiền bạc, đồ dùng, điện, nước, ..)

Thông hiểu:

- Giải thích được ý nghĩa của tiết kiệm.

Vận dụng:

- Thực hành tiết kiệm trong cuộc sống, học tập.

- Phê phán những biểu hiện lãng phí thời gian, tiền bạc, đồ dùng, …

Vận dụng cao:

Nhận xét, đánh giá việc thực hành tiết kiệm của bản thân và những người xung quanh.

3 TN




3

Giáo dục pháp luật


3. Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm công dân.

- Nêu được quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Thông hiểu:

- Trình bày được căn cứ để xác định quốc tịch Việt Nam, công dân Việt Nam

Vận dụng:

Thực hiện được một số quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam.

4 TN

1 TL



4. Quyền trẻ em

Nhận biết:

- Nêu được các quyền cơ bản của trẻ em.

- Nêu được trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em.

Thông hiểu:

- Nhận xét, đánh giá được việc thực hiện quyền trẻ em của bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng;

- Giải thích được ý nghĩa của quyền trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em.

- Phân biệt được hành vi thực hiện quyền trẻ em và hành vi vi phạm quyền trẻ em.

Vận dụng:

Bày tỏ được nhu cầu để thực hiện tốt hơn quyền trẻ em.

Vận dụng cao:

Thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em.

3 TN


1/2 TL

1/2 TL

Tổng


12 TN

1 TL

1/2 TL

1/2 TL

Tỉ lệ %


30

30

30

10

Tỉ lệ chung


60%

40%




UBND HUYỆN LONG THÀNH

TRƯỜNG THCS LONG ĐỨC



ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

MÔN: GDCD 6

NĂM HỌC: 2022-2023

THỜI GIAN : 45 PHÚT

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Em hãy lựa chọn đáp án đúng nhất

(Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)

Câu 1. Tình huống nguy hiểm nào dưới đây gây ra bởi con người?

  1. Thả diều dưới đường dây điện. B. Bão, sét đánh.

  1. Động đất, núi lửa. D. Sạt lở, lũ lụt.

Câu 2. Ngạt và nhiễm độc khí dẫn tới từ vong là hậu quả của tình huống nguy hiểm nào dưới đây?

  1. Hoả hoạn. B. Lũ quét.

C.Điện giật. D. Sét đánh.

Câu 3. Tiết kiệm là biết sử dụng hợp lý, đúng mức

  1. tiền bạc, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

  2. của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

  3. các nguồn điện năng, nước ngọt, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

  4. các đồ vật quý hiếm, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

Câu 4. Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tiết kiệm?

  1. Làm việc hết sức để giành tiền mà không tiêu.

  2. Mượn đồ của người khác mà không trả để tiết kiệm tiền của mình.

  3. Không có kế hoạch ôn tập hợp lý.

  4. Tận dụng thời gian để học tập và hoàn thiện bản thân.

Câu 5. Biểu hiện nào dưới đây không phải là biểu hiện của tiết kiệm?

  1. Lên kế hoạch mua sắm trước khi vào siêu thị.

  2. Bị bệnh nhưng không đi khám bác sĩ vì qua thời gian bệnh tự khỏi.

  3. Sửa vòi nước khi bị hỏng.

  4. Tặng sách giáo khoa cũ cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn.

Câu 6. Công dân là người dân của một nước, có quyền và nghĩa vụ được

A. pháp luật quy định. B. Bộ Công an quy định.

C. cơ quan Nhà nước. D. Chính phủ quy định.

Câu 7. Việc xác định công dân của một nước được căn cứ vào yếu tố nào dưới đây?

  1. Nơi thường trú. B. Ngôn ngữ.

  1. Quốc tịch. D. Nơi tạm trú.

Câu 8. Theo Hiến pháp 2013, công dân Việt Nam không có quyền nào dưới đây?

  1. Quyền được đăng ký giấy khai sinh.

  2. Quyền khiếu nại, tố cáo.

  3. Tiếp cận mọi thông tin liên quan đến bí mật quốc gia.

  4. Tự do ngôn luận.

Câu 9. Theo Hiến pháp 2013, công dân Việt Nam không có nghĩa vụ nào dưới đây?

  1. Quyền tự do kinh doanh và đóng thuế.

  2. Bảo vệ môi trường.

  3. Tham gia nghĩa vụ quân sự và xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

  4. Có nghĩa vụ tuyệt đối trung thành với luật pháp quốc tế.

Câu 10. Quyền nào dưới đây là quyền cơ bản của trẻ em?

  1. Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể.

  2. Quyền được cha mẹ đáp ứng mọi yêu cầu.

  3. Quyền tự do vui chơi, giải trí thoả thích.

  4. Quyền được tham gia bầu cử hội đồng nhân dân.

Câu 11. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự thiếu trách nhiệm của gia đình đối với việc thực hiện quyền trẻ em?

  1. Cho xem ti vi, sử dụng điện thoại thỏa thích.

  2. Lắng nghe ý kiến cá nhân của các em.

  3. Đưa trẻ đủ tuổi đi tiêm phòng vắc xin Covid -19.

  4. Không cho phép các em bỏ học để đi làm.

Câu 12. Hành vi nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối việc thực hiện quyền trẻ em?

  1. Không vận động trẻ tới trường trong độ tuổi đi học.

  2. Thu hẹp các khu vui chơi giải trí cho trẻ em để xây dựng nhà ở.

  3. Điều tra và xử lý nghiêm minh với những vụ bạo hành trẻ em.

  4. Yêu cầu trẻ phải vâng lời người lớn một cách vô điều kiện.

B. PHẦN TỰ LUẬN (7.0 điểm)

Câu 1 (3.0 điểm)

Các bạn Hậu, Lisa, Anna, trong các trường hợp dưới đây có phải là công dân Việt Nam không? Vì sao?

  1. Hậu sinh ra và lớn lên ở tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Khi sinh ra Hậu, bố mẹ bạn là người không có quốc tịch Việt Nam nhưng cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.

  2. Lisa là học sinh mới của lớp 6B, bố mẹ Lisa đều có quốc tịch Việt Nam nhưng công tác ở Pháp nhiều năm.

  3. Bố mẹ Anna đều là người gốc Mỹ nhưng sinh sống và làm việc ở Việt Nam từ lâu, họ đã nhập quốc tịch Việt Nam và đang sinh sống ở thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 2 ( 4.0 điểm) Cho tình huống:

Kết hôn 10 năm mới sinh được con nên anh chị T lúc nào cũng lo lắng, sợ con bị bạn bè xấu lôi kéo nên anh chị không cho con chơi với các bạn, cứ học xong là ở nhà. Khi nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, K không được gia đình cho tham gia.

Câu hỏi:

  1. Theo em, bố mẹ của K đúng hay sai ? vì sao?

  2. Nếu em trong trường hợp của K, em sẽ hành động như thế nào để vừa bảo vệ các quyền cơ bản của mình đồng thời bố mẹ vẫn yên tâm về mình.

UBND HUYỆN LONG THÀNH

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II


TRƯỜNG THCS LONG ĐỨC

MÔN GDCD 6



NĂM HỌC 2022 - 2023



A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)


Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

A

B

D

B

A

C

C

D

A

A

C


* Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0.25 điểm.


  1. PHẦN TỰ LUẬN (7.0 điểm)


Câu hỏi

Nội dung

Điểm

Câu 1

(3.0 điểm)

a. Hậu là công dân Việt Nam vì Hậu sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam, khi sinh ra có cha mẹ đều là người không có quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.

b. Lisa là công dân Việt Nam vì bố mẹ Lisa có quốc tịch Việt Nam, chỉ làm việc ở nước ngoài.

c. Anna là công dân Việt Nam vì cả gia đình đã nhập quốc tịch Việt Nam.

Lưu ý: Trường hợp chỉ nêu đúng được các bạn trong mỗi trường hợp a, b, c là công dân Việt Nam nhưng không giải thích được thì trừ 0.5 điểm/ trường hợp .

1.0 điểm



1.0 điểm

1.0 điểm


Câu 2

(4.0 điểm)

a. Trong trường hợp trên, bố mẹ K đã sai vì đã ngăn cản K thực hiện quyền tham gia và phát triển của trẻ em.

b.Nếu trong trường hợp của K, em sẽ:

- Em sẽ mạnh dạn trình bày ý kiến với bố mẹ để bố mẹ hiểu về mong muốn được vui chơi cùng các bạn và tham gia các hoạt động của trường tổ chức để phát triển bản thân hơn.

- Em cũng chứng minh cho bố mẹ thấy: mình có thể tham gia các phong trào và tích cực học tập, đạt kết quả cao, tình cảm bạn bè là thứ tình cảm cần thiết và em sẽ biết chọn bạn tốt để chơi, không giao du và bị lôi kéo bởi bạn xấu.


2.0 điểm



1.0 điểm


1.0 điểm






Ngoài Bộ Đề Thi GDCD Lớp 6 Học Kì 2 Năm 2022-2023 Có Đáp Án Ma Trận thì các đề thi trong chương trình lớp 6 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Trên hành trình học tập của học sinh lớp 6, môn Giáo dục công dân (GDCD) đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành những phẩm chất đạo đức, ý thức xã hội và kiến thức về quyền và nghĩa vụ công dân. Để giúp các em chuẩn bị tốt cho kỳ thi cuối học kì 2, Bộ Đề Thi GDCD lớp 6 năm 2022-2023 đã được biên soạn với đầy đủ đáp án và ma trận đánh giá.

Bộ đề thi này được xây dựng dựa trên nền tảng kiến thức GDCD cơ bản của chương trình lớp 6. Các câu hỏi trong đề thi không chỉ yêu cầu các em hiểu biết về các khái niệm, nguyên tắc mà còn đòi hỏi khả năng vận dụng, suy luận và đánh giá tình huống. Đáp án đi kèm sẽ giúp các em tự kiểm tra và đánh giá kết quả của mình, từ đó rút kinh nghiệm và cải thiện điểm yếu.

Ngoài ra, ma trận đánh giá cung cấp một cái nhìn tổng quan về mức độ khó và yêu cầu của từng câu hỏi trong bộ đề thi. Điều này sẽ giúp các em nắm bắt được các khía cạnh quan trọng và chuẩn bị tâm lý tự tin cho kỳ thi.

Bộ Đề Thi GDCD lớp 6 học kì 2 năm 2022-2023 với đáp án và ma trận đánh giá là nguồn tài liệu hữu ích để các em rèn luyện kiến thức, nắm vững những khái niệm cơ bản và phát triển tư duy đạo đức. Đồng thời, nó cũng giúp các em làm quen với cấu trúc và yêu cầu của kỳ thi, từ đó tự tin và thành công trong hành trình học tập.

Chúc các em thật nhiều may mắn và thành công trong kỳ thi GDCD lớp 6 học kì 2. Hãy tiếp tục nỗ lực, rèn luyện và trở thành những công dân tương lai với ý thức và trách nhiệm xã hội cao!

Xem thêm

Đề Thi Văn Lớp 6 Giữa Học Kì 2 KNTT Trường THCS Đạo Trù Có Đáp Án Và Ma Trận
20 Đề Thi Ngữ Văn Lớp 6 Học Kì 1Kết Nối Tri Thức
Đề Thi Ngữ Văn Lớp 6 Học Kì 1 Kết Nối THCS Trần Phú Có Đáp Án Và Ma Trận
Đề Thi Ngữ Văn Lớp 6 Học Kì 1 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án Và Ma Trận
Đề Thi Ngữ Văn Lớp 6 Học Kì 2 Năm Học 2020-2021 Phòng GD Ninh Hòa Có Đáp Án
25 Đề Thi Ngữ Văn Lớp 6 Học Kì 1 Có Đáp Án
Đề Thi Ngữ Văn Lớp 6 Học Kì 2 Quảng Nam – Đề Số 2
Đề Thi Ngữ Văn Lớp 6 Học Kì 1 Quảng Nam – Đề Số 2
Đề Thi Ngữ Văn Lớp 6 Học Kì 1 Quảng Nam Có Đáp Án – Đề Số 1
12 Đề Thi Văn Cuối Kì 2 Lớp 6 Có Đáp Án