Docly

Mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật và hướng dẫn điền

Sơ yếu lý lịch là bản khai thông tin cá nhân bắt buộc phải có trong hồ sơ học tập hay xin việc của mỗi cá nhân. Trangtailieu.com cung cấp mẫu Sơ yếu lý lịch mới nhất và hướng dẫn cách ghi chi tiết nhất hiện nay. Đừng quên theo dõi chúng tôi cập nhật thêm nhiều biểu mẫu hữu ích khác.

Bản Sơ yếu lý lịch tự thuật chuẩn nhất (được bán trong túi Hồ sơ xin việc) là viên gạch đặt nền móng cho quá trình tìm việc nên nó cần phải được chú trọng và hoàn thiện. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân tự thuật chuẩn nhất tại đây.

so yeu ly lich tu thuat

Sơ yếu lý lịch cá nhân tự thuật là gì?

Sơ yếu lý lịch cá nhân tự thuật là một tài liệu tự viết mô tả về bản thân của một người, bao gồm các thông tin như họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, sở thích, tình trạng hôn nhân, gia đình, thành tích, đóng góp cho xã hội, và những thông tin cá nhân khác. Tài liệu này thường được yêu cầu khi người ta nộp đơn xin việc, xin học, xin cấp phát giấy tờ, hay tham gia các hoạt động xã hội. Bằng cách viết sơ yếu lý lịch cá nhân tự thuật, người viết có thể giới thiệu bản thân một cách chân thật và có thể thu hút sự quan tâm của nhà tuyển dụng, nhà quản lý, hoặc những người khác có quyết định về việc tuyển chọn hoặc hợp tác với mình.

Mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật | cập nhật 2023

Ảnh                             CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                     Độc lập – Tự do- Hạnh phúc

SƠ YẾU LÝ LỊCH

TỰ THUẬT

I. THÔNG TIN BẢN THÂN.

1. Họ và tên (chữ in hoa) ………………………………………..Nam/ Nữ ….…….……………..

2. Sinh ngày……tháng …..năm …………Nơi sinh ……………..…………………………………

3. Nguyên quán …………………………………………………………………………………….

4. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ……………………………..…………………………………..

5. Chỗ ở hiện nay ……………………………….…………………………………………………..

6. Điện thoại liên hệ:…………………………………………………………………………………

7. Dân tộc ………………………….Tôn giáo ……………….……………………………………

8. Số chứng minh…………………..cấp ngày .…/…./………nơi cấp…………..….………………

9. Trình độ văn hóa…………………………………….…………………………………………….

10. Kết nạp Đoàn TNCS HCM………/……./…….. tại …………..…………………………………

11. Kết nạp Đảng CSVN..…../……./….…….. tại………………………………….………………

12. Khen thưởng/ Kỷ luật:………………….……………..………………………………………..

13. Sở trường:………………………………………………………………………………………

II. QUAN HỆ GIA ĐÌNH (Ghi rõ họ tên, năm sinh, nghề nghiệp, nơi công tác của bố mẹ đẻ, anh chị em ruột)

1. Họ và tên cha: …………………………………… Năm sinh: …..……………………………..

– Nghề nghiệp hiện nay: …………………….………………………………………………………

– Cơ quan công tác : …………………………………………………………………………………

– Chỗ ở hiện nay: ……………………………………………….…………………………………..

2. Họ và tên mẹ: ………………………….………… Năm sinh: …………….……………………

– Nghề nghiệp hiện nay: …………………….………………………………………………………

– Cơ quan công tác : …………………………………………………………………………………

– Chỗ ở hiện nay: ……………………………………………….…………………………………..

3. Họ và tên Anh/chị em ruột: ……………………………. Năm sinh: ………………………….

– Nghề nghiệp hiện nay: …………………….………………………………………………………

– Cơ quan công tác: …………………………………………………………………………………

4. Họ và tên Anh/chị em ruột: …………………………. Năm sinh: …………………………….

– Nghề nghiệp hiện nay: ……………………….……………………………………………………

– Cơ quan công tác : …………………………………………………………………………………

5. Họ và tên Anh/chị em ruột: …………………………. Năm sinh: …………………………….

– Nghề nghiệp hiện nay: …………………….………………………………………………………

– Cơ quan công tác : …………………………………………………………………………………

III. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO.

Từ tháng năm đến tháng nămTên trườnghoặc cơ sở đào tạoNgành họcHình thức đào tạoVăn bằng chứng chỉ

IV. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Từ tháng năm đến tháng nămĐơn vị công tácChức vụ


Tôi xin cam đoan bản khai sơ yếu lý lịch trên đúng sự thật, nếu có điều gì không đúng tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình.

Tp……..………, ngày ……tháng ……năm 20..…

Xác nhận của cơ quan đang công tác                          Người khai

hoặc địa phương nơi đăng ký hộ khẩu                  (ký và ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân tự thuật:

Mẫu sơ yếu lý lịch được chia thành 4 phần lớn:

– Phần 1: Thông tin cá nhân.

(1), (2), (3), (4), (7) Các thông tin này được viết theo Giấy khai sinh của cá nhân.

(5) là nơi cá nhân đang sinh sống, học tập và làm việc không phụ thuộc vào hộ khẩu thường trú (Số nhà, đường phố, thành phố: xóm, thôn, xã, huyện, tỉnh).

(8) Được viết theo giấy chứng minh nhân dân do cơ quan có thẩm quyền cấp.

(9) đã tốt nghiệp lớp mấy/thuộc hệ nào.

(10), (11) được viết theo giấy chứng nhận kết nạp.

(12) Hình thức cao nhất, năm nào?

– Phần 2: Quan hệ gia đình:

Chú ý: Quê quán, nghề nghiệp, chức danh, chức vụ, đơn vị công tác, học tập, nơi ở (trong, ngoài nước); thành viên các tổ chức chính trị – xã hội …?)

– Phần 3: Tóm tắt quá trình đào tạo (đây là phần về thời gian đào tạo tại các cơ sở giáo dục đào tạo)

– Phần 4: Tóm tắt quá trình công tác: Chức danh, chức vụ, đơn vị công tác (đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội) kể cả thời gian được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, …

Cuối sơ yếu lý lịch, người khai ký và ghi rõ họ tên, để phần trống để có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, ở phần trên cùng bên trái, người khai dán ảnh thẻ cá nhân.

Các vấn đề pháp lý về sơ yếu lý lịch cá nhân tự thuật:

Quy định về xác thực sơ yếu lý lịch cá nhân:

– Đối với cá bộ, công chức, viên chức: thì sơ yếu lý lịch được xác nhận bởi Thủ trưởng cơ quan ký và đóng dấu.

– Đối với bản khai lý lịch thì sơ yếu lý lịch được xác nhận bởi UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội trực tiếp quản lý

– Đối với học sinh, sinh viên: sơ yếu lý lịch được xác nhận bởi Chính quyền địa phương (về cơ bản vẫn là UBND xã, phường, thị trấn)

Thủ tục chứng thực chữ ký trên sơ yếu lý lịch:

Điều 24, Nghị định 23/2015/NĐ-CP Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch quy định về thủ tục như sau:

– Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:

+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;

+ Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.

– Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và việc chứng thực không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 25 của Nghị định này thì yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:

+ Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;

+ Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Đối với giấy tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

– Đối với trường hợp chứng thực chữ ký tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các giấy tờ, nếu nhận thấy người yêu cầu chứng thực có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này thì đề nghị người yêu cầu chứng thực ký vào giấy tờ cần chứng thực và chuyển cho người có thẩm quyền ký chứng thực.

– Thủ tục chứng thực chữ ký quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này cũng được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

+ Chứng thực chữ ký của nhiều người trong cùng một giấy tờ, văn bản;

+ Chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân;

+ Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập theo quy định của pháp luật;

+ Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.

Trường hợp không được chứng thực chữ ký

– Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

– Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo.

– Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định này.

– Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 của Nghị định này hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác.

Cụ thể hơn quy định trên, Điều 15, Thông tư 01/2020/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch do Bộ Tư pháp ban hành quy định:

– Các quy định về chứng thực chữ ký tại Mục 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP được áp dụng để chứng thực chữ ký trên tờ khai lý lịch cá nhân. Người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác về việc ghi nhận xét trên tờ khai lý lịch cá nhân thì tuân theo pháp luật chuyên ngành.

– Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân của mình. Đối với những mục không có nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân thì phải gạch chéo trước khi yêu cầu chứng thực.

Tóm lại, sơ yếu lý lịch là văn bản trình bày cả một quá trình của cá nhân, do đó, việc có sự xác thực của cơ quan có thẩm quyền khiến cho sơ yếu lý lịch mang tính chắc chắn hơn, tạo độ tin cậy cho người tiếp nhận. Pháp luật quy định cụ thể về chứng thực chữ ký bởi tính chữ ký là căn cứ phát sinh hiệu lực của sơ yếu lý lịch, người khai sơ yếu lý lịch phải thực hiện theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý trong quá trình sử dụng sơ yếu lý lịch để xin việc hoặc nộp hồ sơ vào các tổ chức đoàn thể.

Những yêu cầu cơ bản khi viết sơ yếu lý lịch

Tờ sơ yếu lý lịch thường được xem xét đầu tiên bởi nhà tuyển dụng khi nhận hồ sơ của một người xin việc. Vì vậy, dựa trên sơ yếu lý lịch, nhà tuyển dụng có thể bước đầu đánh giá tính cách của ứng viêm: có cẩn thận hay không, có trình bày khoa học không, có gọn gàng không… Vì thế, hãy tạo cho mình một bản sơ yếu gọn gàng, khoa học nhất, làm nổi bật được điểm mạnh của bản thân và thực sự sáng tạo. Hãy chứng tỏ rằng bạn là một người đầy nhiệt huyết đối với công ty và vị trí mà họ đang cần.

Đồng thời, cần lưu ý các yêu cầu cơ bản sau:

– Viết sơ yếu lý lịch đúng và đủ thông tin, tránh lan man và đặc biệt là điền sai thông tin;

– Trình bày sạch đẹp, thống nhất về màu chữ, phông chữ (đánh máy), không tẩy xóa, thống nhất màu mực (viết tay);

– Ảnh nghiêm túc, đúng chuẩn ảnh thẻ, đúng cỡ ảnh 4×6

Trên đây là Mẫu Sơ yếu lý lịch và cách ghi chi tiết nhất đối với người lao động đi xin việc. Riêng cán bộ, công chức, viên chức sẽ sử dụng mẫu Sơ yếu lý lịch riêng.

Thời hạn của sơ yếu lý lịch

Theo nghị định 23/2015/NĐ-CP của nhà nước Việt Nam: “Tất cả các bản sao được chứng thực từ bản gốc có giá trị giống như bản gốc trong các giao dịch. Pháp luật hiện hành không có bất kỳ quy định nào về thời hạn sử dụng các bản sao y này nên được hiểu là vô hạn”.

Hy vọng rằng với những hướng dẫn cách viết mẫu sơ yếu lý lịch xin việc trên, bạn sẽ có thể chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc một cách chỉnh chu và tốt nhất. Trangtailieu.com chúc bạn thành công & đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều biểu mẫu hữu ích khác!