Docly

Mẫu biên bản bàn giao công việc phổ biến nhất hiện nay

Mẫu biên bản bàn giao công việc được sử dụng trong nhiều tình huống như trước khi nghỉ việc, nghỉ thai sản, chuyển công tác…  Sau đây là biểu mẫu Biên bản bàn giao công việc đơn giản, dễ làm nhất và các thông tin liên quan.

Các mẫu biên bản bàn giao công việc phổ biến

Mẫu biên bản bàn giao công việc chung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN BÀN GIAO CÔNG VIỆC

Hôm nay, ngày…/…../….., tại……………………………………………………………..

Chúng tôi gồm:

I. Bên giao:

Ông/Bà: ………………………………………………………………………….

Chức danh:……………………………….. Bộ phận: …………………………

II. Bên nhận:

Ông/Bà: ………………………………………………………………………….

Chức danh:……………………………….. Bộ phận: …………………………

Lý do bàn giao:

……………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………..

Cùng tiến hành bàn giao công việc với nội dung như sau:

A. BÀN GIAO CÔNG VIỆC
STTNội dung công việcNgười nhận
1
2
B. BẢN GIAO TÀI LIỆU, TÀI SẢN
STTTên tài liệu, tài sảnSố lượngTình trạngVị trí
1
2

Người bàn giao cam đoan rằng toàn bộ nội dung công việc đang thực hiện và toàn bộ tài liệu, tài sản đang sử dụng đã được bàn giao đầy đủ. Biên bản được lập thành 03 bản, mỗi bên giữ một bản./.

Bên giao(Ký, ghi rõ họ tên)    Bên nhận      (Ký, ghi rõ họ tên)      Bên làm chứng      (Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu biên bản bàn giao công việc với kế toán 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
———————–

BIÊN BẢN BÀN GIAO CÔNG TÁC KẾ TOÁN

Căn cứ Quyết định số: ……/QĐ-PGD&ĐT, ngày …./…../…… của ………………………………….

Hôm nay, vào lúc ………. giờ, ngày …….. tháng ……… năm …….; tại …………………………..

Chúng tôi gồm có:

1. Bên bàn giao:

– Ông (Bà): ……………………….. ; chức vụ: ………………………………………………….

2. Bên nhận bàn giao:

– Ông (Bà): …………………………….. ; chức vụ: ……………………………………………

3. Các thành phần tham gia bàn giao, gồm:

– Ông (Bà): …………………………………. ; Chức vụ: ………………………………….. ….

– Ông (Bà): …………………………………………….. ; Chức vụ: Kế toán cũ

– Ông (Bà): …………………………………………….. ; Chức vụ: Kế toán mới

*Sau khi xem xét chúng tôi thống nhất bàn giao công tác kế toán, gồm các nội dung sau:

  • Bàn giao chứng từ năm …….. trở về trước.
  • Bàn giao về tài sản, tiền quỹ của trường.
  • Bàn giao số liệu về các khoản nợ phải thu, phải trả của từng đối tượng
  • Bàn giao tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách đến thời điểm bàn giao
  • Sổ sách kế toán ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đến thời điểm bàn giao năm ……….. phần mềm kế toán MISA.
  • Chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán và các tài liệu có liên quan
  • Bàn giao số liệu và tình hình thu chi của từng quỹ.
  • ….(nếu có phát sinh nội dung khác )

*Nội dung bàn giao chi tiết như sau:

1. Chứng từ, sổ sách năm …………trở về trước:

– Nếu hệ thống sổ sách chứng từ các năm trước không liên quan nhiều đến nhiệm vụ ngân sách năm ………. thì có thể bàn giao gói gọn và có dán niêm phong và ký tên cho kế toán mới lưu trữ, bảo quản. (cần ghi rõ hồ sơ từng năm)

2. Hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo tài chính năm ……….:

2.1 Hồ sơ liên quan đến công tác thực hiện thu, chi ngân sách, các quỹ và tài chính khác năm ………..:

– Hồ sơ liên quan đến việc quản lý TSCĐ, công cụ dụng cụ (Bao gồm sổ TSCĐ, CCDC năm …….., biên bản kiểm kê TSCĐ, CCDC năm ……. quyết định ghi tăng, giảm TSCĐ, CCDC năm ……. (nếu có phát sinh)

– Bộ dự toán và công khai dự toán năm ……… (Bao gồm dự toán thu, chi NSNN và hoạt động tài chính khác năm ………, qua chế chi tiêu nội bộ, nghị quyết chi ngân sách năm …….)

– Báo cáo thu, chi NSNN, bảng đối chiếu tài khoản tiền gửi từ tháng ……../……..đến tháng ……./……… (Bắt buộc Có xác nhận của KBNN).

2.2 Tình hình kinh phí năm ……:

– Số kết dư năm ……… chuyển qua (Có bảng chi tiết số chuyển qua, số đã sử dụng đến thời điểm bàn giao, số còn lại).

– Số kinh phí kinh phí ……….. còn lại tại KBNN (Bao gồm cả tiền NSNN, học phí các quỹ khác)

– Tồn quỹ tiền mặt tại đơn vị (từng loại quỹ, Có biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt).

– Tình hình thu, nộp tiền biên lai học phí (Xác định rõ số biên lai được nhận, đến thời điểm bàn giao đã thu tới đâu, nộp KBNN như thế nào).

2.3 Bàn giao sổ sách kế toán ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh năm ……. và phần mềm kế toán MISA.

Sổ sách kế toán từng năm (toàn bộ hệ thống sổ sách kế toán, lưu ý: Ngoài việc bàn giao sổ ra, còn phải đối chiếu số liệu trên sổ sách có khớp đúng trên bảng cân đối tài khoản hay không).

– Năm …… (gồm các loại sổ: ……………………………………………………)…………………………..

– Năm ……………………………………………………………………………………..

– Năm ……………………………………………………………………………………….

2.4 Phần mềm kế toán

Bản quyền phần mềm kế toán quản lý ngân sách Misa, số lượng: 01 phần mềm; phần phần này đang được cài đặt tại máy …………, tình trạng: ………….

2.5 Tài sản công tại đơn vị (nội dung này cần phải đối chiếu giữa số liệu theo sổ sách kế toán và số liệu theo thực tế, những tài sản nào bị mất phải ghi rõ ai người chịu trách nhiệm).

– Sổ Tài sản cố định, CCDC ,biên bản kiểm kê và các quyết định ghi tăng, ghi giảm TSCĐ, CCDC. Lưu ý kiểm tra xem từ đầu năm đến thời điểm hiện tại có phát sinh việc mua sắm hay không, đã ghi vào sổ sách chưa. Khi bàn giao TSCĐ có lập biên bản bàn giao cho đối tượng sử dụng hay không.

3.Bàn giao số liệu về các khoản nợ phải thu, phải trả của từng đối tượng

3.1 Các khoản phải thu: ( trường còn phải thu ghi rõ số tiền và nội dung thu)

– ………………………………………………………………………………………………………..

3.2 Các khoản phải trả: (trường còn thiếu chưa có hóa đơn ghi rõ số tiền và nội dung trả)

– ………………………………………………………………………………………………….

4. Các nội dung khác:

– ………………………………………………………………………………………………..

– …………………………………………………………………………………………………….

5. Trách nhiệm các bên:

– Phần thực hiện thu, chi từ ngày ……/…../……. trở về trước thuộc trách nhiệm của ………………………………….

– Phần thực hiện thu, chi kể từ ngày …../…../….. trở về sau thuộc trách nhiệm của …………………………………..

Công tác bàn giao kết thúc lúc ….. giờ cùng ngày; Biên bản bàn giao này có … trang, từ trang 1 đến trang …., biên bản được lập thành ….. bản, có giá trị pháp lý như nhau: Bên bàn giao 01 bản, bên nhận bàn giao 01 bản, Chủ tài khoản nhận 01 bản; các thành viên tham gia bàn giao tự đọc thống nhất các nội dung như trên và cùng ký tên dưới đây./.

Bên bàn giao                                                                    Bên nhận bàn giao

Mẫu biên bản bàn giao công việc cho thai sản

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——-o0o——

BIÊN BẢN BÀN GIAO CÔNG VIỆC

Hôm nay, ngày…../…../20….., tại: ……………………………………… chúng tôi gồm:…………………………….

Người bàn giao:…………………………….. Bộ phận:…………………………. MSNV:…………………………………..

Người nhận bàn giao:……………………. Bộ phận:…………………………. MSNV:…………………………………..

Lý do bàn giao: Nghỉ thai sản

Cùng bàn giao công việc với nội dung như sau:

Người bàn giao cam đoan rằng toàn bộ nội dung công việc đang thực hiện đã được bàn giao đầy đủ. Biên bản được lập thành 03 bản, mỗi bên giữ một bản.

Người bàn giao                      Người nhận bàn giao              Phòng HC-NS

Mẫu biên bản bàn giao công việc có kèm theo tài liệu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——-o0o——

BIÊN BẢN BÀN GIAO CÔNG VIỆC VÀ HỒ SƠ TÀI LIỆU

Hôm nay ngày…./…./….., tại Công ty

Chúng tôi gồm có:

ĐẠI DIỆN CÁC PHÒNG BAN CÓ LIÊN QUAN NHẬN BÀN GIAO:

Ông/ Bà :……………… Chức vụ:………………………….Phòng: ……………………………………………..

Ông/ Bà ………………..Chức vụ:………………………….Phòng: ……………………………………………..

Ông/ Bà……………….. Chức vụ:………………………… Phòng: ……………………………………………..

Ông/ Bà :……………… Chức vụ:………………………….Phòng: ……………………………………………..

NGƯỜI BÀN GIAO:

Ông/ Bà :……………… Chức vụ:………………………… Phòng: ……………………………………………..

Đã cùng tiến hành bàn giao công việc với nội dung như sau:

BÀN GIAO CÔNG VIỆC:

TTNội dungNgười nhận bàn giao.Kết luận
1   
2   

BÀN GIAO HỒ SƠ TÀI LIỆU:

TTNội dungNgười nhận bàn giao.Kết luận
1   
2   

Biên bản kết thúc vào lúc …….giờ…….phút cùng ngày. Các bên tham gia cùng nhất trí các nội dung trên.

Biên bản được lập thành 02 (hai) bản, mỗi bên giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý như nhau.

Quản lý bộ phận                        Người nhận bàn giao           Người bàn giao

Cách viết biên bản bàn giao công việc chuyên nghiệp

Quy định về hình thức mẫu biên bản bàn giao công việc

Biên bản bàn giao công việc là một dạng văn bản nên để thể hiện tính chuyên nghiệp thì cần đảm bảo văn phong của một văn bản hành chính theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP

Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định

– Thành phần chính gồm:

+ Quốc hiệu và Tiêu ngữ

+ Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản

+ Số, ký hiệu của văn bản

+ Địa danh và thời gian ban hành văn bản

+ Tên loại và trích yếu nội dung văn bản 

+ Nội dung văn bản

+ Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền

+ Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức

+ Nơi nhận

( Ngoài các thành phần trên văn bản có thể bổ sung các thành phần khác. Phụ lục; dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành; Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành; Địa chỉ cơ quan, tổ chức, thư điện tử, trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax)

Nội dung cơ bản trong biên bản bàn giao công việc

Tuy thuộc đặc thù của công việc, đặc điểm lĩnh vực của doanh nghiệp, tổ chức mà có những biên bản bàn giao công việc khác nhau có nội dung khác nhau nhằm phục vụ cho mục đích tình hình thực tế của doanh nghiệp, tổ chức đó. Những hầu hết các biên bản bàn giao đều cần những thông tin như sau:

– Thông tin về người bàn giao và người nhận bàn giao công việc ( Họ tên, số Căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu, nơi ở, bộ phận làm việc, chức danh, mã nhân viên  …) 

– Thông tin về ngày, tháng, năm và địa điểm thực hiện quy trình lập Biên bản bàn giao công việc

– Lý do lập Biên bản bàn giao công việc, căn cứ ghi nhận của đơn vị công tác

– Nội dung bàn giao công việc: Đây là phần chính không thể thiếu của biên bản ( nội dung công việc đã hoàn thành, đang thực hiện dở, tài liệu, tài sản, thiết bị,….) để người nhận bàn giao nắm rõ tình hình công việc phải đảm nhận

– Thực hiện ký tên xác nhận các thông tin bàn giao giữa các bên và đại diện phòng hành chính và nhân sự ký tên ở cuối biên bản.

Tại sao phải lập biên bản bàn giao công việc?

Theo pháp luật lao động thì không bắt buộc phải bàn giao công việc tuy nhiên thực tế thì hầu hết các công việc đều có công đoạn bàn giao công việc. Công việc càng phức tạp, trách nhiệm cao,… thì việc bàn giao càng được thực hiện chặt chẽ. Lý do của việc bàn giao được thể hiện dưới một số phương diện cơ bản sau đây

– Thể hiện tính chuyên nghiệp, tôn trọng trách nhiệm của người bàn giao đối với công việc, doanh nghiệp

Trước khi chấm dứt hợp đồng, chuyển công việc, nghỉ thai sản,… ( nghỉ công việc hiện tại) thì việc lập biên bản bàn giao công việc đầy đủ, chi tiết sẽ thể hiện rõ nhất tinh thần trách nhiệm đối với công việc, tôn trọng đối với doanh nghiệp. Mặc dù xã hội rộng lớn, nghỉ việc có thể khó gặp lại nhau nhưng thị trường lao động có lĩnh lực chuyên môn càng cao càng sâu thì có thể sẽ rất nhỏ. Khi đến với công việc mới cùng lĩnh vực thì doanh nghiệp mới có thể xác nhận với doanh nghiệp cũ về kinh nghiệm hay tinh thần trách nhiệm của người lao động đó. Do đó việc này sẽ để lại một ấn tượng tốt đẹp trong mắt doanh nghiệp.

Đối với người nhận bàn giao, người tiếp nối công việc của mình thì việc này là hỗ trợ rất lớn đối với họ, giúp họ dễ dàng hợp thực hiện công  việc mới tránh mất thời gian, khó khăn trong việc tiếp nhận và xử lý công việc.

– Đảm bảo quyền lợi cho các bên sau khi chấm dứt hợp đồng

Khi không thể tiếp tục công việc thì việc bàn giao chi tiết rõ ràng giúp xác định cụ thể trách nhiệm, chuyển giao trách nhiệm sẽ tránh rủi ro tranh chấp sau:

+ Tài liệu, văn bản quan trọng liên quan đến công việc bị xóa bỏ

+ Công cụ, dụng cụ, tài sản bị thất lạc, chiếm dụng, ..

+ Bồi thường thiệt hại khi thất thoát tài sản, tài liệu;

– Thực hiện đúng quy trình đã thỏa thuận

Hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức đều quy định về quy trình nghỉ việc ( trong đó có bàn giao công việc) đối với cả bên người lao động và bên người sử dụng lao động. Điều này hỗ trợ việc vận hành, quản lý được diễn ra rõ ràng, thuận lợi.

Mẫu biên bản bàn giao công việc là giấy tờ không thể thiếu khi nghỉ việc. Người lao động cần nắm rõ vai trò và nội dung của văn bản. Nhờ đó, bạn sẽ thể hiện được sự chuyên nghiệp và tránh sai phạm hợp đồng trong quá trình làm việc. Trang Tài Liệu hy vọng các mẫu biên bản trên sẽ giúp ích cho bạn. Hãy tham khảo và lựa chọn cách viết cho hợp lý nhé!