Đề Kiểm Tra Trắc Nghiệm Vật Lý 6 Bài 2: Đo Độ Dài Có Đáp Án
>>> Mọi người cũng quan tâm:
Đề Kiểm Tra Trắc Nghiệm Vật Lý 6 Bài 2: Đo Độ Dài Có Đáp Án – Vật Lí Lớp 6 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÝ LỚP 6 BÀI 2:
ĐO ĐỘ DÀI (TIẾP THEO)
Câu 1: Hãy chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống: Khi đo độ dài cần đặt mắt nhìn theo hướng ..... với cạnh thước ở đầu kia của vật.
A. Ngang bằng với B. Vuông góc C. Gần nhất D. Dọc theo
Câu 2: Sách giáo khoa Vật lí 6 dày khoảng 0,5cm. Khi đo chiều dày này, nên chọn
A. thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm. B. thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.
C. thước có GHĐ 10cm và ĐCNN 1cm. D. thước có GHĐ 10cm và ĐCNN 1mm.
Câu 3: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 2cm để đo chiều dài cuốn sách giáo khoa Vật lí 6. Trong các cách ghi kết quả đo dưới đây, cách ghi nào là đúng?
A. 240mm. B. 23cm. C. 24cm. D. 230mm.
Câu 4: Khi đo nhiều lần một đại lượng mà thu được nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị nào sau đây được lấy làm kết quả của phép đo?
A. Giá trị của lần đo cuối cùng.
B. Giá trị trung bình của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất
C. Giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được.
D. Giá trị được lặp lại nhiều lần nhất.
Câu 5: Trong các hình sau đây, hình nào vẽ vị trí đặt thước đúng để đo chiều dài bút chì?
A. Không đặt thước dọc theo chiều dài bút chì.
B. Đặt thước dọc theo chiều dài bút chì, nhưng một đầu không ngang bằng với vạch số 0.
C. Đặt thước dọc theo chiều dài bút chì, vạch số 0 ngang với một đầu của bút chì.
D. Cả 3 đều đúng
Câu 6: Chọn phát biểu không đúng khi thực hành đo độ dài:
A. Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN thích hợp.
B. Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN lớn nhất.
C. Ước lượng độ dài cần đo.
D. Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.
Câu 7: Một bàn học cá nhân dài khoảng 1m. Dùng thước nào sau đây có thể đo chính xác nhất độ dài của bàn?
A. Thước thẳng có GHĐ 50cm và ĐCNN 1mm.
B. Thước thẳng có GHĐ 150cm và ĐCNN 5cm.
C. Thước thẳng có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.
D. Thước thẳng có GHĐ 50cm và ĐCNN 1cm.
Câu 8: Cách đặt thước đo đúng:
A. Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 vuông góc với một đầu của vật.
B. Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 sát mép bên phải một đầu của vật.
C. Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 sát mép bên trái một đầu của vật.
D. Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 ngang với một đầu của vật.
Câu 9: Muốn đo độ dài cuốn SGK Vật lí 6 một cách thuận lợi nhất nên dùng
A. thước có GHĐ 25cm và ĐCNN 1mm. B. thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm.
C. thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1cm. D. thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1cm.
Câu 10: Hình vẽ nào mô tả vị trí đặt mắt để đọc kết quả đo?
A. Đặt mắt nhìn theo hướng xiên sang phải.
B. Đặt mắt nhìn theo hướng xiên sang trái.
C. Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước tại đầu của vật.
D. Cả 3 phương án trên
Câu 11: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1dm để đo chiều dài lớp học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng?
A. 5m. B. 50dm. C. 500cm. D. 50,0dm.
1 |
B |
3 |
C |
5 |
C |
7 |
C |
9 |
A |
11 |
B |
2 |
D |
4 |
C |
6 |
B |
8 |
D |
10 |
C |
|
|
Ngoài Đề Kiểm Tra Trắc Nghiệm Vật Lý 6 Bài 2: Đo Độ Dài Có Đáp Án – Vật Lí Lớp 6 thì các tài liệu học tập trong chương trình 6 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Đề kiểm tra bao gồm một số câu hỏi trắc nghiệm, trong đó học sinh sẽ phải chọn đáp án đúng từ các lựa chọn được cung cấp. Các câu hỏi xoay quanh các khái niệm sau:
- Đơn vị đo đạc: Học sinh sẽ được yêu cầu xác định đơn vị đo đạc phù hợp trong các tình huống khác nhau, ví dụ như đo độ dài của một đoạn thẳng, đo đường kính của một vật.
- Quy đổi đơn vị đo: Học sinh sẽ thực hiện việc quy đổi giữa các đơn vị đo đạc khác nhau, ví dụ như từ centimet sang mét, từ kilômét sang mét.
- Sử dụng công cụ đo đạc: Học sinh sẽ áp dụng kiến thức về đo đạc để sử dụng các công cụ như thước đo, thước cuộn, thước đo góc và bộ đếm.
Đề kiểm tra cung cấp đáp án chi tiết và giải thích cho mỗi câu hỏi, giúp học sinh kiểm tra và cải thiện hiệu suất học tập của mình. Ngoài ra, nó cũng giúp giáo viên đánh giá độ tiến bộ của học sinh và điều chỉnh phương pháp giảng dạy để phù hợp với nhu cầu học tập của từng học sinh.
>>> Bài viết có liên quan