Docly

Bộ Đề Thi Học Kì 1 Địa 9 Năm 2021-2022 Có Đáp Án Và Ma Trận – Địa Lý 9

Bộ Đề Thi Học Kì 1 Địa 9 Năm 2021-2022 Có Đáp Án Và Ma Trận được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

Trong quá trình học tập, các bài kiểm tra và đề thi là những bước đánh giá quan trọng để học sinh đo lường sự tiến bộ và nắm vững kiến thức của mình. Đặc biệt, trong môn học Địa lý lớp 9, bộ đề thi học kì 1 năm 2021-2022 với đáp án và ma trận là một tài liệu cần thiết giúp học sinh chuẩn bị một cách toàn diện cho kỳ thi trung điểm.

Bộ đề thi học kì 1 Địa 9 năm 2021-2022 với đáp án và ma trận chứa đựng những câu hỏi, bài tập và yêu cầu đòi hỏi học sinh áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Đây là cơ hội để học sinh nắm vững các khái niệm, quy tắc và phương pháp trong lĩnh vực địa lý, từ địa lý khu vực đến địa lý tự nhiên và con người.

Đề thi địa lý lớp 9 giữa học kì 1 đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về các khía cạnh địa lý của thế giới và quê hương của chúng ta. Học sinh sẽ gặp phải các câu hỏi trắc nghiệm, bài tập tự luận và có thể yêu cầu phân tích và giải quyết các vấn đề thực tế liên quan đến địa lý.

Việc bộ đề thi học kì 1 lớp 9 môn địa lý cung cấp đáp án và ma trận có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình ôn tập và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đáp án giúp họ tự kiểm tra và đánh giá kết quả làm bài của mình, từ đó nắm vững những điểm mạnh và yếu. Ma trận cung cấp cái nhìn tổng quan về phân bố điểm số và mức độ thành thạo của học sinh trong từng phần khác nhau của môn học, từ đó hỗ trợ họ trong việc điều chỉnh phương pháp học tập và nâng cao kỹ năng.

Đọc thêm

Đề Thi Vật Lý 9 Học Kỳ 1 Tỉnh Quảng Nam 2021-2022 Có Đáp Án – Vật Lí Lớp 9
Đề Thi Tuyển Sinh Lớp 10 Môn Anh Sở GD Quảng Nam 2019-2020 Có Đáp Án – Tiếng Anh Lớp 9
Đề Thi Vật Lý 9 Giữa Kì 1 Năm 2022-2023 Có Đáp Án
Đề Thi HSG Lý 9 Cấp Tỉnh Quảng Nam 2020-2021 Có Đáp Án
Đề Thi Học Sinh Giỏi Vật Lý 9 Sở GD Quảng Nam 2019-2020 Có Đáp Án – Vật Lí Lớp 9

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

PHÒNG GD&ĐT…..

TRƯỜNG THCS …..

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I (Đề 1)

NĂM HỌC: 2021 - 2022

ĐỊA LÍ 9

THỜI GIAN: 45 PHÚT


I. Phần trắc nghiệm (4,0 điểm – mỗi ý đúng tương ứng 0,5 điểm).

Khoanh tròn chữ cái in hoa đứng đầu đáp án đúng nhất.

Câu 1. Trong hoạt động sản xuất, các dân tộc ít người thường có kinh nghiệm

A. thâm canh cây lúa đạt đến trình độ cao.

  1. làm nghề thủ công đạt mức tinh xảo cao.

C. trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, KHKT.

D. trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nghề thủ công.

Câu 2. Lực lượng lao động nước ta đông đảo là do?

A. Thu hút được nhiều lao động nước ngoài.

  1. Dân số nước ta đông, tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ.

C. Nước ta có nhiều thành phần dân tộc.

D. Nước ta là nước nông nghiệp nên cần nhiều lao động.

Câu 3. Ngành công nghiệp trọng điểm nước ta chiếm tỉ trọng cao nhất là

A. Điện. B. Cơ khi, điện tử.

C. Hóa chất. D. chế biến lương thực, thực phẩm.

Câu 4. Cơ cấu ngành kinh tế nước ta chuyển dịch theo xu hướng

  1. tăng dần tỷ trọng ở khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và công nghiệp xây

dựng, giảm tỷ trọng khu vực dịch vụ.

B. giảm dần tỷ trọng ở khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng, dịch vụ.

C. tỷ trọng ở khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và dịch vụ ổn định, tỷ trọng công nghiệp tăng rất nhanh.

D. nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỷ trọng cao và luôn ổn định, tỷ trọng công nghiệp tăng chậm, dịch vụ tăng nhanh.

Câu 5. Vùng Bắc Trung Bộ giáp với vùng nào sau đây?

A. Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

  1. Trung du miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên.

C. Trung du miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồngvà Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải nam trung bộ và Tây Nguyên.

Câu 6. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có vai trò quan trọng tác động tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng

A. Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.

  1. Trung du miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên.

D. Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Hồngvà Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 7. Tài nguyên quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp là

A. đất. B. nước. C. Khoáng sản. D. Khí hậu.

Câu 8. Vùng có mức độ tập trung công nghiệp lớn nhất nước ta là?

A. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

  1. Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

II. Phần tự luận (6,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm) Trình bày sự phân bố các cây công nghiệp chính ở Tây Nguyên? Vì sao cà phê được trồng nhiều nhất ở đây?

Câu 2. (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau (nguồn SGK Địa lí 9 trang 69).

Bảng giá trị sản xuất công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ

(đơn vị: tỉ đồng)

Năm

Tiểu vùng

1995

2002

Tây Bắc

320.5

696.2

Đông Bắc

6179.2

14301.3

a.Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp ở Tây Bắc và Đông Bắc năm 1995 và 2002.

b. Dựa vào kiến thức đã học nhận xét và giải thích về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng trên.


C. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM

*Phần trắc nghiệm (4,0 điểm) – Mỗi ý đúng tương ứng 0,5 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

D

B

D

B

C

C

C

D

* Phần tự luận (6,0 điểm).

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

- Các cây công nghiệp chính ở Tây Nguyên:

+ Cà phê, cao su, chè, điều…

+ Phân bố từng loại cây (dc).

- Cà phê được trồng nhiều nhất vì:

+ Có điều kiện tự nhiên thuận lợi: đất badan màu mỡ có diện tích lớn, khí hậu cận xích đạo, nguồn nước tưới dồi dào…

+ Điều kiện kinh tế xã hội: người dân có kinh nghiệm trồng cà phê, chính sách của nhà nước…


0,5đ

0,5đ


1,0đ



1,0đ

Câu 2

(3,0 điểm)

Ý a: (2,0 điểm).

Yêu cầu:

- HS vẽ đúng, đẹp dạng biểu đồ cột ghép (cột nhóm).

- Có tên biểu đồ.

- Có ghi chú đầy đủ, rõ ràng.



1,0

0,5

0,5

Ý b: Nhận xét và giải thích (1,0 điểm).

- Giá trị sản xuất CN ở 2 tiểu vùng từ năm 1995 đến 2002 tăng (dc).

- Giá trị sản xuất CN ở Đông Bắc tăng nhanh hơn TB (dc).

- Đông Bắc có giá trị sản xuất CN lớn hơn TB (dc).

- Giải thích: Vì ĐB tập trung nhiều tài nguyên khoáng sản, nhiều ngành CN…


0,25


0,25



0,25

0,25

Kiểm tra của Tổ chuyên môn

….., ngày tháng năm 2021

PHÒNG GD&ĐT …..

TRƯỜNG THCS ……

ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ I

NĂM HỌC: 2021 - 2022

ĐỊA LÍ 9

THỜI GIAN: 45 PHÚT


A. MA TRẬN ĐỀ

Những nội dung chính


Mức độ cần đạt

Tổng

Nhận biết


Thông hiểu


Vận dụng


TN

TL

TN

TL

TN

TL


Địa lí dân cư

- Biết được các dân tộc nước ta có trình độ phát triển kinh tế khác nhau.

- Nêu được đặc điểm nguồn lao động nước ta.







Số câu

2c






2c

Số điểm

1,0đ






1,0đ

TL

10%






10%

Ngành kinh tế

- Biết được xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta.

- Biết được sự phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm.

- Nêu được sự yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp.







Số câu

4c






4c

Số điểm

2,0đ






2,0đ

TL

20%






20%

Vùng kinh tế

- Nhận biết được vị trí địa lí , giới hạn lãnh thổ vùng BTB.

- Nhận biết được vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.



Trình bày được tình hình phát triển và phân bố ngành nông nghiệp

của Tây Nguyên.


- Lựa chọn và vẽ biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp ở TDMNBB.

- Nhận xét, giải thích sự phát triển công nghiệp của TDMNBB.


Số câu

2c



1c


1c

4c

Số điểm

1,0đ



3,0đ


3,0đ

7,0đ

TL

10%



30%


30%

70%

Tổng câu

8c



1c


1c

10c

Tổng điểm

4,0đ



3,0đ


3,0đ

10đ

TL

40%



30%


30%

100%




PHÒNG GD&ĐT…..

TRƯỜNG THCS …..

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I (Đề 2)

NĂM HỌC: 2021 - 2022

ĐỊA LÍ 9

THỜI GIAN: 45 PHÚT


I. Trắc nghiệm (4,0 điểm – mỗi ý đúng tương ứng 0,5 điểm).

Khoanh tròn chữ cái in hoa đứng đầu đáp án đúng nhất.

Câu 1. Trong hoạt động sản xuất, các dân tộc ít người thường có kinh nghiệm

A. thâm canh cây lúa đạt đến trình độ cao.

  1. làm nghề thủ công đạt mức tinh xảo cao.

C. trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, KHKT.

D. trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nghề thủ công.

Câu 2. Lực lượng lao động nước ta đông đảo là do?

A. Thu hút được nhiều lao động nước ngoài.

  1. Dân số nước ta đông, tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ.

C. Nước ta có nhiều thành phần dân tộc.

D. Nước ta là nước nông nghiệp nên cần nhiều lao động.

Câu 3. Tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp nước ta là tài nguyên

A. khí hậu. B. nước. C. sinh vật. D. đất.

Câu 4. Cơ cấu ngành kinh tế nước ta chuyển dịch theo xu hướng

  1. tăng dần tỷ trọng ở khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và công nghiệp xây

dựng, giảm tỷ trọng khu vực dịch vụ.

B. giảm dần tỷ trọng ở khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng, dịch vụ.

C. tỷ trọng ở khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và dịch vụ ổn định, tỷ trọng công nghiệp tăng rất nhanh.

D. nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỷ trọng cao và luôn ổn định, tỷ trọng công nghiệp tăng chậm, dịch vụ tăng nhanh.

Câu 5. Vùng Bắc Trung Bộ giáp với vùng nào sau đây?

A. Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

  1. Trung du miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên.

C. Trung du miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồngvà Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải nam trung bộ và Tây Nguyên.

Câu 6. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có vai trò quan trọng tác động tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng

A. Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.

  1. Trung du miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên.

D. Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Hồngvà Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 7. Tài nguyên quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp là

A. đất. B. nước. C. Khoáng sản. D. Khí hậu.

Câu 8. Vùng có mức độ tập trung công nghiệp lớn nhất nước ta là?

A. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

  1. Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

II. Phần tự luận (6,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm) Trình bày sự phân bố các cây công nghiệp chính ở Tây Nguyên? Vì sao cà phê được trồng nhiều nhất ở đây?

Câu 2. (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau:

Tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở ĐBSH

( Năm 1995 = 100%)

Năm

Tiêu chí

1995

1998

2000

2002

Dân số

100

103,5

105,6

108,2

Sản lượng lương thực

100

117,7

128,6

131,3

Bình quân lương thực / đầu người

100

113,8

121,8

121,2

Dựa vào bảng số liệu trên, em hãy vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở ĐBSH giai đoạn 1995-2002 và rút ra nhận xét.


C. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM

*Phần trắc nghiệm (4,0 điểm) – Mỗi ý đúng tương ứng 0,5 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

D

B

D

B

C

C

C

D

* Phần tự luận (6,0 điểm).

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

- Các cây công nghiệp chính ở Tây Nguyên:

+ Cà phê, cao su, chè, điều…

+ Phân bố từng loại cây (dc).

- Cà phê được trồng nhiều nhất vì:

+ Có điều kiện tự nhiên thuận lợi: đất badan màu mỡ có diện tích lớn, khí hậu cận xích đạo, nguồn nước tưới dồi dào…

+ Điều kiện kinh tế xã hội: người dân có kinh nghiệm trồng cà phê, chính sách của nhà nước…


0,5đ

0,5đ


1,0đ



1,0đ

Câu 2

(3,0 điểm)

- Vẽ đúng biểu đồ đường biểu diễn; Có tên biểu đồ; Có chú giải rõ ràng. Thiếu một yếu tố trừ 0,25đ (Nếu vẽ biểu đồ khác không tính điểm).

- Nhận xét:

+ Trong giai đoạn từ 1995 – 2002 dân số, sản lượng lương thực, bình quân lương thực theo đầu người đều tăng nhưng tốc độ tăng trưởng khác nhau.

+ Cụ thể: Dân số tăng chậm (năm 1995 từ 100% tăng lên 108,2% năm 2002), Bình quân lượng thực theo đầu người tăng (từ 100% năm 1995 tăng lên 121,2% năm 2002), Sản lượng lương thực tăng nhanh (từ 100% năm 1980 tăng lên 131,1% năm 2002).

1,5đ



0,75đ




0,75đ



Kiểm tra của Tổ chuyên môn

, ngày tháng năm 2021



PHÒNG GD&ĐT …..

TRƯỜNG THCS …..

ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ I

NĂM HỌC: 2021 - 2022

ĐỊA LÍ 9

THỜI GIAN: 45 PHÚT


A. MA TRẬN ĐỀ

Những nội dung chính


Mức độ cần đạt

Tổng

Nhận biết


Thông hiểu


Vận dụng


TN

TL

TN

TL

TN

TL


Địa lí dân cư

- Biết được các dân tộc nước ta có trình độ phát triển kinh tế khác nhau.

- Nêu được đặc điểm nguồn lao động nước ta.







Số câu

2c






2c

Số điểm

1,0đ






1,0đ

TL

10%






10%

Ngành kinh tế

- Biết được xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta.

- Biết được sự phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm.

- Nêu được yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp.







Số câu

4c






4c

Số điểm

2,0đ






2,0đ

TL

20%






20%

Vùng kinh tế

- Nhận biết được vị trí địa lí , giới hạn lãnh thổ vùng BTB.

- Nhận biết được vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.



Trình bày được tình hình phát triển và phân bố ngành nông nghiệp

của Tây Nguyên.


- Vẽ được biểu đồ đường biểu diễn thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực, bình quân lương thực theo đầu người ở ĐBSH và sau đó rút ra được nhận xét.


Số câu

2c



1c


1c

4c

Số điểm

1,0đ



3,0đ


3,0đ

7,0đ

TL

10%



30%


30%

70%

Tổng câu

8c



1c


1c

10c

Tổng điểm

4,0đ



3,0đ


3,0đ

10đ

TL

40%



30%


30%

100%




PHÒNG GD&ĐT…..

TRƯỜNG THCS …..

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I (Đề 3)

NĂM HỌC: 2021 - 2022

ĐỊA LÍ 9

THỜI GIAN: 45 PHÚT


I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Câu 1: Kết cấu dân số trẻ của nước ta thể hiện rõ nét qua:

A. cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. B. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi.

C. Cơ cấu dân số theo các thành phần kinh tế . D. Cơ cấu dân số theo giới tính.

Câu 2:Nguồn lao động của nước ta có đặc điểm nào sau đây?

A.Số lượng ít. B.Trình độ rất cao. C. Tăng nhanh. D. Phân bố đồng đều.

Câu 3:Tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp nước ta là tài nguyên

A.khí hậu. B.nước. C.sinh vật. D.đất.

Câu 4: Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là:

A. Đồng bằng sông Hồng B. Bắc Trung Bộ C. Đồng bằng sông Cửu Long D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 5: Đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là:

A.Tăng quyền quản lí thị trường của nhà nước. B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C. Nền kinh tế nhiều thành phần bị thu hẹp. D. Mở rộng nền kinh tế đối ngoại.
Câu 6: Dân tộc không định cư Trung du - miền núi Bắc Bộ là dân tộc nào dưới đây?

A. Mông B. Thái .C. Chăm D. Mường

Câu 7: Tỉnh có năng suất lúa cao nhất của Đồng bằng sông Hồng hiện nay là:

A. Thái Bình. B. Hải Dương. C.Hưng yên D. Nam Định.

Câu 8: Để hạn chế tác hại của gió tây khô nóng, vùng Bắc Trung Bộ cần.

A. Xây dựng các hồ chứa nước và bảo vệ rừng. B. Bảo vệ rừng và trồng rừng phòng hộ.
C. Dự báo đề phòng thời gian hoạt động của gió tây khô nóng. D. Trồng rừng điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái.

Câu 9:Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết khu kinh tế ven biển Nghi Sơn thuộc tỉnh nào sau đây?

A.Nghệ An. B.Thanh Hóa. C.Hà Tĩnh. D.Quảng Bình.

Câu 10:Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết cây cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng nông nghiệp nào sau đây?

A.Bắc Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C.Đông Nam Bộ. D.Tây Nguyên.

Câu 11:Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây nuôi nhiều bò nhất?

A.Nghệ An. B.Hà Tĩnh. C.Quảng Bình. D.Quảng Trị.

Câu 12:Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?

A.Hạ Long. B. Bắc Giang. C.Hà Nội. D.Hải Phòng.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1:(3,5 điểm): Dựa vào Atlát Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a. Sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào? Đồng bằng sông Hồng có thuận lợi và khó khăn gì để phát triển sản xuất lương thực?

b. Kể tên các sản phẩm nông nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Vì sao trâu được nuôi nhiều nhất ở vùng này?

Câu 2 : (1,0 điểm): Dựa vào Atlát Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a. Kể tên các trung tâm kinh tế vùng Bắc Trung Bộ.

b.Nêu chức năng của các trung tâm kinh tế đó.

Câu 3( 2,5 điểm) Cho số liệu sau: Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây của nước ta năm 2010 và 2017.( Đơn vị: nghìn ha)

Năm

2010

2017

Tổng số

14061,1

14902,0

Cây lương thực

8615,9

8806,8

Cây công nghiệp

2808,1

2831,6

Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác

2637,1

3263,6

Hãy vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cầu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây của nước ta năm 2010 và 2017và nhận xét

...................... HẾT ......................



d) Hướng dẫn chấm và đáp án


ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2020 - 2021


Môn: Địa lí - Lớp 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

C

D

C

B

C

A

D

B

D

A

B


II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu hỏi

Nội dung

Điểm

Câu 1 :

Ý a

Câu 1:(3 điểm): Dựa vào Atlát Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a. Tầm quan trọng của sản xuất lương thực

-Cung cấp lương thực cho nhân dân.

-Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm.

- Cung cấp một phần gạo để xuất khẩu.

- Đảm bảo an ninh lương thực

* Thuận lợi:

  • Địa hình thấp, bằng phẳng, dễ canh tác.Đất phù sa màu mỡ chiếm diện tích lớn .

  • Nguồn nước tưới dồi dào thuộc hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thích hợp thâm canh lúa.

  • Nguồn lao động đông , có trình độ thâm canh cao nhất cả nước .Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt ( thủy lợi ), giống, đê điều, nhà máy chế biến).Chính sách khuyến khích nông nghiệp hàng hóa .Thị trường ngày càng mở rộng trong và ngoài nước.

*Khó khăn.

  • Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp , ít có khả năng mở rộng.

  • Thời tiết thất thường , thiên tai (bão, lũ, rét đậm).

1,0


0,25

0,25

0,25

0,25

0,2 5

1,0

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

0,25

0,25

Ý b

b. Kể tên các sản phẩm nông nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Vì sao trâu được nuôi nhiều nhất ở vùng này?

* Các sản phẩm nông nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ: chè, đậu tương, lạc, cây thực phẩm, cây ăn quả, trâu, bò,…


* Trâu được nuôi nhiều nhất ở vùng này vì:

- Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu lạnh, trâu có khả năng chịu rét, ẩm ướt hơn bò, thích hợp với chăn thả.

- Người dân có nhu cầu về sức kéo.

- có diện tích đồng cỏ lớn,……


1,0

0,5



0,25

0,25

0,25

Câu 2:

Ý a

a. Các trung tâm kinh tế vùng Bắc Trung Bộ: Thanh Hóa, Vinh, Huế


0,25


Ý b

b. Chức năng của các trung tâm kinh tế :

-Thành phố Thanh Hóa là trung tâm công nghiệp lớn ở phía bắc của Bắc Trung Bộ.

-Thành phố Vinh là hạt nhân để hình thành trung tâm công nghiệp và dịch vụ của cả vùng Bắc Trung Bộ.

-Thành phố Huế là trung tâm du lịch lớn ở miền Trung và cả nước.

­ 0,75

0,25

0,25

0,25

Câu 3

-Xử lí số liệu:

Cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây của nước ta năm 2010 và 2017.( Đơn vị: %)

Năm

2010

2017

Tổng số

100,0

100,0

Cây lương thực

61,3

59,1

Cây công nghiệp

19,9

19,0

Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác

18,8

21,9


- Vẽ đúng biểu đồ tròn 2 bán kính khác nhau, biểu diễn chú giải rõ ràng.

( nếu vẽ biểu đồ khác không cho điểm)

2,0

0,5








1,5


- Nhận xét:

+ Tổng diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây của nước ta năm 2010 và 2017 đều tăng (dc)

+ Tỉ trọng cây lương thực có xu hướng giảm ( dc)

+ Tỷ trọng công nghiệp có xu hướng giảm (dc)

+ Tỷ trọng cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác tăng ( dc)

0.5

0.25

0.25




KHUNG MA TRẬN ĐỊA 9 - HKI

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

tổng điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số câu hỏi

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

TN

TL

1


A. ĐỊA LÍ DÂN CƯ ĐỊA LÍ KINH TẾ

(2,0-3,0đ)

A1. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Dân số và gia tăng dân số

1

0.75








1


0.75


0.25


A2. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

1

0.75








1


0.75


0.25


A3. Quá trình phát triển kinh tế

1

0.75







1


0.75

0.25

A4. Ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp, ngành dịch vụ

1

0.75








1


0.75


0.25


2

B.SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ

B1. Vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ

1

1TLa**

0.75

1

(b)

6

1b*

1TL

b***

3



1


6.75

0.25

B2. Vùng Đồng bằng sông Hồng

1

1b*

0.75

1(a)

1(a*)

1TLa**


7

8





1


7.75

0.25

B3. Vùng Bắc Trung Bộ và

1

1a*

0.75

1

1b*

1TL/

b***


3





1


0.75


0.25


B4.Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ













B5. Vùng Tây Nguyên

2

1TL/a**


2.75

2

1TLb**

1TL/

a***

5

6



1

(b)

7

1


9.75

0.25

3

C. KĨ NĂNG

(2,5đ-3,5đ)

C.1. Sử dụng bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam

4

3







4


3

1

C.2. Vẽ và phân tích biểu đồ, phân tích số liệu thống kê



1

(a)

10

1(b)

4

1b*

2


1

14.0

3.0

Tổng

13

11

1 (a,a,b)

23

1(b,b)

4

1(a)

7

12

4

45’

10

Tỉ lệ %

40

30

20

10

30

70

Tỉ lệ chung

70

30

100

b) Bản đặc tả

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM HỌC KÌ 1

MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 9 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ kiến thức/kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1


A. ĐỊA LÍ DÂN CƯ

ĐỊA LÍ KINH TẾ

(2,0-3,0đ)

A1. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Nhận biết

- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc : Việt Nam có 54 dân tộc ; mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hoá thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán.

- Biết dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta.





A2. Dân số và gia tăng dân số

Nhận biết

- Trình bày được một số đặc điểm của dân số nước ta

Vận dụng

- Giải thích được một số đặc điểm của dân số nước ta

Vận dụng cao

- Phân tích được hậu quả do các đặc điểm dân số mang lại.

1 (TN)




A3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

Nhận biết

- Trình bày được tình hình phân bố dân cư nước ta : không đồng đều theo lãnh thổ, tập trung đông đúc ở đồng bằng và các đô thị, ở miền núi dân cư thưa thớt.

- Nhận biết quá trình đô thị hoá ở nước ta.

Thông hiểu

- Phân biệt được các loại hình quần cư thành thị và nông thôn theo chức năng và hình thái quần cư.





A4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

Nhận biết

- Trình bày được đặc điểm về nguồn lao động và việc sử dụng lao động.

- Biết được sức ép của dân số đối với việc giải quyết việc làm ở nước ta.

- Trình bày được hiện trạng chất lượng cuộc sống ở Việt Nam : còn thấp, không đồng đều, đang được cải thiện.

1 (TN)




A5. Quá trình phát triển kinh tế

Nhận biết

- Thấy được chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của công cuộc Đổi mới : thay đổi cơ cấu kinh tế theo ngành, theo lãnh thổ, theo thành phần kinh tế ; những thành tựu và thách thức.

1 (TN)




A6. Ngành nông nghiệp

Nhận biết

- Trình bày được tình hình phát triển của sản xuất nông nghiệp : phát triển vững chắc, sản phẩm đa dạng, trồng trọt vẫn là ngành chính.

- Trình bày sự phân bố của một số cây trồng, vật nuôi.

Thông hiểu

- Phân tích được các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp : tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ bản, điều kiện kinh tế - xã hội là nhân tố quyết định.

Vận dụng

- Giải thích sự phân bố của một số cây trồng, vật nuôi.


1 (TN)





A7. Ngành công nghiệp

Nhận biết

- Trình bày được tình hình phát triển của sản xuất công nghiệp.

- Trình bày được một số thành tựu của sản xuất công nghiệp : cơ cấu đa ngành với một số ngành trọng điểm khai thác thế mạnh của đất nước ; thực hiện công nghiệp hoá.

- Biết sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm.
Thông hiểu

- Phân tích các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.






A7. Ngành dịch vụ

Nhận biết

- Biết được cơ cấu và sự phát triển ngày càng đa dạng của ngành dịch vụ.

- Biết được đặc điểm phân bố của ngành dịch vụ nói chung.

- Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của một số ngành dịch vụ : giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thương mại, du lịch.

Thông hiểu

- Hiểu được vai trò quan trọng của ngành dịch vụ





2

SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ

B1. Vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ

Nhận biết

- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ .

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng .

- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội.

- Trình bày được tình hình phát triển kinh tế

- Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn.

Thông hiểu

- Phân tích ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.

-Phân tích thuận lợi và khó khăn điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phát triển kinh tế.

1(TN)

1TLa**

1(TLb)

1TLa**

1TL

b***

1TL/b*


B2. Vùng Đồng bằng sông Hồng


Nhận biết

- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ .

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng .

- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội.

- Trình bày được tình hình phát triển kinh tế

- Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn
Thông hiểu

- Phân tích ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.

-Phân tích thuận lợi và khó khăn điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phát triển kinh tế.

1(TN)

1(TLa)

1TL/a*

1TLb**


B3. Vùng Bắc Trung Bộ.

B4. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ


Nhận biết

- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng .

- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội..

- Trình bày được tình hình phát triển kinh tế

- Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn
Thông hiểu

- Phân tích ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.

-Phân tích thuận lợi và khó khăn điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phát triển kinh tế.

1TL/a*

1(TN)

1TL/

b***

1TL/

b*



B4. Vùng Tây Nguyên


Nhận biết

-Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ,điểm dân cư - xã hội của vùng

- Trình bày được thế mạnh kinh tế của vùng, thể hiện ở một số ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp ; sự phân bố của các ngành đó.

- Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn với các ngành kinh tế chủ yếu của từng trung tâm.

Thông hiểu

- Phân tích ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.

-Phân tích thuận lợi và khó khăn điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phát triển kinh tế.

1(TL)

1(TLa)

1TL/a**




1TLb**

1TL/

a***
































1(TLb)





3

C. KĨ NĂNG

(2,5đ-3,5đ)

C.1. Sử dụng bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam

Nhận biết:

- Xác định đối tượng địa lí trên bản đồ, trên Atlat Địa lí Việt Nam

4 (TN)

1TL/a*



C.2. Vẽ và phân tích biểu đồ, phân tích số liệu thống kê

Vận dụng:

- Vẽ và phân tích biểu đồ

- Phân tích số liệu thống kê


1TL/a

1TL/a*


1TL/b

1TL/b

1TL/a*







Tổng


12 TN

1 TL

1

1

1

Tỉ lệ %


40

30

20

10

Tỉ lệ chung


70

30


Trên hành trình học tập, bộ đề thi học kì 1 Địa 9 năm 2021-2022 với đáp án và ma trận đã trở thành một nguồn tài liệu quan trọng và không thể thiếu đối với học sinh. Nó không chỉ giúp họ rèn luyện kiến thức và kỹ năng trong môn địa lý mà còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình đánh giá và chuẩn bị cho kỳ thi giữa học kì 1.

Đề thi địa lý lớp 9 giữa học kì 1 là một bài kiểm tra quan trọng để học sinh có thể áp dụng kiến thức đã học và kiểm tra sự tiến bộ của mình. Bộ đề này đòi hỏi học sinh có hiểu biết sâu về địa lý tổng quát, từ địa lý vùng miền đến địa lý tự nhiên và con người. Các câu hỏi trắc nghiệm và bài tập tự luận sẽ đánh giá khả năng phân tích, vận dụng và giải quyết vấn đề trong lĩnh vực địa lý.

Bộ đề thi học kì 1 lớp 9 môn địa lý với đáp án và ma trận là một nguồn thông tin quý giá cho học sinh. Đáp án giúp họ tự đánh giá kết quả làm bài, nhận biết điểm mạnh và điểm yếu của mình. Ma trận cung cấp cái nhìn tổng quan về thành tích và mức độ thành thạo của học sinh, từ đó họ có thể điều chỉnh phương pháp học tập và tập trung vào việc nâng cao kỹ năng và hiệu suất trong quá trình ôn tập và học tập tiếp theo.

Với sự hỗ trợ của bộ đề thi học kì 1 Địa 9 năm 2021-2022 có đáp án và ma trận, học sinh đã có cơ hội rèn luyện kiến thức, trau dồi kỹ năng và tự tin hơn trong quá trình ôn tập và thi cử. Chúc các em đạt được kết quả tốt và tiếp tục trên con đường học tập thành công!

Ngoài Bộ Đề Thi Học Kì 1 Địa 9 Năm 2021-2022 Có Đáp Án Và Ma Trận thì các đề thi trong chương trình lớp 9 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Xem thêm

Đề Thi Chuyên Lý Vào Lớp 10 Chuyên Sở GD Quảng Nam 2019-2020 Có Đáp Án – Vật Lí Lớp 9
Đề Thi Chuyên Lý Vào Lớp 10 Sở GD Quảng Nam 2020-2021 Có Đáp Án – Vật Lí Lớp 9
Đề Thi HSG Vật Lý 9 Cấp Tỉnh Quảng Nam 2017-2018 Có Đáp Án
Đề Thi Giữa Kỳ 1 Địa 9 Năm 2022-2023 Có Đáp Án – Đề 1
Đề Thi Vật Lý 9 Học Kỳ 1 Năm 2022-2023 Có Đáp Án
Đề Thi Địa Lý 9 Học Kì 2 Năm 2022 Có Đáp Án
Đề Thi HSG Địa 9 Cấp Huyện Năm 2021-2022 Có Đáp Án
Đề Thi Học Kì 1 Địa 9 THCS Hoàng Long Năm 2021-2022 Có Đáp Án
Đề Thi Học Kì 1 Địa 9 Năm 2021-2022 Có Đáp Án – Địa Lý 9