Docly

Văn hóa tổ chức là gì, Tầm quan trọng của văn hóa tổ chức

Văn hóa tổ chức là gì? Văn hóa tổ chức công ty là gì? Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân là gì?… sẽ được chúng tôi giải thích ngay trong bài viết này. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số khái niệm văn hóa tổ chức của doanh nghiệp thông dụng được sử dụng trong bài viết sau của Trang Tài Liệu nhé.

Văn hóa của một tổ chức là gì?

“Văn hoá tổ chức có thể được coi là một hệ thống các giá trị cốt lõi, mục tiêu, thái độ và phong cách làm việc được chia sẻ xuyên suốt trong tổ chức tạo ra một nhận diện riêng của tổ chức đó.”

Văn hóa của tổ chức được xem là một nhận thức chỉ tồn tại trong một tổ chức chứ không phải trong một cá nhân. Vì vậy, các cá nhân có những nền tảng văn hóa, lối sống, nhận thức khác nhau, ở những vị trí làm việc khác nhau trong một tổ chức, có khuynh hướng hiển thị văn hóa tổ chức đó theo cùng một cách hoặc ít nhất có một mẫu số chung.

giúp đỡ nhau trong công việc
Giúp đỡ nhau trong công việc để cùng phát triển

Văn hóa của tổ chức có liên quan đến cách nhận thức và lối hành xử của các thành viên đối với bên trong và bên ngoài tổ chức đó.

Đồng thời, văn hóa của tổ chức chính là sự hiện diện sinh động và cụ thể nhất của tổ chức đó mà mọi người có thể dễ dàng nhận ra. Hình ảnh đó có thể do nhiều yếu tố cấu thành nên.

Vì thế, chỉ cần một yếu tố có sự thay đổi, thì về lý thuyết, hình ảnh về tổ chức đó sẽ bị khác đi. Do đó, trên phương diện lý thuyết, sẽ không có tổ chức này có văn hóa giống tổ chức kia, dù họ có thể giống nhau nhiều điểm.

Chức năng của văn hoá tổ chức

  • Chức năng thứ nhất: Làm cho các thành viên thích ứng với môi trường bên ngoài và hội nhập với nội bộ tổ chức, qua đó giúp tổ chức thích ứng với môi trường hoạt động của mình.
giúp đỡ nhau thích ứng với môi trường
Thích ứng với môi trường, nhân viên tự tin phát triển
  • Chức năng thứ hai: Điều chỉnh hành vi của các thành viên phù hợp với hành vi được chấp nhận trong tổ chức.
Điều chỉnh hành vi phù hợp, không cãi nhau, không gây khó khăn với nhau
Điều chỉnh hành vi phù hợp, không cãi nhau, không gây khó khăn với nhau

Vai trò của văn hóa tổ chức đối với doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra nhận dạng riêng cho tổ chức và giúp phân biệt tổ chức với các tổ chức khác. Khác với các tài sản hữu hình có thể dễ dàng sao chép, văn hóa doanh nghiệp tạo ra các giá trị vô hình khác biệt như: Bầu không khí làm việc trong tổ chức, tiến độ thảo luận và ra quyết định quản lý, sự tin tưởng của nhân viên đối với các quyết định, chính sách đưa ra từ ban lãnh đạo tổ chức, sự trung thành của nhân viên và tinh thần đồng đội trong mọi công việc của tổ chức… Không những thế, văn hóa doanh nghiệp còn có khả năng truyền tải ý thức, giá trị của tổ chức tới các thành viên trong tổ chức đó. Trên cơ sở đó, văn hóa tổ chức thực hiện các vai trò của mình đối với hoạt động quản lý của tổ chức:

Văn hóa tổ chức góp phần xây dựng khối đại đoàn kết trong doanh nghiệp

vai_tro_cua_van_hoa_to_chuc_luanvan99
Văn hóa tổ chức góp phần xây dựng khối đại đoàn kết

Trong bất kỳ bối cảnh nào, để có thể tồn tại, phát triển cũng như đáp ứng mọi sự thay đổi của môi trường, hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều sẽ phải đối mặt với việc làm thế nào để tạo ra được sự thống nhất cao trong thực hiện các chức năng, chiến lược và mục tiêu đặt ra của tổ chức. Trong trường hợp này, văn hóa tổ chức sẽ phát huy vai trò gắn kết xã hội trong một tổ chức, nó được xem như là một chất kết dính để kết nối tất cả mọi người trong tổ chức với nhau để tạo ra sự thống nhất cao. 

Phối hợp và kiểm soát

Văn hóa tổ chức góp phần tạo ra sự thống nhất trong nhận thức của tổ chức, được tất cả các thành viên của tổ chức chấp thuận và nghiêm túc tuân thủ. Do đó, văn hóa tạo ra khuôn mẫu ứng xử của tổ chức và điều này sẽ giúp tạo thuận lợi trong các hoạt động phối hợp và kiểm soát. 

Văn hóa tổ chức góp phần tạo động cơ làm việc

Văn hóa tổ chức xác định mục tiêu chung để các thành viên của tổ chức cùng nhau theo đuổi. Từ mục tiêu chung đã được xác định này, mọi người trong tổ chức đều đặt mục tiêu và các giá trị của tổ chức lên trên hết, họ nâng cao tinh thần làm việc, và tăng cường sự phối hợp với nhau và do đó, thông tin được truyền đạt nhanh chóng và hiệu quả.

Góp phần tăng lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp

Các nhà nghiên cứu về văn hóa nhận định rằng việc xây dựng văn hóa tổ chức tốt sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Bởi như đã đề cập ở trên, văn hóa tổ chức sẽ góp phần xây dựng khối đại đoàn kết, tăng cường phối hợp và kiểm soát, giảm thiểu rủi ro và thúc đẩy động cơ làm việc của nhân viên, tặng hiệu quả và hiệu suất làm việc. Và đó chính là động cơ thúc đẩy tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức là gì?

  • Giá trị cốt lõi: Giá trị cốt lõi của một tổ chức là những giá trị mà tổ chức nắm giữ, tạo thành nền tảng để tổ chức định hướng những quyết định và tiến hành thực hiện công việc. Một tổ chức có thể có rất nhiều giá trị, nhưng một số giá trị trong số đó là chính yếu, quan trọng đối với tổ chức là những giá trị cốt lõi mà tổ chức sẽ tuân thủ. Qua thời gian, các giá trị cốt lõi là không đổi. Giá trị cốt lõi không phải là mô tả về công việc tổ chức làm hoặc các chiến lược tổ chức sử dụng để hoàn thành sứ mệnh của mình. Các giá trị làm nền tảng cho công việc của tổ chức, cách thức tương tác với nhau và chiến lược nào tổ chức sử dụng để hoàn thành sứ mệnh của mình. 
  • Biểu trưng thể hiện văn hóa tổ chức: Bao gồm biểu trưng vật thể (đặc trưng kiến trúc, biểu tượng, logo) và biểu trưng phi vật thể.

Văn hoá tổ chức bao gồm yếu tố nào?

Những giá trị cốt lõi (core values):

Là các giá trị liên quan đến công việc của một xã hội, một cộng đồng mà trong đó tổ chức đang hoạt động. Tại Việt Nam Airline có văn hoá tổ chức khá thú vị.

Những chuẩn mực (norms):

Là những quy tắc không chính thức về những hành vi ứng xử được các thành viên trong nhóm chia sẽ và bị ràng buộc tuân thủ.

Những niềm tin (beliefs):

Là những điều mà người ta tin là đúng, là trung thực…và nó thường đến từ bên ngoài tổ chức (như tôn giáo, tín ngưỡng..) và nó có tác động đến giá trị chung.

Những huyền thoại (legends/myths):

Là những câu chuyện liên quan đến những sự kiện tiêu biểu có thật và thường được hư cấu thêm để tạo thành những hình ảnh lý tưởng.

Những nghi thức tập thể (collective rites):

Các hoạt động tinh thần của tập thể như lễ hội…được lặp đi lặp lại để tạo sự đồng tâm hiệp lực giữa các thành viên và tạo cho các thành viên cảm thấy họ là một phần của tổ chức.

Những điều cấm kỵ (taboos):

Là những tập quán văn hoá của tổ chức ngăn cấm các thành viên không được phép làm hay nói về điều gì đó (ví dụ: cấm hút thuốc nơi làm việc, cấm công nhân mang túi xách vào nhà máy…)

Văn hóa tổ chức được thể hiện như thế nào?

Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị, niềm tin, hình thức mà mọi người trong doanh nghiệp cùng công nhận và suy nghĩ, nói, hành động như một thói quen. Giống như đời sống tinh thần và tính cách của một con người, VHDN là phần quyết định đến sự thành bại về lâu dài của doanh nghiệp.

Tạo dựng văn hoá giúp đỡ nhau trong công việc và cuộc sống
Tạo dựng văn hoá giúp đỡ nhau trong công việc và cuộc sống

Những thành phần của văn hóa doanh nghiệp gồm 3 phần chính: tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi. Biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp thể hiện qua 2 yếu tố:

  • Hữu hình: Đồng phục, khẩu hiệu, nghi thức, quy định, nhạc phim công ty, tập san nội bộ, các hoạt động truyền thông,…
  • Vô hình: Thái độ, phong cách, thói quen, nếp nghĩ của những con người trong tổ chức.

Các loại hình văn hoá tổ chức

Dựa trên giá trị cốt lõi, tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức, văn hoá doanh nghiệp có thể chia làm 4 dạng chính:

Văn hoá hợp tác

Văn hoá hợp tác là loại hình lấy con người làm trọng tâm, tại một môi trường làm việc đòi hỏi sự cộng tác, mỗi cá nhân đều có giá trị, việc giao tiếp và trao đổi thường xuyên luôn được đề cao trong môi trường này.

Văn hoá hợp tác gỡ bỏ các rào càn giữa nhân viên và cấp trên, tạo ra môi trường cởi mở, để cộng tác và phát triển. Văn hoá doanh nghiệp thú vị tại EVN: https://dantri.com.vn/kinh-doanh/van-hoa-doanh-nghiep-o-evnnpc-hanh-trinh-tao-nen-thuong-hieu-hang-dau-20191001081743621.htm

Văn hoá Sáng tạo

Văn hoá sáng tạo là một dạng văn hoá đề cao sự đổi mới, thích ứng nhanh với môi trường, nơi mà các thành viên của tổ chức không ngừng tìm kiếm, tạo ra đột phá trong môi trường làm việc.

Văn hoá sáng tạo phù hợp với môi trường đề cao tính cá nhân, sáng tạo, có xu hướng chấp nhận rủi ro lớn để tạo ra đột phá. Loại hình văn hoá này ưu tiên các ý tưởng mới, sáng tạo để làm động lực tăng trưởng cho tổ chức.

Văn hoá thị trường

Văn hoá thị trường là loại hình văn hoá coi trọng kết quả, nơi mà con số là tất cả, đặt lên trên sự thoả mãn và hài lòng của các cá nhân trong tổ chức, coi lợi nhuận là mục tiêu cao nhất. Văn hoá thị trường thường tạo ra khoảng cách giữa nhân viên và các cấp cao hơn

Văn hoá thứ bậc

Văn hoá thức bậc là văn hoá truyền thống trong nhưng môi trường, tổ chức không thích rủi ro, nơi hạn chế sự thay đổi, đặt tính ổn định lên hàng đầu,

Văn hoá thứ bậc ưu tiên các mục tiêu dài hạn, hiệu quả và ổn định, các công việc được thực thi theo quy trình chuẩn, nhân sự cần đảm bảo sự chắc chắn, không có yếu tổ bất ngờ sảy ra.

Xây dựng văn hoá tổ chức

Tạo ra một văn hoá tích cực trong tổ chức không thể làm được trong một sớm một chiều, việc xây dựng văn hoá đòi hỏi thời gian, công sức của toàn thể thành viên.

Hãy nhìn lại định nghĩa về văn hoá tổ chức: “Văn hoá tổ chức có thể được coi là một hệ thống các giá trị cốt lõi, mục tiêu, thái độ và phong cách làm việc được chia sẻ xuyên suốt trong tổ chức tạo ra một nhận diện riêng của tổ chức đó.”

Có thể cho rằng văn hoá của tổ chức là một hiện tượng tự nhiên, tổ chức của bạn sẽ xây dựng văn hoá một cách vô tình hay hữu ý.

Do đó, để xây dựng văn hoá tổ chức một cách có mục tiêu, bạn cần xác định loại hình văn hoá của tổ chức, xác định các đầu việc cần làm để xây dựng văn hoá bạn muốn, các đầu việc này bao gồm nhưng không giới hạn:

  • Thiết lập giá trị cốt lõi của tổ chức
  • Thiết lập mục tiêu tổ chức
  • Kết nối toàn bộ thành viên trong tổ chức
  • Tạo ra cách thức làm việc trong tổ chức

Công cụ xây dựng văn hoá tổ chức

Như có thể thấy ở trên, để xây dựng văn hoá tổ chức các thông tin thiết yếu (như giá trị cốt lõi, mục tiêu, các quy trình, cách thức làm việc) cần được truyền tải nhanh và chính xác tới toàn bộ thành viên và cần được theo dõi, kiểm tra thường xuyên.

Một giải pháp hỗ trợ xây dựng văn hoá tổ chức cần tạo một nơi trao đổi nội bộ trong tổ chức, truyền tải các thông tin thiết yếu tới những đối tượng mục tiêu, tạo ra các công cụ làm việc định hình các quy trình của tổ chức.

ACheckin HRM là một giải pháp như vậy với bộ tính năng thông minh hỗ trợ phát triển văn hoá nội bộ:

  • Bảng tin nội bộ sinh động tạo ra môi trường tương tác giữa cá nhân và tổ chức;
  • Gửi thông báo mới tới từng cá nhân, nhân viên sớm cập nhật được nội dung mới nhất;
  • Đăng tải nội dung truyền thông trên màn hình chấm công
  • Gửi lời chào buổi sáng, lời chúc sinh nhật được cá nhân hóa
  • Tính năng trao đổi nội bộ giúp giao tiếp hiệu quả và bảo mật
  • Quản lý công việc với sắp xếp, quản lý các đầu việc của từng nhân viên, nhóm làm việc trong tổ chức với khả năng tuỳ biến đa dạng, phù hợp với nhiều loại hình văn hoá.
  • Tự động hoá hoàn toàn các công việc hành chính nhân sự như (chấm công, tính lương, xin duyệt công ca phép) giải phóng nhân sự và quản lý khỏi các tác vụ thường ngày, có nhiều thời gian hơn để phát triển tổ chức cũng như văn hoá nội bộ.

Trên đây là một số thông tin về văn hóa tổ chức nói chung, văn hóa tổ chức trong công ty và văn hóa tổ chức trong đời sống cá nhân. Mong rằng những khái niệm hữu ích này sẽ giúp bạn hoàn thành tốt công việc của mình.