Vận tốc ánh sáng là gì? Tốc độ ánh sáng là bao nhiêu?
Trong cuộc sống, nhờ có ánh sáng mà chúng ta mới có thể nhìn thấy vạn vật xung quanh. Dẫu vậy, hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy đều cần một khoảng thời gian để truyền tải đến mắt nhìn, chỉ là tốc độ ánh sáng truyền tải quá nhanh khiến ta không để ý. Vậy tốc độ ánh sáng là bao nhiêu km/h, km/s, m/s? Theo dõi bài viết sau đây của Trang tài liệu để tìm hiểu về vận tốc ánh sáng nhé!
Mục lục
Vận tốc ánh sáng là gì?
Khái niệm: Vận tốc ánh sáng là đơn vị dùng để chỉ tốc truyền tải ánh sáng, biểu thị quãng đường mà ánh sáng di chuyển một đơn vị thời gian nhất định.
- Tên đơn vị: Vận tốc ánh sáng/ Tốc độ ánh sáng
- Tên tiếng Anh: Speed of light
- Ký hiệu: c
- Hệ đo lường: hệ đo lường thiên văn
Trong môi trường chân không, tốc độ ánh sáng là một hằng số vật lý c, là tốc độ cực đại mà mọi vật chất trong vũ trụ có thể đạt được. Đây cũng là một trong những đóng góp vô cùng vô cùng quan trọng và to lớn cho nền khoa học thế giới.
Tốc độ ánh sáng chính xác mà chúng ta đo được bằng 299,792,458 m/s tương đương với 1,079,252,848.8 km/h (trong môi trường chân không). Với vận tốc này bạn có thể đi hơn 7 vòng xích đạo quanh Trái Đất trong vòng 1 giây, đi từ Trái Đất lên Mặt Trăng trong vòng 1.3 giây và từ Trái Đất lên Mặt Trời trong 8.3 phút.
Nguồn gốc của tốc độ ánh sáng
Để có thể nhận diện và biết được độ chính xác của vận tốc thì không phải là một điều đơn giản. Ánh sáng đã có từ rất lâu và xa xưa. Nhưng để tìm được tốc độ ánh sáng phải nhờ trí tuệ, phát minh của con người cũng như trải qua rất nhiều quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học ở nhiều thế kỉ.
Ngay cả thời cận đại, con người vẫn chưa biết liệu ánh sáng di chuyển tức thời hay với vận tốc hữu hạn. Ghi nhận đầu tiên về tốc độ ánh sáng chính là sự tranh luận giữa các nhà triết học Hy Lạp cổ đại, Hồi giáo và châu Âu trung .
Dưới đây là tên các nhà khoa học cùng với số đo vận tốc ánh sáng mà họ đã tìm ra:
1675 | Rømer và Huygens, vệ tinh của Sao Mộc | 220000 |
1729 | James Bradley, hiện tượng quang sai | 301000 |
1849 | Hippolyte Fizeau, bánh răng quay | 315000 |
1862 | Léon Foucault, gương quay | 298000+500 |
1907 | Rosa và Dorsey, hằng số EM | 299710+30 |
1926 | Albert Michelson, giao thoa kế | 299796+4 |
1950 | Essen và Gordon-Smith, bộ cộng hưởng hốc | 299792.5+3.0 |
1958 | K.D. Froome, giao thoa vô tuyến | 299792.50+0.10 |
1972 | Evenson et al., giao thoa kế laser | 299792.4562+0.0011 |
1983 | Phiên họp thứ 17 CGPM, định nghĩa lại đơn vị mét | 299792.458 (chính xác) |
Tốc độ ánh sáng là bao nhiêu?
Tốc độ ánh sáng khi truyền trong chân không là 299.792.450 m/s. Đây là kết quả chính xác nhất sau bao nhiêu quá trình nghiên cứu. Và được làm tròn c = 300 000 km/s (tương đương gần 1 tỉ km/h). Trong chương trình học, các bạn cũng sẽ bắt gặp hằng số c = 3 x 108.
Giả sử bạn mang trong mình vận tốc như ánh sáng. Thì chưa quá 1s bạn đã đến được Mặt Trăng. Và trong 1s đó, bạn cũng có thể vòng quanh Trái Đất… tận 7 vòng. Bạn cũng có thể đến Mặt Trời chỉ bằng khoảng 8 phút. Tuy vậy, cũng phải mất nhiều năm để có thể vượt qua khoảng cách giữa Trái Đất và các ngôi sao gần nhất.
Vận tốc của ánh sáng sẽ bị giảm đi nếu qua môi trường khác như nước, không khí, thủy tinh,…
Vai trò của việc đo lường tốc độ ánh sáng
- Giúp ích rất nhiều cho các nhà khoa học trong việc xác định tốc độ giãn nở của vũ trụ.
- Cung cấp lượng thông tin cho vũ trụ học, vật lý lượng tử, mô hình chuẩn của Vật lý hạt.