Docly

Thịt đỏ là thịt gì? Có nên ăn thịt đỏ hay không

Thịt đỏ là thịt gì? Thịt đỏ là bao gồm những loại thịt nào? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Trang tài liệu để có được câu trả lời nhé!

Thịt đỏ là thịt gì?

Khái niệm: Thịt đỏ là các loại thịt như thịt bê, thịt bò, thịt cừu, thịt trâu, thịt heo, thịt ngựa. Lợi thế của thịt đỏ là có chứa nhiều vitamin B12 (giúp sản sinh DNA, nuôi dưỡng các tế bào thần kinh và hồng cầu), niacin và vitamin B6. Thịt bò và thịt heo dồi dào hàm lượng protein, sắt và kẽm. Đơn cử như thịt bò có chứa hàm lượng kẽm nhiều gấp 11 lần so với cá ngừ và gấp 3 lần lượng sắt so với cải bó xôi. Thịt đỏ còn chứa những axit béo có lợi cho sức khỏe như omega 3, omega 6. Ngoài ra, thịt đỏ có hàm lượng chất sắt cao, một thành phần mà các thiếu nữ hay phụ nữ ở độ tuổi sinh sản thường hay thiếu.

Thịt trắng là thịt gì?

Thịt trắng còn được gọi là thịt sáng màu, bao gồm các loại thịt có màu nhạt. Ngược lại, các loại thịt đậm màu sẽ được gọi là thịt đỏ.

Thịt trắng bao gồm các loại sau:

  • Thịt gia cầm: thịt gà, gà tây, thịt ngan,…
  • Cá thịt trắng: cá tuyết, cá bơn, cá basa, cá diêu hồng,…
  • Loài lưỡng cư: ếch
  • Loài bò sát: rắn

Thịt trắng và thịt đỏ loại nào tốt hơn?

Vì sao có thịt đỏ và thịt trắng?

Sở dĩ có sự khác biệt về màu sắc giữa thịt trắng và thịt đỏ là nhờ vào hàm lượng chất myoglobin có trong các mô cơ. Các chất này là một loại protein liên kết giữa oxy và sắt, tạo nên màu đỏ cho các thớ thịt. Các loại thịt trắng có hàm lượng myoglobin thấp hơn dẫn đến màu sắc nhạt hơn các loại thịt đỏ.

Một số loại thịt được xếp vào nhóm thịt đỏ như: thịt bò, thịt heo, thịt cừu, thịt bê, thịt trâu, thịt ngựa,… Dù khi còn ở trạng thái tươi sống hay khi đã được nấu chín, các loại thịt này hầu như vẫn giữ được màu sắc đậm vốn có.

Ăn thịt trắng hay thịt đỏ tốt hơn

Tất cả mọi người đều công nhận rằng các loại thịt đều rất bổ dưỡng, chứa đầy đủ protein, chất dinh dưỡng và các hợp chất có lợi khác, đồng thời cung cấp năng lượng cho cơ thể sinh trưởng và phát triển.

Nhiều nghiên cứu cho thấy thịt đỏ vượt trội hơn một chút so với thịt trắng về mặt giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng vitamin B12 cao hơn. Điều đó cũng đồng nghĩa với sự khác biệt giữa thịt đỏ và thịt trắng không quá rộng như một số người vẫn nghĩ.

Nói tóm lại, cả thịt đỏ và thịt trắng đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, vì vậy bạn cần sử dụng xen kẽ 2 nhóm thịt này một cách hợp lý để đảm bảo sức khoẻ nhé.

Lợi ích của thịt đỏ

Thịt đỏ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu được chế biến đúng cách.

Cung cấp một lượng lớn protein: Thịt đỏ cung cấp cho bạn một lượng lớn protein, giúp cơ thể xây dựng và phục hồi những nhóm cơ. Ngoài ra, việc bổ sung protein cho cơ sẽ giúp cơ sản sinh enzyme và các hormone giúp ngăn ngừa bệnh tật.

Cung cấp sắt cho cơ thể: Trong thịt đỏ chứa một lượng lớn chất sắt, đồng thời việc dùng thịt đỏ để bổ sung sắt luôn dễ dàng hơn sử dụng các loại thực phẩm từ thực vật. Chỉ cần dùng thịt đỏ 1-2 lần/tuần sẽ giúp bạn bổ sung đầy đủ lượng sắt cần thiết cho cơ thể.

Cung cấp kẽm cho cơ thể: Kẽm giúp xây dựng cơ, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và giúp trí não của bạn khỏe mạnh. Chỉ cần nạp đủ thịt đỏ, bạn có thể nạp đủ lượng kẽm cần thiết mỗi ngày.

Cung cấp vitamin B: Thịt đỏ giàu vitamin B12 và vitamin B6. Vitamin B giúp cơ thể bạn có một hệ miễn dịch khỏe mạnh và làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.

Tác hại của thịt đỏ

Việc nạp thực phẩm vượt quá lượng cần thiết cho cơ thể là nguyên nhân gây ra những vấn đề sức khỏe như:

Rối loạn hormone: Ăn nhiều thịt đỏ có thể làm tăng hormone trong cơ thể, đặc biệt là phụ nữ.

Ảnh hưởng đến tuổi thọ: Nghiên cứu từ Trường Y tế công cộng Harvard đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ nhiều thịt đỏ, đặc biệt là thịt đã qua chế biến và nguy cơ rút ngắn tuổi thọ.

Ảnh hưởng đến tim: Ăn quá nhiều thịt đỏ gây tích tụ carnitine gây xơ vữa động mạch và ảnh hưởng đến sức khỏe tim. Các loại thịt đỏ, chế biến là nguồn nguy cơ có thể gây ra một số bệnh ung thư như ung thư đại trực tràng.

Bệnh Alzheimer: Thịt đỏ chứa nhiều sắt và có liên quan tới bệnh Parkinson và Alzheimer. Dư thừa sắt có thể còn thúc đẩy phản ứng của gốc tự do gây hại và stress oxy hóa.

Những người không nên ăn thịt đỏ

Người có lượng cholesterol cao: Theo chuyên gia dinh dưỡng, người có hàm lượng cholesterol cao, tốt nhất chỉ nên tiêu thụ thịt đỏ khoảng 1 hoặc 2 lần một tháng. Hãy lựa chọn phần thịt đỏ tươi nhất như thịt sườn, thịt thăn hoặc thăn lưng là những lựa chọn tốt nhất.

Người mắc bệnh tim: Một người bị bệnh tim có thể đã tích tụ nhiều mảng bám không lành mạnh trong động mạch và một chế độ ăn gồm chất béo không có lợi như chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa có thể gây ra nhiều mảng bám hơn. Sự tích tụ mảng bám nếu bị thu hẹp hơn có thể dẫn đến các sự kiện nguy hiểm hoặc gần như tử vong như đột quỵ hoặc đau tim. Vì vậy, những người bệnh tim mạch nên hạn chế tối đa lượng thịt đỏ ăn vào.

Người bị bệnh thận giai đoạn cuối: Chế độ ăn giàu protein khi thận không hoạt động tốt có thể gây hại nhiều hơn là có lợi. Bạn có thể cần phải giảm lượng protein từ 0,6-0,8 g cho mỗi kg cân nặng tùy thuộc vào chức năng thận của bạn.

Người có yếu tố nguy cơ bệnh tim: Nếu bạn có yếu tố nguy cơ của bệnh tim như huyết áp cao, cholesterol cao, đái tháo đường, béo phì, ít hoạt động thể chất hoặc đang ăn một chế độ ăn uống không lành mạnh, bạn có thể nên cảnh giác hơn với việc tiêu thụ thịt đỏ. Tốt nhất những người có nguy cơ này nên hạn chế ăn thịt đỏ càng nhiều càng tốt, và thay vào đó tập trung vào việc chọn những phần protein rất nạc, chẳng hạn như ức gà, cá, đậu hoặc đậu lăng.

Người bị sỏi thận: Protein trong thịt bò tốt cho việc xây dựng cơ bắp, tuy nhiên với người bị sỏi thận thì đây lại là nguyên nhân gây tăng oxalate trong nước tiểu và hình thành sỏi. Vì thế, những bệnh nhân sỏi thận, kể cả sỏi nhỏ không điều trị hoặc đang trong quá trình điều trị không nên ăn thịt bò và một số loại thịt đỏ khác.

Người mắc bệnh viêm khớp: Những người mắc bệnh viêm khớp nếu ăn nhiều thịt bò cũng như các thực phẩm giàu protein động vật khác, tình trạng bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Thịt đỏ chứa purine, dẫn tới hàm lượng cao axit uric trong cơ thể, tăng nguy cơ bệnh gút và viêm khớp. Ăn nhiều thịt đỏ là một trong những yếu tố thúc đẩy bệnh viêm khớp, điển hình là gout. Vì thế, nên hạn chế ăn thịt đỏ với cả những người đã điều trị viêm khớp.

Người mắc hội chứng Alpha-gal: Hội chứng Alpha-gal là tình trạng hiếm gặp trên toàn thế giới. Những người bị hội chứng này thường xuất hiện phản ứng dị ứng thực phẩm mỗi khi ăn thịt động vật, chủ yếu là với thịt đỏ. Ăn thịt đỏ có thể gây phát ban, buồn nôn, nôn, ợ chua, tiêu chảy, ho, giảm huyết áp, đau dạ dày nghiêm trọng và sưng môi, mắt hoặc cổ họng.

Người có tiền sử gia đình mắc một số bệnh ung thư: Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng ăn thịt đỏ và thịt chế biến thường xuyên có nguy cơ phát triển ung thư ruột kết cao hơn. Một nghiên cứu mới cho thấy thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có thể gây ra tổn thương di truyền và có thể gây ung thư ruột kết. Cách chế biến thịt đỏ cũng rất quan trọng trọng bởi cách chế biến không đúng cách có thể gây hại cho sức khoẻ như: Một số loại thịt đỏ như xúc xích, giăm bông, thịt xông khói, thịt nguội, cũng có thể chứa rất nhiều muối, có thể dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp, hay nướng thịt bị cháy có thể tăng nguy cơ ung thư…

Vì vậy, các bạn cần lưu ý nếu ăn thịt đỏ đúng cách sẽ giảm thiểu tác hại của thịt đỏ. Bạn không nên ăn quá 70 g một ngày, tương đương với ba lát thịt heo, một miếng thịt cừu hoặc hai lát thịt bò nướng mỗi ngày. Không nên ăn thịt đỏ tối đa 3 lần/tuần sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc những vấn đề không tốt cho sức khỏe. Ngoài cung cấp protein từ thịt đỏ, chúng ta cũng nên chú ý bổ sung dưỡng chất này từ các thực phẩm như cá, đậu hoặc các loại hạt.