Docly

Phong cách là gì? Tại sao cần phải định hình phong cách cá nhân

Phong cách là cụm từ đã không còn xa lạ đối với mỗi chúng ta trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, để định nghĩa một cách chính xác về phong cách là gì thì chưa hẳn ai cũng biết. Vậy phong cách là gì? Những người thành công có phong cách sống như thế nào? Tất cả sẽ được chia sẻ qua bài viết dưới đây của Trang tài liệu, hãy cùng theo dõi nhé!

Phong cách là gì?

Khái niệm: Phong cách là nét đặt trưng riêng của từng cá nhân. Nó được thể hiện dưới hình thức lối sống, sở thích, cách nói chuyện hay đơn giản là những bộ đồ bạn khoác lên mình hàng ngày.

Mỗi người chúng ta đều mang trong mình những đặc trưng riêng của mình. Chỉ khi bạn tìm ra và thể hiện được nó thì đó chính là phong cách cá nhân. Ngày nay, việc định hình phong cách là vô cùng cần thiết và thu hút được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ,

Thể hiện phong cách cá nhân được ví von như một cách để bạn khẳng định cái tôi, trở nên nổi bật giữa mọi người xung quanh. Không chỉ thế, nó cũng là một yếu tố quan trọng giúp bạn định hướng bản thân và có những bước tiến xa hơn trong tương lai.

Lý do khiến bạn cần định hình phòn cách cá nhân

Định hình phong cách cá nhân chưa bao giờ lại trở nên cần thiết và có sức ảnh hưởng như hiện nay. Nó thúc đẩy sự phát triển của cá nhân nói riêng và xã hội nói chung. Dưới đây là 3 lý do mà bạn cần xây dựng phong cách cá nhân ngay hôm nay:

Trở nên tự tin hơn

Tại sao định hình phong cách lại giúp bạn trở nên tự tin hơn? Như chúng ta đã biết, các xu hướng thời trang hay các sản phẩm nổi tiếng bây giờ đều cần một cá nhân hoặc tổ chức lăng xê. Họ có thể làm được điều này bởi họ là người có sức ảnh hưởng tới cộng đồng.

Trước khi cá nhân hay tổ chức này tạo được sức ảnh hưởng của mình, họ đã tạo dựng cho mình một hình ảnh và một thương hiệu riêng. Chính hình ảnh này đã đưa họ tới gần hơn với những người cùng chung sự quan tâm để từ đó họ trở nên nổi bật giữa đám đông.

Bởi vậy, việc định hình phong cách cá nhân giúp bạn hiểu chính mình, bạn là ai và bạn có gì nổi bật. Khi nắm bắt được trọng điểm này, bạn sẽ phát huy được thế mạnh bản thân trong từng lĩnh vực. Bạn hoàn toàn có thể tạo dựng cộng đồng riêng cho mình và trở thành người lãnh đạo của đội nhóm đó.

Tất cả các yếu tố đó sẽ đem đến cho bạn sự tự tin, làm chủ tình huống và làm chủ đám đông. Bạn sẽ không còn hoang mang, không biết vị trí của mình ở đâu trong một cộng đồng rộng lớn.

Lưu lại dấu ấn với người khác

Mỗi người chúng ta thường dễ bị thu hút bởi những người tự tin, độc lập và có phong thái cuốn hút. Điều này để lại trong tâm trí một ấn tượng rất sâu sắc và có xu hướng trầm trồ trước những người như vậy.

Định hình phong cách cá nhân là một trong số các cách có thể giúp bạn trở nên cuốn hút như vậy. Khi định hình được phong cách cá nhân, bạn sẽ biết cách thông qua cách ăn mặc, dáng đi đứng và cách nói chuyện để khéo léo bộc lộ cái tôi của mình.

Có thể nói, điều này giúp bạn lưu lại dấu ấn với người khác trong một khoảng thời gian dài. Chỉ cần có một chút gợi ý liên quan đến phong cách đó, họ có thể ngay lập tức suy nghĩ ra hình ảnh của bạn vô cùng rõ nét.

Tạo ra sự khác biệt

Trong xã hội ngày nay, các bạn trẻ thường chạy theo xu hướng mà quên mất rằng bản thân có phù hợp hay không. Bởi lẽ, chính các bạn còn chưa biết được đâu là phong cách của mình. Điều này khiến nhiều người chỉ biết đi theo cách sống của người khác.

Chúng ta cần trân trọng những gì mình đã và đang có. Xác định thế mạnh và ưu điểm của bản thân sẽ giúp bạn thoát khỏi đám đông. Bạn sẽ không còn bị hòa lẫn vào xu thế của thời đại.

Thay vào đó, bạn sẽ trở nên một cá thể độc lập và đặc biệt. Bạn nổi trội giữa đám đông nhờ phong cách của riêng mình. Bạn trở nên cuốn hút và hấp dẫn mọi người bởi hành động, cách giải quyết vấn đề hay chính là các giá trị bạn đóng góp.

Phong cách lãnh đạo là gì?

Phong cách lãnh đạo (Leadership styles) hay còn được gọi là kiểu lãnh đạo được hiểu là tổng thể tất cả những nguyên tắc, chuẩn mực, phương pháp và cách thể hiện trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo của mình để đạt được mục tiêu nhất định. Vậy những yếu tố nào ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo của mỗi người?

Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo

Ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo có rất nhiều những yếu tố khác nhau, tuy nhiên chủ yếu nhất vẫn là 2 nhóm yếu tố bên trong và bên ngoài.

– Nhóm yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài bao gồm chế độ về kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị, các đường lối, quan điểm và nguyên tắc quản lý cũng như đặc điểm của ngành, của tập thể. Tất cả những yếu tố này đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến phong cách lãnh đạo của hầu hết các nhà quản lý.

– Nhóm yếu tố ảnh hưởng từ bên trong chính là những đặc điểm tâm lý của người lãnh đạo như tính cách, xu hướng, nhân lực,… Tức là toàn bộ những đặc điểm về nhân cách sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến những sắc thái, phong cách lãnh đạo của người quản lý.

Phong cách lãnh đạo có thể được hình thành từ trong chính quá trình hoạt động, quản lý của họ và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công việc cũng như động lực làm việc của nhân viên. Trong một số trường hợp nhất định thì phong cách lãnh đạo cũng sẽ ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp nào đó.

Các kiểu phong cách lãnh đạo

Nghiên cứu về các phong cách lãnh đạo của nhà quản lý, Kurt Lewin đưa ra 3 kiểu người cơ bản là những người độc đoán, kiểu lãnh đạo dân chủ và lãnh đạo tự do.

– Phong cách lãnh đạo độc đoán là những người có đặc điểm về tâm lý dễ nóng nảy, thiếu sự tin tưởng dành cho mọi người và thường đánh giá với những thành kiến, định kiến chủ quan. Trong cách giao tiếp, nói chuyện thì thường thể hiện sự hách dịch, hay phản bác lại người khác và khá kiêu ngạo. Những người lãnh đạo độc đoán thường dám nghĩ, dám làm và luôn cố gắng khẳng định mình.

Những nhà lãnh đạo độc đoán luôn đặt nặng các vấn đề, áp đặt những mệnh lệnh, những thông tin một chiều và không quan tâm đến phản hồi, ý kiến, gây áp lực và căng thẳng cho cấp dưới với cơ chế quản lý là hành chính và quan liêu. Và nếu như áp đặt phong cách này quá lâu thì sẽ rất dễ gây ra những phản ứng ngầm của cấp dưới. Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó, phong cách lãnh đạo độc đoán lại đem lại hiệu quả công việc khá tốt cho doanh nghiệp.

– Phong cách lãnh đạo dân chủ là những người biết cách để phân chia quyền lực một cách hợp lý, biết cách để thu hút tập thể hòa vào công việc chung dựa trên cơ sở lắng nghe, tôn trọng ý kiến của tất cả mọi người. Đặc điểm của phong cách này là thể hiện được lòng thương người, có sự tin tưởng và người khác, luôn cởi mở, gần gũi và hòa đồng với người khác.

Trong các hoạt động giao tiếp, người lãnh đạo thường tỏ ra khá ôn tồn, biết kiềm chế cảm xúc cá nhân và luôn thân thiện, tôn trọng người khác. Chính nhờ vào phong cách lãnh đạo này mà nhà quản lý có thể tạo ra được môi trường làm việc cởi mở, thoải mái, mọi người có thể tự tin và hoàn thành công việc. Tuy nhiên, với phong cách lãnh đạo này, người quản lý lại trở nên hơi thiếu quyết đoán trong một số việc, dễ rơi vào tình trạng ba phải, dẫn đến việc quá phụ thuộc vào ý kiến của tập thể. Và đôi khi sự thiếu quyết đoán sẽ làm lỡ đi những cơ hội quý giá của doanh nghiệp.

– Phong cách lãnh đạo tự do là những người thường chỉ đứng ra để cung cấp những thông tin cho cấp dưới và rất ít khi tham gia vào các hoạt động của tập thể. Với phong cách này, người lãnh đạo thường đề cao cá nhân, tinh thần trách nhiệm còn hạn chế. Họ có thể là những người có năng lực chuyên môn rất cao hoặc cũng có thể là rất thấp mà lại ham chức quyền, địa vị.

Biểu hiện cụ thể của phong cách lãnh đạo này là thường không quan tâm hay can thiệp gì đến công việc của doanh nghiệp, tổ chức và có thể sẽ dẫn đến một tập thể quá tự do mà không có nề nếp, kỷ luật, làm ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của công việc.

Như vậy, mỗi phong cách lãnh đạo đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Việc áp dụng các phong cách lãnh đạo nào còn phụ thuộc vào văn hóa của doanh nghiệp, tình hình thực tế về trình độ chuyên môn của nhân viên tại doanh nghiệp, hơn hết chính là tính cách của người lãnh đạo.

Phong cách của những người thành công

Phong cách sống của mỗi người hầu hết đều có điểm khác biệt, đặc biệt với những người thành công, họ mang trong mình phong cách đặc biệt, thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau.

– Người thành công thường ghét việc chạy theo quyền lực, họ không quan tâm việc phải chứng minh rằng mình luôn đúng mà chỉ tập trung vào công việc của mình, giải quyết những vấn đề khó khăn và đặt ra những mục tiêu, làm những điều thú vị trong cuộc sống.

– Những người thành công cũng thường hài lòng khi thấy người khác thành công. Nhiều người vẫn hay đặt nặng các vấn đề về quyền lực, cảm thấy không vui, không thoải mái khi người khác được đề cao, khen ngợi và thành công hơn mình. Tuy nhiên, chính những người thành công họ lại có phong cách sống rất thoải mái, không ganh đua, đố kỵ. Họ cũng muốn được công nhận nhưng phải là những điều do chính mình làm ra.

– Người thành công luôn khao khát muốn biến những ý tưởng của mình thành hiện thực cũng như giúp đỡ người khác thực hiện ước mơ của họ. Bằng những cách khác nhau, họ sẽ cố gắng để thực hiện những ý tưởng mình đặt ra thành những điều mới mẻ và thú vị nhất, muốn được tạo dựng những thứ chưa hề tồn tại.

– Họ là những bậc thầy về ý tưởng bởi họ sẽ luôn dành thời gian để suy nghĩ, sáng tạo ra những ý tưởng mới lạ từ nhiều góc nhìn và hướng tiếp cận mới. Bên cạnh đó, họ cũng có khả năng đánh giá những quy luật, muốn củng cố và làm mọi thứ trở nên rõ ràng hơn.

– Họ luôn tin tưởng không gì là không thể, chỉ cần biết suy nghĩ, chắc chắn sẽ tìm ra cách giải quyết, mọi thứ đều có thể thay đổi và phù hợp với hiện tại. Và người thành công sẽ luôn tìm cách để giải quyết triệt để những vấn đề, từ nhỏ nhất đến lớn hơn trong bình tĩnh và quyết đoán.

– Người thành công luôn biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác để hoàn thiện bản thân hơn chính cái tôi của mình, họ hiểu rõ được bản thân và không ngừng nỗ lực để thay đổi theo chiều hướng tích cực.

– Họ luôn sống và chủ động tạo ra bản thân mình ở tương lai. Họ sẽ thấy bản thân chính là kẻ thù lớn nhất kìm hãm lại nội lực của mình, chính là rào chắn giữa “họ là ai” và “ai là họ”. Do đó, họ luôn đặt mục tiêu để mỗi ngày đều tốt hơn, ngày hôm nay sẽ hơn ngày hôm qua và ngày mai nhất định phải tốt hơn ngày hôm nay.

– Phong cách của người thành công thường không mấy khi để tâm đến những chuyện vặt. Bạn chắc chắn đã từng chứng kiến sếp của mình hay đồng nghiệp của mình ngày nào cũng chỉ mặc một bộ quần áo, đi một đôi giày,… đến công ty, bạn luôn thắc mắc tại sao họ thành công thế lại không dành thời gian hay tiền bạc đầu tư và có nhiều quần áo hơn? Tuy nhiên, những người thành công họ thường có xu hướng hệ thống hóa mọi thứ để không tốn quá nhiều thời gian hay suy nghĩ về những điều nhỏ nhặt. Không phải họ không có quần áo mà đơn giản là họ thích mua nhiều bộ giống nhau và cảm thấy nó không ảnh hưởng đến cuộc sống của mình. Điều quan trọng họ cần suy nghĩ mỗi ngày là công việc chứ không phải là những điều vặt nhỏ lẻ như vậy.

– Để đạt được những thành công chắc chắn không ai không phải trải qua thất bại. Và người thành công sẽ không nản chí trước những thất bại của cuộc đời mà luôn lấy đó là động lực để mình vươn đến thành công. Thất bại suy cho cùng cũng chỉ là một vấn đề cần được giả quyết và có thể giải quyết được.

– Một điều nữa là người thành công luôn làm việc hết khả năng của mình. Tuyệt đối sẽ không tồn tại sự tùy hứng trong họ, họ có mục tiêu và luôn hướng đến mục tiêu, đó là lý do duy nhất để họ làm việc và chắc chắn không để những vấn đề như cảm xúc ảnh hưởng đến hành động và quyết định của mình.