Docly

Phần cứng máy tính là gì? Các bộ phân cơ bản gồm những gì?

Dùng máy tính đã lâu nhưng bạn có hiểu rõ phần cứng máy tính là gì và chi tiết các bộ phận trong phần cứng không? Bài viết dưới đây Trang tài liệu sẽ giải đáp đến người dùng những thắc mắc đó một cách chi tiết nhất. Hãy cùng mình đón xem nhé!

Phần cứng máy tính là gì?

Khái niệm: Phần cứng (Hardware) là một thuật ngữ dùng để miêu tả tất cả những thiết bị vật lý hữu hình nằm ở bên trong và bên ngoài máy tính mà người dùng có thể nhìn thấy và cầm nắm chúng được.

Một chiếc máy tính sẽ được cấu thành từ các thiết bị phần cứng nằm bên ngoài như: Màn hình máy tính, bàn phím keyboard, chuột máy tính mouse, tai nghe headphone, máy in, máy chiếu, loa, USB… Bên cạnh đó không thể không kể đến những thiết bị nằm bên trong bao gồm: bộ nguồn, chip CPU, bo mạch chủ mainboard, RAM, ROM, card màn hình card âm thanh, quạt tản nhiệt, Modem… cùng một số Drive như: Bluray, DVD, CD-ROM, ổ cứng, ổ đĩa mềm,…

Phân loại phần cứng của máy tính

Dựa trên cách thức vận hành và chức năng, phần cứng máy tính được chia ra làm 2 loại:

– Nhập (Input): là những bộ phận có trách nhiệm thu thập dữ liệu thu vào máy tính như là chuột, bàn phím, tai nghe,..

– Xuất (Output): là các bộ phận thực thi lệnh và dữ liệu đầu ra bên ngoài, các bộ phận trả lời, phát tín hiệu như màn hình, máy in, loa,…

Phần cứng và phần mềm có điểm gì khác nhau?

Phần cứng và phần mềm máy tính có rất nhiều điểm khác biệt nhau. Cụ thể như sau:

Về tính chất

  • Phần cứng bao gồm các bộ phận vật lý, có thể nhìn thấy, cầm thấy được.
  • Phần mềm lại gồm tập hợp các dòng lệnh có thể nhìn thấy được nhưng không thể cầm, nắm.

Về quá trình sản xuất

  • Phần cứng do các công ty máy tính, linh kiện điện tử sản xuất.
  • Phần mềm do các lập trình viên tạo ra bằng ngôn ngữ lập trình.

Về cấu tạo

  • Phần cứng gồm: bộ nhớ, thiết bị nhập xuất, bộ xử lý trung tâm cùng nhiều chi tiết khác.
  • Phần mềm chia thành: phần mềm hệ thống, phần mềm lập trình, phần mềm ứng dụng.

Di chuyển qua internet

  • Phần cứng không thể chuyển được từ nơi này sang nơi khác thông qua đường truyền mạng internet.
  • Phần mềm lại dễ dàng truyền tải, kết nối qua mạng internet.

Thay thế, sửa chữa khi hỏng

  • Phần cứng khi bị hư hỏng, bắt buộc phải đi sửa chữa hoặc thay thế bằng một linh kiện mới.
  • Phần mềm nếu bị hỏng, ta có thể sử dụng bản sao lưu để cài đặt lại một cách nhanh chóng.

Tuy hai bộ phận này có sự khác biệt nhau rất lớn nhưng chúng lại có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ với nhau. Phần cứng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu năng của phần mềm. Phần cứng càng tốt, càng mạnh thì phần mềm chạy càng nhanh, càng ổn định. Thậm chí, một số phần mềm còn đặt ra những yêu cầu tối thiểu phần cứng cần đạt được thì mới có thể hoạt động.