Docly

Học vẹt là gì? Vì sao không nên học theo phương pháp này?

Để nắm vững kiến thức và đạt điểm số cao ở đại học, thì sinh viên cần đảm bảo rằng mình luôn tập trung cho việc học, luôn chăm chỉ học tập và có phương pháp học đúng đắn, phù hợp với bản thân. Đó là điều mà bất kỳ sinh viên nào cũng biết, nhưng thực tế lại không nhiều bạn làm được. Một trong những nguyên nhân dẫn tới việc sinh viên đạt kết quả học tập chưa tốt chính là vì các em nhầm lẫn học vẹt và học thuộc lòng, nên đã quá lạm dụng việc học vẹt khi ôn thi học kỳ. Vậy học vẹt là gì? Học vẹt và học thuộc lòng khác nhau chỗ nào? Hãy cùng Trang tài liệu tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Học vẹt là gì?

Khái niệm: Học vẹt là học như con vẹt, tức là nghe người ta nói gì xong lặp lại y chang mà không hiểu gì, đó là một cụm từ để miêu tả cách học theo kiểu cách máy móc, học thuộc từng câu từng chữ nhưng không hiểu gì, kết quả là sẽ rất dễ bị quên bài, bị nhầm lẫn giữa các kiến thức với nhau. Đây là một cách học không tốt, khiến người học mất nhiều thời gian, công sức để nhồi nhét chữ vào đầu, nhưng lại không đọng lại được lâu, thường sẽ quên ngay sau vài ngày, vài tuần. Tuy nhiên, vẫn có không ít học sinh – sinh viên chưa phân biệt được điểm khác nhau giữa học vẹt và học thuộc lòng, dẫn tới tình trạng lạm dụng việc học vẹt để chữa cháy khi gần sát ngày thi, khiến kết quả học tập sa sút. Vậy học thuộc lòng là gì?

Học thuộc lòng là gì?

Học thuộc lòng là một hình thức học sao cho mình phải thuộc nằm lòng, ghi nhớ kiến thức được lâu và chính xác, tránh việc quên mất ý này ý kia, hoặc nhầm lẫn giữa các kiến thức với nhau. Thông thường, học thuộc lòng sẽ được áp dụng hồi cấp 1, cấp 2, chẳng hạn như là học thuộc lòng bài thơ, học thuộc lòng các sự kiện lịch sử. Còn khi lên cấp 3 và đại học thì học thuộc lòng thường sẽ chỉ áp dụng với các phần kiến thức lý thuyết và định nghĩa liên quan đến môn học. Học thuộc lòng đòi hỏi bạn phải hiểu bài, phải nhớ kiến thức một cách chính xác, và sau này khi được hỏi lại thì bạn vẫn còn nhớ để trả lời, chứ không phải là học vẹt một cách máy móc, kiểu đối phó, học mà không hiểu gì, xong vài bữa lại quên mất tiêu.

Điểm giống nhau của học vẹt và học thuộc lòng

Sau khi điểm qua phần định nghĩa, bạn sẽ thấy rằng học vẹt và học thuộc lòng bản chất nó có nhiều điểm khác biệt, nhưng vẫn tồn tại một số điểm số nhau, khiến học sinh – sinh viên bị nhầm lẫn và nghĩ rằng học vẹt cũng là học thuộc lòng. Đầu tiên, chúng đều bắt đầu bằng chữ “học”, khiến các em nhầm tưởng rằng cái nào cũng là một phương pháp học, và mình có thể áp dụng phương pháp học đó cho các bài thi, bài kiểm tra.

Tiếp theo, cả học vẹt và học thuộc lòng đều giúp các em thuộc bài, nhớ bài, phòng trường hợp ngày hôm sau có bài kiểm tra miệng, kiểm tra giữa kỳ hoặc thi cuối kỳ. Cuối cùng, trong một số trường hợp, học vẹt giúp học sinh – sinh viên vượt qua được các bài kiểm tra, bài thi, nên các em cho rằng điều đó cũng giống như hồi nhỏ mình học thuộc lòng, cũng đâu có gây tác hại gì cho mình. Chính những điểm tương đồng này đã gây ra nhầm lẫn tai hại giữa hai khái niệm, khiến những ai lạm dụng việc học vẹt lâu dài sẽ phải đối mặt với kết quả học tập kém. Vậy học vẹt và học thuộc lòng khác nhau chỗ nào?

Thực trạng học vẹt hiện nay của học sinh

Ngày nay chúng ta có thể thấy được tình trạng học vẹt ở học sinh sinh viên diễn ra rất phổ biến. Chính vì học vẹt mà các bạn học sinh chỉ giỏi được lý thuyết suông mà không biết áp dụng những kiến thức vào trong thực tế. Học phải đi đôi với hành chứ nếu học thuộc lòng mà không hiểu bản chất thì việc học chẳng có ý nghĩa gì cả. Người ta đã chỉ ra được rằng trong nền giáo dục Việt Nam thì tỷ lệ học sinh học vẹt lên đến xấp xỉ 70%. Tức là các bạn ấy chỉ học thôi chứ chẳng hiểu một chút kiến thức nào. Đây chính là con số báo động khiến chúng ta phải giật mình và suy nghĩ về tương lai giáo dục sẽ đi về đâu. Kể cả chúng ta chắc hẳn cũng đã từng học vẹt. Học một cách sáo rỗng, học vì điểm số và thành tích học tập. Chính vì học vẹt mà giáo dục Việt Nam rất khó đào tạo được người tài năng, có năng lực giỏi.

Chúng ta có thể thấy được tình trạng học vẹt được các bạn học sinh áp dụng một cách phổ biến và còn kéo theo nhiều tình trạng học tồi tệ nữa như học tủ. Học tủ thì chỉ cần học thuộc lòng những kiến thức mà được thầy cô giới hạn thôi. Còn những kiến thức khác không có trong chương trình ôn thi thì không cần phải học cũng chẳng cần phải hiểu.

Tác hại của việc học vẹt ở đại học

Sau khi hiểu rõ sự khác biệt giữa học vẹt và học thuộc lòng, thì chắc chắn các em sẽ thấy rằng học thuộc lòng là một phương pháp học tốt, còn học vẹt là một cách học sai trái, cần phải tránh xa. Tuy nhiên, công sức mà các em cần bỏ ra để học thuộc nằm lòng kiến thức sẽ vất vả hơn nhiều so với việc nhồi nhét kiến thức theo kiểu học vẹt, nhất là khi gần sát ngày thi học kỳ, nên một số học sinh – sinh viên vẫn quyết định học vẹt luôn cho lẹ, dẫn tới nhiều hệ quả và tác hại to lớn như sau:

  • Dễ bị nhầm lẫn kiến thức trong bài kiểm tra, bài thi, khiến kết quả làm bài không tốt;
  • Dễ bị quên ngang, dù đã từng học rồi nhưng vào phòng thi không nhớ gì hết, nên bị điểm kém;
  • Dễ đối mặt với rủi ro rớt môn, nợ môn, tốt nghiệp ra trường trễ hạn, xếp loại tốt nghiệp không tốt;
  • Chỉ dùng để đối phó với việc kiểm tra, thi cử, không đọng lại kiến thức gì trong đầu, cuối cùng vừa mất thời gian, vừa mất tiền học, nhưng lại chẳng học được gì;
  • Ra trường mà không vững kiến thức, khó lòng tìm được việc làm, hoặc khi đi làm thì cũng khó lòng thích nghi với công việc, thường xuyên để xảy ra sai sót trong công việc vì chưa vững kiến thức, dẫn tới cơ hội được tăng lương, thăng tiến hầu như là không có, đi làm lâu năm vẫn dậm chân tại chỗ.