Docly

Sóng thần là gì? nguyên nhân chính gây nên sóng thần là gì?

Sóng thần là một trong các hiện tượng tự nhiên, diễn ra bất chợt mà không thể đoán trước được. Vậy nguyên nhân gây ra sóng thần là gì? Các dấu hiệu và cách ứng phó khi có sóng thần xảy ra như thế nào? Hãy tìm hiểu tất cả nội dung này trong bài viết hôm nay.

Sóng thần là gì? Nguyên nhân gây ra sóng thần

Khái niệm: Sóng thần là một hiện tượng tự nhiên, nhân biết thông qua sự xuất hiện các đợt sóng lớn ở ngoài biển. Đây chính là một trong các hiện tượng tự nhiên có sự ảnh hưởng lớn nhất tới con người và môi trường sống.

Về nguyên nhân gây ra sóng thần cụ thể như sau:

Động đất, sóng thần là những thiên tai có sức tàn phá khủng khiếp nhất của nhân loại.

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter) do sự dịch chuyển các mảng thạch quyển hoặc các đứt gãy ở dưới mặt đất và truyền qua các khoảng cách lớn.

Một chấn động đơn độc thường kéo dài không quá vài giây, những trận động đất nghiêm trọng nhất cũng chỉ kéo dài tối đa là 3 phút.

Sóng thần là một loạt các đợt sóng biển cao và mạnh, tạo nên khi một thể tích lớn nước đại dương bị chuyển dịch nhanh chóng, với nguyên nhân là động đầt, lở đất hoặc núi lửa phun trào dưới đáy biển hoặc sự rơi của những thiên thạch lớn (hiếm và không mạnh). Sóng thần chỉ gây thiệt hại ở những vùng ven biển, đại dương. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng thần là do: Động đất ngầm dưới đáy biển.

Tuy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn như vừa nói, nhưng hậu quả của động đất và sóng thần rất to lớn. Động đất làm các công trình, nhà cửa bị phá huỷ, người chết kèm theo những hậu quả lở đất, hoả hoạn v.v… và sau đó là những vấn đề x ã hội. Hậu quả sẽ nhân lên khi động đất xảy ra ở nơi có nhà máy điện hạt nhân chẳng hạn…

Sóng thần cao hàng chục mét có thể cuốn mọi thứ ra biển khơi.

Tóm lại, nguyên nhân gây ra sóng thần là do sự dịch chuyển của một lượng nước lớn, khi lượng nước này đột ngột di chuyển do tác động của các trận động đất; núi lửa phun trào dưới biển; va chạm thiên thạch hay trầm tích rơi xuống,… sẽ gây lên sóng thần ở các mức độ khác nhau.

Các đặc điểm chung của sóng thần

Dưới đây là các đặc điểm chung nhất của sóng thần: 

  • Tốc độ di chuyển các cột sóng cực lớn, lên đến khoảng 800km/h.
  • Trong đại dương sâu 6.100m thì sóng thần có tốc độ di chuyển khoảng 890km/giờ (bằng vận tốc của máy bay), có thể lướt hết Thái Bình Dương trong chưa đến một ngày.
  • Độ cao của cột sóng ở vùng nước nông có thể cao đến hơn 30 mét hoặc hơn.
  • Đặc tính của của sóng thần đổ bộ vào đất liền chủ yếu là sóng nước nông.
  • Chu kỳ hoạt động là từ 10-120 phút, với bước sóng có thể lên đến 500km.
  • Sóng thần dịch chuyển ngầm dưới đại dương có tốc độ cực nhanh và không mất nhiều năng lượng.
  • Sức tàn phá của các cơn sóng thần là cực kỳ lớn, có thể phá hủy một thành phố và kéo dài ngàn kilomet.

Những dấu hiệu nhận biết của một đợt sóng thần

Các dấu hiệu của sóng thần có sự khác biệt với các loại sóng khác, cụ thể:

  • Khi xảy ra động đất thì bạn có thể nhận biết là sắp có sóng thần ập đến, tuy nhiên tâm chấn của nó cũng có thể ở xa vài chục kilomet khiến bạn không cảm nhận được.
  • Sự xuất hiện của các bọt nước trên diện rộng kèm theo mùi hôi thối được thổi từ biển vào.
  • Mực nước biển ở gần bờ bị rút mạnh nhanh chóng lên đến hàng trăm mét.
  • Nhiệt độ nước biển đột nhiên tăng cao kèm theo những tiếng nổ lớn bên ngoài đại dương.
  • Một số dấu hiệu hiếm gặp như: Vệt sáng đỏ chân trời, đàn hải âu bay ngược biển, tiếng ồn khi sóng va vào bờ biển, nhiều mây đen trên trời,…

Tìm hiểu các cách ứng phó với sóng thần

Hiện nay, phương pháp ứng phó với sóng thần được con người phát minh ra đó là hệ thống cảnh báo sóng thần (TWS). Ngoài ra còn có các trung tâm báo động động đất và sóng thần được đặt tại những điểm hay xảy ra thiên tai dưới sự quản lý của Viện địa chất Mỹ (USGS).

Các hệ thống báo động hiện tại đang được thiết lập tại vùng Duyên hải Thái Bình Dương và Nam Mỹ. Đồng thời tại nhiều quốc gia ở Thái Bình Dương như Nhật Bản đều trang bị hệ thống quan sát và cảnh báo sóng thần. 

Tuy nhiên, theo nhận định thì các phương pháp này chỉ là giải pháp mang tính tâm lý nhiều hơn là độ tin cậy khoa học. Tức là dù tâm chấn động đất trong lòng biển có thể dò ra cực mạnh thì người ta vẫn không thể biết được những thay đổi lòng biển diễn ra như thế nào và với mức độ nhiều hay ít để biết chính xác sự xuất hiện của sóng thần.

Do đó, cho đến hiện nay thì chưa có một hệ thống nào cho khả năng phát hiện sóng thần trước khi nó đem đến thảm họa cho nhân loại. Mặt khác, cũng chưa có một hệ thống nào cho khả năng tính chính xác nhất thời gian giữa một trận động đất với một cơn sóng thần kéo theo là bao nhiêu.

Thông qua nội dung bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ thành công đến bạn đọc nguyên nhân gây ra sóng thần. Để biết thêm các thông tin hữu ích khác về cuộc sống, bạn đọc hãy truy cập website Trang tài liệu của chúng tôi thường xuyên nhé!